Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Hai, 4 tháng 11, 2019

HỘI ANH EM DÂN CHỦ LÊN ÁN PHIÊN TÒA XÉT XỬ CÁC NHÀ ĐẤU TRANH NHÂN QUYỀN


Trong hình ảnh có thể có: văn bản
Luật sư Nguyễn Văn Đài - Chủ tịch Hội Anh Em Dân Chủ hôm 2 tháng Mười Một, 2019, đã ra thông cáo lên án phiên toà xét xử các nhà đấu tranh ôn hòa bị nhà cầm quyền CSVN vu khống là khủng bố. Dự kiến Tòa án cộng sản TP.HCM sẽ xét xử ba nhà hoạt động nhân quyền là Châu Văn Khảm, Nguyễn Văn Viễn và Trần Văn Quyền vào ngày 11 tháng Mười Một tới đây. Mặc dù cáo buộc ba nhà hoạt động trên tội danh “khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân”, tuy nhiên, bản cáo trạng dài 21 trang do bộ máy an ninh điều tra có nhiều dữ kiện dàn dựng, vẫn không chứng minh được các ông Châu Văn Khảm, Nguyễn Văn Viễn và Trần Văn Quyền có bất cứ hành vi “khủng bố” nào làm tổn hại đất nước hay người dân Việt Nam.
<!>
Bản cáo trạng là minh chứng rõ nhất phản ánh sự tùy tiện, vi phạm các công ước quốc tế về nhân quyền mà nhà nước CSVN đã ký kết.
Từ những bất công nêu trên, Luật sư Nguyễn Văn Đài kêu gọi "Toàn thể nhân dân Việt Nam đoàn kết, đồng lòng cùng nhau đấu tranh xóa bỏ chế độ cộng sản phản động, phản dân chủ tại Việt Nam".
Trong khi đó, qua bản thông cáo gửi các cơ quan báo chí hôm 1 tháng Mười Một, 2019, ông Đỗ Hoàng Điềm, Chủ tịch Đảng Việt Tân khẳng định rằng:
“Việt Tân luôn luôn đồng hành cùng với mọi người dân để giành lại quyền con người và bảo vệ chủ quyền của đất nước. Ông Châu Văn Khảm về nước để thu thập dữ kiện về tình hình nhân quyền. Các ông Nguyễn Văn Viễn và Trần Vân Quyền đều hoạt động ôn hoà. Chúng tôi thách thức nhà nước CSVN đưa ra bằng chứng về những cáo buộc hành vi ‘khủng bố’. Chúng tôi sẵn sàng kiện CSVN trước toà án quốc tế để trưng bày sự thật.”
Xem thêm toàn văn bản Thông cáo báo chí của Đảng Việt Tân về sự kiện này tại đây: https://www.facebook.com/viettan/posts/10159357385995620?__tn__=K-R

Ngô Đồng.
Kết quả hình ảnh cho Đảng Việt Tân"
Ông Đỗ Hoàng Điềm, Chủ tịch Đảng Việt Tân khẳng định rằng: “Việt Tân luôn luôn đồng hành cùng với mọi người dân để giành lại quyền con người và bảo vệ chủ quyền của đất nước.

Đảng Việt Tân
Thông Cáo Báo Chí
Đảng Việt Tân cực lực phản đối việc nhà cầm quyền CSVN xét xử ba nhà hoạt động dân chủ Châu Văn Khảm, Nguyễn Văn Viễn và Trần Văn Quyền vào ngày 11 tháng Mười Một tới đây. Sự kiện này tô đậm chủ trương dùng luật để trấn áp người dân và bảo vệ chế độ độc tài.
Ba người nói trên đã bị bắt giữ vào tháng Giêng năm nay với tội danh “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền.” Do thiếu chứng cứ nên ngày 9 tháng Bảy, Bộ Công An đổi thành tội danh “khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân”. Sự thay đổi tội danh này đã cho thấy tính chất phi lý của việc giam giữ vì cho tới nay, bộ máy an ninh điều tra vẫn không chứng minh được các ông Châu Văn Khảm, Nguyễn Văn Viễn và Trần Văn Quyền có bất cứ hành vi “khủng bố” nào làm tổn hại đất nước hay người dân Việt Nam.
Bản cáo trạng dài 21 trang có nhiều dữ kiện dàn dựng và không liên quan tới Việt Tân; nhưng cuối cùng kết luận ông Châu Văn Khảm, Nguyễn Văn Viễn và Trần Văn Quyền có tội vì là thành viên hoặc đã có những hợp tác với Việt Tân. Đây là một kết luận tùy tiện, vi phạm các công ước quốc tế về nhân quyền mà nhà nước CSVN đã ký kết.
Người dân Việt Nam có quyền tự do lập hội – đây là khẳng định của Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc. Trong phán quyết về sự bắt giữ tùy tiện của CSVN đối với nhà dân chủ Nguyễn Đặng Minh Mẫn (Opinion No. 40/2016), Hội Đồng Nhân Quyền nhấn mạnh rằng:
“Mối liên hệ của cô Minh Mẫn với Việt Tân thuộc phạm vi của quyền tự do hội họp và lập hội. Quyền này được bảo đảm theo điều 20 của Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền và điều 22 của Công Ước Quốc Tế về Quyền Dân Sự và Chính Trị.”
Ông Châu Văn Khảm hoạt động cổ vũ cho dân chủ ở Việt Nam và đã có nhiều đóng góp tích cực trong cộng đồng người Việt tại Sydney, Úc Châu. Trong chuyến đi Việt Nam để tìm hiểu về tình hình nhân quyền, ông đã bị công an bắt giữ ngày 13 tháng Giêng, 2019 tại Sài Gòn.
Bị bắt giữ cùng lúc với ông Châu Văn Khảm là ông Nguyễn Văn Viễn, thành viên của Hội Anh Em Dân Chủ. Ông Trần Văn Quyền một nhà hoạt động xã hội, từng tham gia các cuộc xuống đường ủng hộ nạn nhân thảm họa Formosa, bị bắt giữ ngày 23 tháng Giêng tại Bình Dương.
Ông Đỗ Hoàng Điềm, Chủ tịch Đảng Việt Tân khẳng định rằng: “Việt Tân luôn luôn đồng hành cùng với mọi người dân để giành lại quyền con người và bảo vệ chủ quyền của đất nước. Ông Châu Văn Khảm về nước để thu thập dữ kiện về tình hình nhân quyền. Các ông Nguyễn Văn Viễn và Trần Vân Quyền đều hoạt động ôn hoà. Chúng tôi thách thức nhà nước CSVN đưa ra bằng chứng về những cáo buộc hành vi ‘khủng bố’. Chúng tôi sẵn sàng kiện CSVN trước toà án quốc tế để trưng bày sự thật.”
Anh Dennis Châu, con trai của ông Châu Văn Khảm nói rằng: “Gia đình tôi xin cảm ơn sự ủng hộ của chính phủ Úc Châu và bạn bè khắp thế giới. Tôi rất ngưỡng mộ công cuộc đấu tranh của cha tôi và mong ngóng tới ngày ông trở về.”

Ngày 1 tháng 11 năm 2019
Đảng Việt Tân


Mọi chi tiết xin liên lạc:
Nguyễn Đỗ Thanh Phong: +61 487 193 896

Người Việt họp báo, biểu tình tại Đài Loan ‘phản đối môi giới tư nhân bóc lột’


Cộng đồng người Việt biểu tình trước Văn Phòng Kinh Tế và Văn Hóa Việt Nam ở Đài Bắc, Đài Loan, hôm 3 Tháng Mười Một. (Hình: Facebook Sy Nguyen)
ĐÀI BẮC, Đài Loan (NV) – Hôm 3 Tháng Mười Một, các đoạn video phát trực tiếp trên mạng xã hội cho thấy hơn 100 người Việt sống tại Đài Loan tham gia một cuộc họp báo, biểu tình trước Văn Phòng Kinh Tế và Văn Hóa Việt Nam ở Đài Bắc nhằm “phản đối môi giới tư nhân bóc lột và đòi nhà cầm quyền CSVN liên kết với Chính Phủ Đài Loan để trực tiếp tuyển dụng lao động”.
Tại sự kiện do Công Hội Di Công Việt Nam tại Đài Loan tổ chức, đại diện các cộng đoàn Công Giáo Việt Nam tại Đài Loan gồm Cộng đoàn Đào Viên, Shulin, Văn Phòng Trợ Giúp Công Nhân và Cô Dâu Việt Nam, và Công Hội Di Công Việt Nam đã lên tiếng về tình trạng lạm quyền, lạm thu, chèn ép người lao động của chế độ môi giới tư nhân.
Linh Mục Phêrô Nguyễn Văn Hùng, đại diện Văn Phòng Trợ Giúp Công Nhân và Cô Dâu Việt Nam, phát biểu: “Ở Đài Loan, người lao động cũng có hoàn cảnh tương tự như cô Trà My trong vụ 39 thi thể người Việt ở Anh Quốc, cũng rất khó thở vì chế độ bóc lột của các công ty môi giới đối với người lao động. Với mong muốn tạo điều kiện tốt cho người lao động đang làm việc tại Đài Loan, chúng tôi yêu cầu chính phủ Việt Nam cần hủy bỏ chế độ môi giới và liên kết với Chính Phủ Đài Loan để trực tiếp tuyển dụng lao động.”


Cộng đồng người Việt biểu tình trước Văn Phòng Kinh Tế và Văn Hóa Việt Nam ở Đài Bắc, Đài Loan, hôm 3 Tháng Mười Một. (Hình: Facebook Sy Nguyen)
Cũng tại buổi họp báo, nhóm người lao động tại Đài Loan đã dành một phút mặc niệm 39 người Việt Nam thiệt mạng trong xe vận tải tại hạt Essex, Anh Quốc hôm 23 Tháng Mười.
Theo trang Công Hội Di Công Việt Nam tại Đài Loan, thường thì những người Việt muốn sang làm việc ở Đài Loan phải gánh một khoản nợ khổng lồ từ việc nhờ dịch vụ của các công ty môi giới xuất khẩu lao động tư nhân. Trong lúc người dân Philippines, Thái Lan hay Indonesia sang Đài Loan chỉ phải trả chi phí từ $1,500–3,000 thì người Việt phải trả $4,000–7,000. Bên cạnh đó mỗi tháng, người lao động Việt Nam còn phải chi trả cho công ty môi giới với khoản phí 1,800NT ($59/năm) nhưng đổi lại là sự vô trách nhiệm.
“Các công ty môi giới tư nhân được sự bao che có hệ thống của chính phủ Việt Nam đã tạo ra nhiều hệ lụy cho lao động Việt Nam khi sang Đài Loan làm việc. Do đó, người lao động Việt Nam yêu cầu chính phủ Việt Nam cần hủy bỏ chế độ môi giới tư nhân, đòi trực tiếp tuyển dụng theo hình thức chính phủ với chính phủ,” trang Công Hội Di Công Việt Nam tại Đài Loan viết.
Đến nay, nhà cầm quyền CSVN vẫn cáo buộc các sự kiện họp báo, biểu tình của người Việt ở Đài Loan có liên quan đến Linh Mục Phêrô Nguyễn Văn Hùng “là do đảng Việt Tân đứng sau” và đảng Việt Tân bị Bộ Công An CSVN liệt vào danh sách “tổ chức khủng bố”.
Hồi Tháng Tám, 2019, ấn phẩm Thời Nay của báo Nhân Dân, do đảng CSVN quản lý, viết: “Một số kẻ vẫn phớt lờ thái độ kiên quyết của Chính Phủ Việt Nam, phớt lờ các biến chuyển tích cực và hiệu quả, tiếp tục cố tình dựng chuyện để vu cáo Chính Phủ Việt Nam, tổ chức các hoạt động trục lợi mà nổi lên là hoạt động của tổ chức gọi là Hội Công Lý Cho Nạn Nhân Formosa lập tại Mỹ. Hể hả vì có sự ủng hộ của Giám Mục Nguyễn Thái Hợp, Linh Mục Hoàng Đức Oanh, Linh Mục Nguyễn Văn Hùng hiện sống ở Đài Loan và được coi là ‘cánh tay nối dài’ của tổ chức khủng bố Việt Tân, Hội này làm rùm beng việc kiện tụng và tiến hành tổ chức gây quỹ ở một số nơi…” (T.K.)
 

Thánh lễ đặc biệt ở London cầu nguyện cho 39 nạn nhân

  • BBC
Giám mục phụ tá giáo phận Westminster, London, Ngài Nicholas Hudson, cử hành Thánh lễ tại Nhà thờ Việt Nam hôm Chủ Nhật
 
03/11/2019 với hàng trăm giáo dân và thành viên cộng đồng Việt và Anh trực tiếp tham dự
Thánh lễ đặc biệt do một Giám mục người Anh, phụ tá Đức Tổng Giám mục, thuộc giáo phận Westminter, được cử hành ở một nhà thờ của cộng đồng giáo dân Công giáo Việt Nam ở trung tâm London, hôm 03/11/2019.
Chia sẻ về ý nghĩa của sự kiện này, Linh mục Tuyên úy Simon Nguyễn Đức Thắng, nói với BBC News Tiếng Việt từ Văn phòng Tuyên úy Cộng đoàn Công giáo Việt Nam tại London:
"Về biến cố đau thương của 39 người Việt Nam đã tử nạn trên đường đi tìm tới nước Anh, đây là một điều vô cùng đau buồn và chúng ta còn đau buồn hơn nữa, bởi vì ngày thứ Sáu vừa rồi, cảnh sát ở Essex đã xác nhận 39 người này hoàn toàn là người Việt Nam hết.
Vụ 39 người Việt chết: Giám mục phụ tá Westminster làm lễ đặc biệt ở London
Đây là một ý nghĩa rất lớn và điều đặc biệt là cộng đồng Việt Nam ở đây rất đông và hoàn cảnh của rất nhiều người cũng không khác gì so với tất cả những người đã khuất là cũng có rất nhiều người đã tìm đến nước Anh này theo những phương cách như vậyLinh mục Simon Nguyễn Đức Thắng
"Và đây là một biến cố vô cùng đau thương không riêng gì cho cộng đoàn Việt Nam mà cho tất cả người Việt Nam trên toàn thế giới, cả trong nước và nước ngoài. Đây là một cái tang quá lớn bởi vì nó đau thương, bởi vì những người đã chết mà chết trong một hoàn cảnh thật không thể nào mà ngờ ra có thể chết như thế được.
"Và tất cả cộng đồng người tây phương ở đây họ không thể nào hiểu nổi là tại sao lại phải chết một cách đau đớn đến như thế và đây là, nếu nói theo danh từ của một người MP, tức là một dân biểu của hạt Thurrock, thì bà cho đây là một sự 'ác, quỷ dữ', thì quả thật là kinh khủng..."

'Chia buồn rất sâu nặng'

Linh mục Thắng cho hay sau khi vụ việc gây chấn động to lớn, cộng đoàn Công giáo Việt Nam đã nhận được ngay sự chia sẻ đặc biệt từ Đức Tổng giám mục Westminster từ thủ đô của Anh quốc:
Linh mục Tuyên úy Simon Nguyễn Đình Thắng

 Linh mục Tuyên úy Simon Nguyễn Đình Thắng chia sẻ về ý nghĩa của Thánh lễ cầu nguyện đặc biệt hôm Chủ Nhật
"Nỗi đau quá lớn đó đã chia sẻ bởi Đức Hồng y Vincent Nichols, Tổng Giám mục của địa phận Westminster tại London, Ngài đã gọi điện thoại chia buồn rất sâu nặng đến tất cả các nạn nhân và qua cộng đồng Việt Nam để nói với các gia đình tại Việt Nam.
"Rồi Ngài cũng đã cử Đức Giám mục phụ tá là Nicholas Hudson đến đây ngày hôm nay để dâng Thánh lễ đặc biệt để tưởng nhớ đến tất cả các nạn nhân, cầu nguyện cho họ, dù họ là Công giáo hay không Công giáo, cũng cầu nguyện cho họ để chia sẻ nỗi đau đó đến với các nạn nhân, mặc dù họ đã ra đi rồi, thế nhưng nỗi đau đó còn đó, chia sẻ và qua đó chia sẻ với các gia đình đang ở Việt Nam là thân nhân của những người này.
"Và đây là một ý nghĩa rất là lớn và điều đặc biệt là cộng đồng Việt Nam ở đây rất đông và hoàn cảnh của rất nhiều người cũng không khác gì so với tất cả những người đã khuất là cũng có rất nhiều người đã tìm đến nước Anh này theo những phương cách như vậy.
"Thì đây cũng là một cách để họ biểu lộ tấm lòng của họ yêu mến đến với tất cả những người đã mất đi số phận của mình, mất đi mạng sống của mình, vì một mục đích đó, chính là tìm tới một đất nước là nơi mà họ hy vọng tìm thấy một cuộc sống mới hạnh phúc và bình an hơn, đó là điều mà chúng tôi sẽ làm ở đây vào lúc 12 giờ trưa tại Giáo sứ này để tưởng nhớ những nạn nhân, cầu nguyện cho họ và trên tất cả, nói lên tất cả nỗi đau của toàn thể cộng đoàn.
"Và nói lên cho mọi người ý thức ra được thân phận của những con người Việt Nam đau đớn đến nhường nào và qua đó cầu mong nói lên một thông điệp cho tất cả người Việt Nam ở trong nước và nước ngoài là chúng tôi hoàn toàn chia sẻ với tất cả những nạn nhân và gia đình của họ."

'Thương cho số phận người Việt mình'

Trong dịp này, một số giáo dân tham dự buổi lễ cầu nguyện đặc biệt trên tại Nhà thờ Công giáo Việt Nam tại London đã chia sẻ cảm tưởng của mình về buổi lễ, sau khi biến cố bi thảm xảy ra.
Hiện trường chiếc xe tải nơi phát hiện 39 thi thể 

Hiện trường chiếc xe tải nơi phát hiện 39 thi thể
Ông Nguyễn Đức Hào (thứ ba, phải sang, ảnh dưới), sang Anh quốc định cư từ năm 1986 sau năm năm sống ở Hong Kong, nói với BBC:
"Nói chung ngày Chủ nhật chúng tôi vẫn đến đây để đi lễ, vì chúng tôi là người Công giáo, còn mấy ngày hôm nay nghe tin 39 người Việt Nam mình bị nạn trong chiếc containter, nên mấy ngày cuối tuần này, hầu như bà con đều đến đây để đi lễ và cầu xin cho họ cả.
"Khi nghe tin này, cả gia đình, con cái và tất cả những người Việt Nam và nhất là cá nhân tôi, các cháu nhà tôi biết ngay thì thông báo, và chúng tôi thấy rất là buồn và cũng thương cho những số phận và con người Việt Nam mình, mà nhất là Nghệ An và Hà Tĩnh là những nơi trước đây tôi đã về và đã thăm nhiều rồi.
"Nhìn thấy cảnh các con, các cháu ra đi để kiếm ăn, rồi nơi miền Trung gọi là bão lụt, rồi những hoàn cảnh như thế.
"Cho nên đợt 39 người này, đa số ở hai vùng này, từ những cái đau thương này của họ, thì gần như cũng giống như đau thương của gia đình chúng tôi ở bên này, nên cảm thấy cũng rất là buồn.
"Buồn và thương cho họ, mà qua đây xin gửi lời chia buồn cùng với tất cả các ông, bà, anh, chị em có những người thân mất mát."

'Hãy đừng nên đi nữa'

Giáo dân Việt Nam tại London 

Ông Nguyễn Đức Thuyết (bìa phải) khuyên những người đang có kế hoạch sang Anh tương tự như các nạn nhân ở Essex nên xem lại quyết định của mình và "không nên ra đi nữa"
Ông Nguyễn Đức Thuyết, người sang Anh quốc từ năm 1987, với toàn gia đình ở London, nói:
"Vừa rồi biến cố xảy ra với 39 người này, thì tôi nói thật, chúng tôi sang đây cũng ba mươi mấy năm rồi, chúng tôi cũng khuyên mọi người là bây giờ đất nước mình cũng phát triển rồi, hãy nên dừng lại những cuộc đi đó đi, bởi vì ở đâu cũng phải kiếm ăn thôi, vì sang đây giấy tờ rất là khó khăn.
"Thực sự, tôi thành thật khuyên những người còn trẻ, mình ở đất nước mình giờ đang phát triển, hãy ở lại làm ăn ở quê nhà còn hơn, còn đi đổi cái giá như thế này rất là khổ sở, mà nhìn thấy hoàn cảnh các cháu còn trẻ, toàn mười tám, mười chín, hai mươi, hai mấy, đến ba mấy tuổi, tuổi đời vẫn còn quá trẻ.
Nên tôi có lời khuyên chân thành với mọi người vẫn còn ở quê nhà có ý định đi thì đừng nên đi nữa, chấm dứt tình trạng này đi, ở nhà lo cuộc sống tương lai sau này thôiÔng Nguyễn Đức Thuyết, Giáo dân
"Việt Nam bây giờ đâu có phải khổ đâu, sung sướng lắm, rồi, còn sang đây không phải là nhặt được tiền đâu, đổi cái giá rất đắt, nhất là mọi người sang đây không có giấy tờ thì công ăn việc làm không xin được dễ dàng đâu.
"Nên tôi có lời khuyên chân thành với mọi người vẫn còn ở quê nhà có ý định đi thì đừng nên đi nữa, chấm dứt tình trạng này đi, ở nhà lo cuộc sống tương lai sau này thôi."
Còn Như Lê, một nữ giáo dân đang làm việc và sinh sống tại thủ đô nước Anh, nói với BBC:
"Tôi cảm thấy tôi rất may mắn vì tôi có mặt ở đây ngày hôm nay và cảm thấy thật là đau thương và rất là buồn khi mà nghe tin 39 người đó đã mất trên đường đi vào một đất nước tự do như Anh quốc, như thế này.
"Theo tôi nghĩ họ ra đi không phải vì miếng cơm manh áo hay cái gì đó, đó cũng là một lý do thôi, nhưng mà lý do lớn nhất là họ được đến một đất nước tự do, họ có quyền con người, có tiếng nói và họ được hưởng tất cả mọi thứ ở đất nước này.
"Đó là lý do mà họ đánh đổi đến đây và như tôi cũng vậy, tôi đã từng suy nghĩ là đến đây chỉ vì đồng tiền manh áo, nhưng thực sự bây giờ tôi cảm thấy tôi may mắn hơn, vì tôi được hưởng rất nhiều quyền lợi khi tôi được ở đây."

Trả một giá quá đắt?

Giáo dân Việt Nam tại London

 Như Lê, bìa phải, nói cô chỉ mong đến nhà thờ để cầu nguyện cho những nạn nhân thiếu may mắn được nhìn thấy nhang Thánh Chúa
Nữ giáo dân này chia sẻ tiếp:
"Và tôi thấy sự đánh đổi của họ rất là quý giá, nên hôm nay tôi đến đây là tôi muốn xin lễ cầu nguyện cho những linh hồn xấu số đó, đã không may và không đến được ước mơ của họ, thực sự là tôi muốn gửi lời chia buồn sâu sắc đến gia đình và muốn là mọi người hãy tiếp tục động viên những gia đình đó, bởi vì người ra đi (đã mất) không thể nào đau đớn bằng người ở lại được.
"Nên là tôi biết làm gì hơn là đến nhà thờ và xin lễ đọc kinh cầu nguyện, cầu mong họ được về với nhan Thánh Chúa thôi."
tôi cũng hợp ý và cầu nguyện cho 39 nạn nhân và cũng xin chia sẻ lời chia buồn với các gia đình của các nạn nhân và mong các nạn nhân sớm được đưa về đất nước để an tángPhero Trần Mạnh Tuấn, Giáo dân
Trước câu hỏi liệu cái giá mà những nạn nhân phải trả, mà có ý kiến cho là quá đắt, Phero Trần Mạnh Tuấn (thứ hai, trái sang, anh trên) đang sinh sống tại London, nói:
"Theo tôi, cái giá đắt mấy thì họ cũng phải đi bởi vì ở trong đất nước của Việt Nam, tự do và nhân quyền không có, việc làm không có, thì họ phải bươn chải, họ ra đi. Họ đi để tìm cuộc sống tốt đẹp hơn và một tương lai tốt đẹp hơn...
"Bản thân tôi đây cũng ở trong những chuyến đi giống như chuyến đi của 39 người, cũng là xe đông lạnh, nhưng tôi may mắn hơn là tôi không nằm vào trong trường hợp là bị chết ở trên xe đó mà trường hợp của tôi cũng là đi xe, xe có làm mát, làm lạnh, nhưng mà không phải là đông lạnh.
"Trong cái chết của 39 người đó, có hai nguyên nhân: một là bị nghẹt thở và thứ hai khi họ bị nghẹt thở, họ lại bị tăng số (mức điều chỉnh) nhiệt độ đông lạnh ở trong đó, một thiệt hại mà qua buổi cầu nguyện hôm nay, tôi cũng hợp ý và cầu nguyện cho 39 nạn nhân.
"Và cũng xin chia sẻ lời chia buồn với các gia đình của các nạn nhân và mong các nạn nhân sớm được đưa về đất nước để an táng," giáo dân đến từ miền Trung Việt Nam nói với BBC News Tiếng Việt.

Không có nhận xét nào: