Chỉ số tăng trưởng kinh tế GDP Trung Quốc đang đi xuống theo từng năm. Ảnh: SCMP |
Thương chiến với Mỹ, cuộc khủng hoảng thịt lợn và những vấn đề về tiêu thụ sản phẩm đang đè nặng lên nền kinh tế Trung Quốc, và khiến chỉ số tăng trưởng kinh tế (GDP) nước này giảm đi. Ba tháng vừa qua cho thấy kinh tế Trung Quốc đang bị phủ bóng đen bởi chỉ số tăng trưởng thấp, và mọi dự đoán trước đây đang trở nên tồi tệ hơn. Trong quý 3, kinh tế Trung Quốc đạt mức tăng trưởng 6%, thấp nhất trong 27 năm và thấp hơn dự đoán 6,5% của nhiều chuyên gia. Điều này phản ánh mức tăng trưởng này đang thấp hơn mức Bắc Kinh đề ra trong năm 2019. Phần lớn các nhà phân tích nhận định, mức tăng trưởng này sẽ ổn định đến hết năm. Nhưng cũng có nhiều người dự đoán GDP Trung Quốc sẽ thấp hơn mức 6% trong quý 4/2019.<!>
“Chúng tôi tin rằng tốc độ tăng trưởng thực tế có thể tồi tệ hơn con số chính thức", các nhà phân tích thuộc công ty tài chính Nomura cho biết, nhấn mạnh sự bi quan hiện đang lan rộng tại nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
Khủng hoảng thịt lợn đang ảnh hưởng tới tiêu dùng của người dân Trung Quốc, trong khi thương chiến với Mỹ khiến chính quyền Bắc Kinh chịu nhiều áp lực.
“Chúng tôi nghĩ rằng, Trung Quốc vẫn đang cố đạt được mức tăng trưởng thấp trong năm 2019, ở mức 6,1%. Và mức tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc sẽ còn thấp hơn nữa, ở khoảng 5,8%.
Câu hỏi được đặt ra ở đây là: Vì sao Trung Quốc không cố gắng thúc đẩy sự tăng trưởng”, tờ SCMP trích lời nhà kinh tế học Carlos Casanova thuộc công ty bảo hiểm tín dụng Coface nói.
Nhận định của ông Casanova hoàn toàn phù hợp với dự báo của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), khi tuần trước đưa ra tuyên bố rằng, thương chiến Mỹ-Trung sẽ là mối nguy hại lớn nhất cho nền kinh tế toàn cầu,
và tổ chức này cũng kêu gọi hai nước sẽ đạt được thỏa thuận thương mại càng sớm càng tốt.
Đặc biệt, một thỏa thuận như vậy sẽ dẫn dến việc hoãn tăng thuế đối với hàng hóa Trung Quốc.
Thương chiến Mỹ-Trung khiến GDP Trung Quốc giảm |
Và nếu những mức áp thuế không được trì hoãn, sẽ làm tình hình kinh tế Trung Quốc đi xuống đáng kể.
Công ty nghiên cứu Oxford Economics cho biết, GDP Trung Quốc sẽ chỉ đạt mức 5,7% vào năm 2020.
Số liệu này đã loại trừ những tác động tiêu cực của đợt thuế tháng 12 sắp tới, khi lần đầu tiên Mỹ đánh thuế các mặt hàng như điện thoại thông minh và ti-vi.
“Ngay bây giờ, chúng ta đang thấy được những tác động tiêu cực từ các mức thuế trước, vốn đã đánh mạnh vào rất nhiều mặt hàng xuất khẩu sang Mỹ.
Và nếu tính cả các mức thuế có hiệu lực vào tháng 12, thì GDP Trung Quốc trong năm 2020 sẽ chỉ ở mức 5,5%”, chuyên gia kinh tế Tommy Wu thuộc Oxford Economics nói.
Tuy nhiên, thương chiến chỉ là một trong những thách thức nền kinh tế Trung Quốc đối mặt. Dữ liệu được Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc cho biết, chỉ số xuất khẩu hàng hóa đã đóng góp ít hơn cho sự tăng trưởng kinh tế Trung Quốc.
Trước đây, xuất khẩu hàng hóa và đầu tư là hai lĩnh vực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở mức hai con số của Trung Quốc. Và dù không có thương chiến, thì GDP của Trung Quốc trong quý 3/2019 sẽ vẫn ở dưới mức 6,3%.
Ngoài ra, khi mức tiêu thụ chiếm 60% GDP của Trung Quốc, rất nhiều thách thức hiện nay lại mang tính chất nội địa.
Doanh thu bán lẻ được công bố hôm 18/10 đã tăng lên mức 7,8% so với 7,5% hồi tháng 9, nhưng con số này vẫn ở dưới mức thấp hơn so với mức tăng trưởng hồi đầu năm, cũng như thấp hơn tỉ lệ hai con số của những năm trước đó.
Đồng thời, dịch tả lợn châu Phi cũng đã tác động tới người tiêu dùng Trung Quốc.
Theo SCMP, doanh thu từ thịt lợn chiếm khoảng 1% trong nền kinh tế Trung Quốc, và công ty tài chính Nomura đưa ra dự đoán doanh thu ngành thịt lợn sẽ giảm ở mức 40% vào quý 4/2019, bởi dịch bệnh tả lợn đang hoành hành và khiến số lợn nuôi ở Trung Quốc giảm.
Chỉ với điều này cũng dư sức làm giảm chỉ số tăng trưởng kinh tế Trung Quốc cuối năm, khi người tiêu dùng sẽ buộc phải trả nhiều tiền hơn cho loại thịt phổ biến nhất ở nước này.
Giá thịt lợn tăng đang tác động tiêu cực tới người tiêu dùng Trung Quốc |
“Nguồn cung cấp lợn sẽ giảm trong năm tới, giá thịt lợn sẽ tăng gấp đôi so với mức tháng 9 vừa qua, điều này sẽ đè nặng lên niềm tin và thu nhập trên thực tế của người tiêu dùng”, chuyên gia Martin Lynge Rasmussen thuộc Capital Economics nói.
Ngoài ra, tỉ lệ thất nghiệp trong tháng 9/2019 được công bố hôm 18/10 tuy ở mức ổn định, nhưng nhiều nhà phân tích lo ngại rằng, nếu sự tăng trưởng kinh tế chậm lại thì sẽ ảnh hưởng lớn tới việc thất nghiệp ở Trung Quốc.
“Có một điều khiến chính phủ Trung Quốc lo ngại hơn, đó không phải là tốc độ tăng trưởng kinh tế, mà là vấn đề việc làm.
Nếu tỉ lệ tăng trưởng GDP chậm lại, thì Trung Quốc khó giữ vững tỉ lệ việc làm”, ông Tommy Wu kết luận.
Về dầu mỏ, Trung Quốc xây dựng những kho dự trữ dầu chiến lược của nước này từ năm 2006, và nay những kho dự trữ của ‘quốc gia tỷ dân’ được coi như một trong những kho dầu có sức chứa lớn nhất thế giới. Là quốc gia tiêu thụ dầu lớn thứ hai trên thế giới, Trung Quốc năm ngoái đã nhập khẩu hơn 70% lượng dầu thô nước này cần dùng.
Vụ tấn công nhiều cơ sở dầu ở Ảrập Xêút hé lộ điểm yếu địa chính trị của TQ. Ảnh: Reuters |
Điều cốt lõi ở đây là, Bắc Kinh cần duy trì nguồn cung cấp ổn định những nguồn dự trữ năng lượng và thực phẩm chiến lược này, vì nếu tình trạng thiếu hụt xảy ra có thể sẽ dẫn đến lạm phát về giá cả.
Tuy nhiên, vận may đã không tới với ‘quốc gia tỷ dân’, khi dịch tả lợn châu Phi và cuộc tấn công gần đây vào các cơ sở dầu của Ảrập Xêút, đã khiến nhiều vấn đề hiện tại Trung Quốc trở nên tồi tệ hơn, làm cho tình trạng suy thoái kinh tế trở nên nghiêm trọng.
Bắc Kinh đã dựa vào nguồn dầu thô nhập từ Ảrập Xêút nhiều hơn, kể từ khi nước này cắt giảm sản lượng dầu nhập từ Mỹ do những căng thẳng thương mại giữa hai nước, cũng như giảm nhập dầu từ Iran do những lệnh trừng phạt của Washington nhằm vào Tehran.
Cụ thể lượng dầu thô Trung Quốc nhập từ Ảrập Xêút đã chiếm tỷ lệ 38,5% trong nửa đầu năm 2019, khiến quốc gia Trung Đông này là nguồn nhập khẩu dầu lớn nhất của Trung Quốc.
Gía dầu trên thị trường thế giới tăng sau khi xảy ra các cuộc tấn công tại Ảrập Xêút đã hé lộ điểm yếu địa chính trị của Trung Quốc, khi nước này dựa quá nhiều vào việc nhập khẩu, nhất là khi việc cung cấp phần lớn lại tới từ một quốc gia duy nhất.
Việc tìm ra phương pháp hiệu quả cho cuộc khủng hoảng nguồn cung cho cả thịt lợn lẫn dầu thô không phải là điều dễ dàng. |
Chuyên gia Cary Huang nhận định, mối nguy hiểm lớn nhất đối với nền kinh tế Trung Quốc hiện nay, chính là sự gia tăng lạm phát sẽ đi kèm với sự tăng trưởng trì trệ.
Và tình trạng lạm phát có nguy cơ sẽ xảy ra, bởi giá tiêu dùng hàng hóa bị đẩy lên không phải do nhu cầu của người dân, mà là do chi phí tăng cao.
Sức ép lịch sử
Chính quyền tổng thống Mỹ Donald Trump vừa hé lộ những toan tính lịch sử: hất cẳng doanh nghiệp niêm yết của Trung Quốc khỏi các sàn chứng khoán Mỹ. Đây là một động thái chưa từng có và đảo chiều hoàn toàn so với các chính sách của chính quyền tổng thống Obama trước đó.
Động thái nói trên được cho là một phần trong nỗ lực của chính quyền TT Trump nhằm hạn chế những khoản đầu tư của Mỹ vào các công ty Trung Quốc vì những mối lo ngại về an ninh.
Kể từ khi nắm quyền, Tổng thống Mỹ Donald Trump muốn xóa bỏ các ưu đãi dành cho Bắc Kinh trước đó để lấy lại sự cân bằng trong các quan hệ kinh tế trong bối cảnh Trung Quốc đang nổi lên là một đối thủ số 1 của Mỹ ở nhiều lĩnh vực và mở rộng ảnh hưởng trên phạm vi toàn thế giới.
Trước đó, chính quyền Trung Quốc không đồng ý việc cơ quan quản lý nước ngoài soi tường tận vào các doanh nghiệp nước này, kể cả các công ty kiểm toán thuộc Big Four hãng kiểm toán lớn trên thế giới: PwC, E&Y, KPMG, Deloitte.
Nhiều đánh giá cho rằng, kế hoạch hất cẳng các doanh nghiệp của Trung Quốc nói trên là động thái gây sốc mà Washington gây sức ép lên Bắc Kinh .
Tuy nhiên, nó cũng hoàn toàn có thể trở thành hiện thực bởi sự không minh bạch trên TTCK là điều cấm kỵ bởi có thể gây rủi ro cho các nhà đầu tư Mỹ.
Tuấn Trần
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét