Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Bảy, 12 tháng 10, 2024

Kêu Gọi Góp Tay Cứu Trợ Các Nạn Nhân Của 2 Cơn Bão Lịch Sử: Helene & Milton. Tin Bầu Cử và Kính Chuyển Tin Thế Giới Đó Đây, Theo Dòng Thời Sự - Lê Văn Hải


Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Liên Bang Hoa Kỳ, Kêu Gọi Góp Tay Cứu Trợ Các Nạn Nhân, Trong 2 Cơn Bão Lịch Sử: Helene & Milton.- Chút Lời Mào Đầu:-Bác Sĩ Đỗ Văn Hội, xưa là cư dân San Jose, vì lý do nghề nghiệp, đã dọn về định cư tại Florida, Ông hiện là Cố Vấn Cộng Đồng Người Việt Liên Bang, đã gởi cho chúng tôi một Tâm Thư kêu gọi, nhiều ý nghĩa. Xin được loan báo, để Quý Ân Nhân có lòng giúp đỡ, xin góp tay. Trong tinh thần “một miếng khí đói, bằng gói khi no!” hay “thương người, như thể, thương thân!” Giúp đỡ người hoạn nạn, trên Quê Hương thứ hai của chúng ta.
<!>
Chân thành Cảm Tạ, xin Trời Cao, sẽ trả công bội hậu, cho tấm lòng đầy tình thương, bác ái của Quý Vị.




Tin Bầu Cử:
Cho Đến Nay Có Gần 3 Triệu Người Mỹ Đã Đi Bỏ Phiếu!


-Một trang Web theo dõi bầu cử ho biết, có gần 3 triệu người Mỹ đã bỏ phiếu sớm, bằng cách trực tiếp hoặc qua thư khi còn chưa đầy bốn tuần nữa là đến Ngày Bầu Cử.
Theo trang web Phòng Bầu Cử của Đại học Florida, tính đến chiều ngày 9 tháng 10, đã có 2.839.574 người bỏ phiếu tại các tiểu bang đang báo cáo dữ kiện bỏ phiếu sớm. Trong số đó, hơn 503.000 người đã bỏ phiếu sớm trực tiếp và hơn 2,33 triệu người đã bỏ phiếu qua thư.
Đến nay, có khoảng 47 triệu lá phiếu gửi qua thư do được yêu cầu. Trong cuộc bầu cử năm 2020, có hơn 92 triệu lá phiếu gửi qua thư đã được yêu cầu. Các tiểu bang báo cáo về cách cử tri bỏ phiếu theo đảng, hơn 56,3 trong số những người đã trả lại lá phiếu sớm là đảng viên đảng Dân Chủ, đại diện cho khoảng 711.000 người. 27,6% khác là đảng viên Cộng Hòa, đại diện cho 348.000 cử tri và 16,1 phần trăm, hay 202.000, là độc lập hoặc thành viên của một đảng thứ ba.
Khi chia nhỏ theo độ tuổi, gần 60% những người đi bỏ phiếu sớm là trên 65 tuổi. 28% khác ở độ tuổi từ 41 đến 65, trong khi 9% ở độ tuổi từ 26 đến 40 và chỉ có 3% ở độ tuổi từ 18 đến 25.
Cũng theo trang web này cho biết có hơn 54,4% những người gởi lại lá phiếu sớm là nữ và khoảng 44,6% là nam. 1,1% còn lại được đánh dấu là “không xác định”.

Trong số những người đi bỏ phiếu sớm, khoảng 72% là người da trắng, 8,6% là người da đen, 2,2% là người gốc Tây Ban Nha, 2,4% là người Châu Á và 14,3% được đánh dấu là “không xác định”, trang web nêu rõ.
Bầu cử trực tiếp sớm bắt đầu vào ngày 9 tháng 10 tại Arizona, trở thành tiểu bang chiến trường bầu cử tổng thống sớm nhất trong năm nay cho phép người dân bỏ phiếu tại một điểm bỏ phiếu truyền thống trước Ngày Bầu Cử.
Việc bắt đầu bỏ phiếu trực tiếp tại tiểu bang cạnh tranh gay gắt này cũng đang thu hút các lá phiếu của tổng thống, với cả hai chiến dịch đều lên lịch đến thăm tiểu bang này trong tuần này.
Bỏ phiếu sớm, đặc biệt là qua thư, từ lâu đã trở nên phổ biến ở Arizona, nơi gần 80% đã bỏ phiếu trước Ngày Bầu Cử năm 2020, theo văn phòng của bộ trưởng ngoại giao. Mỗi quận trong số 15 quận của Arizona được yêu cầu mở ít nhất một địa điểm để bỏ phiếu trực tiếp, kéo dài đến thứ Sáu trước cuộc tổng tuyển cử ngày 5 tháng 11. Tại Quận Maricopa, hàng chục trung tâm bỏ phiếu nằm rải rác xung quanh khu vực đô thị Phoenix.
Việc bỏ phiếu trực tiếp sớm đã diễn ra ở một số tiểu bang trong vài tuần nay. Nó sẽ bắt đầu vào tuần tới tại bốn tiểu bang dao động khác: Georgia, Michigan, Bắc Carolina và Nevada.


Nóng Lên Từng Ngày! Bầu Cử Tổng Thống Mỹ 2024: Vì Sao Thế Giới Nín Thở, Đang Theo Dõi Từng Giây, Từng Phút, Chặt Chẽ?


-Những lá phiếu đầu tiên trong cuộc chạy đua vào Nhà Trắng sẽ được bỏ vào thùng phiếu vào ngày thứ Hai 15/1 tại bang Iowa, khi Đảng Cộng hòa tiến hành chọn ứng viên đại diện tranh cử với Đảng Dân chủ. Cuộc bầu cử tổng thống không chỉ đang được theo dõi chặt chẽ tại Mỹ mà còn trên toàn thế giới.
Sau vài tuần gần đây tôi ở châu Âu, cuộc bầu cử tổng thống Mỹ đã trở thành chủ đề thường trực thu hút sự chú ý và quan tâm mạnh mẽ từ những người mà tôi nói chuyện. Và không có gì ngạc nhiên.
Mỹ hiện đang liên quan tới hai cuộc chiến tranh nóng trên thế giới, đó là Ukraine và Gaza. Cùng lúc, quan hệ Mỹ-Trung đã xấu đi và căng thẳng trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương đã gia tăng.

Gần với nước Mỹ hơn, các quốc gia vùng Trung Mỹ cũng trở thành tâm điểm khi mà ngày càng có nhiều người di cư tìm cách vượt biên đến Mỹ qua tuyến biên giới đang ngày càng trở nên lỏng lẻo. Và tuần này đã xảy ra các cuộc không kích do Mỹ dẫn đầu nhằm vào quân Houthi ở Yemen.
Hầu như không có khu vực nào trên thế giới mà vai trò lãnh đạo của Mỹ không có sức ảnh hưởng.
Viễn cảnh về một Donald Trump từ Đảng Cộng hòa quay trở lại Nhà Trắng, với chính sách ngoại giao ‘Nước Mỹ trên hết’, đã thêm tính bất định vào bức tranh vốn đã hỗn độn.
Một số quốc gia trông chờ vào việc Donald Trump quay trở lại. Nhưng nhiều quốc gia đồng minh của Mỹ ngày càng lo sợ về khả năng quay trở lại của một vị tổng thống ‘không giống ai’ mà họ từng thấy khó khăn trong quan hệ.

Thượng nghị sĩ Đảng Dân chủ, Chris Coons, thuộc Ủy ban Đối ngoại và đồng Chủ tịch chiến dịch tái tranh cử Dân Chủ , cho tôi biết rằng vào mỗi buổi sáng ông họp với các lãnh đạo nước ngoài hoặc các bộ trưởng ngoại giao, vào một thời điểm nào đó, họ đã đặt câu hỏi về khả năng các cử tri của Mỹ có thể thật sự một lần nữa, xoay sang lựa chọn Donald Trump làm tổng thống.
Vì thế, dù đây là cuộc bầu cử tổng thống Mỹ, các quốc gia khác cũng rất quan tâm đến kết quả.
Không có thủ đô nào trên thế giới theo dõi chiến dịch tranh cử này chặt chẽ như tại Kyiv. Số phận cuộc chiến tranh Ukraine được cho là phụ thuộc vào kết quả của cuộc bầu cử tổng thống Mỹ.
“Nếu chính sách của vị tổng thống tiếp theo – bất kể người ấy là ai – khác biệt đối với Ukraine, lạnh lẽo hơn hoặc hướng về bên trong hơn… thì tôi nghĩ những tín hiệu này sẽ ảnh hưởng mạnh đến diễn tiến của cuộc chiến tranh,” Tổng thống Volodymr Zelensky gần đây đã nêu ý kiến.

Chiến tranh Ukraine: Ba kịch bản có thể xảy ra trong năm 2024

Ông Zelensky đã không nêu tên nhưng ông Trump đã tuyên bố sẽ chấm dứt cuộc chiến tranh “trong vòng 24 giờ” sau khi được bầu làm tổng thống, mặc dù không giải thích ông sẽ làm cách nào. Người dân Ukraine lo ngại Donald Trump sẽ thúc đẩy đàm phán không theo hướng có lợi cho đại nghĩa mà họ đang theo đuổi.
Điều này sẽ có lợi cho Nga, nơi truyền thông vẫn đặc biệt ủng hộ Trump, và một số cơ quan truyền thông đã chỉ trích các nỗ lực loại ông Trump trong các cuộc bỏ phiếu tại 16 bang của nước Mỹ.
Kênh truyền hình NTV do Điện Kremlin kiểm soát đang tiến hành công kích. “Đây là sự can thiệp thật sự vào cuộc bầu cử và chính người Mỹ làm xói mòn nền dân chủ. Không có người Nga hay người Trung Quốc nào từng dám mơ về điều này,” phóng viên của NTV Anton Ponomaryov nói với khán giả xem đài, không có dấu hiệu mỉa mai.
Triển vọng xoay chiều trong chính sách ngoại giao của Mỹ có thể được cảm nhận bên ngoài biên giới Ukraine và sẽ đặc biệt khiến các nước châu Âu nằm gần Nga quan ngại.

Xa hơn, các đồng minh khác của Mỹ có thể đi đến kết luận rằng Mỹ không phải là một đối tác an ninh đáng tin cậy. Một thượng nghị sĩ của Mỹ đã đưa ra viễn cảnh về việc Nhật Bản phát triển kho vũ khí hạt nhân của chính họ nếu Mỹ ngừng hỗ trợ Ukraine. Ông ấy nói với tôi rằng Tokyo có thể kết luận rằng ‘chiếc dù’ an ninh hạt nhân của Mỹ có quá nhiều lỗ hổng.
Donald Trump sẽ định hình ngoại giao của Hoa Kỳ ra sao nếu tái đắc cử?
Cũng có viễn cảnh là ông Donald Trump nếu tái đắc cử sẽ tiếp tục thực hiện mong muốn rút Mỹ khỏi NATO, căn bản làm suy yếu sức mạnh của liên minh quân sự này. Hai người nắm vấn đề trong chiến dịch của Trump nói với tôi là ông ấy có kế hoạch thực hiện điều đó.
Thượng nghị sĩ Coons nói rằng việc các quốc gia châu Âu lo ngại là đúng.
“Mỹ và các đồng minh châu Âu có cùng chung một thách thức đáng kể. Chúng ta phải cùng nhau cho thế giới thấy rằng Putin không thể tồn tại lâu hơn chúng ta và tầm nhìn của Chủ tịch Tập về chủ nghĩa chuyên chế không phải là điều tốt nhất cho thế giới.”

Một cuộc chiến tranh nóng khác, xung đột ở Trung Đông, rõ ràng đã làm rung chuyển nền chính trị của Mỹ theo những cách khác nhau – người Mỹ trẻ tuổi hơn và người Mỹ gốc Ả Rập phản đối sự ủng hộ của Nhà Trắng dành cho Israel – điều có thể khiến ông Joe Biden thậm chí mất một bang ủng hộ trong cuộc bầu cử bởi vì yếu tố này.
Thế nhưng, phản ứng của người Israel đối với nền chính trị Mỹ có lẽ thậm chí còn gây ngạc nhiên hơn. Người Israel thường ủng hộ Trump hơn Biden với tỷ lệ đông đảo, nhưng một cuộc thăm dò hồi tháng 12/2023 của Midgam cho thấy sự chuyển biến đáng kể trong sự ủng hộ lại dành cho ông Biden! Cũng là đường hướng của Kamala Harris
Một cuộc điều tra trên truyền thông Israel cho thấy một nghịch lý mà người dân Israel không hiểu, đó là tình cảm mà họ dành cho Joe Biden có thể sẽ gây tổn hại đến khả năng ông tái đắc cử. Nhật báo chuyên về kinh doanh Calcalist đã chạy dòng tít “Sự ủng hộ mà Biden dành cho Israel đã giúp củng cố sức mạnh cho Trump trước cuộc bầu cử.”
Tuy nhiên, những quốc gia Trung Đông khác có thể mong sự thay đổi ở Washington.

Chẳng hạn, trong chiến dịch năm 2020, ông Joe Biden đã gọi Ả Rập Saudi là một nhà nước bất trị. Rồi nhiều tháng sau khi ông lên nắm quyền tổng thống, việc Mỹ rút quân khỏi Afghanistan một cách đầy thảm họa đã giúp Taliban củng cố quyền kiểm soát.
“Tôi nghĩ các quốc gia đối tác ở Trung Đông nhìn chung sẽ thích một tổng thống từ phe Cộng hòa hơn ông Biden,” Matthew Kroenig, một cựu quan chức từ Bộ Quốc phòng Mỹ, người hiện đang làm việc tại cơ quan nghiên cứu Atlantic Council (Hội đồng Đại Tây Dương), nói.
Đối với một số lãnh đạo nhà nước ở Trung Đông, một sự chuyển tiếp rời xa Joe Biden có thể đồng nghĩa với việc ít có sự can thiệp và chỉ trích hơn từ Washington.
Ông Kroenig nói một tổng thống thuộc Đảng Cộng hòa có thể ít chỉ trích Israel hơn về cách tiến hành cuộc chiến tranh tại Gaza hoặc rao giảng cho Ả Rập Saudi về hồ sơ nhân quyền của quốc gia này.


Cơ hội kiếm tiền cho quí vị nào muốn ủng hộ và kiểm soát phòng phiếu cho ngày bầu cử sắp đến!


-Quĩ Super PAC của Elon Musk đã bỏ tiền để mướn người ghi danh bầu cử với minimum wage là $30 cho 1 giờ làm việc
Lưu ý cho các bạn đang sống trong các tiểu bang sau: PA, MI, NC, GA, WI, NV, AZ.
Super PAC của Elon Musk đang mướn người ghi danh bầu cử với số lương thấp nhất là $30/ giờ.
Các bạn sẽ được thưởng thêm $47 cho mỗi đầu người ký tên vào thỉnh nguyện, hứa là sẽ ủng hộ điều 1 (tự do biểu đạt) và điều 2 (quyền sở hữu súng) Tu chính án.


Donald Trump nói về Elon Musk ngày hôm nay:
"Chúng ta nợ Elon Musk một món nợ ân tình. Trong vòng 45 phút, ông ấy đã đưa các máy bay và trực thăng lên các thiết bị Starlink và khôi phục lại thông tin liên lạc ở những khu vực bị ảnh hưởng bởi cơn Bão Helene ."
Ghi danh trong website phía dưới. Đây là tiền túi của Elon Musk



Bầu Cử Tổng Thống Mỹ 2024: Obama Đích Thân Đến Pennsylvania Vận Động Cho Kamala Harris


(AP - Matt Freed: Cựu tổng thống Barack Obama phát biểu trong cuộc vận động tranh cử ủng hộ ứng cử viên tổng thống của đảng Dân chủ Kamala Harris, ngày 10/10/2024, tại Pittsburgh, tiểu bang Pennsylvania, Hoa Kỳ.)
-Chiến dịch tranh cử tổng thống Mỹ tiếp tục diễn ra sôi động ở chặng cuối cùng. Bên đảng Dân Chủ, lần đầu tiên kể từ sau Đại hội của đảng hồi tháng 8/2024, ông Barack Obama, tổng thống thứ 44 của Hoa Kỳ, đã đích thân vận động tranh cử cho bà Kamala Harris tại Pennsylvania, một trong những bang chủ chốt, có đông số lượng đại cử tri.
Đây cũng là tiểu bang mà theo các thăm dò ý định bỏ phiếu mới nhất, ứng viên Dân Chủ Kamala Harris đang bị đối thủ Donald Trump dẫn trước 3 điểm.

Thông tín viên Guillaume Naudin tại Hoa Thịnh Ðốn cho biết thêm thông tin:
Nắm giữ 19 đại cử tri, Pennsylvania là bang có sức ảnh hưởng lớn nhất trong số những bang có thể xoay chuyển tình thế cuộc bầu cử. Đây là lý do tại sao Đảng Dân chủ chọn Pittsburgh và ông Barack Obama, một trong những quân bài chủ tốt nhất của họ để vận động cho ứng cử viên Kamala Harris trong cuộc đua sít sao này nhằm nỗ lực can ngăn không để phe đối thủ lôi kéo.
Ông Obama nói:"Điều tôi không thể hiểu là tại sao có người lại nghĩ rằng Donald Trump có thể thay đổi mọi thứ theo cách có lợi cho các vị ở Pennsylvania. Bởi hoàn toàn không có bằng chứng nào cho thấy ông ta nghĩ đến bất kỳ ai khác ngoài bản thân mình. Tất cả những gì quan trọng với ông ta là cái tôi, tiền bạc và địa vị của mình. Ông ta không nghĩ đến bạn".
Tuy nhiên, vài giờ trước khi Barack Obama bước lên sân khấu, Donald Trump đã nghĩ đến ông. Đó là để chứng minh rằng khi người tiền nhiệm của ông được giải Nobel Hòa bình mà không phải ông là điều bất công. Trước Câu lạc bộ Kinh tế Detroit ở Michigan, một tiểu bang bản lề khác của cuộc bầu cử, ông Trump giải thích với những người đan nghe ông nói rằng, nếu Kamala Harris được bầu làm tổng thống, đất nước sẽ đi đến kết cục như thành phố của họ. Và đó không phải là một lời khen.


Ít khi nào cổ động trắng trợn như thế! Obama nói ‘huỵch toẹt’ với đàn ông da đen: Tất cả, hãy bỏ phiếu cho Harris!

*Theo kết quả thăm dò mới nhất, ông Trump, lại rất được lòng cử tri nam da đen!
– Cựu Tổng Thống Barack Obama hôm Thứ Năm, 10 Tháng Mười, nói “huỵch toẹt” với đàn ông da đen: Hãy ủng hộ Phó Tổng Thống Kamala Harris và đi bỏ phiếu cho bà, theo đài NPR.
Hôm Thứ Năm, ông Obama bất ngờ ghé thăm văn phòng vận động tranh cử ở Pittsburgh, Pennsylvania, trước khi vận động tranh cử cho bà Harris ở thành phố này, giữa lúc đảng Dân Chủ cố gắng giúp bà vượt qua cựu Tổng Thống Donald Trump, ứng cử viên Cộng Hòa, ở Pennsylvania.


(Cựu Tổng Thống Barack Obama phát biểu khi vận động tranh cử cho Phó Tổng Thống Kamala Harris tại University of Pittsburgh ở Pittsburgh, Pennsylvania, hôm 10 Tháng Mười.)
Theo kết quả thăm dò mới đây, Phó Tổng Thống Harris và cựu Tổng Thống Trump đang so kè sát sao ở Pennsylvania và ông Trump,lại rất được lòng cử tri nam da đen. Ông Obama, tổng thống Mỹ da đen đầu tiên, tuyên bố ông muốn “nói và sự thật” về điều đó.
“Theo tôi hiểu, dựa trên báo cáo của các ban tranh cử và cộng đồng, chúng ta chưa thấy khí thế và số lượng cử tri tại tất cả khu phố và cộng đồng giống như thời tôi vận động tranh cử,” ông Obama nói.
Tình trạng thiếu nhiệt tình ủng hộ bà Harris “dường như do cánh đàn ông nhiều hơn,” ông thêm.
Cựu Tổng Thống Obama trách những người bỏ phiếu cho ông Trump hoặc không hề đi bầu.
“Và quý vị đang muốn ngồi ngoài lề?” ông Obama nói. “Một phần chuyện này làm tôi nghĩ – mà tôi xin nói thẳng với đàn ông – một phần chuyện này làm tôi nghĩ các anh không muốn phụ nữ làm tổng thống.”
Ông Obama nhấn mạnh “từ xưa tới nay, phụ nữ luôn là người hỗ trợ chúng ta.”
“Mỗi khi chúng ta gặp rắc rối và hệ thống này không hiệu quả cho chúng ta, họ chính là người tuần hành và phản đối,” ông nói.
Đối với cử tri còn do dự, ông Obama cho hay quyết định chọn bà Harris hoặc ông Trump có lẽ đã rõ ràng.
“Một mặt, quý vị có một người lớn lên giống quý vị, biết quý vị, học cùng trường với quý vị, hiểu những khó khăn, nỗi đau, niềm vui từ những việc đó,” ông Obama lưu ý, cho biết thêm rằng bà Harris, vốn là người Mỹ da đen và gốc Á Châu, sẽ tập trung vào chính sách có lợi cho người da đen, như nhà cửa và chi phí khám chữa bệnh giá vừa phải.
“Mặt khác, quý vị có một người thường xuyên coi thường không những cả cộng đồng mà còn từng cá nhân,” ông Obama nói.


Tin Quốc Tế Đó Đây

*** Do Thái Tiếp Tục Oanh Kích Beirut Nhằm Tiêu Diệt Chỉ Huy An Ninh Hezbollah


(Ảnh AFP - Mohamed Abouelenen: Khói bốc lên từ hai nơi ở Beirut, Lebanon, bị Do Thái oanh kích ngày 10/10/2024.)
-Quân đội Do Thái tiếp tục ném bom dữ dội vào các vùng ngoại ô phía Nam Beirut, cũng như ở miền Nam Lebanon, mà theo họ là nhắm vào các vị trí của Hezbollah. Tối 10/10/2024, thủ đô Lebanon là mục tiêu của một cuộc tấn công kép, nhằm vào lãnh đạo an ninh của tổ chức Hezbollah.
Theo Bộ Y tế Lebanon, các đợt oanh kích đã làm ít nhất 22 người chết và 117 người bị thương. Theo một nguồn tin thân cận với phong trào Hezbollah, cuộc oanh kích của Do Thái là nhắm hạ sát " Wafic Safa, lãnh đạo bộ máy an ninh của Hezbollah". Thông tín viên Paul Khalifeh của Đài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) tại Beirut cho biết thêm chi tiết:
Các cuộc oanh kích nhắm vào hai khu dân cư đông đúc ở phía tây Beirut, cách Tòa Ðại sứ Pháp gần một cây số theo đường chim bay, trên đường phân giới cũ từng chia đôi thủ đô trong cuộc nội chiến.

Những vụ nổ mạnh vang lên khắp Beirut làm rung chuyển tường nhà và làm cho dân chúng hoảng loạn. Truyền thông Do Thái đưa tin, các đợt oanh kích này nhằm vào mục tiêu là viên chức cấp cao của Hezbollah, Wafic Safa.
Nhân vật mà người dân Lebanon biết rất rõ này chịu trách nhiệm phối hợp hoạt động giữa các đảng phái và nhân vật chính trị khác ở Lebanon.Theo kênh truyền hình al-Manar của Hezbollah, có lẽ ông ta vẫn bình an vô sự.
Cuộc giao tranh trên bộ tập trung vào thứ Năm xung quanh trụ tổng hành dinh của lực lượng gìn giữ hòa bình FINUL, ở Naqoura, miền nam Lebanon
Hezbollah thông báo rằng họ đã phá hủy một xe tăng Merkava ở khu vực này, nơi một trạm quan sát FINUL bị " trúng đạn trực tiếp từ xe tăng Do Thái ", làm bị thương khiến hai binh sĩ gìn giữ hòa bình mang quốc tịch Nam Dương.

Lực lượng Liên Hiệp Quốc tố cáo quân đội Do Thái "liên tục" nổ súng vào các vị trí của họ.
Những cuộc tấn công này đã gây ra sự phản đối mạnh mẽ từ Ý Ðại Lợi và Ái Nhĩ Lan, những nước đóng góp chính cho lực lượng FINUL.
Các vụ tấn công vào lực lượng giữ gìn hòa bình của Liên Hiệp Quốc tại Lebanon đã bị cộng đồng quốc tế lên án mạnh mẽ. Hôm nay 11/09, bộ Ngoại Giao Lebanon tố cáo Do Thái tiếp tục bắn vào lực lượng Mũ Nồi Xanh của Sri Lanka ở miền nam Lebanon. Trong một thông cáo, bộ Ngoại Giao Lebanon "lên án mạnh mẽ việc cố ý bắn, có hệ thống, của quân đội Do Thái nhằm vào lực lượng của Liên Hiệp Quốc tại Lebanon ( FINUL), trong đó vụ mới nhất nhằm vào căn cứ của binh sĩ Sri Lanka, làm nhiều người bị thương".


Máy Bay Không Người Lái Ukraine Tấn Công Căn Cứ Không Quân Nga ở Bắc Caucasus


(Ảnh AP, minh họa: Một binh sĩ Nga khai triển máy bay không người lái ở Ukraine.)
-Hãng tin Mash của Nga đưa tin cho hay máy bay không người lái của Ukraine đã tấn công căn cứ không quân Khanskaya ở khu vực Cộng hòa Adygeya, miền Nam nước Nga, vào sáng thứ Năm (10/10/2024).
Hãng tin này đã công bố những bức ảnh về điều mà hãng tin này nói là các máy bay không người lái tầm xa do Hoa Kỳ sản xuất đã bị bắn hạ gần căn cứ không quân.
Người đứng đầu khu vực Murat Kumpilov cũng cho biết trên ứng dụng nhắn tin Telegram rằng ngôi làng Rodnikovy trong cùng khu vực đang được di tản do đám cháy sau cuộc tấn công bằng máy bay không người lái.
Ông nói rằng cuộc tấn công nhắm vào vùng ngoại ô của thành phố Maykop - nơi có căn cứ không quân - và không có thương vong.
Trong khi đó, hãng thông tấn RIA trích lời Bộ Quốc phòng Nga cho biết rằng 47 máy bay không người lái đã bị bắn hạ vào ban đêm trên toàn khu vực Kuban, vốn bao gồm cả Adygeya.


Ukraine Thông Báo Phá Hủy Kho 400 Drone Tấn Công của Nga


(Hình AP / Evgeniy Maloletka: Phòng không Ukraine bắt chặn một drone Shahed của Nga trên bầu trời thủ đô Kyiv, ngày 7/9/2024.)
-Hôm 9/10/2024, quân đội Ukraine thông báo đã phá hủy một kho chứa khoảng 400 drone tấn công của đối phương ở miền Nam nước Nga. Đây là kho drone Shahed gần Oktyabrsky, trong vùng Krasnodar, nằm ở phía Tây bán bán đảo Crimea mà Nga đã sáp nhập của Ukraine từ năm 2014.
Theo quân đội Ukraine, "việc phá hủy một căn cứ trữ drone Shahed sẽ làm giảm đáng kể năng lực của quân Nga xâm lược vốn dĩ khủng bố thường dân của các thành phố và làng mạc của Ukraine".
Theo AFP, Nga chưa có phản ứng. Chính quyền vùng Krasnodar chỉ nói đến "một vụ cháy kho" trên diện tích 800 mét vuông, nhưng không gây thiệt hại về người.

Sáng 10/10/2024, Bộ Quốc phòng Nga ra thông cáo khẳng định trong đêm 9/10 đã bắn hạ 92 drone của Ukraine, nhắm đến miền Tây-Nam nước Nga. Trong số này, có 47 drone bị vô hiệu hóa trên bầu trời vùng Krasnodar, cách chiến tuyến 150 cây số.
Về chiến dịch phản công ở vùng biên Kursk trên lãnh thổ Nga, hiện đang có khoảng 100 địa phương bị các lực lượng Ukraine chiếm đóng, quân đội Nga hôm qua khẳng định đã giành lại được 2 làng. Tổng cộng, quân đội Nga đã kiểm soát trở lại được 14 làng.
Trong khi đó, tại miền Nam Ukraine, theo Oleg Kiper, Thống đốc vùng Odessa, vụ oanh tạc của Nga bằng phi đạn trong ngày 9/10, làm 7 người chết và 10 người bị thương.


Tổng Thống Ukraine Công Du Âu Châu Để Tìm Kiếm Thêm Viện Trợ Từ Đồng Minh


(Hình AFP - Service présidentiel de presse ukrainien: Thủ tướng Croatia, ông Andrej Plenković (phải) bắt tay Tổng thống Ukraine, Volodymyr Zelensky, tại hội nghị thượng đỉnh Ukraine-Đông Nam Âu, tại Dubrovnik, Croatia, ngày 9/10/2024.)
-Cơn bão Milton tại Hoa Kỳ không chỉ tác động đến tiểu bang Florida mà còn làm trì hoãn cuộc họp ở Ramstein của lãnh đạo các nước ủng hộ Ukraine – Ukraine Defense Contact Group – do vắng mặt Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden. Tuy nhiên Tổng thống Zelensky vẫn tiếp tục chuyến công du Âu Châu để tìm kiếm thêm viện trợ.
Nguyên thủ Ukraine gặp lãnh đạo Anh vào sáng 10/10/2024 tại Luân Đôn, đến Paris vào chiều cùng ngày để hội đàm với Tổng thống Pháp Emmanuel Macron tại điện Elysée, Paris. Từ thủ đô Kyiv của Ukraine, thông tín viên Emmanuelle Chaze của Đài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) tường trình:
Lẽ ra đó là lần đầu tiên lãnh đạo các nước ủng hộ Ukraine họp thượng đỉnh tại Ramstein, nhưng cuối cùng, nhóm hỗ trợ quốc phòng cho Ukraine quy tụ hơn 50 nước sẽ không họp tại căn cứ quân sự Mỹ ở Đức vào ngày mai, 11/10, vì một những lãnh đạo chủ chốt ủng hộ Ukraine, Tổng thống Mỹ Joe Biden, đã hủy chuyến đi để giám sát chỉ đạo từ Hoa Thịnh Ðốn các hoạt động khẩn cấp đối phó với cơn bão Milton.

Mặc dù cuộc họp bị hoãn lại, nhưng Tổng thống Ukraine, ông Volodymyr Zelensky vẫn thực hiện chuyến công du Âu Châu. Hôm 9/10, nguyên thủ Ukraine đã thăm chính thức Croatia, ông Zelensky đã khẳng định rằng Kyiv có cơ hội thực sự để có một hành động mang tính quyết định trên chiến trường vào mùa đông này và có thể kết thúc chiến tranh, dẫn tới hòa bình lâu dài.
Tổng thống Ukraine cũng nhắc lại rằng Kyiv trông cậy vào các đồng minh để mang lại hòa bình và an ninh cho Âu Châu. Ông Zelensky cũng sẽ có cơ hội nhắc lại những tuyên bố này khi gặp Tổng thống Emmanuel Macron vào hôm nay, 10/10 tại điện Élysée, và gặp Thủ tướng Đức Olaf Scholz vào ngày 11/10 tại Bá Linh. Nguyên thủ Ukraine cũng sẽ gặp Giáo hoàng Francis, Thủ tướng Ý Ðại Lợi Giorgia Meloni ở Roma, và Thủ tướng Anh Keir Starmer tại Luân Đôn.
Những tuần gần đây, Tổng thống Ukraine bày tỏ quan ngại về việc các đồng minh chậm trễ ra quyết định viện trợ quân sự. Kyiv đã nhiều lần xin trợ giúp vũ khí tầm xa để tấn công vào các mục tiêu quân sự trên lãnh thổ Nga. Thông tấn xã AFP cho hay hôm 10/10, viện nghiên cứu Kiel Institute của Đức đã cảnh báo rằng các viện trợ cho Kyiv từ phương Tây sẽ giảm mạnh kể từ năm 2025, đặc biệt là trước nguy cơ Donald Trump trở lại Tòa Bạch Ốc và có thể ngăn chặn tất cả các khoản viện trợ cho Ukraine tại Quốc hội.


Liên Hiệp Âu Châu Họp Bàn Chuyển Người Nhập Cư Trái Phép Ra Khỏi Khối


(Hình AP - Olivier Matthys: Khu vực trụ sở của Liên Hiệp Âu Châu tại thủ đô Brussels của Bỉ. Ảnh chụp ngày 9/9/2022.)
-Vấn đề quản lý, cho hồi hương người nhập cư lại được đưa vào chương trình nghị sự của Liên Hiệp Âu Châu. Hôm 10/10/2024, Bộ trưởng Nội vụ của các nước thành viên Liên Hiệp Âu Châu họp tại Lục Xâm Bảo để thảo luận cụ thể về đề xuất chuyển người nhập cư đến các "trung tâm hồi hương" đặt tại một nước thứ ba, ngoài Liên Hiệp Âu Châu.
Theo AFP, đây là một trong "các giải pháp đổi mới", dựa theo đề xuất của chính quyền Hung Gia Lợi và Ý Ðại Lợi, mà các Bộ trưởng Nội vụ của 27 nước thành viên Liên Hiệp Âu Châu được đề nghị thảo luận trong bữa ăn trưa bàn công việc hôm 10/10 tại Lục Xâm Bảo.
Về phía Pháp, Bộ trưởng Nội vụ Bruno Retailleau nhấn mạnh "chúng ta trước tiên không được loại trừ bất kỳ giải pháp nào", nhưng lưu ý đến việc có "nhiều nhóm người di cư khác nhau, và biện pháp này không thể áp dụng cho nhóm "người xin tị nạn" ở Pháp, chiểu theo lời mói đầu của Hiến pháp Pháp năm 1946.

Trong khi đó, Bộ trưởng Nội vụ Đức, bà Nancy Faeser, thì tỏ ra thận trọng, nhắc lại rằng việc chuyển di dân như vậy ra ngoài Liên Hiệp Âu Châu đòi hỏi Brussels phải có "thỏa thuận với quốc gia đối tác (nước thứ ba)" và trên thực tế, đây là vấn đề chính.
Theo các nguồn tin ngoại giao, cuộc thảo luận về chủ đề này khó dẫn đến thành công, nhưng cho thấy Liên Hiệp Âu Châu tỏ ra cứng rắn hơn trong vấn đề tiếp nhận di dân quốc tế, vào lúc phe cực hữu đang trỗi dậy ở nhiều nước thành viên.
Ý tưởng về những "trung tâm" tiếp nhận di dân này xuất phát từ thỏa thuận gây tranh cãi mà chính phủ của Thủ tướng Ý Ðại Lợi, Giorgia Meloni, ký kết với chính quyền Albani, để lập 2 trung tâm tiếp nhận di dân bị bắt ở vùng biển của Ý Ðại Lợi. Anh Quốc cũng từng lên kế hoạch nhằm trục xuất người nhập cư trái phép đến Rwanda, nhưng sau đó Luân Đôn đã từ bỏ dự án sau khi bị chỉ trích nặng nề.
Mới đây, đề xuất của Hòa Lan và Áo về chủ đề trục xuất đã nhận được sự ủng hộ của các nước Đức và Pháp nhằm "tạo thuận lợi" và "đẩy nhanh" việc trục xuất di dân trái phép.


Giải Nobel Văn Học 2024 Thuộc Nữ Văn Sĩ Han Kang của Nam Hàn


(Hình AFP / Jonathan Nackstrand: Cuốn sách của nhà văn Nam Hàn, Han Kang - người vừa đoạt Giải Nobel Văn Học 2024.)
-Giải Nobel Văn Học năm 2024 thuộc về nữ văn sĩ Nam Hàn Han Kang nhờ các tác phẩm được nhận định là "trực diện với những chấn thương lịch sử, phơi bày sự mong manh trong cuộc sống phận người".
Viện Hàn lâm Thụy Điển công bố Giải Nobel Văn Học 2024 vào chiều ngày 10/10 (theo giờ Hà Nội) như vừa nêu.
Nữ văn sĩ Han Kang sinh ngày 27/11/1970 ở Gwangju. Cha bà là tiểu thuyết gia Han Seung Won. Bà cho biết được truyền cảm hứng bời sách của các tác giả Nam Hàn khác như Kang So Cheon Ma Hae Song; đồng thời bà yêu thích văn học Nga qua các tác phẩm của nhà văn Fyodor Dostoyevsky.
Bà bắt đầu sự nghiệp văn chương vào năm 23 tuổi. Năm 2016, tác phẩm "The Vegetarian" của bà được trao giải Booker. Đây là tác phẩm tiếng Hàn đầu tiên nhận được giải này.
Giải Nobel Văn Học 2024 kèm khoản thưởng 11 triệu Krona (tương đương 1 triệu Mỹ kim).


Nhà Văn Nam Hàn Han Kang Đoạt Giải Nobel Văn Học Với Những Tác Phẩm "Phơi Bày Sự Mong Manh của Cuộc Đời"


(Hình AP - Alastair Grant: Bà Han Kang phát biểu với truyền thông sau khi nhận giải Man Booker International cho tác phẩm 'The Vegetarian' của bà tại thủ đô Luân Ðôn của Anh Quốc, ngày thứ Ba, 16/5/2016. Bà Kang, người Nam Hàn, vừa đoạt Giải Nobel Văn Học 2024.)
-Chủ nhân của Giải Nobel Văn Học đã được tiết lộ hôm 10/10/2024, đó là nhà văn người Nam Hàn Han Kang. Theo Ủy ban Nobel của Viện Hàn lâm Thụy Điển, nữ nhà văn 53 tuổi đã viết ra "những câu văn xuôi đầy chất thơ mãnh liệt, với những chấn thương lịch sử, phơi bày sự mong manh của cuộc đời con người".
Ban tổ chức giải nhận định rằng "trong tác phẩm của mình, Han Kang đã đối diện với những chấn thương lịch sử, những tập hợp các quy định vô hình…. Bà có nhận thức độc đáo về sự liên kết giữa tâm hồn và thể xác, giữa sự sống và cái chết. Lối viết đầy chất thơ, mang tính thử nghiệm đã làm đổi mới nền văn chương hiện đại".

Nữ nhà văn Nam Hàn được quốc tế biết đến với nhiều tác phẩm, ví dụ như "The vegetarian", một cuốn tiểu thuyết gây ám ảnh kể về quyết định ngừng ăn thịt của một người phụ nữ, gây ra những hậu quả tàn khốc. Tác phẩm này đoạt giải thưởng văn học của International Booker Prize vào năm 2016. Ngoài ra, cũng phải kể đến tác phẩm "Human Acts", trong đó, nhà văn đưa tiếng nói cho các nạn nhân trong vụ thảm sát ở Gwangju vào năm 1980, cho phép linh hồn tách khỏi cơ thể, để họ chứng kiến sự hủy diệt của chính mình. Ban tổ chức giải mô tả "phong cách của Han Kang, vừa có tầm nhìn xa trông rộng vừa súc tích nhưng lại khác xa với kỳ vọng của chúng ta về thể loại đó".
Từ nhiều năm qua, Ban tổ chức Giải Nobel Văn Học đã bị chỉ trích nhiều vì tập trung vào các tác giả Âu Châu hoặc Bắc Mỹ, và thiên về nam giới. Han Kang là nhà văn nữ thứ 18 nhận được Nobel Văn Học, kể từ khi bắt đầu có giải vào năm 1901.


Khối ASEAN và Nam Hàn Nâng Quan Hệ Lên Đối Tác Chiến Lược Toàn Diện


(Hình AFP, từ trái qua phải: Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra, Thủ tướng VN Phạm Minh Chính, Tổng thống Nam Hàn Yoon Suk Yeol, Thủ tướng Nhật Bản Shigeru Ishiba, Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone, Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường chụp ảnh tại Thượng đỉnh ASEAN cộng lần thứ 27 ở thủ đô Vientaine của Lào hôm 10/10/2024.)
-Vào sáng ngày 10/10/2024 tại thủ đô Vientaine của Lào, lãnh đạo Khối các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Tổng thống Nam Hàn thông qua tuyên bố chung thiết lập quan hệ đối tác chiến lược toàn diện giữa hai phía.
Quyết định này được thống nhất tại Hội nghị Cấp cao ASEAN- Nam Hàn lần thứ 25 nhân dịp hai phía kỷ niệm 35 năm thiết lập quan hệ ngoại giao.
Tổng thống Nam Hàn Yoon Suk-yeol cho biết tổng kim ngạch thương mại ASEAN-Nam Hàn trong 35 năm qua tăng gấp 23 lần, đầu tư tăng 80 lần và giao lưu nhân dân tăng 37 lần.

Cụ thể, kim ngạch thương mại hai chiều ASEAN-Nam Hàn đạt gần 197 tỉ Mỹ kim. Nam Hàn hiện là đối tác thương mại lớn thứ năm của ASEAN và là nhà đầu tư FDI lớn thứ sáu và ASEAN với 11 tỉ Mỹ kim trong năm 2023.
Ông Yoon Suk-yeol cho biết Hán Thành sẽ dành ưu tiên tăng cường hợp tác với các nước ASEAN; ứng phó và giải quyết hiệu quả các thách thức về an ninh, kinh tế, biến đổi khí hậu…. Bên cạnh đó, Nam Hàn sẽ tăng đầu tư nguồn lực hợp tác với các nước ASEN về thành phố thông minh, chuyển đổi số, nghiên cứu chung, đào tạo các chuyên gia về kỹ thuật và trí tuệ nhân tạo (AI) với kế hoạch đào tạo 40.000 sinh viên.
Tại hội nghị vừa nêu, Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính đề nghị ASEAN và Nam Hàn đóng góp trách nhiệm hơn cho hòa bình, ổn định và thịnh vượng ở khu vực. Ông Chính hoan nghênh Nam Hàn tiếp tục ủng hộ lập trường chung của ASEAN về Biển Đông….


Phi Luật Tân Đối Đầu Trung Quốc Về Tranh Chấp Biển Đông tại Hội Nghị ASEAN


(Hình AFP / Nhac Nguyen, minh hoạ: Tổng thống Phi Luật Tân Ferdinand Marcos dự Thượng đỉnh ASEAN-Nam Hàn tại thủ đô Vạn Tượng của Lào hôm 10/10/2024.)
-Tổng thống Phi Luật Tân Ferdinand Marcos Jr. trực tiếp nêu phản đối với Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường về những vụ va chạm gần đây tại Biển Đông giữa lực lượng hai phía.
Phản đối với yêu cầu Trung quốc dừng những hành động như thế được Tổng thống Phi Luật Tân đưa ra ngày 10/10/2024 tại hội nghị Hiệp hội các Quốc gia Ðông Nam Á (ASEAN) đang diễn ra tại Lào.
AFP loan tin trong cùng ngày, dẫn tiết lộ của một nhà ngoại giao tham dự cuộc gặp giữa hai ông Ferdinand Marcos Jr. và Lý Cường. Tổng thống Phi Luật Tân lập luận rằng "quý vị không thể tách biệt hợp tác kinh tế với an ninh chính trị".

Tin cho biết Tổng thống Phi Luật Tân phát biểu " ASEAN và Trung Quốc không thể giả vờ rằng tất cả đều tốt đẹp trên bình diện kinh tế trong khi diễn ra căng thẳng trên bình diện chính trị"
Ông Ferdinand Marcos Jr. kêu gọi cả hai phía ASEAN và Trung Quốc cần khẩn cấp thúc đẩy đàm phán về Bộ quy tắc ứng xử (COC) tại Biển Đông.
Một nguồn khác từ ASEAN được AFP dẫn cho biết các nguyên thủ khác cũng khẳng định mạnh mẽ lập trường của họ; trong khi Thủ tướng Trung Quốc khăng khăng rằng Bắc Kinh phải bảo vệ chủ quyền của Hoa Lục.
Vào ngày 9/10, nguyên thủ các nước ASEAN lặp lại kêu gọi lâu nay về việc tự kiềm chế và tôn trọng luật pháp quốc tế tại khu vực Biển Đông. Kêu gọi này được nêu ra trong dự thảo tuyên bố của Chủ tịch hội nghị mà AFP đọc được.
Trung Quốc lâu nay đơn phương tuyên bố chủ quyền gần trọn Biển Đông trong đường đứt khúc mà họ tự vạch ra. Đây là vùng biển có tuyến đường biển chiến lược lớn lao mà hằng năm số lượng hàng vận chuyển qua đó tổng giá trị lên đến hàng ngàn tỉ Mỹ kim. Ngoài ra, đó cũng la khu vực giàu tài nguyên thiên nhiên hải sản, dầu khí…
Các nước thành viên ASEAN gồm Brunei, Mã Lai Á, Phi Luật Tân, Nam Dương, Việt Nam có tuyên bố chủ quyền tại khu vực đó cùng Trung Quốc và Đài Loan.


Tổng Thống Biden Vắng Mặt Tại Hội Nghị ASEAN ở Vạn Tượng: Một Sai Lầm Lớn của Hoa Kỳ


(Hình REUTERS - Athit Perwongmetha: Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken tới dự thượng đỉnh ASEAN-Hoa Kỳ lần thứ 12, thủ đô Vạn Tượng của Lào, ngày 10/10/2024.)
-Lần thứ nhì liên tiếp Tổng thống Mỹ Joe Biden vắng mặt tại hội nghị cấp cao ASEAN, khiến khối các nước Đông Nam Á càng thấm thía nguyên tắc "Mỹ thì xa, Trung Quốc thì gần".
Đành rằng Tổng thống Nga và Chủ tịch Trung Quốc không đích thân đến dự hội nghị Vạn Tượng, nhưng có lẽ nếu được mời tham dự một "thượng đỉnh" do Mỹ chủ trì, sẽ không một quốc gia nào dám chỉ cử Ngoại trưởng đi tham dự. Sự bất cân đối đó có thể hiểu là trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ, khối Đông Nam Á chỉ đóng vai trò "thứ yếu" hay là Hoa Thịnh Ðốn đã nhường sân chơi cho Bắc Kinh?

Tại thượng đỉnh ASEAN năm 2023 tổ chức tại Nam Dương, Tòa Bạch Ốc đã cử Phó Tổng thống Kamala Harris đến dự. Lần này, hơn 30 ngày trước bầu cử Tổng thống bất phân thắng bại trước đối thủ Donald Trump, ai cũng hiểu, ASEAN đương nhiên không là mối quan tâm hàng đầu của bà Harris. Vào lúc chỉ cử Ngoại trưởng Antony Blinken đại diện cho Hoa Kỳ đến hội nghị ASEAN, thì Tổng thống Biden dự trù công du Angola ở Phi Châu và đến dự hội nghị hỗ trợ Ukraine tại Ramstein, Đức. Giờ chót, bão Milton buộc Tổng thống Hoa Kỳ phải hủy hai chuyến đi này để "chăm lo cho người dân Mỹ trước đã". Một lần nữa công luận dễ thông cảm rằng nguyên thủ Mỹ đặt quyền lợi của người Mỹ lên trên hết. Nhưng theo giới quan sát, việc ASEAN không mấy hiện diện trong lịch làm việc của Tổng thống Biden cho thấy Tòa Bạch Ốc không quan tâm nhiều đến Đông Nam Á. Điều này làm dấy lên nghi vấn về những mục tiêu lâu dài của Mỹ ở Ấn Độ-Thái Bình Dương.
Tháng trước, Tổng thống Biden tiếp lãnh đạo nhóm Bộ Tứ QUAD gồm Úc Ðại Lợi, Nhật và Ấn Độ tại nhà riêng ở tiểu bang Delaware. Úc Ðại Lợi còn là 1 trong 3 cột trụ của liên minh quân sự AUKUS bên cạnh Hoa Kỳ và Anh Quốc. Tháng 4 vừa qua, ông Joe Biden họp thượng đỉnh với Nhật Bản và Phi Luật Tân. Xa hơn nữa vào tháng 8/2023 ông đã tiếp lãnh đạo Nhật Bản, Nam Hàn tại Camp David…. Theo nhà nghiên cứu Joanne Lin, Viện Nghiên cứu Đông Nam Á Yusof Ishak - Tân Gia Ba, rõ ràng là Hoa Kỳ "củng cố liên minh với các đối tác chia sẻ cùng những mục đích chiến lược chủ yếu là để kiềm chế ảnh hưởng ngày càng lớn của Trung Quốc trong khu vực".

Theo quan điểm của chính quyền Biden, ASEAN tuy là một mắt xích quan trọng trong chiến lược xoay trục sang Á Châu mà bằng chứng là đích thân Tổng thống Biden đã đến Việt Nam, nâng cấp quan hệ với Hà Nội lên hàng cao nhất - Quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện - nhưng Hoa Thịnh Ðốn thiên về đối thoại song phương hay đối thoại với một nhóm nhỏ các nước thành viên ASEAN hơn là với toàn thể 10 thành viên trong khối.
Có điều trong cuộc cạnh tranh Mỹ-Trung hiện nay và nhất là để tranh giành ảnh hưởng tại Đông Nam Á, Bắc Kinh đã nhanh chóng lấp vào chỗ trống mà Hoa Kỳ để lại. Chỉ riêng trong lĩnh vực kinh tế chẳng hạn, Hoa Thịnh Ðốn muốn chiêu dụ ASEAN với IPEF - Khuôn khổ Kinh tế Ấn Độ-Thái Bình Dương. Nhưng trong lúc IPEF còn là một khái niệm trừu tượng và mơ hồ đối với nhiều quốc gia Đông Nam Á, thì Trung Quốc đã đẩy mạnh dự án Một Vành đai-Một Con đường, đáp ứng nhu cầu phát triển của các đối tác Đông Nam Á, mà điển hình là qua các chương trình đầu tư hàng tỉ Mỹ kim vào cơ sở hạ tầng tại Lào, Cam Bốt hay Nam Dương.

Về phía ASEAN nhà nghiên cứu Joanne Lin viện Đông Nam Á tại Tân Gia Ba cho rằng, bản thân khối này tự hỏi về mặt an ninh, có thể tin cậy vào Hoa Kỳ đến mức nào vào lúc mà Hoa Thịnh Ðốn càng lúc càng bận tâm về những vấn đề nội bộ của nước Mỹ như là thâm hụt mậu dịch, lạm phát hay là nhập cư....
Chuyên gia Lin ghi nhận, "Mỹ đang mất dần ảnh hưởng tại Đông Nam Á. Xung đột giữa Do Thái và Hamas càng khiến ASEAN kém tin tưởng vào vai trò đầu tàu của Mỹ trên sân khấu quốc tế". Trong hoàn cảnh đó, nhiều nước ASEAN đã loay hoay đi tìm những điểm tựa mới, đó là những "cường quốc bậc trung bình" như là Úc Ðại Lợi, Nhật, Nam Hàn, Ấn Độ và Liên Hiệp Âu Châu….
Điều đó không cấm cản Trung Quốc tiếp tục củng cố và mở rộng vai trò với các nước Đông Nam Á.


Quốc Khánh 113 Năm, Tổng Thống Lại Thanh Đức Nói Về Tuổi Đời của Nền Cộng hòa Dân Quốc của Đài Loan


(Hình AP - Chiang Ying-ying: Tổng thống Đài Loan Lại Thanh Đức và phu nhân Ngô Mai Như, cùng Chủ tịch Quốc hội Nam Hàn Du (Han Guo-yu) và Phó Tổng thống Tiêu Mỹ Cầm (Hsiao Bi-khim) trong Ngày Quốc Khánh Đài Loan, thủ đô Đài Bắc, ngày 10/10/2024.)
-Hôm 10 tháng 10 năm 2024, hòn đảo Đài Loan tổ chức lễ Quốc khánh mà đài báo địa phương còn gọi là 'sinh nhật lần thứ 113'. Thông tín viên Nguyễn Giang của Đài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) tường trình từ thủ đô Đài Bắc của Đài Loan:
Đài Loan tính ngày lập quốc là từ sự kiện Cách mạng Tân Hợi ở Trung Hoa, lật đổ nhà Thanh năm 1911, lập ra Trung Hoa Dân quốc, chứ không tính từ ngày chính quyền Quốc Dân Đảng dựng lại cơ đồ ở đảo Đài Loan năm 1949 sau khi thua phe Cộng sản của Mao Trạch Đông ở đại lục.
Ngày 10 tháng 10 còn gọi là lễ Song Thập, với hình hai chữ thập nối nhau màu xanh dương và trắng của lá cờ Thanh thiên Bạch nhật, quốc kỳ của Trung Hoa Dân quốc, được phổ biến tại các lễ khác và trên cả các trang web song ngữ Trung-Anh. Trước Phủ Tổng thống ở Đài Bắc có các lễ hội và kết thúc bằng màn bắn pháo hoa từ ngọn tháp Đài Loan 101 từ 8 giờ tối.

Điều thú vị là Quốc khánh dân được nghỉ lễ và công sở đóng cửa nhưng nhiều hàng quán vẫn mở. Người ta vẫn ra vào mua sắm, ăn uống bình thường. Tại các công viên, trên những lối đi bộ ven sông và trên núi, nhiều gia đình người Đài Loan coi đây là ngày dã ngoại cho khỏe nên có nhóm đi xe đạp, có nhiều hội chơi thể thao, và các đoàn leo núi vẫn hoạt động bình thường. Ngay từ cuối tuần trước, trong một lễ trước Quốc khánh, ông Lại Thanh Đức đã chúc người dân "làm ăn chăm chỉ, yên vui" và tăng quỹ trợ giúp lũ lụt sau bão Krathon lên 55 tỉ Đài tệ, tương đương 1,7 tỉ Mỹ kim, chỉ trong năm 2025. Quỹ trợ giúp này là bằng chứng cho thấy quốc gia này duy ít dân (23 triệu) nhưng vẫn giàu có. Theo một cách tính được công bố hôm 7/10 thì Đài Loan có thu nhập bình quân đầu người thứ 16 trên toàn thế giới, và đứng thứ sáu ở Á Châu.
Tổng thống Lại Thanh Đức cũng nói Đài Loan "là quốc gia có chủ quyền" và Trung Hoa Dân quốc còn có tuổi lâu hơn Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, vốn chỉ thành lập năm 1949, nên nói là Đài Loan "thuộc về Trung Quốc" là không đúng.
Những ngôn từ tự tin này chắc chắn không tác động gì đến chính sách của Trung Quốc muốn một ngày sẽ "thống nhất lãnh thổ, đưa Đài Loan về với Đại lục", nhưng ít ra nó đang khiến cho một phần đông dư luận Đài Loan thêm niềm tự hào về cả mức sống, về truyền thống của nền Cộng hòa và về bản sắc riêng của họ, giữa các biến động địa chính trị toàn cầu.

Trong bài phát biểu mừng Quốc khánh, được AFP trích dẫn, Tổng thống Đài Loan, ông Lại Thanh Đức khẳng định: "Trung Quốc không có quyền đại diện cho Đài Loan", đồng thời ông nhấn mạnh rằng sẽ "kháng cự" trước ý định sáp nhập của Bắc Kinh.
Trước các tuyên bố này, hôm 10/10, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc, ông Mao Ninh đã lên án "quan điểm cứng đầu" của Tổng thống Đài Loan về chủ quyền của hòn đảo, làm leo thang căng thẳng hai bên eo biển Đài Loan, "vì lợi ích cá nhân có động cơ chính trị".
Nhiều chuyên gia cho rằng Bắc Kinh có thể coi phát biểu của ông Lại Thanh Đức là cái cớ để thực hiện các cuộc tập trận quân sự răn đe gần hòn đảo.





Không có nhận xét nào: