Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Ba, 26 tháng 11, 2019

ĐIỂM BÁO PHÁP QUỐC 26/11/2019


Hồ sơ China Cables được tung ra trên 17 tờ báo quốc tế
Về hồ sơ Tân Cương, Le Monde dành tựa trang nhất và bốn trang báo khổ lớn bên trong cho « China Cables » - những chỉ thị mật của chế độ Bắc Kinh về các trại cải tạo người Duy Ngô Nhĩ.TC của Tập Cận Bình duy trì một mạng lưới rộng rãi các trại giam bí mật, đang giam giữ ít nhất 1 triệu trên tổng số 11,5 triệu người thiểu số Duy Ngô Nhĩ trong ba năm gần đây. Tính chất cưỡng chế và trừng phạt tại các trại mà Bắc Kinh giới thiệu như là « trung tâm giáo dục và dạy nghề », được tiết lộ trong các tài liệu mà tổ hợp các nhà báo điều tra quốc tế (ICIJ) có trong tay, đã được 17 tờ báo và hãng thông tấn lớn công bố, trong đó có Le Monde (Pháp), BBC, The Guardian (Anh), AP (Mỹ), Kyodo (Nhật), Süddeutsche Zeitung (Đức), El Pais (Tây Ban Nha)…
<!>
Nhiều chuyên gia về Tân Cương và nhà ngôn ngữ học được ICIJ liên lạc đều công nhận tính xác thực của các công văn chỉ đạo cách hoạt động của hệ thống trại cải tạo, trong đó tên ông Chu Hải Luân (Zhu Hailun), phó bí thư Tân Cương. Bốn chỉ thị khác cũng do ông này ký, cho biết đã thành lập cơ sở dữ liệu dành cho việc giám sát người Duy Ngô Nhĩ, đòi hỏi cập nhật thường xuyên và hàng tuần phải báo cáo hàng chục ngàn cái tên « khả nghi ».

Mưu đồ tẩy não và Hán hóa người Duy Ngô Nhĩ

Trong các bài « Kế hoạch TC nhằm bắt giam người Duy Ngô Nhĩ », « Cơ sở dữ liệu khổng lồ phục vụ cho việc giám sát toàn bộ », Le Monde mô tả chi tiết mưu đồ tẩy não và Hán hóa cả một dân tộc.
Le Figaro dẫn các tài liệu « China Cables » nhấn mạnh các mệnh lệnh « Không bao giờ được để cho học viên trốn thoát ». Các trại cải tạo được giám sát video ngày đêm, « không được có góc chết nào », cửa các phòng giam phải được khóa chặt, chìa khóa do hai quản giục khác nhau giữ.
Một trong các văn bản cho thấy chỉ trong vòng một tuần lễ, vào tháng 6/2017, có hơn 24.000 người bị xếp vào diện khả nghi, và hai phần ba trong số đó liền bị công an bắt giam. Có 15.600 người Duy Ngô Nhĩ bị tống vào các trại cải tạo trong tuần lễ đó. Một thông cáo nhấn mạnh tầm quan trọng của « tự thú và nhận tội », đòi hỏi phải có những biện pháp mạnh, kể cả việc biệt giam, trói chân tay trong nhiều ngày.
Le Monde nhận xét, do không hề có cơ hội nào để chống án đối với người tù và gia đình của họ, nên đó là một hệ thống cực kỳ ác độc, một sự pha trộn giữa trại lính và nhà tù bí mật. Nhân chứng Orinbek Koksebek cho biết khi vừa nhập trại đã bị trói gô trong bảy ngày trời, bị tống vào xà-lim biệt giam sáu lần. Sayragul Sauytbay mô tả « căn phòng đen », một phòng tra tấn, nơi bà bị đánh vào đầu và thân bằng dùi cui điện, rồi bị bỏ đói hai ngày. Phòng tra tấn có cả ghế điện, gậy bọc sắt, ghế ngồi đầy gai…và có những trường hợp học viên nữ bị quản giáo hãm hiếp.

Cần phá tan sự im lặng về các gu-lắc Duy Ngô Nhĩ
 
Bài xã luận của Le Monde kêu gọi « Hãy phá vỡ sự im lặng về các gu-lắc (trại cải tạo) dành cho người Duy Ngô Nhĩ ».
Bản thân sự « rò rỉ » các công văn mật của đảng Cộng Sản Trung Quốc cũng đã là một sự kiện tại một đất nước vốn luôn giữ bí mật. Tuy tài liệu này cho biết rất chi tiết về các trại cải tạo nhằm tẩy não người Duy Ngô Nhĩ bằng mọi cách, kể cả tra tấn ; Bắc Kinh vẫn kịch liệt chối cãi, và còn mời các đoàn đại biểu nước ngoài đến thăm những trung tâm « kiểu mẫu » đã được chuẩn bị.
Trước sự dối trá này, cần ủng hộ nỗ lực của Ủy ban Nhân quyền Liên Hiệp Quốc trong việc đòi mở điều tra độc lập và bỏ lệnh cấm vào Tân Cương. Sau các thành công về kinh tế, TC đang mong muốn trở thành siêu cường được tôn trọng, thế nên theo Le Monde, cần phải từ bỏ việc đàn áp và phải tôn trọng quyền của các dân tộc thiểu số.

Không có nhận xét nào: