Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Bảy, 26 tháng 10, 2019

Vụ 39 tử thi: Cảnh sát tìm xe tải thứ nhì, số nạn nhân Việt có thể tăng - Phạm thị Trà My

Pham Thi Tra My and Nguyen Dinh Luon
Số nạn nhân Việt có thể còn tăng trong vụ 39 tử thi được tìm thấy trên xe đông lạnh tuần qua ở hạt Essex, phía Đông London.(Image caption) Ảnh Phạm Thị Trà My và Nguyễn Đình Lượng, hai người mà gia đình lo lắng là nạn nhân của chuyến xe Trước đó, hãng tin Reuters cho hay, "đang có lo ngại ít nhất 10 người Việt chết trong chiếc xe".Theo nguồn tin cho BBC News Tiếng Việt biết thì con số người Việt "có thể còn tăng lên". Thị trưởng Zeebrugge, ông Dirk de Fauw tin rằng "39 người đã chết nhiều ngày" khi thùng xe đông lạnh âm 25 độ vào cảng này trước khi sang Anh.
<!>
Saturday's Times front page 
Image caption The Times và câu chuyện của Phạm Thị Trà My 

Những người Việt liều mạng để vào Anh
 
Vietnamese migrants sit around a fire at a camp in France 
Image caption Người Việt Nam chờ hành trình đến Anh 

Đức nói đã trả trước 33.200 đôla cho hành trình từ Việt Nam đến London -  Chuyến đi này, Đức nói, do một đầu mối ở Việt Nam tổ chức.
"Tôi có một vài người bạn người Việt ở Anh, họ sẽ giúp tôi tìm việc khi tôi đến đó," Đức nói với tôi. "Những bạn này giúp tôi lên xe tải hoặc xe chở hàng đi qua biên giới."Đức trả 33.200 đôla cho hành trình từ Việt Nam đến London

Duc is pictured from behind as he talks to the BBC's Lucy WilliamsonMột tay buôn lậu người Việt, được một tờ báo Pháp phỏng vấn vài năm trước, mô tả ba cấp gói 'vượt biên' này.

 Cấp cao nhất cho phép người di cư lên xe tải và ngủ trong khách sạn. Cấp thấp nhất được đặt biệt danh là "không khí", hay còn gọi là "CO2" - ám chỉ việc thiếu không khí trong các thùng hàng.

Một tình nguyện viên địa phương trong trại nói với chúng tôi rằng họ đã thấy những người đàn ông Việt  lái xe Mercedes đến thăm người di cư ở đây. 
 Và rằng một khi người di cư đến được Anh quốc, một số phải đi làm trong các trang trại cần sa, sau đó mọi liên lạc đều chấm dứt.

Two men play a game as they wait at the campImage caption Trong khi chờ chặng cuối hành trình Đức cho tôi biết anh cần một công việc ở Anh để trả nợ tiền vay cho hành trình của mình.
"Chúng tôi có thể làm bất cứ điều gì", anh nói, "công việc xây dựng, quán bar hay làm móng, nhà hàng hoặc các công việc khác."

Người Việt trả tới hơn 30 ngàn bảng để vào Anh lậu

Nhiều người Việt được đưa lậu vào Anh bị ép làm việc trong các trang trại trồng cần saBản quyền hình ảnh OTHERS Image caption Nhiều người Việt được đưa lậu vào Anh bị ép làm việc trong các trang trại trồng cần sa
Người Việt trả tới hơn 30.000 bảng Anh cho các đường dây buôn người để vào Anh, với hy vọng sẽ có một cuộc sống 'vương giả' ở nước này, một báo cáo mới cho hay.
Theo báo cáo của Trưởng Cao ủy chống Nô lệ tại Anh Quốc ông Kevin Hyland, có một hệ thống đưa lậu người Việt sang Anh với hai mức giá khác nhau, phóng viên chuyên về nội vụ của Press Association, Hayden Smith viết.
Bài viết mô tả rằng những ai chọn dịch vụ "cao cấp" sẽ phải trả khoảng 33.000 bảng Anh và được hứa hẹn sang Anh với con đường ngắn nhất và mức rủi ro thấp nhất. 

Người Việt bị bắt ở trại cần sa 'khổng lồ' tại Anh

Bảy người đàn ông người Việt bị cảnh sát Anh bắt hôm 22 tháng
 Hai khi họ bố ráp một trại trồng cần sa quy mô lớn ở hạt Wiltshire, 
vùng Tây Nam nước Anh.
Plamen Nguyen, 27 tuổi, Martin Fillery, 45 tuổi, và Ross Winter, 30 tuổi bị đưa ra tòa ở Swindon, Anh và buộc tội bắt người khác làm nô lệ (slavery) và khai thác, hưởng dụng khổ sai (servitude).
Bốn người đàn ông Việt Nam khác, đều trên 18 tuổi, là những người chăm sóc cần sa, bị bắt tại hầm khi cảnh sát bố ráp địa điểm này. Họ được thả và chưa bị buộc tội trong khi cảnh sát tiếp tục xử lý vụ việc, Cảnh sát Wiltshire cho BBC hay hôm 27/2.

Hàng ngàn cây cần sa bị phát hiện khi cảnh sát bố ráp hầm trú ẩn ChilmarkBản quyền hình ảnh Wiltshire Police Image caption Hàng ngàn cây cần sa bị phát hiện khi cảnh sát bố ráp hầm trú ẩn Chilmark
Một báo Anh nêu ra ví dụ luật chống nô lệ hiện đại có lỗ hổng khiến có tội phạm người Việt khai là 'trẻ em' để trốn công lý và tiếp tục gây án.
Hiện tượng này đã được một số người trong cộng đồng gốc Việt tại Anh nói đến từ lâu, nhưng nay, tờ The Sunday Times (09/06/2019) mới có bài chi tiết.
Bài của David Collins cho hay cơ quan công tố Anh đã họp với nội các ở London để nói về hiện tượng không ít người trồng cần sa đến từ Việt Nam khai man tuổi.
Lợi dụng một lỗ hổng trong luật chống buôn người yêu cầu cảnh sát trong vòng 24 giờ phải chứng minh người bị tạm giữ là trẻ em hay người lớn, các nghi phạm Việt này đồng loạt khai là họ mới 16 tuổi, thuộc nhóm vị thành niên.
Bài báo đăng ảnh của ba nhân vật Việt Nam, có tên là Kim Thien Tran, Huy Hoang Nguyen và Thanh Thi Nguyen. Cả ba đều khai man là "mới 16 tuổi".
Riêng trường hợp Kim Thien Tran được nhà báo Anh mô tả khá kỹ.
"Khi tới Anh trong xe thùng và bị bắt ở Milton Keynes năm 2017, Kim Thien Tran ngay lập tức nói, 'Tôi mới 16 tuổi, tôi bị đưa vào lậu'".
Được đưa vào cơ quan bảo vệ trẻ ở địa phương theo cơ chế có tên là National Referral Mechanism (NRM), Tran sau đó đã bỏ trốn.
Bài báo viết tiếp:
"Tháng 3 năm ngoái, cảnh sát ở Lancashire bắt được một băng đảng trồng cần sa tại Bootle, Merseyside gồm sáu người Việt, trong đó có Tran. Một lần nữa, Tran khai là mới 16 tuổi."
Tuy nhiên việc khai man này không qua được mắt một thanh tra viên cảnh sát là Stuart Peall.
Ông lấy vân tay của Kim Thien Tran, đối chiếu với dữ liệu trong hệ thống và tìm ra đây chính là "em nhỏ" trốn khỏi Milton Keynes năm trước nữa.
Chỉ tin vào lời khai lần trước của Kim Thien Tran thì cô ta đã phải trên 18 tuổi, theo Stuart Peall, và ông quyết định tìm hiểu thêm.
Tuy vậy, vẫn theo luật bảo vệ trẻ là nạn nhân buôn người, Tran được giao cho hội đồng địa phương để chăm sóc như một 'trẻ em'.
Trong vòng chưa đầy 8 giờ, cô ta đã chuồn mất, khiến Stuart Peall rất giận.
Vào laptop thu được của Tran, ông Peall thấy trang Facebook cá nhân của cô ta dùng tên khác, hình từ lễ sinh nhật 30 tuổi kèm ảnh bánh ngọt, chồng và hai con.
Có đủ bằng chứng phụ nữ Việt này là một người lớn phạm tội, cảnh sát Anh truy nã và bắt được Kim Thien Tran ở một trại cần sa mới tại Blackpool.
Khi bị bắt, cô ta lại khai: "Tôi 16 tuổi và là nạn nhân buôn người" (I'm 16 and trafficked).
Tòa Anh đã xử Kim Thien Tran 28 tháng tù.

Người Việt và các trại cần sa ở Anh

LutonBản quyền hình ảnh Barcroft Media Image caption Cảnh sát Anh khuân các bao chứa cần sa ra từ một căn nhà bị biến thành 'cannabis farm' ở Luton, phía Bắc London tháng 3/2019. Ảnh chỉ có tính minh họaRiêng tại Anh, hiện tượng này gắn liền với các băng đảng Việt.
Số liệu của cảnh sát Anh Quốc cho hay từ tháng 1/2016 tới tháng 4/2018, chỉ riêng tại London, nhà chức trách phát hiện ra 314 'trại cần sa' (cannabis farms).
Child traffickingBản quyền hình ảnh Getty Images
Theo số liệu gần đây của Tổ chức từ thiện giúp đỡ nạn nhân buôn người (ECPAT UKĐ và tổ chức Người mất tích Mising People, số trẻ em bị đưa lậu và trẻ em không có người bảo lãnh bị mất tích tại các khu nuôi dưỡng ở Anh đang "tăng lên một cách báo động".
Việt Nam là một trong số các quốc gia có số trẻ em bị đưa lậu mất tích lớn nhất tại Anh.
Hai tổ chức này yêu cầu chính phủ Anh và cấp chính quyền địa phương Anh xem xét lại hệ thống bảo vệ trẻ em.
Đại diện của Hội chính quyền địa phương cho biết các hội đồng quận đã "làm tất cả những gì có thể" để phát hiện và hỗ trợ trẻ em có nguy cơ mất tích cao, nhưng các ủy ban địa phương đều chịu sức ép ngân sách ngày càng lớn.
Thực trạng trẻ em Việt đưa lậu vào Anh bị mất tích
Bà Chloe Setter, từ tổ chức từ thiện giúp đỡ nạn nhân buôn người ECPAT UK, trả lời BBC Tiếng Việt qua điện thoại:
BBC: Xin bà cho biết những con số mà tổ chức ECPAT mới thu được liên quan đến trẻ em Việt Nam bị đưa lậu vào Anh và đã mất tích?
Chúng tôi biết là có nhiều băng đảng tội phạm Việt Nam đưa lậu trẻ em sang Anh bằng nhiều con đường. Thường thì các em bị buộc tham gia trồng cần sa, khai thác tình dục hoặc lao động nặng nhọc. Chloe Setter, ECPAT UK
BBC: Vì sao trẻ em bị đưa lậu vào Anh có nguy cơ bị mất tích cao?
Khó mà trả lời câu hỏi này. Chúng tôi biết là có nhiều băng đảng tội phạm Việt Nam đưa lậu trẻ em sang Anh bằng nhiều con đường. Thường thì các em bị buộc tham gia trồng cần sa, khai thác tình dục hoặc lao động nặng nhọc.
 Một số em nói với chúng tôi là các băng đảng này khủng bố tinh thần các em, và dọa là các em nợ chúng tiền vì chúng đưa các em sang Anh. Các em bị ràng buộc với những kẻ buôn người bằng nợ nần.
Lý do các em chạy trốn khỏi những gia đình cưu mang không phải vì các em không thích những gia đình này. Nhiều khi các em rất quý họ nhưng các em trốn để quay trở lại với những kẻ buôn người vì sợ chúng và lo lắng về các khoản nợ. Cac băng đảng này dùng trẻ em vì chúng dễ điều khiển các em hơn người lớn.

BBC: Vậy các cơ quan đã làm gì để tìm các trẻ em này?
Phần lớn các trường hợp là các em ở độ tuổi thiếu niên và vị thành niên. Chúng ta không thể nhốt các em trong nhà hay ngăn không cho các em ra ngoài. Việc chăm sóc những trẻ em này là phức tạp và những người nhận chăm sóc các em cần được sự đào tạo đặc biệt.
 Nhiều em đã trải qua một chặng đường đầy biến cố đế sang Anh, lại xa gia đình và không có mạng lưới trợ giúp. Vì vậy chúng tôi đang vận động đào tạo tốt hơn cho những người làm việc với các em.

BBC: Các chính quyền địa phương Anh đang chịu nhiều sức ép hơn vì ngày càng có nhiều trẻ em tỵ nạn đến địa bàn của họ mà họ cần phải chăm sóc. Vậy điều này sẽ có ảnh hưởng thế nào đến sự hỗ trợ cho các trẻ em bị đưa lậu sang từ Việt Nam?
Chúng tôi lo ngại vì việc cắt giảm ngân sách ở các chính quyền địa phương làm ảnh hưởng đến các trẻ em cần được trợ giúp. Chúng ta cần đảm bảo cho các trẻ em bất kỳ quốc tịch nào đều được tiếp nhận các dịch vụ cần thiết.

BBC: Gần đây đã có nhiều tranh cãi về yêu cầu xác định độ tuổi và mức độ tổn thương của trẻ em tỵ nạn trước khi các em nhận được sự trợ giúp. Chị nghĩ gì về vấn đề này?
Cụ thể với trẻ em Việt Nam  chúng tôi được biết nhiều trường hợp các em vào Anh với hộ chiếu người lớn giả vì người lớn có thể di chuyển tự do hơn. Người lớn cũng ít bị soi xét kỹ hơn và có rất nhiều trường hợp trẻ em Việt Nam khai tuổi cao hơn tuổi thật của mình. Việc trợ giúp và bảo vệ các em phải được ưu tiên trên hết. 
Anh Quốc muốn ngăn chặn nạn buôn bán trẻ em


Không có nhận xét nào: