Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Sáu, 11 tháng 10, 2019

NƠI LƯU ĐÀY BIỆT XỨ - Ls Lê Đức Minh

Trong thế kỷ18 và 19, một số lượng lớn tội phạm từ Anh Quốc đã được chính phủ Anh lưu đầysang Úc và những thuộc địa khác của Anh. Một trong  những lý do của sự di chuyển này là làm trongsạch xã hội Anh, giảm gánh nặng của nước Anh phải duy trì quá nhiều nhà tù đểgiam giữ bọn tội phạm, và cũng là một hình thức răn đe cho bọn tội phạm tại Anhrằng nếu họ vi phạm pháp luật thì có thể bị lưu đày biệt xứ.Trong vòng80 năm đã có đến 165 ngàn tội phạm từ Anh được chuyển sang thi hành án tù tạiÚc. Nghèo đói, tình trạng bất công xã hội, bóc lột sức lao động trẻ em, điềukiện sống cực kỳ khó khăn và mất vệ sinh, làm việc quá nhiều giờ là những vấnnạn nổi bật của nước Anh trong thế kỷ 19.
<!>
Những cuốntiểu thuyết của văn hào Dickens đã miêu tả rất chi tiết tình hình của nước Anhlúc bấy giờ. Thậm chí nhiều chính trị gia tại Anh đã không thể nào chịu đựngnổi khi thấy tình cảnh bi đát của nước Anh vào giai đoạn đó. Từ năm 1833đến  1844 luật chống sử dụng sức lao độngcủa trẻ con mới được thông qua tại Vương quốc Anh.
Theo cuốnsách Bờ Biển Chết của Robert Hughes thì dân số của Anh và Wales ổn định ở consố 6 triệu từ 1700 đến 1740 bỗng tăng mạnh sau năm 1740. Vào thời điểm của cuộcnội chiến Bắc Mỹ, Luân đôn đông nghẹt và tình trạng thất nghiệp, rượu chè, cờbạc, tội phạm tràn lan khắp mọi nơi. Nói chung tình hình xã hội Anh, mà điểnhình là tại Luân Đôn hết sức đen tối và căng thẳng như một thùng thuốc súng chờmồi lửa.
Điều ngạcnhiên là hồi đó nước Anh không có lực lượng cảnh sát như bây giờ. Mỗi họ đạo cómột người làm công tác cảnh giới. Những kẻ phạm tội hay tình nghi  phạm tội được những người dân tố cáo và bịmang ra tòa án địa phương chứ không qua thủ tục công tố của cảnh sát như bâygiờ. Trước tòa tội ác của người phạm tội bị tố cáo bởi chính các nạn nhân.
Đạo luậtkhắt khe có tên gọi Bloody Code vào thời đó đã khiến cho trong những năm 1770đã có đến 222 tội phạm tại Anh lãnh án tử hình. Đa số phạm tội trộm cắp hay lừađảo chiếm đoạt tài sản. Những tội nhân này có thể bị tử hình vì trộm cắp giátrị tài sản khoảng 5 xu, đốn một cái cây hay chỉ cần ăn trộm một con thỏ trongtrang trại.
Cuộc cáchmạng công nghiệp đã dẫn đến làm gia tăng tội trộm cắp vặt do tình trạng bầncùng hóa một bộ phận của xã hội. Các nhà tù của Anh lúc đó đông nghẹt người.Nhiều chiến thuyền cũ không còn sử dụng đã được dùng làm nhà tù nổi để giam giữcác pha5mm nhân. Cứ một trong 10 phạm nhân là phạm tội trộm cắp. Bộ  luật Bloody Code nói trên dần dần bị đào thảido các chánh án và bồi thẩm đoàn nhận định rằng nó quá khắt khe. Tuy nhiênnhững viên chức pháp luật hồi đó vẫn còn muốn dùng luật và hình phạt thật khắtkhe để răn đe người dân không phạm tội. Do đó chính phủ Anh đã nghĩ đến biệnpháp lưu đày biệt  xứ thay vì án tử hình.
Lưu đày biệtxứ từng đã được sử dụng đối với những tội nặng lẫn tội nhẹ từ thế kỷ thứ 17.Trong thế kỷ 17 đến 18 đã có hơn 60  ngàntội phạm bị lưu đày sang các thuộc địa của Anh tại Bắc Mỹ. Khi cuộc Cách mạngBắc Mỹ thành công và Hoa kỳ độc lập đã khiến chính phủ Anh phải tìm một nơi nàokhác để lưu đày tội  phạm.
Ngay sau đóthuyền trưởng James Cook trong chuyến đi thám hiểm Nam Thái Bình Dương đã pháthiện ra vùng bờ  biển phía đông của nướcÚc, mà ông đặt tên là Botany Bay. Chính Botany Bay là vị trí của thành phốSydney hiện đại ngày hôm nay. Chính phủ Anh lập tức cho rằng đây là một địađiểm lý tưởng để lưu đày tù nhân từ Anh. Trong năm 1788 Hạm đội 1 cập bến vàAustralia chính thức trở thành thuộc địa của nước Anh.
Tù nhân bắt đầu đượcchuyển đến vùng đất mà bây giờ gọi là tiểu bang New South Wales
Ngày 18 thángTám năm 1786 quyết định được ban hành để gửi một toán gồm binh lính,tù nhân, vànhân viên dân sự đến Botany Bay. Có tổng cộng 775 tù nhân trên sáu chiếc thuyềnvận tải. Những người đi theo gồm có viên chức chính phủ, thủy thủ đoàn, thủyquân lục chiến và gia đình của những người này tổng cộng 645 người. Như vậy cótất cả 11 chiếc thuyền trong Hạm đội 1. Ngoài những chiếc thuyền vận tải chở tùnhân, có hai tàu hộ vệ hải quân và ba tàu chỡ hàng dự trữ. Hạm đội tập hợp tạiPortsmouth và lên đường vào ngày 13 tháng Năm năm 1787.
Hạm đội nàycập bến Botany Bay vào ngày 20/02/1788. Tuy nhiên ngay sau đó người ta nhận rarằng không thể bắt đầu lập nghiệp tại đây được và chuyển đến vùng Port Jackson.Thuộc địa đầu tiên tại Australia được chính thức tuyên bố thành lập vào ngày26/1/1788 và cho đến nay ngày này hàng năm vẫn được coi là ngày quốc khánh củaAustralia.
Số người sauđó chết rất  nhiều vì tình trạng thiếuthực phẩm. Những chiếc tàu chỉ mang đủ thức ăn cho số người nói trên cho đếnkhi tự họ phải trồng trọt và chăn nuôi để tạo ra thức ăn. Tuy nhiên do không cókinh nghiệm trồng trọt và chăn nuôi cho nên việc tạo ra thức ăn không phải làmột việc dễ dàng. Hạm đội 2 cập bến vào tháng 6/1790 đã không giúp gì được mà cònmang thêm tù nhân bị bệnh và sắp chết vì đói. Việc này đã làm tình hình tạiPort Jackson càng tồi tệ hơn.
Thiếu tướngSir Richard Bourke là thống đốc thứ 9 của tiểu bang NSW từ năm 1831 đến 1837.Ông đã ban hành luật mới chỉ cho phép quan tòa phạt phạm nhân tối đa 50 roithay vì đánh vô tội vạ như trước.  Việcnày bị xem là hành pháp can thiệp vào lập pháp và đơn kiện được gửi về Anh, vớilý do là giảm hình phạt sẽ làm cho đám tội nhân không còn kiêng sợ pháp luật nữa.
Tuy nhiênông Bourke vẫn tiếp tục những nổ lực cải cách của mình.Ví dụ giới hạn nhữnghình phạt dã man đối với tù nhân, giới hạn số tù nhân được cung cấp cho nhữngviên chức sử dụng tối đa là 70 người, đồng thời ban những quyền dân sự chonhững tù nhân sau khi họ đã xong án tù và được trả tự do. Những cựu tù nhân nàycũng được quyền nhận lãnh đất và quyền làm bồi thẩm trong các phiên tòa. Việcngừng chuyển phạm nhân đến NSW trong năm 1840 được cho là vì nhân vật Bourke vàmột luật sư sinh tại Australia là William Charles Wentworth. Thật sự việc lưuđày tù nhân sang NSW chấm dứt vào ngày 1/10/1850.
Nếu một phạmnhân có hành vi tốt, họ có thể được ban chút ít tự do. Sau 7 năm thụ án tù, họđược cấp giấy chứng nhận trả tự do. Sau đó những người này có quyền chọn ở lạiAustralia hay lên tàu trở về Anh. Những phạm nhân ngoan cố đã được chuyển sangnhững nơi khác như Portg Arthur ở Tasmanisa hay Norfolk Island nơi những ngườinày nhận lãnh những hình phạt hà khắc hơn và có khi còn bị biệt giam.
Năm 1803 những đoàn thámhiểm của  Anh bắt đầu đi từ Sydney đến Tasmania,lúcđó còn được gọi là vùng đất Van Diemen để thiết lập những trại tù ở đây. Thiếuúy John Bowen được lệnh chỉ huy một toán thám hiểm  nhỏ đến lập một thuộc địa ở vùng Risdon Covephía đông của sông Derwent River. Một toán khác do thiếu tá David Collins đếnsau đó và cho rằng địa điểm tại Risdon Cove không thuận lợi và trong năm 1804ông thành lập một thuộc địa khác bên bờ tây của dòng song ở vùng Sullivan Cove.Chính chổ này về sau trở thành thành phố Hobart. Collins trở thành phó thống đốccủa thuộc địa Van Diemen, bây giờ là tiểu bang Tasmania.
Khi khu giamgiữ phạm nhân tại Norfolk Island bị bãi bỏ vào năm 1807-1808 những phạm nhânđang thụ án lẫn những người được trả tự do đã được chuyển đến Hobart và đượccho đất để trồng trọt. Tuy nhiên việc phát triển nông nghiệp gặp khó khăn và vìsố dân cư đột ngột tăng lên gấp đôi.
Từ năm 1816những người di cư tự nguyện tiếp tục đến từ Anh quốc. Ngày 3/12/1825 Tasmaniatuyên bố trở t hành một thuộc địa độc lập với NSW với chính phủ riêng.
Vùng giamgiữ tù nhân The Macquarie Harbour ở vùngbờ biển phía Tây của Tasmania được thành lập năm 1820 để khai thác gỗ thông đặcsản dùng làm bàn ghế và đóng tàu. Vùng này cũng là nơi tù  nhân không thể trốn thoát được. Những ngườitìm cách trốn đa số chết đuối, chết đói trong rừng. Những tù nhân này đa số làtừng tái phạm cho nên bị đối xử rất tàn bạo, lao động như nô lệ và bị đánh đậptàn  nhẫn khi phạm dù một lỗi nhỏ.
Năm 1830 nhàtù Port Arthur được thành lập để thay thế nhà tù Macquarie Harbour. Trại tù nàyđối xử với phạm nhân nhân đạo hơn nhiều. Đây cũng là nơi hình thành nhà tù kiểumẫu thử nghiệm. Tại nhà tù này hình thức trừng phạt phổ biến là biệt giam.
Cho đếnnhững năm 1830 đa số cựu tù nhân được tuyển dụng làm việc cho chính phủ hayđược tuyển dụng bởi tư nhân. Đầu những năm 1840 việc tha sớm thời hạn được ápdụng. Trong thời gian hai năm các tù nhân được làm việc thử thách trong nhữngtrang trại chăn nuôi hay trồng trọt của chính phủ. Sau đó họ được trả tự do,làm việc có lương. Việc chuyển tù nhân đến Tasmania chấm dứt trong năm 1835.
Năm 1823 John Oxleyđi thuyền từ Sydney đến Port Curtis và Moreton Bay để thành lập nơi giam giữ tùnhân khác. Tại Moreton Bay, ông tìm thấy sông Brisbane.Tháng 9/1824 ông quaytrở lại với binh lính và thành lập một thuộc địa tạm thời ở vùng Redcliffe.Ngày 2/12/1824 thuộc địa Edenglassie được thành lập và sau này trở thành trungtâm của thành phố Brisbane. Năm 1839 việc chuyển tù nhân đến Moreton Bay chấmdứt và người ta bắt đầu khai khẩn tự do khắp nơi. Ngày 6/6/1859  Queesland trở thành một thuộc địa độc lập.
Việc chuyển tù nhân đếnTây Úc bắt đầu từ năm 1850 đến 1868.Trong giai đoạn này có đến 9668 tù nhânđược chuyển đến từ 43 tàu vận tải tù nhân. Những tù nhân được gửi đến khai pháTây Úc là những người đến NSW, sau đó được chuyển đến Albany vào năm 1826 đểhình thành khu định cư tại nơi đây. Lúc đó 1/3 đất đai của Tây Úc vẫn còn đượcgọi là vùng đất New Holland.
Năm 1848thống đốc Tây Úc là  Charles Fitsgeraldxin chính phủ Anh gửi tù nhân đến Tây Úc vì thiếu lao động. Đa số tù nhân đếnTây Úc có thời gian ở tù rất ngắn. Đa số tù nhân được trả tự do và làm việc chotư nhân. Các tù nhân này đã làm việc hết sức có kỷ luật và hiệu quả đến mức cólúc báo chí thuộc địa còn kêu gọi những người di dân tự do nên coi những ngườitù nhân bị lưu đầy như những người mở đường xây dựng thuộc địa gương mẫu.Chuyến tàu cuối cùng đưa tù nhân đến Tây Úc là vào ngày 10/01/1968.
Năm 1803 hai tàu chở tùđến Port Phillip. Nơi này được trung úy John Murray phát hiện trước đó một năm.Con tàu Calcutta dưới quyền điều khiển của thiếu tá Collins chở 3000 tù nhân vàđược hộ tống bởi một con tàu khác là Ocean. Ông Collins chọn vùng Sullivan Baygần vùng Sorrento ngày nay ở Victoria làm nơi hình thành thuộc địa. Tuy nhiêntrong vòng hai tháng thuộc địa này bị bỏ vì không có nước và đất quá xấu. Toànbộ nhân viên và tù nhân được chuyển về lại Hobart. Một số tù nhân trốn vào rừngvà mất tích. Một trong số này là William Buckley sống tại Port Phillip trong 32năm với người thổ dân và sau đó xuất hiện và làm thông dịch cho những người mớidi dân từ Anh quốc sang.
Vùng thuộcđịa thứ hai là Westernport Bay,tức là vùng Corinella hiện nay được hình thànhtháng 11/1826 gồm 22 tù nhân và 22 binh lính.Sau đó có thêm 12 tù nhân nữa đượcgửi đến. Vùng này bị bỏ hoang từ tháng 2/1828 và toàn bộ binh lính lẫn tù nhânquay lại Sydney.
Giữa năm1844 và 1849 có khoảng 1750 tù nhân đến từ Anh. Đa số những người này đến từnhà tù Pentonville Probationary Prison bên Anh. Những người này khi đến thuộcđịa liền được tự do lao động có trả lương nhưng không được rời khỏi nơi cư trúquy định. Port Phillip vẫn là một vùng trực thuộc NSW cho đến lúc này. Victoriachỉ chính thức tách rời khỏi NSW và thành một thuộc địa độc lập từ năm 1851.
Khoảng 20%những tù nhân là phụ nữ. Đại đa số lập gia đình với binh sĩ hay tù nhân ngay đểđược bảo vệ. Chỉ có một số rất ít trong số họ là có làm điếm tại Anh. Theoluật  Anh hồi đó thì làm điếm không phảilà tội phải lưu đày biệt xứ.
Từ giữa 1930 có nhiềutiếng nói lên tiếng chống lại việc gửi tù nhân sang các thuộc địa tại  Australia. Lý do chính là vì những người didân tự do lo sợ sự cạnh tranh từ những cựu tù nhân và cũng xuất phát từ tâm lýkỳ thị cho rằng bọn cựu tù nhân là bọn cặn bã của xã hội. Di chuyển tù nhân đếnNSW chấm dứt vào năm 1940 và cho đến thời điểm đó đã có 150 ngàn tù nhân đượclưu đày đến NSW. Tù nhân đến Brisbane chấm dứt trước đó một năm và quản lý hànhchánh của đảo Nolfolk Island cuối cùng được chuyển giao cho thuộc địa VanDiemen tức là tiểu bang Tasmanis ngày nay.
Việc tiếptục chuyển tù nhân lưu đầy đến vùng thuộc địa Van Diemen đã nhận được sự chốngđối kịch liệt của phong trào chống lại việc chuyển tù nhân sang thuộc địa. Đặcbiệt là sau vụ khủng hoảng kinh tế vào những năm đầu 1840. Việc chuyển tù nhântạm thời đình chỉ vào năm 1846 nhưng ngay sau đó phải tiếp tục vì tình trạngquá tải của các nhà tù tại Anh.
Vào cuốinhững năm 1840 những tù nhân được chuyển qua Tasmania hầu như được tự do ngayvà đi làm có lương dưới sự kiểm soát. Chuyến tàu chở tù nhân cuối cùng đếnAustralia từ Anh là vào năm 1853 và ngày 10/8/1853 tại Hobart và Launceston tổchức kỷ niệm 50 năm ngày dân da trắng châu Âu đến định cư tại Australia và cũng đánh dấu việc chấm dứt vĩnh viễnviệc chuyển tù nhân lưu đày biệt xứ từ Anh sang Tasmania.
Việc chuyểntù nhân sang Tây Úc chấm dứt bằng chuyến tàu cuối cùng cập bến Tây Úc vào ngày10/1/1868. Tổng cộng có chừng 164 ngàn tù nhân được chuyển sang các thuộc địaU1cv từ năm 1788 đến 1868 trên 806 chiếc tàu. Đại đa số tù nhân là người  Anh và Welsh (70%), Irish (24%), Scottish(5%) và còn lại là những người tại  nhữngthuộc địa khác như  Ấn độ, Canada, Maoristừ New  Zealand, người Hoa từ Hong Kongvà nô lệ từ vùng Carebbean.
Chỉ có NamÚc và Vùng Bắc Úc là chưa bao giờ có tù nhân được gửi đến trực tiếp từ Anhnhưng có nhận tù nhân từ những thuộc địa khác như NSW, Victoria. Có những cựutù nhân được phép di cư sang New Zealand để xây dựng cuộc sống mới. Vào thờiđiểm chấm dứt việc chuyển tù nhân từ Anh sang Úc, dân số Úc khoảng 1 triệungười. Và cũng tại thời điểm này những người Úc đó đã bắt đầu tạo dựng đượccuộc sống của họ mà không cần đến sức lao động của các tù nhân lưu đày biệt xứtừ Anh.
Đó cũng làlịch sử hình thành các tiểu bang của nước Úc và cuối cùng là nước Úc. Từ mộtnơi để giữ các tù  nhân lưu đày biệt xứ,Úc đã vươn lên và trở thành một trong những quốc gia giàu có và đáng sống nhấttrên quả đất này.

Ls Lê Đức Minh

Không có nhận xét nào: