Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Năm, 31 tháng 10, 2019

Vì sao nhiều người Việt trồng cần sa ở Anh?


Khi cảnh sát phá khóa một hầm chống hạt nhân cũ ở Wiltshire năm 2017, họ thấy ba người Việt và hàng nghìn cây cần sa. Hơn 20 phòng trong hầm ngầm thời Thế chiến II được biến thành trang trại có khả năng sản xuất số cần sa trị giá gần 2,5 triệu USD mỗi năm. Cảnh sát bắt ba người Việt và sau đó trục xuất họ về Việt Nam. Bệnh viện bỏ hoang, nhà kho vô chủ hay các căn nhà ở ngoại ô đều có thể là vỏ bọc của những trang trại cần sa tại Anh, số nhiều trong đó được vận hành bởi người Việt. Năm 2017, cảnh sát Anh phá mạng lưới hàng chục trang trại cần sa của băng đảng 21 người Việt, tịch thu 2,5 tấn cần sa trị giá khoảng 6 triệu bảng Anh (7,7 triệu USD). Kẻ cầm đầu Bang Xuan Luong, 44 tuổi, bị kết án 8 năm tù. Những kẻ còn lại bị kết án 5-6 năm. Những lao động chăm sóc trang trại cần sa có thể là những thiếu niên bị bắt cóc đưa sang Anh để làm “nô lệ” cho những băng đảng Việt. 96% số nạn nhân buôn người bị buộc trồng cần sa ở Anh năm 2012 là người Việt, 81% trong số đó là trẻ em.
<!>
Cũng có những người tự nguyện trả cho kẻ buôn người khoảng 10.000 – 40.000 USD để được đưa sang Anh vì tin vào triển vọng có công việc lương cao ở nước ngoài. Cảm thấy buồn chán với cuộc sống ở nông thôn và thiếu cơ hội việc làm, sức quyến rũ từ cơ hội làm giàu ở nước ngoài đủ để cám dỗ nhiều người dấn thân vào những chuyến đi đầy rủi ro. Những người này thường vào Anh bằng cách trốn trong xe container đông lạnh, đối mặt với nguy cơ chết cóng hoặc chết ngạt.
Khi đến Anh, người nhập cư trái phép không có nhiều lựa chọn việc làm. Ngoài trồng cần sa, họ chỉ có thể làm việc trong các tiệm nail, làm chui cho các nhà hàng hay bị ép hành nghề mại dâm. Trồng cần sa là “nghề” kiếm được thu nhập cao hơn, có thể giúp họ gửi tiền về cho gia đình để trả nợ.
Mùa vụ cần sa được thu hoạch sau mỗi hai tháng. Người chăm sóc trang trại kiếm được 7.000 – 10.000 bảng Anh mỗi mùa vụ. Vì vậy, họ quan niệm rằng chỉ cần 2 trong 4 vụ mùa không bị cảnh sát tịch thu hoặc bị một băng đảng khác cướp, họ chỉ mất nửa năm để trả chi phí đi lậu đến Anh và dành dụm được khoản tiền lớn.
Những băng đảng Việt muốn tuyển mộ lao động Việt thay vì người nước khác vì dễ giao tiếp và kiểm soát. Các lao động Việt này thường xuất thân từ nông thôn và hầu như không biết hoặc biết ít tiếng Anh. Họ khó có thể khai ra thông tin có giá trị nếu bị cảnh sát Anh bắt.
Vì vậy, các băng đảng chiêu mộ “lính mới” từ Việt Nam, cho họ chỗ ở hay giúp họ mở tài khoản khi đến Anh. Đổi lại, những “lính mới” phải làm việc cho họ và không dám tìm kiếm sự giúp đỡ khi bị bóc lột hay lạm dụng, theo nghiên cứu năm 2010 của Silverstone D. và S. Savage.
Nhiều người Việt còn tin họ có thể trồng cần sa ở Anh mà không bị phát hiện. Họ cho rằng ngay cả khi bị bắt, họ cũng sẽ chỉ bị phạt tù tối đa 6 tháng.
Cuong Nguyen, 41 tuổi, quê ở Hải Phòng, năm 2008 trả 15.000 USD cho những kẻ buôn người để được đưa sang Anh. Cuong làm việc cho trang trại cần sa ở Bristol và suýt bị cảnh sát tóm trong một cuộc đột kích. Anh ta sau đó đến London, bán cần sa và “đào tạo” những người trồng cần mới.
Năm 2014, Cuong bị bắt khi đang hút cần và dấu vân tay cho thấy anh ta có liên quan tới trang trại cần sa bị cảnh sát đột kích ở Bristol. Cuong bị kết án 10 tháng tù với tội trồng cần sa và cuối cùng bị trục xuất.
Cuong Nguyen nằm trong số 1.600 người Việt Nam bị yêu cầu về nước bằng hình thức tự nguyện hoặc ép buộc từ năm 2014, trong đó có ít nhất 22 người dưới độ tuổi 14, theo dữ liệu từ Bộ Nội vụ Anh.
“Nhiều trẻ em Việt là nạn nhân buôn người bị ép làm những công việc bất hợp pháp. Cần sa là ngành công nghiệp hoàn hảo để họ bị bóc lột”, Vu nói. “Nếu cảnh sát đột kích, những đứa trẻ thường quá kinh hoàng và không thể khai bất cứ điều gì có giá trị. Các em đã vi phạm luật pháp nên có thể bị coi là tội phạm thay vì nạn nhân”.
Trang trại cần sa ở đông London bị đột kích hồi tháng 6. Ảnh: PA.
Trang trại cần sa ở đông London bị đột kích hồi tháng 6. Ảnh: PA.

Những hình ảnh gây sốc bên trong trang trại "cần sa máu" ở Anh - nơi nhiều người Việt bị biến thành "nô lệ"

Những hình ảnh gây sốc bên trong trang trại cần sa máu ở Anh - nơi nhiều người Việt bị biến thành nô lệNhững hình ảnh gây sốc bên trong trang trại "cần sa máu" ở Anh - nơi nhiều người Việt bị biến thành "nô lệ"
Cảnh sát Anh đột nhập vào một trang trại cần sa sử dụng lao động nhập cư trái phép người Việt Nam. Nguồn: BBC

Theo số liệu năm 2012 của tổ chức bảo vệ quyền trẻ em Ecpat UK, có đến 96% nạn nhân bị lừa bán vào các trang trại cần sa tại Anh là người Việt Nam

Những hình ảnh gây sốc bên trong trang trại cần sa máu ở Anh - nơi nhiều người Việt bị biến thành nô lệ - Ảnh 1.
Tại Anh, những nơi được gọi là "trang trại" can sa  thực chất là những cơ sở nhỏ, nằm trong những ngôi nhà bình thường trong thành phố hoặc các khu nhà bỏ hoang ở vùng ngoại ô. Thông thường, tại những cơ sở nhỏ như ngôi nhà trong bức ảnh trên chỉ có khoảng 1-2 người coi sóc (họ còn được biết đến với biệt danh là "gardener - người làm vườn") Ảnh: Carl Eve
Những hình ảnh gây sốc bên trong trang trại cần sa máu ở Anh - nơi nhiều người Việt bị biến thành nô lệ - Ảnh 2.
Ví dụ, tại cơ sở từng được sử dụng làm trung tâm giải trí ở Newport, Gwent, trong tấm ảnh trên có thể trồng đến 4.000 cây cần sa. Ảnh: Wales News Service
Những hình ảnh gây sốc bên trong trang trại cần sa máu ở Anh - nơi nhiều người Việt bị biến thành nô lệ - Ảnh 3.
Những hầm trú bom hạt nhân lớn như trong bức ảnh này cũng được các băng đảng tại Anh tận dụng làm trang trại cần sa. Những "người làm vườn" gần như bị giam lỏng trong các cơ sở này (một hình thức nô lệ thời hiện đại), và chỉ được tiếp xúc với thế giới bên ngoài khi nhận đồ ăn hoặc chỉ thị từ các băng đảng sở hữu "trang trại".
Những hình ảnh gây sốc bên trong trang trại cần sa máu ở Anh - nơi nhiều người Việt bị biến thành nô lệ - Ảnh 4.
Lối vào một trang trại cần sa nằm trong một hầm trú bom hạt nhân ở Wiltshire, Anh. Ước tính 1.000 cây cần sa có thể tạo ra nguồn lợi nhuận lên đến 622.000 USD. Nhiều người nhap cu trái phép, trong đó có người  VN , đã bị các đường dây buôn người lừa bán vào các trang trại cần sa này. Ảnh: David Levene/The Guardian
Những hình ảnh gây sốc bên trong trang trại cần sa máu ở Anh - nơi nhiều người Việt bị biến thành nô lệ - Ảnh 5.
Theo số liệu năm 2012 của tổ chức bảo vệ quyền trẻ em Ecpat UK, có đến 96% nạn nhân bị lừa bán vào các trang trại cần sa tại Anh là người VN, trong đó có đến 81% là trẻ em và trẻ vị thành niên. Ảnh: Solent News
Những hình ảnh gây sốc bên trong trang trại cần sa máu ở Anh - nơi nhiều người Việt bị biến thành nô lệ - Ảnh 6.
"Ngành công nghiệp" cần sa tại Anh sử dụng rất nhiều lao động trẻ em và trẻ vị thành niên. Các em bị chủ đe dọa, đánh đập nhẫn tâm và phải làm việc ngày đêm khi bị "giam lỏng" tại các trang trại cần sa. Ảnh: Shutterstock
Những hình ảnh gây sốc bên trong trang trại cần sa máu ở Anh - nơi nhiều người Việt bị biến thành nô lệ - Ảnh 7.
Những căn nhà bình thường được các băng đảng sửa chữa lại và trang bị các hệ thống chiếu sáng, thông gió và tưới nước. Trong ảnh trên là đường ống thông gió được chủ trang trại cần sa sửa lại từ ống lò sưởi. Ảnh: Penny Cross/Northcliffe Media Ltd/Plymouth Herald
Những hình ảnh gây sốc bên trong trang trại cần sa máu ở Anh - nơi nhiều người Việt bị biến thành nô lệ - Ảnh 8.
Theo một bài viết được đăng tải năm 2017 của Daily Mail, mỗi ngày cảnh sát Anh lại phát hiện thêm 20 trang trại cần sa mới trên toàn quốc, và phần lớn trường hợp có liên quan tới trẻ vị thành niên Việt Nam. Ảnh: Solent News
Những hình ảnh gây sốc bên trong trang trại cần sa máu ở Anh - nơi nhiều người Việt bị biến thành nô lệ - Ảnh 9.
Theo số liệu của Đơn vị Giám sát Ma túy Độc lập năm 2017, có từ 1,7-3,6 triệu người sử dụng cần sa ở Anh. Những người này tiêu thụ từ 620 đến 1.400 tấn mỗi năm, tương đương giá trị thị trường ước tính từ 2,9 tỷ đến 8,6 tỷ bảng Anh. Ảnh: Shutterstock
Những hình ảnh gây sốc bên trong trang trại cần sa máu ở Anh - nơi nhiều người Việt bị biến thành nô lệ - Ảnh 10.
Trong những năm gần đây, các băng nhóm trồng cần sa ở Anh có xu hướng tìm đến những căn nhà bình thường ở vùng ngoại ô, thay vì hoạt động trong các cơ sở lớn như nhà kho. Điều này giúp chúng giảm thiểu thiệt hại sau những cuộc đột kích của cảnh sát, do các cơ sở khác trong cùng đường dây vẫn có thể hoạt động bình thường. Tuy nhiên, điều kiện sống ở những nơi này không được đảm bảo. Ảnh: Solent News.
Những hình ảnh gây sốc bên trong trang trại cần sa máu ở Anh - nơi nhiều người Việt bị biến thành nô lệ - Ảnh 10.
Trong những năm gần đây, các băng nhóm trồng cần sa ở Anh có xu hướng tìm đến những căn nhà bình thường ở vùng ngoại ô, thay vì hoạt động trong các cơ sở lớn như nhà kho. Điều này giúp chúng giảm thiểu thiệt hại sau những cuộc đột kích của cảnh sát, do các cơ sở khác trong cùng đường dây vẫn có thể hoạt động bình thường. Tuy nhiên, điều kiện sống ở những nơi này không được đảm bảo. Ảnh: Solent News.
Những hình ảnh gây sốc bên trong trang trại cần sa máu ở Anh - nơi nhiều người Việt bị biến thành nô lệ - Ảnh 15.
Số cần sa trị giá đến 850.000 bảng Anh. Với nhu cầu lớn và tiếp tục gia tăng như hiện nay, vấn nạn buôn người và lao động chui tại các trang trại cần sa rất khó giải quyết triệt để. Ảnh: GMP
Cảnh sát Anh đột kích một "trang trại" cần sa sử dụng lao động VN ở nước này

*************************************
Cảnh sát Đức chặn bắt ba ôtô chở 17 người Việt từ Đông Âu nhập cư trái phép vào nước này.
Ba chiếc xe chở người Việt nhập cư lậu bị phát hiện khi cảnh sát liên bang Đức tiến hành một cuộc kiểm tra an ninh trên đường cao tốc A17, thành phố Dresden hôm 28/10.
Chiếc xe đầu tiên, chở 7 người Việt bị cảnh sát chặn bắt tại đường cao tốc A17, thành phố Dresden, Đức hôm 28/10. Ảnh: Bild
Chiếc xe đầu tiên, chở 7 người Việt bị cảnh sát chặn bắt tại đường cao tốc A17, thành phố Dresden, Đức hôm 28/10. Ảnh: Bild
Vào 16h50, tại bãi đỗ Am Heidenholz, họ chặn một chiếc xe mang biển số Czech do tài xế người Ukraine, 31 tuổi điều khiển. Trên xe, họ phát hiện hai người Việt ở sau cốp và 5 người khác ngồi trên băng ghế.
Một giờ sau đó, một chiếc xe khác chở 5 người Việt không có giấy tờ hợp pháp tiếp tục bị chặn bắt. Tài xế 22 tuổi, người Hungary cũng bị bắt ngay tại chỗ.
Đến 23h45 cùng ngày, giới chức phát hiện thêm 5 người Việt khi kiểm tra một chiếc VW do tài xế người Ukraine, 47 tuổi, điều khiển. Hai người đàn ông và ba phụ nữ Việt đều không có giấy tờ nhập cư.
Chiếc xe thứ ba, chở 5 người Việt, bị cảnh sát chặn bắt tại đường cao tốc A17, thành phố Dresden, Đức hôm 28/10. Ảnh: Bild
Chiếc xe thứ ba, chở 5 người Việt, bị cảnh sát chặn bắt tại đường cao tốc A17, thành phố Dresden, Đức hôm 28/10. Ảnh: Bild
Đức là một trong những điểm đến của nhiều người Việt nhập cư bất hợp pháp và  đi qua các nước Đông Âu nằm trong khối Schengen là tuyến đường vượt biên tới Đức phổ biến nhất được các đường dây buôn người sử dụng.
Năm 2018, Đức đã bắt hơn 38.000 người nhập cư lậu, trong đó chủ yếu là bằng đường bộ và đi qua biên giới Czech, theo tờ DW.
Anh Ngọc (Theo Bild)
Đức là một trong những điểm đến của nhiều người Việt nhập cư bất hợp pháp và  đi qua các nước Đông Âu nằm trong khối Schengen là tuyến đường vượt biên tới Đức phổ biến nhất được các đường dây buôn người sử dụng.
Năm 2018, Đức đã bắt hơn 38.000 người nhập cư lậu, trong đó chủ yếu là bằng đường bộ và đi qua biên giới Czech, theo tờ DW.
Anh Ngọc (Theo Bild)Đức là một trong những điểm đến của nhiều người Việt nhập cư bất hợp pháp và  đi qua các nước Đông Âu nằm trong khối Schengen là tuyến đường vượt biên tới Đức phổ biến nhất được các đường dây buôn người sử dụng.
Năm 2018, Đức đã bắt hơn 38.000 người nhập cư lậu, trong đó chủ yếu là bằng đường bộ và đi qua biên giới Czech, theo tờ DW.
Anh Ngọc (Theo Bild)Đức là một trong những điểm đến của nhiều người Việt nhập cư bất hợp pháp và  đi qua các nước Đông Âu nằm trong khối Schengen là tuyến đường vượt biên tới Đức phổ biến nhất được các đường dây buôn người sử dụng.
Năm 2018, Đức đã bắt hơn 38.000 người nhập cư lậu, trong đó chủ yếu là bằng đường bộ và đi qua biên giới Czech, theo tờ DW.
Anh Ngọc (Theo Bild)

Không có nhận xét nào: