Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Ba, 11 tháng 7, 2017

Hà Nội quyết lấy đất Đồng Tâm giao cho Tập đoàn Viễn thông Quân đội

Vietnam – Cali Today News – Ông Nguyễn Đức Chung-Chủ tịch thành phố Hà Nội đã không đứng về phía người dân, mà nghiêng về quân đội khi kiên quyết lấy đất ở xã Đồng Tâm để giao cho Tập đoàn Viễn thông quân đội (Viettel).
<!>
Sáng ngày 7/7, tại trụ sở Ủy ban nhân dân huyện Mỹ Đức, chính quyền Hà Nội đã có buổi công bố dự thảo kết quả thanh tra đất đai ở xã Đồng Tâm. Buổi công bố này có sự tham dự của ông Nguyễn Đức Chung và một phó Bí thư thành phố khác.
Tại đó, ông Nguyễn An Huy-phó Thanh tra thành phố Hà Nội đã đọc công bố dự thảo kết luận thanh tra. Theo bản dự thảo, toàn bộ đất đai ở đồng Sềnh (thuộc thôn Hoành, xã Đồng Tâm) với diện tích lên đến 59 hecta là đất quốc phòng. Do đó, việc đòi trả tiền bồi thường về đất khi giải phóng mặt bằng của 14 hộ dân đang sử dụng đất ở đây là điều vô lý.
“Đất sân bay Miếu Môn còn nguyên mốc giới bê tông cốt thép, là đất quốc phòng” dự thảo kết luận thanh tra cho biết.

Từ đó, dự thảo kết luận thanh tra cho rằng “không có diện tích 59 hecta đất nông nghiệp như dân nêu”.
Ông Nguyễn Đức Chung lưu ý, vào thời điểm năm 2012 khi Bộ Quốc phòng giao đất phi trường Miếu Môn cho Tập đoàn Viettel để xây dựng sân golf thì bắt đầu xảy ra tranh chấp:
“Chỉ khi đến quân đội giao đất cho Viettel gần đây mới xuất hiện việc người dân vào lấn chiếm. Theo hiểu biết của tôi thì ở đây có một nhóm người kích động để mong muốn đòi quyền lợi”- ông Chung nói.
Trong khi đó, ông Lê Đình Kình (82 tuổi), người lãnh đạo người dân chống lại việc cướp đất trong một lần cho truyền thông “lề trái” biết, việc chính quyền huyện Mỹ Đức và nay là thành phố Hà Nội kiên quyết lấy đất của dân Đồng Tâm là để giao cho Viettel. Tập đoàn Viettel dùng đất này để xây dựng sân golf mà không phải chi trả bất cứ đồng cắc nào cho dân, nói thẳng ra là muốn cướp trắng.
Không rõ trong buổi công bố có bao nhiêu là nông dân Đồng Tâm. Ảnh: Người Lao Động
“Ủy ban Nhân dân huyện Mỹ Đức ra quyết định lấy 59 hecta đất ở xã Đồng Tâm để giao cho Viettel. Số đất này hoàn toàn không có quyết định thu hồi và nhân dân Đồng Tâm từ xưa đến nay vẫn lao động trên mảnh đất này. Ngược lại, cán bộ tham nhũng của xã phân thành 56 lô để bán. Cho nên nhân dân xã Đồng Tâm kiên quyết giữ lại đất nông nghiệp của mình. Bởi vì nó là tư liệu sản xuất để làm ra của cải vật chất nuôi sống con người”- cụ Kình trả lời Facebooker Hồng Thái Hoàng.
Theo cụ Kình, Viettel luôn muốn cướp không 59 hecta đất tại đồng Sềnh. Vì đây là khu đắc địa, rất thuận tiện cho việc kinh doanh sân golf. Vùng đồng Sềnh giáp với nhiều tuyến đường huyết mạch, đi lại rất thuận lợi.
Sự trở mặt của chính quyền Hà Nội đối với nông dân Đồng Tâm là điều đã được dự báo trước. Tuy nhiên, ngay đối với một người sống lâu như ông Lê Đình Kình vẫn còn tuyệt đối tin tưởng vào đảng CSVN và chính quyền. Ông không ngờ rằng, cả khi ông là đồng đảng với họ (ông Kình đã vào đảng CSVN được 55 năm) cũng bị mật vụ đánh bầm dập đến gãy cả chân.
Vì sao Viettel bất chấp đạo lý, muốn cướp trắng 59 hecta đất nông nghiệp của dân Đồng Tâm?
59 hecta là bằng 590,000m2, nếu tính theo giá đền bù nông nghiệp hiện nay sẽ có giá 135,000 đồng/m2. Song, nếu phải hỗ trợ đào tạo, chuyển đồi nghề cho người dân và buộc phải giúp họ tìm kiếm việc làm thì chi phí sẽ nâng lên 675,000đồng/m2. Chưa hết, còn phải thêm chi phí bồi thường cho hoa màu có tại đồng Sềnh, rồi còn cả điện, đường, cầu, cống mà người dân đã bỏ ra làm thì tối thiểu phải là 817,000 đồng/m2.
Song, đó chỉ là khi người dân không kiện cáo, tranh tụng gì. Nếu họ đòi hỏi quyền lợi, buộc phải đền bù theo đơn giá mới mà chính quyền ban hành thì ít nhất tiền đền bù thiệt hại cho mỗi mét vuông đất ở đồng Sềnh phải lên tới 1,334,000 đồng. Như vậy, tổng số tiền mà Viettel bỏ ra phải gần 800 tỷ đồng (tương đương với 35 triệu Mỹ kim).
Cả thảy 38 người bao gồm Cảnh sát cơ động và cán bộ huyện Mỹ đã bị người dân Đồng Tâm bắt giữ trong vòng 8 ngày để yêu sách với chính quyền Hà Nội. Ảnh: Zing News
Chính vì đó, trong buổi công bố dự thảo thanh tra đất ở trụ sở Ủy ban nhân dân huyện Mỹ Đức, ông Nguyễn Đức Chung mong muốn người dân xã Đồng Tâm “chấp hành” kết luận thanh tra. Cùng với đó, ông Chung còn yêu cầu công an và các ban ngành khác kiên quyết lấy 59 hecta đất ở Đồng Tâm để giao cho Tập đoàn Viettel, xử lý nghiêm những ai cố tình ngăn cản việc giao đất.
Trong buổi công bố dự thảo thanh tra không có sự xuất hiện của ông Lê Đình Kình, người đứng đơn và là lãnh đạo của người dân xã Đồng Tâm. Báo chí trong nước không nói rõ lý do ông Kình không có mặt. Rất có thể do đã bị công an đá gãy chân nên việc đi lại của ông này gặp rất nhiều khó khăn.

Nguoi Quan Sat

Không có nhận xét nào: