Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Năm, 28 tháng 11, 2019

Tổng thống Trump ký luật nhân quyền cho Hong Kong, Trung Quốc tức giận

Hình minh hoạ. Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump hôm 20/11/2019 
Hình minh hoạ. Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump hôm 20/11/2019-  AFP
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump hôm thứ Tư, ngày 27/11 đã chính thức ký Luật Dân Chủ và Nhân Quyền cho Hong Kong, khiến Trung Quốc tức giận. Theo luật này, Hoa Kỳ có thể áp dụng cấm vận đối với các quan chức Trung Quốc và Hong Kong bị xác định vi phạm nhân quyền. Luật cũng yêu cầu Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ hàng năm phải xem xét tình hình Hong Kong, đảm bảo khu vực này có được các tự do đặc biệt, nếu không Washington sẽ rút lại quy chế đặc biệt dành cho Hong Kong. Trong tuyên bố đưa ra khi ký ban hành luật, Tổng thống Trump phát biểu: “Tôi ký luật này là vì sự tôn trọng đối với Chủ tịch Tập Cận Bình, Trung Quốc và Hong Kong. Luật được đi vào hiệu lực với hy vọng là các lãnh đạo và các đại diện của Trung Quốc và Hong Kong có thể giải quyết được những khác biệt của họ một cách hoà bình dẫn đến hoà bình và thịnh vượng lâu dài cho tất cả”
<!>
Việc Tổng thống Mỹ ký luật nhân quyền cho Hong Kong diễn ra vào giữa lúc Bắc Kinh và Washington vẫn chưa đạt được thống nhất trong các thảo luận về thương mại.
Cho đến cuối tuần trước, Tổng thống Trump vẫn còn nói ông có thể sẽ không ký luật vì ông coi Chủ tịch Tập Cận Bình là bạn và ông phải cân bằng các lợi ích cạnh tranh trong quan hệ giữa hai nước.
Tuy nhiên, hai dự luật về Hong Kong được Quốc hội Mỹ thông qua hồi tuần trước nhận được nhiều sự ủng hộ của các dân biểu và thượng nghị sĩ thuộc cả hai đảng. Vì vậy có những nhận định cho rằng Tổng thống Trump có rất ít lựa chọn. Ngay kể cả nếu Tổng thống Trump dùng quyền phủ quyết thì có nhiều khả năng luật cũng sẽ đi vào hiệu lực nếu Quốc hội biểu quyết với 2/3 số phiếu, vô hiệu hoá sự phủ quyết của Tổng thống.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã ngay lập tức có phản ứng, chỉ trích việc Tổng thống Trump ký thành luật là “can thiệp nghiêm trọng vào chuyện của Hong Kong, chuyện nội bộ của Trung Quốc, và vi phạm nghiêm trọng luật quốc tế và các tiêu chuẩn cơ bản trong quan hệ quốc tế”.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc gọi đây là hành động bá quyền và chính phủ Trung quốc cũng như người dân Trung Quốc phản đối mạnh mẽ việc này.
Bắc Kinh tránh không nói gì đến các thảo luận về thương mại giữa hai nước khi lên án Hoa Kỳ dù trước đó đã rất mạnh mẽ đe doạ sẽ có các hành động đáp trả.
 
Ân Xá Quốc Tế lên án chính quyền Việt Nam sách nhiễu, đe dọa nhà xuất bản Tự Do
RFA
2019-11-27
Ân Xá Quốc Tế hôm 27/11 ra thông cáo báo chí kêu gọi giới chức chính quyền Việt Nam phải ngay lập tức ngừng việc leo thang đàn áp nhà xuất bản Tự Do, nơi phát hành những cuốn sách về chính trị và chính sách công vốn không được chính quyền Hà Nội chấp nhận.
Theo Ân Xá Quốc Tế, kể từ đầu tháng 10 đến nay, hàng chục người trên cả nước đã bị công an sách nhiễu và đe dọa vì có liên quan đến nhà xuất bản Tự Do. Ít nhất một người bị thương và bị đánh đập khi bị công an tạm giữ.
Việc đàn áp đã gửi ra một thông điệp đáng ngại cho những người muốn tự do thực hành quyền bày tỏ ý kiến và tiếp xúc thông tin, quan điểm, đồng thời là một dấu hiệu cho thấy việc chính quyền không chấp nhận sự bất đồng quan điểm ôn hòa”, thông cáo của Ân Xá Quốc tế viết.
Theo thông cáo, những đàn áp của công an Việt Nam nhắm vào những người cộng tác với nhà xuất bản diễn ra ở các tỉnh Bình Dương, Quảng Bình, Quảng Trị, Phú Yên. Những cá nhân bị tấn công bao gồm những người mua sách hoặc đọc sách của nhà xuất bản hoặc làm việc cho nhà xuất bản.  Những người này bị công an triệu tập lên đồn để hỏi về các cuốn sách mà họ mua. Sau khi thẩm vấn, phần đông phải ký tuyên bố hứa hẹn rằng họ sẽ không mua sách từ nhà xuất bản Tự Do nữa
Theo Ân Xá Quốc Tế, hôm 15/10, công an đã tạm giữ và tra tấn một người đàn ông ở thành phố Hồ Chí Minh, bắt ông này phải thừa nhận mình làm việc cho nhà xuất bản Tự Do. Người này bị giam giữ suốt 12 tiếng và bị đánh đập liên tục cho đến khi chảy máu mũi. Sau khi được thả, người này đã phải đi trốn vì sợ bị bắt lại.
Nhà xuất bản Tự Do là nơi xuất bản những cuốn sách của nhà báo Phạm Đoan Trang như Chính Trị Bình Dân, Cẩm Nang Nuôi Tù, Phản Kháng Phi Bạo Lực. Nhà báo Phạm Đoan Trang là người vừa được Tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới trao giải Tự do Báo Chí, hạng mục Tầm ảnh hưởng. Cô là người có tiếng nói mạnh mẽ chỉ trích chính quyền và chính vì vậy cô thường xuyên bị công an theo dõi, sách nhiễu, thậm chí đánh đập đến thương tích.

Thi thể của 16 nạn nhân thiệt mạng khi tìm đường vào Anh đã về đến Việt Nam

Khi họ ra đi là những chàng trai trẻ, những cô gái xuân thì phơi phới với biết bao khát vọng đổi đời. Ngày trở về với tấm thân xác lạnh cứng trong chiếc quan tài vô tri vô giác.
Sáng nay 27/11/2019, 16 thi hài đầu tiên là những nạn nhân trong vụ xe tải ở Anh về nước sau hơn một tháng khi 39 người được phát hiện tử vong trong container ở Anh.
Khoảng 5 giờ sáng, chuyến bay của hàng không Việt Nam đưa 16 thi thể nạn nhân hạ cánh xuống sân bay Nội Bài, Hà Nội. Mỗi thi thể sẽ được vận chuyển trên một xe cứu thương về địa phương để giao cho các gia đình mai táng.
Việc đưa người tử vong về nước chia làm nhiều đợt, trong đó, đợt đầu có nạn nhân từ các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh và Quảng Bình. Đoàn xe cứu thương từ các tỉnh tập kết tại sân bay vào rạng sáng 27/11, thủ tục bàn giao thi thể thực hiện trong khoảng một giờ đồng hồ.
Dù lý do nào thì cũng xin có một lời kinh thành kính cầu nguyện cho họ. Cầu mong cho đất nước chúng ta không còn cảnh tang thương như thế này xảy ra nữa.
Việt Tin -  www.viettin.de/node/1694

Mang theo hơn $1.2 triệu tiền mặt, hai người Việt bị bắt tại phi trường Angola

Khung cảnh bên trong phi trường Luanda. (Hình: Onemileatatime)

ANGOLA (NV) – Một cặp vợ chồng người Việt Nam đã bị bắt giữ tại Phi Trường Quốc Tế Luanda khi định mang hơn $1.2 triệu tiền mặt lên chuyến bay đi Ethiopia mà không khai báo.
Tân Hoa Xã (Xinhua) hôm 26 Tháng Mười Một, 2019, dẫn lời ông Carlos Silva, giới chức quan thuế của phi trường cho hay, số tiền này gồm 818,895 Euro ($902,033) và $341,100.
Giới chức này nói, số tiền được giấu trong bốn hộp và được phát hiện khi kiểm tra hành lý bằng X quang.
Hãng tin này nói, hai người Việt Nam này từ Angola chuẩn bị đi trên chuyến bay ET850 đến thủ đô Addis Ababa của Ethiopia, Phi Châu.
Giới chức quan thuế phi trường  Luanda tiết lộ rằng, kể từ Tháng Giêng 2019, đã có khoảng $4 triệu bị tịch thu tại đây.
Trước đó hồi Tháng Năm, 2019, báo Zing dẫn tin từ trang Angonoticias cho biết một người Việt Nam 49 tuổi cũng đã bị bắt giữ cùng với số tiền mặt $574,500 tại Phi Trường Quốc Tế Luanda, khi đang tìm cách lên máy bay đi sang Dubai, nước UAE (Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất).
Emilio Kizua, giám đốc điều hành phi trường lúc đó cho hay người này đã sống ở Angola hơn 10 năm và đang kinh doanh quần áo và đồ gia dụng.
Trong một vali của người Việt Nam này, cảnh sát phát hiện thịt và động vật có vỏ được cho là sử dụng để đánh lừa lực lượng an ninh phi trường. Ngay sau đó, người này bị bắt và được bàn giao cho Cơ Quan Điều Tra Hình Sự (SIC) của Angola xử lý.
Lemos Da Silva, đại diện của Tổng Cục Thuế Angola tại Phi Trường Quốc Tế 4 De Fevereiro, giải thích rằng hành vi này cấu thành tội “Trốn thuế,” vì số tiền này không được Ngân Hàng Quốc Gia Angola tuyên bố hoặc ủy quyền.
Theo quy định của Ngân Hàng Quốc Gia Angola, công dân ngoại quốc là cư dân của nước này được phép rời khỏi Angola với tối đa $10,000, còn người không cư trú tại đây chỉ được phép mang theo tối đa $5,000 ra khỏi nước. Còn người dưới 18 tuổi chỉ được phép mang $1,500. (Tr.N)
https://www.nguoi-viet.com/viet-nam/mang-theo-hon-1-2-trieu-tien-mat-hai-nguoi-viet-bi-bat-tai-phi-truong-angola/

Tập Cận Bình ngập đầu giữa muôn trùng rắc rối


Chưa bao giờ Tập Cận Bình ngập đầu giữa muôn trùng rắc rối bằng lúc này, từ vụ biểu tình Hong Kong đến “vụ án Huawei” rồi mới đây là vụ một điệp viên Trung Quốc đào thoát sang Úc khai nhiều tình tiết kinh thiên động địa và hôm nay thì sự kiện Tòa Bạch Ốc ký Đạo luật Dân chủ và Nhân quyền Hong Kong.
Chưa hết, một mặt trận ít được chú ý nhưng rất quan trọng và ảnh hưởng dữ dội đến vai trò Trung Quốc tại Đông Nam Á. Đó là Đài Loan. Cần nhắc lại, trong báo cáo “Indo-Pacific Strategy Report - Preparedness, Partnerships, and Promoting a Networked Region” mà Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ công bố ngày 1-6-2019, Mỹ đã làm Bắc Kinh điên tiết khi lần đầu tiên gọi Đài Loan là “quốc gia”, thay vì công nhận lãnh thổ này là một tỉnh của Trung Quốc, như chính sách mà Bắc Kinh luôn yêu cầu thế giới “cấm được cãi”. Báo cáo trên có đoạn: “Vì các nền dân chủ Ấn-Thái Bình Dương như Singapore, Đài Loan, New Zealand và Mông Cổ là đáng tin, có năng lực cũng như là đối tác tự nhiên của Hoa Kỳ nên cả bốn quốc gia này đều đóng góp cho các sứ mạng của Mỹ khắp thế giới. Họ cũng đang thực hiện những bước tích cực trong việc duy trì một trật tự quốc tế mở và tự do”.
Đây là điều chưa từng có tiền lệ. Trước đó, cũng có một vụ “kỳ cục” chưa tiền lệ nữa, khi John Bolton, với tư cách cố vấn an ninh quốc gia, đã gặp một trong những viên chức quốc phòng cao cấp nhất của Đài Loan – Tổng thư ký Hội đồng an ninh quốc gia Đài Loan Lý Đại Duy (David Lee) – vào đầu tháng 5 tại Washington. Đây là cuộc gặp đầu tiên của giới chức an ninh hàng đầu Mỹ-Đài Loan kể từ năm 1979.
Nói đến chính sách ngoại giao Hoa Kỳ, vấn đề đạo luật, đặc biệt những đạo luật được Quốc hội đề xuất và chuẩn y, là rất quan trọng vì chúng không mang tính nhất thời mà có sức ảnh hưởng về chiến lược lâu dài. Cần nhắc lại, tháng 3-2018, Đạo luật du lịch Đài Loan (Taiwan Travel Act – TTA) với nội dung khuyến khích các cuộc gặp cấp cao giữa Mỹ và Đài Loan đã được phê chuẩn từ Tòa Bạch Ốc. Trước đó, ngoại giao Washington-Đài Bắc bị chi phối bởi Đạo luật quan hệ Đài Loan (Taiwan Relations Act-TRA), vốn chỉ cho phép giới chức cấp thấp của Đài Loan gặp Mỹ. Gần một năm sau, tháng 5-2019, Hạ viện Hoa Kỳ lại chuẩn y Đạo luật bảo trợ Đài Loan (Taiwan Assurance Act-TAA), bày tỏ ủng hộ Đài Loan trước sức ép ngoại giao lẫn quân sự từ Bắc Kinh. Khuyến khích Đài Loan mua thêm “đồ chơi” quốc phòng cũng như tham gia các tổ chức quốc tế, TAA được Hạ viện thông qua với tỷ lệ 414/0!
Tiếp đó, Ủy ban đối ngoại Thượng viện Hoa Kỳ cũng nhất trí thông qua (ngày 22-5-2019) dự luật ủng hộ Đài Loan “tái chiếm” vị trí quan sát viên trong Hội đồng Y tế Thế giới (cơ quan có quyền đề ra các quyết định của Tổ chức Y tế Thế giới-WHO), nơi đã không mời Đài Loan dự họp kể từ năm 2017 bởi sự cản trở từ Bắc Kinh. Một trong những “minh họa” rõ rệt nhất cho loạt diễn biến nóng hổi trong quan hệ Washington-Đài Bắc là một cơ quan ngoại giao của Đài Loan đặt tại Washington đã được đổi tên, từ “Hội đồng điều phối Bắc Mỹ” thành “Hội đồng Hoa Kỳ vụ của Đài Loan” (“Trú Mỹ quốc Đài Bắc kinh tế văn hóa đại biểu xứ”) vào cuối tháng 5-2019. Còn nữa, giữa tháng 6-2019, một thông điệp khác lại được Washington đưa ra mà giới nghiên cứu chính trị Đài Loan đã diễn giải theo chiều hướng tích cực cho họ. Đó là sự kiện tướng hưu Không quân Hoa Kỳ David Stilwell, người thông thạo tiếng Hoa và tiếng Triều Tiên, được Thượng viện chuẩn y vị trí trợ lý Ngoại trưởng đặc trách Đông Á-Thái Bình Dương.
Cùng với các đạo luật liên quan Đài Loan và bây giờ là Hong Kong, câu chuyện “đạo luật” từ nước Mỹ liên quan chính sách đối ngoại của họ cho thấy một điều: sức mạnh Quốc hội Hoa Kỳ. Họ không chỉ ảnh hưởng nguyên thủ của mình mà còn có thể làm nguyên thủ gần như bất kỳ quốc gia nào cũng ít nhiều ngán ngại. Tập Cận Bình có thể hô phong hoán vũ trong nước và Tập có thể so găng tay đôi với một nguyên thủ quốc gia khác nhưng Tập sẽ bất lực trong việc đối diện với một tập thể gọi là “Quốc hội Hoa Kỳ”.

Mười hai môn đồ khôn tệ
Vậy mới thấy các giáo sư, tiến sỹ của ta rảnh việc và thiếu nhân cách trong cả đời sống và khoa học. Họ định phủ nhận công lao của các giáo sỹ khai tạo nên chữ quốc ngữ cho dân tộc ta sử dụng và từ đó lưu trữ thông tin, tri thức và dễ dàng tiếp cận được với thế giới văn minh hơn.
Vậy đấy. Chúng ta có những kẻ làm giáo sư hay tiến sỹ không biết để làm gì ngoài gây chuyện và gây hại cho xã hội. Các vị giáo sỹ có công lớn cho xứ An Nam, nhưng mà vào cái thời vô thiên vô đạo này, con cái còn đấu tố cả cha mẹ, ông bà, thầy cô, người thân trong gia đình, thì mấy chuyện đào trốc mấy ông cụ mũi lõ lên để chà đạp có gì mà khó khăn.
Nếu mà để nói hai giáo sỹ người Bồ và Pháp đến đây để sống như người bản địa, mà là nguyên nhân cho Pháp xâm lược sau hơn hai thế kỷ (200 năm) sau, thì ta lại càng phải coi người Pháp quả là một quốc gia có phẩm chất trí tuệ quá xuất sắc. Mà cứ nhìn xem nước Pháp đã sản sinh ra những nhà triết học, toán học, văn học trong trào lưu tạo ra thời kỳ khai sang và phục hưng nhiều thế nào cũng đủ biết được phẩm chất đi trước thời đại của họ so với thế giới.
Chưa hiểu là hai giáo sỹ đã có lỗi gì với dân tộc này để mà giờ đây có vài kẻ lại lôi các cụ ra để xem thường, hạ nhục và phán xét khốn nạn đến thế. Mà ta vẫn còn đấy bác sỹ Yersin chẳng phải là cũng sinh sống ở Việt Nam thời Pháp đô hộ đó sao, mà ông vẫn được đặt tên đường, tên trường, tên bảo tàng trên đất nước này đó thôi. Các người loạn chữ rồi chăng?

Những giáo sư tiến sĩ vô minh, họa lớn cho nền giáo dục


Nói về tiếng nói và chữ viết, thì tiếng nói bao giờ cũng có trước và chữ viết xuất hiện sau. Người ta không thể biết được, tiếng nói của 1 dân tộc xuất hiện từ năm nào, nhưng người ta biết, từ khi dân tộc đó còn là vượn người thì họ đã có tiếng nói để trao đổi thông tin. Và khi thành người vượn sống trong hang động thì họ đã có chữ viết trên các vách đá. Lúc đó, mỗi tộc người sẽ sáng tác chữ viết riêng cho mình – một loại chữ tượng hình thô sơ.
Qua thời gian, những tộc người đó thoát khỏi thời ăn lông ở lỗ thì họ cũng vứt bỏ đi thứ chữ viết sơ khai ban đầu và tiến hành khoác lên mình hệ chữ viết khác bằng cách, hoặc sáng tác ra chữ viết mới, hoặc vay mượn. Cho nên, khi mà các nhà khảo cổ học họ tìm ra các chữ viết cổ của một dân tộc nào đó trong các hầm mộ hay trong hang động, thì chính dân tộc đó thời hiện tại vẫn không thể đọc được. Điều đó chứng tỏ trong lịch sử, dân tộc đó đã vay mượn hệ chữ viết khác thay vào nên chính họ cũng không thể đọc ra chữ viết của tổ tiên họ. Hiện nay chúng ta thấy, Anh-Pháp- Ý-Đức dùng chung bộ chữ viết nhưng rõ ràng khác tiếng nói, Thái-Lào-Cam dùng chung bộ chữ viết nhưng khác tiếng nói, đó là những bằng chứng cho thấy sự vay mượn chữ viết là rất phổ biến trên thế giới.
Phải khẳng định rằng, tiếng Việt là của người Việt. Khi người Việt vay mượn ký tự của người Trung Hoa ghi lại tiếng nói của mình người ta gọi nó là Chữ Nôm, còn khi người Việt cởi bỏ Chữ Nôm và dùng mẫu tự Latin viết lại tiếng nói của mình thì ta gọi đó là Chữ Quốc Ngữ, thế thôi. Ngày nay hệ chữ viết Latin đã thay hoàn toàn hệ chữ viết vay mượn của Trung Hoa, thì điều đó cho thấy hệ chữ Latin đã có tính ưu việt của nó.
Thời giáo sĩ Alexande de Rhodes và Francisco de Pina dùng mẫu chữ viết Latin ghi lại tiếng nói người Việt cũng chỉ là mục đích truyền giáo. Loại chữ viết này mới đầu chỉ là dùng trong phạm vi cộng đồng người Công Giáo, mà người Công Giáo thời đó vô cùng ít. Có một thực tế, là có những thời người Công Giáo bị bức hại nhưng chữ Quốc Ngữ thì không hề bị hạn chế mà ngược lại, chữ viết này lại phát triển mạnh và đánh bật hoàn toàn chữ Nôm ra khỏi ngôn ngữ người Việt. Điều đó thêm một lần nữa minh chứng rằng, chữ viết theo mẫu tự Latin có tính vượt trội hơn hẳn chữ viết mà cha ông ta đã vay mượn của người Trung Hoa. Người Việt đã dám tự cởi bỏ chiếc áo Trung Hoa và khoác áo Phương Tây thì điều này cho thấy, tại sao đã một ngàn năm Tàu không đồng hóa được người Việt là vậy.
Nếu một dân tộc không thay hệ chữ viết, thì các chữ viết trong các di tích khảo cổ có niên đại hàng ngàn năm tuổi đã không cần đến những chuyên gia khảo cổ mới có thể giải mã được. Điều đó chứng tỏ, hầu như dân tộc nào cũng có lần cởi bỏ hệ chữ viết cũ và khoác lên mình hệ chữ viết mới. Sự khoác lên mình bộ chữ viết mới có thể là từ sự sáng tác và cũng có thể vay mượn. Cho nên, chúng ta có thể nói, việc thay hệ chữ viết thì không hề liên quan gì đến sự xâm lược cả, đó chỉ là sự phát triển một cách tự nhiên của xã hội loài người. Người Việt Nam đã vứt bỏ hệ chữ viết được vay từ người Trung Hoa thì điều đó không có nghĩa là Trung Hoa sẽ không xâm lược Việt Nam. Và giả sử nếu người Việt không chấp nhận hệ chữ viết Latin của Alexande de Rhodes và Francisco de Pina thì Pháp vẫn cứ xâm lược Việt Nam như thường. Đó là một thực tế.
Lịch sử dân tộc nào cũng đã từng đi xâm lược nước khác, và cũng đã từng bị nước khác xâm lược. Việc để đất nước bị xâm lược chủ yếu là bởi tầng lớp cai trị đất nước lúc đó bất tài nên đã để đất nước mình yếu thế so với quốc gia khác. Việc Pháp xâm lược Việt Nam là bởi nguyên nhân đó. Khi tầng lớp cai trị mà vừa bất tài vừa bảo thủ vừa vô minh thì sẽ dẫn đến kết quả đất nước suy yếu toàn diện thôi: yếu về kinh tế, yếu về chính trị, yếu quân sự, yếu về ngoại giao, dân khí thấp và dân trí yếu vv… Mà yếu như vậy thì đất nước bị đế quốc xâu xé là điều tất nhiên. Giữa thế kỷ 19, nếu Pháp không đánh thì Anh cũng đánh, mà Anh không đánh thì Hà Lan cũng đánh, mà Hà Lan không đánh thì Tây Ban Nha cũng đánh, mà Tây Ban Nha không đánh thì Bồ Đào Nha cũng nhảy vào đánh, thế thôi. Không một đế quốc nào bỏ qua cơ hội xâm lược một quốc gia quá yếu cả. Nói tóm lại, vì những kẻ lãnh đạo để quốc gia yếu toàn diện thì đất nước bị đế quốc hăm he nuốt chửng là một tất yếu, điều này không liên quan gì đến 2 nhà truyền giáo Alexande De Rhodes và Francisco de Pina. Chỉ có kẻ ngu dốt mới đổ lỗi cho 2 vị linh mục truyền giáo này.
Ngày nay Việt Nam chúng ta đã sử dụng hệ chữ viết Latin làm quốc ngữ. Và cho dù chúng ta có đang dùng chữ viết theo mẫu tự Latin làm quốc ngữ thì Pháp cũng chỉ muốn làm bạn chứ không hề có ý định xâm lược nữa, vì hôm nay, Pháp đã là một quốc gia vừa văn minh vừa tử tế. Và cho dù hôm nay dân tộc ta không còn dùng hệ chữ viết được vay mượn từ người Trung Hoa nữa, nhưng không vì thế mà Trung Nam Hải tha cho chúng ta. Đất nước đang bị Trung Quốc xâm lược mà không tốn viên đạn, lỗi do ai? Do ĐCS chứ chẳng phải vì vay mượn thứ chữ viết nào cả.
Qua đây chúng ta thấy rằng, việc 12 ông giáo sư tiến sĩ XHCN đưa đơn lên chính quyền Đà Nẵng cố gán ghép 2 nhà truyền giáo có công soạn chữ quốc ngữ thành mưu đồ xâm lược của Pháp, nếu không phải là những kẻ ngu dốt thì cũng là kẻ thiếu trung thực. Không gì nguy hiểm bằng những kẻ hoặc ngu dốt hoặc thiếu trung thực khoác lên người chiếc giáo sư tiến sỹ đáng kính để giáo dục thế hệ trẻ. Thay vì dạy cho lớp trẻ sự minh triết thì họ cho những bạn trẻ sự vô minh giống họ, thay vì khai sáng trí não thì họ chọc cho trí tuệ của các bạn trẻ phải mù lòa giống họ, thay vì dạy lớp trẻ biết tự tin thì họ lại truyền cho các bạn trẻ sự hèn yếu giống họ, thay vì dạy cho giới trẻ biết đặt câu hỏi thì họ làm cho những bạn trẻ chỉ biết phục tùng giống họ vv.. Có thể nói, đóng góp cho thảm trạng giáo dục Việt Nam hiện nay có “công” rất lớn của những ông bà giáo sư tiến sỹ XHCN kiểu như thế. Đấy là một thực tế đáng buồn!

Không có nhận xét nào: