Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Ba, 4 tháng 7, 2017

46 năm, lần đầu tiên trong đời gặp cha ruột

Spokane (Spokesman Review) – Vào hôm chủ nhật, cô Nguyễn Kim Loan ôm chặt bó hoa hồng trên ngực, yên lặng đứng gần khu nhận hành lý tại phi trường quốc tế Spokane, tiểu bang Washington, mắt cô dán chặt vào dòng người đang từ phi cơ ra, dõi tìm một khuôn mặt.
<!>
Loan không dấu nỗi bồn chồn, háo hức. Người thân bên cạnh cô thỉnh thoảng trông thấy ai đó bước ra, liền hỏi, “Phải ổng không?” Loan vẫn lắc đầu. Chỉ đến khi trông thấy người đàn ông có nụ cười rộng mở không khác gì cô, đội chiếc mũ đỏ như màu bông trên tay cô, Loan ào tới ôm chầm lấy ông.
Lần đầu tiên trong đời, người phụ nữ 46 tuổi được gặp cha ruột của mình.
“Tôi quá xúc động,” ông Donald Bayler chia sẻ trong vòng tay con gái, con rể và những đứa cháu gặp mặt lần đầu. “Tôi rất háo hức!”
Đây là cuộc hội ngộ mà ngay cả nhà sáng lập Amerasians Without Borders (Hội Tình lai không biên giới), tổ chức phi vụ lợi chuyên cung cấp thử nghiệm DNA miễn phí cho những người Mỹ lai, Jimmy Millerkhông hình dung được. Không lâu sau khi bảo trợ cho gia đình cô Loan vào năm 2011, giúp họ an cư tại thành phố Sponkane, ông Miller đã tìm xem thử gen di truyền của cô Loan có liên hệ với cựu chiến binh chiến tranh Việt Nam nào không.
Vào năm 2015, họ gửi mẫu DNA đầu tiên nhưng không nhận được kết quả trùng khớp nào. Tháng hai năm nay, họ thử lại lần nữa và thật bất ngờ, kết quả dẫn tới một người đàn ông 68 tuổi đang sinh sống tại Fort Lauderdale, Florida. Hoá ra, ông Donald Bayler và vợ – bà Pam Bayler – đang tìm hiểu đôi chút về sơ đồ gia hệ và họ không ngờ gia hệ của mình rộng đến như vậy.
“Chúng tôi chưa bao giờ biết sẽ tìm ra nhánh này,” bà Pam tươi cười cho hay. “Điều này chưa bao giờ có trong đầu tôi,” ông Donald khẳng định.
Ông Donald Bayler là nhân viên không lực Hoa Kỳ khi gặp mẹ của Loan. Cựu chiến binh cho biết, ông thực hiện nhiều nhiệm vụ, mỗi lần kéo dài 55 ngày. Sau khi giải ngũ vào năm 1973, ông dọn tới Flordia, gặp bà Pam và hai người nên vợ nên chồng. Họ có 3 đứa cháu, và bây giờ thêm ba đứa nữa, con của cô Loan. “Chúng tôi nhân đôi số lượng,” ông Donald vui vẻ nói.
Ông Miller ước tính vẫn còn có khoảng 400 người Mỹ lai vẫn còn ở lại Việt Nam. Bản thân là một người Mỹ lai, Miller dọn đến Spokane vào năm 1989 sau khi Đạo luật American Homecoming Act được thông qua vào năm 1987, cho phép những đứa trẻ Việt lai Mỹ về quê cha. Từ năm 2013 đến nay, ông Miller dành phần lớn thời gian để kết nối, hội ngộ những người như cô Loan với cha ruột.
“Hiếm hoi lắm,” ông cho biết. “Đôi khi chúng tôi tìm ra nhưng người cha đã qua đời, và đôi khi, chúng tôi may mắn như trường hợp của Loan.”
Trước khi sang định cư tại Spokane, Loan sinh sống cùng với mẹ ở miền Nam Việt Nam.Mặc dù nhớ nhà, nhớ quê nhưng cô bày tỏ “rất thích cuộc sống ở đây.” “Tôi luôn mong muốn được gặp cha ruột của mình,” Loan chia sẻ trong xúc động.
Hương Giang (Theo Spokesman Review)

Không có nhận xét nào: