Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Chủ Nhật, 13 tháng 10, 2024

Sinh Hoạt Hiếm Có: Buổi Gặp Gỡ Thân Mật, Trao Đổi Các Hoạt Động Nhân Quyền và Tranh Đấu Tư Do Tôn Giáo Cho Việt Nam, Tại Chùa Thích Ca Đa Bảo San Jose và Kính Chuyển Tin Việt Nam Hôm Nay Theo Dòng Thời Sự - Lê Văn Hải


Hôm Nay! Giới Thiệu Một Sinh Hoạt Tôn Giáo, Phật Giáo Hiếm Có: Buổi Gặp Gỡ Thân Mật, Nhằm Thăm Hỏi, Trình Bày, Trao Đổi Các Hoạt Động Nhân Quyền và Tranh Đấu Tự Do Tôn Giáo Cho Việt Nam.
Kính thưa Quý Hội Đoàn, Đồng Hương,
-Nhân năm nay, Chùa Thích Ca Đa Bảo sẽ bảo trợ và tổ chức Đại Hội Thường Niên Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hải Ngoại tại Hoa Kỳ Lần 1, Nhiệm Kỳ 2023-2027. Đại Hội cũng là dịp Kỷ Niệm 60 Năm Hiến Chương GHPGVNTN.
<!>
Vì lý do trên, nên mới có buổi gặp mặt này:
Lúc 1 giờ 30 chiều Chủ Nhật, ngày 13 tháng 10 năm 2024 (Hôm nay!)
Tại Chùa Thích Ca Đa Bảo. 147 N. King Rd, San Jose, Ca 95116.

Trong tinh thần đóng góp cho cộng đồng người Việt Quốc Gia ngày càng vững mạnh, chúng tôi mong được tiếp xúc với tất cả Quý Vị: Quý Vị Lãnh Đạo Tinh Thần, Quý Cộng Đồng Đoàn Thể và Quý Đồng Hương Bắc Cali, trong buổi gặp gỡ thân mật này.
Trân trọng kính mời.
Nhân dịp này, xin được tóm tắt chút về: Lịch Sử Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất.
-Giáo hội hình thành trong cuộc đấu tranh đòi bình đẳng tôn giáo năm 1963 dưới thời Đệ Nhất Cộng hòa ở miền Nam Việt Nam. Trong thời gian sôi động đó Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất chính thức khai sinh ngày 4 tháng 1 năm 1964 nhằm quy tụ các hội đoàn, tông phái Phật giáo về một mối.

Sau khi Việt Nam Cộng hòa sụp đổ, Giáo Hội bị chính quyền Cộng hòa Miền Nam Việt Nam tịch thu các cơ sở. Ngay từ cuối năm 1975 đã có những đụng độ giữa Giáo Hội và chính quyền. Mười hai Phật tử và tăng ni đã tự thiêu ở chùa Dược Sư, Cần Thơ để phản đối lệnh cấm treo cờ Phật giáo cùng những điều lệ bó buộc khác. Đại đức Thích Huệ Hiền để lại chúc thư yêu sách nhà cầm quyền thực hiện nhân quyền, tự do tôn giáo, chấm dứt đàn áp GHPGVNTN. Sang tháng 3 năm 1977 khi nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam trưng dụng Cô nhi viện Quách Thị Trang, GHPGVNTN phản kháng mạnh mẽ kêu gọi Phật tử xuống đường phản đối. Viện Đại Học Vạn Hạnh bị nhà nước buộc phải đóng cửa. Nhà xuất bản Lá Bối cũng phải ngưng hoạt động. Giáo Hội có gửi thư đòi thực thi tự do tôn giáo thì nhà cầm quyền phản ứng với lệnh bắt giam sáu thành viên lãnh đạo, trong đó có Hòa thượng Thích Huyền Quang, Thích Quảng Độ và Thích Thiện Minh. Thượng Tọa Thích Thiện Minh sau đó đã bị đánh chết trong tù. Ngày 16 tháng 4 năm 1977, Uỷ ban Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ra Thông báo kêu gọi Phật tử Saigon đấu tranh chống lại GHPGVNTN. Thông báo còn hăm dọa ra tay đàn áp.

Năm 1981, nhằm thống nhất các hệ phái Phật giáo, sau ba năm vận động chính phủ cho thành lập một tổ chức mới mang tên Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) làm tổ chức duy nhất đại diện Phật giáo toàn quốc, nằm dưới sự chỉ đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. GHPGVNTN không chấp nhận tổ chức GHPGVN và bị nhà cầm quyền ép giải tán nhưng không qua văn bản chính thức của chính phủ. Ngày 24 tháng 2 năm 1982, Ủy ban Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ra Quyết định trục xuất hai Hoà Thượng Thích Huyền Quang, Thích Quảng Độ về quản chế tại quê quán Quảng Ngãi và Thái Bình, không qua sự xét xử của toà án. Ngày 7-7 cùng năm, chùa Ấn Quang là trụ sở của GHPGVNTN bị cưỡng chiếm. Toàn bộ tư liệu, hồ sơ của Viện Hoá Đạo bị đốt sạch trong năm ngày mới hết.

GHPGVNTN tiếp tục công cuộc vận động giành lại pháp lý cho Giáo Hội, trong sự thông hiểu là Pháp Nạn chỉ có thể được giải quyết khi Quốc Nạn được giải quyết. Song song với cuộc tranh đấu giành lại pháp lý, Giáo Hội liên tục lên tiếng cho tự do, dân chủ và chủ quyền lãnh thổ.

Buổi Gặp Gỡ Thân Mật, Nhằm Thăm Hỏi, Trình Bày, Trao Đổi Các Hoạt Động Nhân Quyền và Tự Do Tôn Giáo Cho Việt Nam:
Vào lúc 1 giờ 30 chiều Chủ Nhật, ngày 13 tháng 10 năm 2024 (Hôm nay!)
Tại Chùa Thích Ca Đa Bảo. 147 N. King Rd, San Jose, Ca 95116.


Các đời Tăng Thống:
• Đệ Nhất Tăng thống (1964-1973) Hòa thượng Thích Tịnh Khiết (1890-1973).
• Đệ Nhị Tăng thống (1973-1979) Hòa thượng Thích Giác Nhiên (1878-1979).
• Đệ Tam Tăng thống (1979-1991) Hòa thượng Thích Đôn Hậu (1905-1991).
• Đệ Tứ Tăng thống (2003-2008) Hòa thượng Thích Huyền Quang (1920-2008).
• Đệ Ngũ Tăng thống (2011-2020) Hòa thượng Thích Quảng Độ (1928-2020).
Đệ Lục Tăng thống: Hòa Thượng Tuệ Sỹ

Lật Lại Trang Sử Đau Thương: Kể Từ 75, CSVN, Trước Âm Mưu Xóa Sổ Tàn Bạo Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống nhất, Để Thành Lập “Phật Giáo Quốc Doanh!”
-Ngay sau 30/4/1975, chính quyền cộng sản Việt Nam áp dụng chính sách hạn chế hoạt động tín ngưỡng đối với mọi tôn giáo. Toàn bộ những cơ sở của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, Viện Hóa Đạo cũng như Ấn Quang, bị chính quyền mới tịch thu, nhiều vị sư lãnh đạo tị nạn sang nước ngoài như Thích Tâm Châu, Thích Nhất Hạnh.
Những hình thức lễ lạt lớn của Phật giáo đều bị cấm, kể cả việc treo cờ Phật Giáo! Cuối năm 1975, nhiều cuộc đụng độ giữa Phật tử và công an đã xảy ra, 12 người tự thiêu! nhưng cũng không làm thay đổi quyết tâm đặt giáo hội Phật giáo dưới quyền kiểm soát của chính quyền cộng sản.
Những cơ sở công ích còn lại của giáo hội Phật giáo cũng lần lượt bị đóng cửa hay quốc hữu hóa, như cô nhi viện Quách Thị Trang, Viện Đại học Vạn Hạnh, nhà xuất bản Lá Bối.
Các cấp lãnh đạo Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất bị coi là cực kỳ phản động, cũng đã lần lượt bị bắt giam: Hòa thượng Thích Huyền Quang, Thích Quảng Độ và Thích Thiện Minh…

Những người đã từng ủng hộ Mặt trận Giải phóng Miền Nam trước kia và đang có chân trong Mặt trận Tổ quốc và Quốc hội, như Hòa thượng Thích Đôn Hậu, cũng bị bạc đãi. đối xử thô bạo vì dám chống lại chính quyền.
Để hóa giải ảnh hưởng của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất và nắm Phật giáo trong tay, ngày 7/11/1981 chính quyền cộng sản Việt Nam cho ra đời Hiến chương thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam, quy tụ 9 tổ chức giáo hội, hội, và hệ phái trên toàn quốc, trụ sở đặt tại chùa Quán Sứ, Hà Nội.
Sơ đồ tổ chức Giáo hội Phật giáo Việt Nam không khác gì sơ đồ của một đảng phái đời, đảng, hay hội đoàn dân sự, với những cấp trung ương, tỉnh thành, quận huyện, thị xã và thành phố thuộc tỉnh.
Quyết tâm biến Giáo hội Phật giáo Việt Nam thành một công cụ chính trị, để củng cố của chế độ, thể hiện rõ rệt trong Điều 7 của Hiến chương:
"Giáo hội Phật giáo Việt Nam hoạt động theo đúng Giáo pháp, Giáo luật Phật chế và Pháp luật của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa CS Việt Nam. Giáo hội Phật giáo Việt Nam là tổ chức thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam!".

Ngoài ra Hội đồng Trị sự, tức cơ quan điều hành, còn có nhiệm vụ giới thiệu tăng ni, cư sĩ Phật tử tham gia các cơ quan dân cử, tổ chức chính trị xã hội.
Từ sau khi Giáo hội Phật giáo Việt Nam ra đời, mà quần chúng Việt Nam gọi là 'Giáo hội Phật giáo nhà nước!' hay 'Giáo hội Phật giáo quốc doanh!', tầm hoạt động và ảnh hưởng của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất suy giảm hẳn, hoạt động giới hạn hẳn!
Tăng sĩ thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, bị chính quyền cộng sản Việt Nam gây áp lực gia nhập Giáo hội Phật giáo Việt Nam, nếu muốn tiếp tục trụ trì hay ở lại trong những cơ sở tu hành, hay…đi tù!
Hiện nay Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất chỉ còn giữ được chưa đầy khoảng 10% tổng số cơ sở đã có trước 1975. Tất cả những cơ sở còn lại được chính quyền cộng sản Việt Nam, giao cho Giáo hội Phật giáo Việt Nam (quốc doanh) quản lý hết!

Sự can thiệp của chính quyền trực tiếp vào cách hành đạo, đã khiến sinh hoạt của Phật giáo Việt Nam suy đồi, sinh hoạt nhuốm mùi trần tục! Một số sư sãi được chính quyền đề cử trụ trì đã biến chốn thờ phượng thành nơi giải trí và buôn thần bán thánh, chơi bời!
Vậy mà nhiều cán bộ cao cấp trong chính quyền, cũng bỏ tiền xây chùa và mướn sư sãi trông nom, với hy vọng được về cõi Niết Bàn! sau khi chết. Có chùa còn tạc tượng “bồ tát Hồ Chí Minh”, có tượng được dát vàng, để thờ ngang với các chư Phật!
Hiếm thấy một vị sư nào có nước da cháy nắng, gầy ốm còn đi khất thực hay sống trong những ngôi chùa ảm đạm, để tu thiền và giảng thuyết. Sư quốc doanh nào cũng có phone xịn, đi ô tô, phòng máy lạnh, tối nhậu nhẹt, ăn thịt, ka ra ô kê, chưa kể cặp gái công khai!
Ngày nay, nhiều khách thập phương đến chùa để cầu xin trúng số, xin bùa, giải oan, hay thỏa mãn tình duyên nhiều hơn là để cầu nguyện. Còn cảnh đánh ghen trong chùa!
Thêm vào đó, sự tuyển chọn người đảm nhiệm nhiều chức vụ tôn giáo, do chính quyền quyết định. Sinh hoạt của Giáo hội Phật giáo Việt Nam đang bị chính quyền cộng sản Việt Nam trần tục hóa. Phật chỉ là cái áo che mắt.

(vải hình ảnh Phật Giáo quốc doanh)


Trước chính sách trần tục hóa của sinh hoạt Phật giáo, sự tồn tại của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất là rất cần thiết, vì đó là một đối trọng.
Buổi Gặp Gỡ Quý Vị Trong Cộng Đồng Trao Đổi Các Hoạt Động Nhân Quyền và Tranh Đấu Tự Do Tôn Giáo Cho Việt Nam.
Lúc 1 giờ 30 chiều Chủ Nhật, ngày 13 tháng 10 năm 2024 (Hôm nay!)
Tại Chùa Thích Ca Đa Bảo. 147 N. King Rd, San Jose, Ca 95116.


Nhưng từ 75, gần nửa thế kỷ, Giáo hội Phật Giáo Việt Nam Thống nhất, vẫn tìm cách duy trì hoạt động!


(Chùa Liên Trì, một cơ sở của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất trong nước, đã bị chính quyền giải tỏa)
-Bất chấp đàn áp của chính quyền trong nước và chia rẽ nội bộ, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất ‘ đã vẫn, sẽ tìm mọi cách để duy trì hoạt động âm thầm’ để chờ đợi khi điều kiện chín muồi, sẽ phục hưng hoạt động, các vị lãnh đạo của Giáo hội ở hải ngoại nói VOA.
Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất ra đời ở miền Nam vào năm 1964 với mục đích thống nhất các hệ phái Phật giáo ở Việt Nam. Sau khi Việt Nam Cộng hòa sụp đổ, Giáo hội bị tịch thu hầu hết các cơ sở và không được chính quyền mới chiếu cố. Sau khi Giáo hội Phật giáo Việt Nam do chính quyền của Đảng Cộng sản bảo trợ ra đời vào năm 1981, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất càng bị chính quyền tìm mọi cách đàn áp và triệt tiêu.

Kể từ khi ra đời, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất đã trải qua 6 đời Tăng thống là các vị Hòa thượng: Thích Tịnh Khiết, Thích Giác Nhiên, Thích Đôn Hậu, Thích Huyền Quang và Thích Quảng Độ. Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ, Đệ ngũ Tăng thống của Giáo hội, đã viên tịch hồi tháng 2 năm nay, Sau đó là Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ. Và sau đó để trống vị trí Tăng thống cho đến nay.
Trong hoàn cảnh không còn lãnh đạo tinh thần và tiếp tục bị đàn áp, tương lai của Giáo hội có lịch sử hơn 50 năm này sẽ ra sao?
Không chết đâu! ‘Vẫn tồn tại dưới mọi hình thức!’
Trao đổi với VOA, Hòa thượng Thích Huyền Việt ở Houston, bang Texas, chủ tịch Văn phòng 2 Viện Hóa đạo đồng thời là chủ tịch văn phòng điều hành Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất tại Hoa Kỳ, cho biết Giáo hội hiện giờ vẫn ‘duy trì hoạt động trong nước’ và ‘vẫn tồn tại theo hiến chương’.

Hiến chương quy định Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất hoạt động theo mô hình lưỡng viện là Viện Tăng thống và Viện Hóa đạo.
“Cách nay không lâu, Viện Hóa đạo đã cung thỉnh 10 vị tôn túc gồm 7 vị trong nước, 3 vị hải ngoại vào Hội đồng Giáo phẩm Trung ương thuộc Viện Tăng thống,” Hòa thượng Thích Huyền Việt cho biết.
Theo lời ông, cố Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ có ủy quyền cho Hòa thượng Thích Tâm Liên, Viện trưởng Viện Hóa đạo đương nhiệm và là trụ trì chùa Long Quang, Huế, quyền xử lý mọi sự vụ của Viện Tăng Thống sau khi Ngài viên tịch.
Do đó, Giáo hội trong nước hiện nay vẫn có người lãnh đạo và xử lý sự vụ của lưỡng viện trong khi ở hải ngoại vẫn còn Văn phòng 2 Viện Hóa đạo, Hòa thượng Thích Huyền Việt giải thích.
Về ngôi vị Đệ Lục Tăng thống, ông nói rằng ‘phải tuân theo Hiến chương của Giáo hội’, tức là chư tăng, các vị tôn túc, hội đồng lưỡng viện, các vị cư sĩ, các vị huynh trưởng ‘có trách nhiệm chọn và cung thỉnh trong một kỳ đại hội’.

Sau khi Đức Đệ Tứ Tăng thống Thích Huyền Quang viên tịch hồi năm 2008, Hòa thượng Quảng Độ đã xử lý thường vụ Viện Tăng thống cho đến kỳ đại hội vào năm 2011 thì chính thức được suy tôn làm Đệ ngũ Tăng thống.
“Giáo hội gặp rất nhiều khó khăn trong hoạt động nhưng cho dù có bao nhiêu sự khó khăn, bao nhiêu sự trù dập thì chúng tôi vẫn tồn tại dưới mọi hình thức,” Hòa thượng Thích Huyền Việt khẳng định.
“Như Đức Đệ ngũ Tăng thống đã nói là phải giữ cái nền của Giáo hội Thống nhất, để chờ đến sau khi Việt Nam chuyển đổi sang dân chủ rồi thì ai đó sẽ xây lên ngôi nhà,” ông nói thêm. “Cho nên tăng ni, tín đồ, cư sĩ của Giáo hội vẫn kiên trì hoạt động của Giáo hội.”
Văn phòng 2 Viện Hóa đạo ở hải ngoại được thành lập theo lệnh của Đức Đệ Tứ Tăng thống Thích Huyền Quang ‘là để phòng trường hợp Hội đồng Lưỡng viện trong nước không hoạt động được thì Giáo hội vẫn có thể duy trì hoạt động trong bất cứ hoàn cảnh nào’.


Buổi Gặp Gỡ Trao Đổi Các Hoạt Động Nhân Quyền và Tranh Đấu Tự Do Tôn Giáo Cho Việt Nam.
Lúc 1 giờ 30 chiều Chủ Nhật, ngày 13 tháng 10 năm 2024 (Hôm nay!)
Tại Chùa Thích Ca Đa Bảo. 147 N. King Rd, San Jose, Ca 95116.


Nhìn lại, cuộc đàn áp quy mô tàn bạo, Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất sau 30/4
(Ỷ Lan, Phóng viên RFA, Paris)


(Từ trái sang phải: HT Thích Quảng Độ, Nhật Thường, Thích Nhật Ban, Đồng Ngọc, Thích Trí Lực, Thích Không Tánh tại TAND TPHCM tháng 8 năm 1995.)
-Cuộc đàn áp quy mô, xóa sổ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất
Danh xưng Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất (GHPGVNTN) ra đời tại Saigon ngày 4 tháng giêng 1964, sau cuộc đấu tranh đòi hỏi bình đẳng tôn giáo và tự do tín ngưỡng năm 63. Vì trước đó, Dụ số 10 của Pháp bó buộc phải hoạt động theo quy chế Hiệp hội.
Kể từ tháng 9 năm 75, cuộc đàn áp Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất bắt đầu theo Chỉ thị số 20 của Đảng do ông Lê Duẩn ký năm 1960, khiến Phật giáo miền Bắc bị tiêu vong. Nay đem thực hiện tại Miền Nam.
Cuối tháng 9 năm 75, Hoà thượng Thích Huyền Quang nhân danh Viện Hoá Đạo đã có văn thư phản đối Chủ tịch Cách Mạng Lâm thời về việc đập phá các tượng Phật lộ thiên.

Nhiều hiện tượng khác, như bắt treo hình Hồ Chí Minh trên bàn thờ tổ tiên, áp lực chư Tăng hoàn tục, hoặc đưa sang chiến trường Kampuchia, cấm treo cờ Phật giáo trong các chùa viện, cưỡng chiếm các cơ sở văn hoá, giáo dục, từ thiện Phật giáo, như Cô nhi viện Quách Thị Trang, Viện Đại học Vạn Hạnh, v.v…, hàng chục nghìn Tăng Ni, Phật tử bị đưa vào trại Cải tạo.
Trong lịch sử Việt Nam, chưa có thời đại nào mà số lượng Tăng Ni, Phật tử bị cầm tù đông đảo như dưới triều đại Hồ Chí Minh.
Tình trạng đàn áp bức thiết khiến 12 Tăng Ni tự thiêu tập thể ngày 2-11 năm 75 tại Thiền viện Dược Sư, tỉnh Cần Thơ, dưới hàng biểu ngữ “Chết vinh hơn sống nhục“. Đại đức Thích Huệ Hiền để lại chúc thư yêu sách chính quyền Cách mạng thực hiện nhân quyền, tự do tôn giáo, chấm dứt đàn áp GHPGVNTN.
Tình trạng đàn áp có chủ trương và chính sách này, không ai lên tiếng rõ hơn Đức cố Đệ Tam Tăng Thống Thích Đôn Hậu. Năm Mậu Thân 68, ngài bị cộng sản bắt đưa lên rừng rồi đưa ra Hà Nội áp lực tuyên truyền cho chế độ, nhằm đánh lừa dư luận quốc tế là Phật giáo ủng hộ Bắc Việt. Thế nhưng, trở về lại miền Nam, ngài từ nhiệm tất cả các chức vụ mà Hà Nội gán cho, lại còn tố cáo đàn áp Phật giáo và thảm sát cố Hoà thượng Thích Thiện Minh. Sau đây là tiếng Ngài qua một băng thu âm, được đăng tải trên tạp chí Quê Mẹ tại Paris :
“Từ khi giải phóng đến nay, Phật giáo đồ chúng tôi bị bao nhiêu khổ đau tan tác. Đi bất cứ đâu, đạo khác thì chúng tôi không biết, chớ về gặp các nhà chùa Phật giáo, cán bộ, bộ đội phát biểu “Hòa bình Độc lập rồi, tu mà làm gì nữa? Tuân thủ thờ Cách mạng hơn là thờ Phật“.
“Bắt đầu từ đó, sự vận động, khủng bố không cho họ được làm lễ. Phá hoại tượng Phật lộ thiên ở Gia Lai, Kontum, Ban Mê Thuột, Biện Hồ, Vũng Tàu, Quy Nhơn, Quảng Ngãi… Bộ đội cột giây lên kéo xuống, đập vỡ tan hết.
“Sau đây còn bắt các vị tu sĩ lấy lý do mấy ông Sư đó phản động theo CIA, theo Mỹ, theo Nguỵ. Rồi lần lượt bắt cho đến các vị lãnh đạo trong Viện Hoá Đạo nữa, Thượng toạ Huyền Quang, Thượng toạ Quảng Độ, rồi đến bắt Thượng toạ Thiện Minh nữa, để Thiện Minh chết nữa.
“Thiện Minh không có tội chi hết, thì tại sao chính phủ làm cái việc lạ lùng hết sức. Đi bắt tội người không có tội chi hết là Thiện Minh mà lại dung tha cho người có tội là cơ quan. Tôi thì không biết rõ luật quốc tế lắm. Nhưng tôi đoán chắc rằng, luật quốc tế không cho phép để cho người bị bắt chết trong trại giam. Mà đây Thiện Minh đã chết trong trại giam. Cơ quan nói Thiện Minh chết vì xuất huyết não. Tôi có thể kết luận, Thiện Minh chết không phải vì xuất huyết não, mà vì bàn tay tội ác chính trong cơ quan tạo ra. Là bởi được tin Thiện Minh chết, Viện Hoá Đạo về liền, thấy các ông bỏ trong hòm mà liệm rồi, chỉ chừa cái mặt. Viện Hoá Đạo xin đem về chôn cất, các ông không cho.
“Tại sao vậy ? Đây thấy rõ ràng quá. Rõ ràng như hai với hai là bốn. Là trong người của Thiện Minh đầy cả thương tích. Muốn che đậy thương tích đó, muốn che đậy lấp liếm cái việc làm của mình, bằng cách bỏ trong hòm liệm đi. Bởi vì sợ người ta thấy những cái vết thương mà các ông đã đánh đập.
“Là một công dân, tôi không thể để cho cơ quan làm những việc bất chính như vậy. Tôi xin nhắc lại ba điều yêu cầu:
“Một là yêu cầu chánh phủ trả tự do cho tất cả các tu sĩ bị bắt giam cầm đã lâu mà không can án;
“Thứ hai là đưa cái chết của Thượng tọa Thiện Minh ra ánh sáng, nghĩa là phải đưa người giết Thiện Minh ra ánh sáng. Không nói lôi thôi gì hết. Có người giết;
“Thứ ba phải chấm dứt tình trạng khủng bố các tín đồ ở các địa phương“.

Ngày 16-4-1977, Uỷ ban Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ra Thông báo kêu gọi Phật tử Saigon đấu tranh chống lại GHPGVNTN. Thông báo cho rằng, “trong giới lãnh đạo Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất phái Ấn Quang có nhiều người vốn có mưu đồ xấu chống cách mạng, chống Cọng sản” (…) “Số này đã thao túng Giáo hội âm mưu kích động Phật tử chống lại các chính sách của Nhà nước”. Thông báo còn hăm doạ ra tay đàn áp.
Hăm doạ biến thành sự thật, bảy vị lãnh đạo Viện Hoá Đạo bị bắt giam. Hoà thượng Huyền Quang, Quảng Độ bị giam 20 tháng, nhờ áp lực quốc tế mới được thả nhưng bị quản chế. Hoà thượng Thích Thiện Minh bị tra tấn đến chết tại Trại thẩm vấn X4, đường Nguyễn Trãi, Saigon, như Hoà thượng Đôn Hậu tố giác.
Suốt 5 năm đàn áp, khủng bố, nhưng không thành công tiêu diệt GHPGVNTN. Năm 1981, nhà cầm quyền Cộng sản chuyển qua chiêu bài mới, gọi là “Thống nhất Phật giáo“, thành lập “Hội Phật giáo Việt Nam” tại chùa Quán Sứ, Hà Nội, ngày 4-11 để làm công cụ chính trị cho Đảng và Nhà nước. Ép buộc Tăng Ni, Phật tử thuộc GHPGVNTN phải gia nhập.
Ông Xuân Thuỷ, Bí thư Trung ương Đảng kiêm Trưởng ban Dân Vận chỉ thị cho ông Đỗ Trung Hiếu, cán bộ tôn giáo vận, thực hiện cuộc Thống nhất Phật giáo này. Ông giải thích cho ông Hiếu vì sao phải dẹp bỏ GHPGVNTN như sau :
“Quan trọng là Đảng không bao giờ lãnh đạo được Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, mà ngược lại Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất trở thành một tổ chức tôn giáo rộng lớn có đông đảo quần chúng, là một tổ chức có áp lực chính trị thường trực với Đảng và chính phủ Việt Nam”.
Năm 1994, hối hận việc làm sai lạc của mình, ông cho phát hành tập sách “Thống nhất Phật giáo” nói lên tất cả sự thật và tiết lộ :


Hoà thượng Quảng Độ uỷ lạo và tiếp tế thực phẩm thuốc men cho Dân oan trước văn phòng Quốc hội II ở TP.HCM.IBIB
“Cuộc thống nhất Phật giáo lần này, bên ngoài do các Hòa thượng gánh vác, nhưng bên trong bàn tay Đảng Cộng sản Việt Nam xuyên suốt quá trình thống nhất để nắm và biến Phật giáo Việt Nam trở thành một tổ chức bù nhìn của Đảng. (…) Nội dung hoạt động là do cúng bái chùa chiền, không có hoạt động gì liên quan tới quần chúng và xã hội. Hội Phật Giáo Việt Nam ở trong Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, tuân thủ luật pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.
Kể từ đó, GHPGVNTN bị đưa ra ngoài vòng pháp luật, dù Nhà nước không có văn kiện nào chính thức giải thể. Một cuộc đàn áp mới sắp khai trương.

Vài tháng sau Giáo hội Phật giáo nhà nước ra đời tại Hà Nội, ngày 24-2-1982, Ủy ban Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ra Quyết định trục xuất hai Hoà thượng Thích Huyền Quang, Thích Quảng Độ về quản chế tại quê quán Quảng Ngãi và Thái Bình, không qua sự xét xử của toà án. Ngày 7-7 cùng năm, cưỡng chiếm chùa Ấn Quang là trụ sở của GHPGVNTN. Toàn bộ tư liệu, hồ sơ của Viện Hoá Đạo bị đốt sạch trong năm ngày mới hết.
Năm 1991, Đức cố Đệ Tam Tăng Thống Thích Đôn Hậu viên tịch tại chùa Linh Mụ, Huế. Nhà nước muốn lợi dụng tang lễ này tuyên truyền chính trị cho Đảng. Nhưng Di chúc Ngài ngăn cấm không tổ chức rầm rộ, không đọc điếu văn, ca tụng, v.v… Nên 50 Tăng Ni tuyệt thực phản đối tại chùa Linh Mụ. Có vị đòi tự thiêu. Ngài để lại khuôn dấu Giáo hội và trao quyền cho hai Hoà thượng Huyền Quang và Quảng Độ tiếp tục lãnh đạo GHPGVNTN để phục hồi quyền pháp lý cho Giáo hội. Mặc dù bị công an phong toả, cấm đoán, tại lễ tang, Hoà thượng Huyền Quang dõng dạc tuyên bố trước Linh đài quyết tâm thực hiện Di chúc giao phó :
“Pháp lý là cái gì ? Giấy tờ chỉ được viết ra cho một tổ chức tân lập, còn Giáo hội ta đã có mặt trên dải đất này 2000 năm rồi. Đinh, Lê, Lý. Trần đã chấp nhận Phật giáo.
“Pháp lý của Giáo hội là 2000 năm truyền đạo trên dải đất Việt Nam này. Địa vị của Giáo hội là 80% dân chúng và thành thị, nông thôn, hải đảo. Đó là cơ sở vững chắc, rộng rãi muôn năm của Giáo hội.
“Như vậy Pháp lý có thể cho ra và có thể thu lại. Vậy cho nên đừng đặt vấn đề pháp lý của thời đại, mà phải đặt lịch sử truyền đạo và sự chấp nhận của dân chúng Phật tử“.

Trước sự bùng dậy của khối Phật giáo đồ sau tang lễ, tài liệu Tuyệt Mật của Bộ Nội vụ viết ngày 18-8-1992 chỉ thị 5 biện pháp đấu tranh chống khối Phật giáo Thống Nhất, đặc biệt là phân hoá cao hàng ngũ giáo sĩ ; “cắt đứt chân tay” với số cực đoan chống đối ; và thâm nhập đặc tình trong Tăng tín đồ Phật giáo.
Vì thực hiện và phổ biến Di chúc Ngài Đôn Hậu, chư Tăng chùa Linh Mụ bị đàn áp dữ dội, đưa tới cuộc biểu tình bốn mươi nghìn Phật tử Huế xuống đường ngày 24-5-1993 đòi hỏi nhân quyền và tự do tôn giáo. Đây là cuộc biểu tình lớn nhất chưa hề có dưới chế độ Cộng sản. Tại Hội nghị “Diễn biến Hoà bình” ở Hải phòng ngày 26.6 cùng năm, Tướng Đặng Vũ Hiệp đánh giá cuộc biểu tình của Phật tử Huế có “nguy cơ mất nước“.
Sự kiện hi hữu xẩy ra là ngày 2-4-2003, Thủ tướng Phan Văn Khải tiếp Hoà thượng Thích Huyền Quang, nhân dịp ngài ra Hà Nội giải phẫu khối u ở mặt. Một thủ tướng tiếp một tù nhân ! Thủ tướng xin Hòa thượng hỉ xả cho chuyện đã qua, vì cán bộ cấp địa phương làm sai. Nhiều nhà quan sát tưởng rằng vấn đề Phật giáo được lắng yên.
Thế nhưng, sau Đại hội Phật giáo kỳ VIII do Hoà thượng Huyền Quang triệu tập tại Tu viện Nguyên Thiều, tỉnh Bình Định, ngày 1-10-2003, để bổ sung nhân sự vào hai Viện Tăng Thống và Viện Hoá Đạo, thì chuyến xe chở 10 vị giáo phẩm về lại Saigon bị chận bắt tại Lương Sơn hôm 8-10, trong số có hai ngài Huyền Quang và Quảng Độ. Tất cả đều bị bắt đi “làm việc” và ra khẩu lệnh quản chế.

Từ đó đến nay Giáo hội luôn bị đàn áp, sách nhiễu thường trực. Mọi hoạt động của 20 Ban Đại diện Giáo hội tại các tỉnh thành đều bị ngăn cấm. Chùa Giác Minh của Hoà thượng Thanh Quang ở Đà Nẵng bị phong toả thường trực, các Đại lễ Phật Đản, Vu Lan hay Tết bị ngăn cấm tổ chức.
Thế nhưng Giáo hội không ngừng lên tiếng cho những vấn nạn xã hội hay đất nước. Từ nơi quản chế Quảng Ngãi, ngày 20-11-1993, Hoà thượng Thích Huyền Quang ra Tuyên cáo Giải trừ Quốc nạn và Pháp nạn, yêu sách bỏ điều 4 trên Hiến Pháp và bầu cử lại Quốc hội dưới sự giám sát của LHQ với sự tham gia của tất cả các đảng phái quốc gia.
Đầu năm 1994, Hoà thượng Thích Quảng Độ bị bắt khi dẫn phái đoàn Viện Hoá Đạo đi cứu trợ nạn bão lụt khủng khiếp ở đồng bằng sông Cửu Long. Bị kết án 5 năm tù, giam tại nhà tù Ba Sao. Được ân xá năm 1998, nhưng vẫn còn quản chế tại Thanh Minh Thiền Viện, Saigon. Ngài tuyên bố : “Tôi đi từ nhà tù nhỏ vào nhà tù lớn”.

Năm 2001 ngài công bố “Lời kêu gọi cho Dân chủ” với giải pháp 8 điểm thực hiện, mà ngài xem như giải pháp duy nhất cứu nguy dân tộc.

Ngày 17-5-2007, Hoà thượng Quảng Độ đến uỷ lạo và tiếp tế thực phẩm thuốc men cho Dân oan khiếu kiện trước tiền đình Quốc hội II ở Saigon. Việc làm bị báo chí truyền thông nhà nước tố cáo, hăm doạ trong vòng 3 tháng. Ngài cũng nhiều lần lên tiếng tố cáo về việc Trung quốc xâm lấn lãnh thổ và biển đảo, nạn bô xít Tây nguyên nơi Trung quốc nắm yết hầu quân sự, chiếm đóng Hoàng Sa Trường Sa, cho đến gần đây, năm 2014, biến cố giàn khoan Hải dương 981.
Nhiều vị Đại sứ các nước như Hoa Kỳ, Na Uy, Đức, Anh, Pháp… vẫn thường xuyên đến vấn an, trao đổi với Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ. Liên tiếp nhiều năm, ngài được đề cử ứng viên Giải Nobel Hoà bình. Năm 2003, ngài và ngài Huyền Quang được trao Giải Nhân quyền của Tiệp dưới sự chủ trì của cựu Tổng thống Vaclav Havel, năm 2006 ngài được Giải Nhân quyền Quốc tế Rafto của Vương quốc Na Uy.
Nhờ sự lưu tâm quốc tế này mà ngài và hàng giáo phẩm Giáo hội không bị khủng bố, bắt giam tuỳ tiện như những năm sau 30 tháng Tư 75.
Ngài xác nhận lập trường Giáo hội suốt 40 năm qua không hề thay đổi như sau:
“Chừng nào mà chế độ Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam còn, thì Giáo hội không được sinh hoạt bình thường đâu.
“Họ dùng đủ cách để mà xoá sổ, xoá sạch cái danh nghĩa của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất trên đất nước Việt Nam. Mà chưa hết đâu, còn nhiều. Vì thế cho nên cứ sẵn sàng chuẩn bị tinh thần để đón nhận, để đương đầu.
“Cho nên trước khi tiễn đưa Đức Tăng Thống đến nơi an nghỉ cuối cùng, thì chúng tôi đã nói rồi : Chúng tôi sẽ tiếp tục con đường đi của Ngài.
“Còn rất nhiều khó khăn, còn rất nhiều chông gai, nhưng sẵn sàng vượt qua. Còn hơi thở thì vẫn cứ tiếp tục. Đó là cái chí nguyện của Giáo hội”.


Buổi Gặp Gỡ Mở Rộng Trao Đổi Các Hoạt Động Nhân Quyền và Tranh Đấu Tự Do Tôn Giáo Cho Việt Nam.
Lúc 1 giờ 30 chiều Chủ Nhật, ngày 13 tháng 10 năm 2024 (Hôm nay!)
Tại Chùa Thích Ca Đa Bảo. 147 N. King Rd, San Jose, Ca 95116.


Sinh hoạt cộng đồng:

VIETV DIRECTV CHANNELS 2036 2037p: RA MẮT HỒI KÝ MỘT ĐỜI TÙ CỦA THIÊN NGA NGUYỄN THANH THỦY THÀNH CÔNG! ĐÔNG ĐẢO NGƯỜI THAM DỰ!



Tin Việt Nam

Họp Báo Quốc Tế Kêu Gọi Ngăn Cản Việc Dẫn Độ Y Quynh Bdap Về Việt Nam


(Hình Fb Y Quynh Buondap: Nhà hoạt động Y Quynh Bdap.)
-Nguy cơ Cộng sản Việt Nam dẫn độ nhà hoạt động nhân quyền người Thượng Y Quynh Bdap về nước ngày càng lớn cho dù Thái Lan vừa được bầu vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc nhiệm kỳ tới (2025-2027).
Một số tổ chức nhân quyền tổ chức họp báo quốc tế kêu gọi cộng đồng thế giới gây sức ép buộc Chính phủ Hoàng gia Thái Lan cho phép Y Quynh được định cư ở một nước thứ ba thay vì bị trục xuất và đối diện với bản án tù 10 năm trong một phiên tòa không minh bạch.
Năm 2018, ông Y Quynh Bdap cùng gia đình tìm đến Thái Lan để xin tị nạn sau khi bị chính quyền Cộng sản Việt Nam đàn áp vì các hoạt động tôn giáo. Tuy nhiên, quyết định của tòa án Thái Lan hồi cuối tháng 9 đã mở ra một viễn cảnh đầy rủi ro cho ông.

Trong thời gian tạm trú ở gần thủ đô Vọng Các, ông và một số người tị nạn lập ra tổ chức Người Thượng Vì Công Lý (MSFJ) chuyên theo dõi tình hình vi phạm nhân quyền ở Tây Nguyên và viết hàng trăm báo cáo gửi các tổ chức nhân quyền, bao gồm cả Cao uỷ Nhân quyền Liên Hiệp Quốc.
Ông bị Cảnh sát Hoàng gia Thái Lan bắt giữ ngày 11/6/2024 vì "cư trú quá hạn" theo yêu cầu dẫn độ của chính quyền độc đảng ở Việt Nam, một ngày sau khi có cuộc phỏng vấn về định cư với Tòa Ðại sứ Gia Nã Ðại tại Vọng Các.
Phía Cộng sản Việt Nam cáo buộc ông tham gia chỉ đạo vụ tấn công vào trụ sở công quyền của hai xã ở huyện Cư Kuin khiến 9 người chết và hai người bị thương.

Thành Viên của Hội Đồng Nhân Quyền Phải Bảo Vệ Nhân Quyền
Ngày 9/10, một số tổ chức nhân quyền quốc tế đã tổ chức cuộc họp báo tại Câu lạc bộ Phóng viên Ngoại quốc tại Thái Lan (FCCT) để đề cập về phán quyết dẫn độ đối với ông Y Quynh của Tòa án Hình sự Vọng Các và các lo ngại về nhân quyền xung quanh.
Ông Phil Robertson, Giám đốc của tổ chức Những người Vận động Nhân quyền và Lao động Á Châu (Asia Human Rights and Labor Advocates - AHRLA), khẳng định trong mọi trường hợp, Thái Lan không được cho phép Việt Nam dẫn độ ông Y Quynh BDap.
Phát biểu được ông Robertson đưa ra trước các phóng viên quốc tế chỉ vài giờ trước khi các nước bỏ phiếu quyết định Thái Lan có trở thành thành viên của Hội đồng Nhân quyền nhiệm kỳ tới hay không. Ông bày tỏ:

"Người ta kỳ vọng rằng các quốc gia thành viên của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc phải bảo vệ các nguyên tắc nhân quyền chứ không phải vi phạm chúng và vì lý do này, Thái Lan phải là một phần của giải pháp chứ không phải là một phần của vấn đề.
Những gì xảy ra với Y Quynh Bdap sẽ là một cách rất quan trọng để cộng đồng quốc tế xác định Chính phủ mới ở Thái Lan sẽ đứng về phía nào trong lĩnh vực nhân quyền".

Thiếu Chứng Cứ Kết Tội

Tại buổi họp báo ở FCCT hôm 9/10, bà Nadthasiri Bergman - Luật sư của ông Y Quynh Bdap - cho biết trong các phiên tòa xét xử dẫn độ ông, phía Cộng sản Việt Nam chỉ cung cấp cho Tòa Hình sự Vọng Các lời khai của ba bị can trong quá trình điều tra vụ án bạo động ở Đắc Lắc ngày 11/6/2023.
Trong các bản cung khai được thực hiện không có sự hiện diện của Luật sư, họ cáo buộc rằng ông Y Quynh "tham gia chỉ đạo" từ xa cuộc khủng bố, điều mà ông luôn phủ nhận.
Luật sư người Thái cho hay, trong phiên tòa các Luật sư đã lập luận rằng ông Y Quynh không thể bị dẫn độ, vì ông là người tị nạn được công nhận và ông đang trong quá trình tái định cư.
Bà Bergman phát biểu chỉ vài giờ trước khi Thái Lan giành chiến thắng trong cuộc bỏ phiếu giành một ghế trong Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc:
"Một ngày trước khi bị bắt, UNHCR đã yêu cầu ông đến và trả lời phỏng vấn (để xem) liệu ông có liên quan gì đến sự việc ở Đắc Lắc hay không.
Họ không tìm thấy bằng chứng nào cho thấy ông có liên quan và tình trạng của ông chưa bao giờ bị thu hồi nên ông vẫn được xác nhận là người tị nạn".
Bà Bergman cho biết hầu hết những người xin tị nạn không muốn sống ở Thái Lan mà đến đây vì cần thiết trong khi chờ tái định cư ở một quốc gia thứ ba.

Việc Trục Xuất Y Quynh Bdap Vi Phạm Luật của Chính Thái Lan
Hai tổ chức nhân quyền của Thái Lan là Quỹ Quyền Hòa bình (PRF) và Quỹ Giao thoa Văn hóa (CrCF) cũng cử đại diện tham gia cuộc họp báo ngày 9/10.
Bà Krittaporn Semsantad, Giám đốc chương trình của PRF, cho rằng nguy cơ bị tra tấn hoặc đối xử vô nhân đạo đối với Y Quynh Bdap khi bị đưa về Việt Nam là hiện hữu. Do vậy, việc trục xuất Y Quynh Bdap sẽ vi phạm Điều 13 của Luật Phòng ngừa, chống tra tấn và cưỡng bức mất tích của Thái Lan cũng như Công ước về các quyền dân sự và chính trị (ICCPR) và Công ước Chống Tra tấn (CAT) mà Thái Lan là quốc gia thành viên.
Theo bà, cho dù Thái Lan chưa là thành viên của Công ước quốc tế về người tị nạn (1951) thì quốc gia này vẫn phải tuân thủ nguyên tắc "không đẩy trả" vì ông Y Quynh Bdap đã từng bị đàn áp trước khi chạy sang Thái Lan và sẽ phải đối mặt nếu bị dẫn độ về Việt Nam.

Các chuyên gia nhân quyền cho rằng việc cho phép dẫn độ Y Quynh Bdap là cách Thái Lan "cảm ơn" Việt Nam trong việc đối phó với giới bất đồng chính kiến. Bà Prakaidao Phruksakasemsuk, Phó Giám đốc của CrCF nhắc lại việc ba người Thái bị cáo buộc phỉ báng Hoàng gia đã mất tích ở Việt Nam năm 2019.
Tuy nhiên, đại diện CrCF cho rằng sắp tới Thái Lan sẽ trình Báo cáo Quốc gia về Thực hiện Công ước Chống tra tấn (CAT) và bà bày tỏ hy vọng việc này sẽ có tác động tích cực lên quyết định cuối cùng của Chính phủ Hoàng gia trong trường hợp Y Quynh Bdap.
Phóng viên gửi email cho Bộ Ngoại giao Thái Lan và Cộng sản Việt Nam với đề nghị bình luận về các phát biểu trên của các chuyên gia nhân quyền, nhưng chưa nhận được phản hồi.
Đội ngũ bào chữa của Y Quynh Bdap vẫn đang chờ bản sao phán quyết cuối cùng của tòa án trước khi nộp đơn kháng cáo.
Nếu phán quyết dẫn độ vẫn giữ nguyên trong phiên Tòa Phúc thẩm, Chính phủ Thái Lan vẫn có quyền bác bỏ lệnh dẫn độ ông.
Các nhóm nhân quyền quan tâm đến vụ án của ông có kế hoạch gửi một lá thư tới chính phủ vào tuần tới để ủng hộ tuyên bố của Y Quynh rằng ông sẽ phải đối mặt với sự tra tấn hoặc thậm chí là tử hình nếu bị đưa đến Việt Nam.

Trong tin nhắn gửi Đài Á Châu Tự Do (RFA) ngày 10/10, ông Phil Robertson - chuyên gia về nhân quyền Việt Nam kêu gọi cộng đồng quốc tế hành động:
"Các nhà ngoại giao của các Tòa Ðại sứ tại Vọng Các cần gây sức ép mạnh mẽ với Chính phủ Thái Lan, cả công khai và riêng tư, để yêu cầu Y Quynh Bdap không bị trục xuất về Việt Nam trong bất kỳ trường hợp nào.
Là một thành viên mới của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, Thái Lan phải duy trì nguyên tắc bảo vệ người tị nạn và công nhận rằng họ phải cho phép ông ta được bảo vệ bằng cách tái định cư ở một quốc gia thứ ba".


Nhóm Nhân Quyền: Nếu Thái Lan Dẫn Độ Y Quynh Bdap, Sẽ Bị 'Hoen ố Thanh Danh' tại Liên Hiệp Quốc


(Ảnh Facebook ALTSEAN-Burma: Bà Nadthasiri Bergman, Luật sư của Y Quynh Bdap, thứ ba từ trái, và các nhà hoạt động nhân quyền tại cuộc họp báo ở Vọng Các, Thái Lan, ngày 9/10/2024.)
-Hôm 9/10/2024, trước khi Thái Lan được bầu vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc nhiệm kỳ 2025-2027, giới hoạt động nhân quyền kêu gọi chính quyền nước này không dẫn độ ông Y Quynh Bdap về Việt Nam theo yêu cầu của Hà Nội, còn ngược lại sẽ đánh mất lòng tin tại diễn đàn thế giới.
Vài giờ trước khi diễn ra cuộc bỏ phiếu bầu tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc ở New York (Hoa Kỳ), các nhà hoạt động nhân quyền và Luật sư bào chữa cho ông Y Quynh Bdap tổ chức họp báo để thảo luận về phán quyết hồi cuối tháng 9 của Tòa án Hình sự Vọng Các về việc dẫn độ người tị nạn Việt Nam Y Quynh Bdap đã được Cao ủy Tỵ nạn Liên Hiệp Quốc (UNHCR) công nhận.

Ngoài ra, buổi họp báo cũng phân tích ý nghĩa của phán quyết nói trên đối với cam kết của chính phủ Thái Lan trong việc duy trì nghĩa vụ bảo vệ người tị nạn và nhân quyền khi nước này tranh cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc.
Tại cuộc họp báo sáng 9/10 được trang Facebook ALTSEAN-Burma tường thuật trực tiếp, bà Nadthasiri Bergman, Luật sư bào chữa cho ông Bdap, nhắc lại rằng ông bị cảnh sát Thái Lan bắt hồi tháng 6 dựa trên tội danh "khủng bố" mà chính quyền Việt Nam xác định trước đó.
"Lập luận của chúng tôi trong vụ dẫn độ là ông ấy không thể bị dẫn độ vì ông ấy là người tị nạn được công nhận và ông đang trải qua quá trình tái định cư", Luật sư Bergman nêu rõ.
"Một ngày trước khi ông bị bắt, UNHCR đã đề nghị ông đến phỏng vấn [để xem] liệu ông có liên quan gì đến sự việc ở Đắc Lắc hay không. Họ không tìm thấy bằng chứng nào cho thấy ông có liên quan và quy chế tị nạn của ông chưa bao giờ bị thu hồi nên ông vẫn được công nhận là người tị nạn", vẫn lời nữ Luật sư Thái Lan.
Ông Bdap đang bị giam tại trại tạm giam ở Vọng Các để chờ kháng cáo việc bị dẫn độ về Việt Nam, nơi ông phải đối mặt với bản án 10 năm tù về tội "khủng bố".
Hôm 30/9, Tòa án Hình sự Vọng Các ra phán quyết rằng nhà hoạt động người dân tộc Ê Đê và cũng là người sáng lập nhóm Người Thượng vì Công lý có thể bị trục xuất về Việt Nam, theo yêu cầu của nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam.

Ông bị cảnh sát Thái Lan bắt giữ hồi tháng 6/2024 để xem xét dẫn độ ông cũng như cáo buộc ông lưu trú quá hạn.
Kêu Gọi Thái Lan Không Dẫn Độ
Ngoài Luật sư Bergman, các diễn giả khác tại cuộc họp báo gồm các đại diện của Qũy Xuyên Văn hóa Thái Lan (CrCF Thailand), tổ chức Quyền Hòa bình (PRF), và tổ chức tư vấn Nhân quyền và Lao động Á Châu (AHRLA).
Ông Phil Robertson, Giám đốc nhóm tư vấn Nhân quyền và Lao động Á Châu (AHRLA) có trụ sở tại Vọng Các, cho Ðài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA) biết qua tin nhắn: "Chính phủ Việt Nam đang gây áp lực tối đa lên Thái Lan để dẫn độ ông Y Quynh Bdap về nước, nhưng Thái Lan cần phải kiên phản đối yêu cầu đó và duy trì các nguyên tắc bảo vệ người tị nạn".
Ông Robertson kêu gọi Thái Lan nhận thức rằng nếu họ gửi trả lại một người tị nạn UNHCR được công nhận về Việt Nam, điều đó sẽ làm hoen ố nghiêm trọng danh tiếng nhân quyền của họ và gây ra phản ứng dữ dội của quốc tế chỉ trích Vọng Các, cho dù Thái Lan được bầu vào Hội đồng Nhân quyền.

Trao đổi với VOA sau cuộc họp báo, ông Robertson đưa ra khuyến nghị: "Hoa Kỳ cũng như EU và các nước thành viên cần khẩn trương gây sức ép để Thái Lan từ chối trả Y Quynh Bdap về nước mà thay vào đó cho phép ông này đến và tái định cư ở một nước thứ ba, nơi ông có thể được bảo vệ khỏi các bàn tay bao vây, đàn áp xuyên quốc gia của Việt Nam".
Nhiều Nước Quan Ngại
Nhiều chính phủ, thông qua Tòa Ðại sứ của họ ở Vọng Các, đã bày tỏ lo ngại cho sự an toàn của Y Quynh Bdap, đồng thời kêu gọi chính phủ Thái Lan cho phép ông tái định cư ở nước thứ ba, nhưng Cộng sản Việt Nam đã cử viên chức từ Hà Nội qua Vọng Các để "gây áp lực buộc Thái Lan phải trả ông về cho họ", tổ chức ALTSEAN-Burma, tổ chức nhân quyền ở Vọng Các, viết trong bài đăng hôm 9/10.
Tổ chức này cho rằng hành động của Cộng sản Việt Nam gây ra "một cuộc kéo co ngoại giao và những lo ngại ngày càng tăng về tầm ảnh hưởng của Việt Nam và sự đàn áp xuyên quốc gia".

Tại cuộc họp báo, trả lời câu hỏi của đại diện Tòa Ðại sứ Hòa Lan tại Vọng Các rằng liệu tòa án ở Việt Nam có đưa ra bằng chứng chứng minh rằng ông Bdap có "tham gia" vụ tấn công "khủng bố" hay không, Luật sư Bergman trình bày rằng phía Cộng sản Việt Nam không trưng ra bằng chứng nào khác, ngoài việc có 3 người làm chứng tại tòa cáo buộc rằng ông Bdap "tham gia chỉ đạo" từ xa cuộc khủng bố và hai tấm hình, một của chính ông và của nạn nhân.
VOA đã liên lạc với Bộ Ngoại giao Thái Lan và Bộ Ngoại giao Cộng sản Việt Nam, đề nghị họ đưa ra bình luận về các phát biểu và lời kêu gọi trên, nhưng chưa được phản hồi.

Truyền Thông Việt Nam Nói Gì?
Báo chí nhà nước gần đây lên tiếng phản bác các lời kêu gọi của quốc tế về việc ngưng dẫn độ ông Bdap, nói rằng những lời kêu gọi đó là hành động "cổ xúy, tán dương đối tượng khủng bố của các thế lực thù địch, phản động".
Báo Công an Nhân dân của Bộ Công an CSVN hôm 7/10 viết: "Trong bối cảnh an ninh toàn cầu ngày càng trở nên phức tạp, việc ra sức tô vẽ và đánh bóng cho các đối tượng khủng bố như Y Quynh Bdap không chỉ đi ngược lại lợi ích của Việt Nam mà còn đe dọa an ninh toàn cầu".
Trang này nói rằng vào năm 2018, ông Y Quynh Bdap vượt biên trái phép sang Thái Lan, rồi cùng với một số đối tượng có tư tưởng "chống phá" Cộng sản Việt Nam thành lập "Nhóm người Thượng vì Công lý".
Với lời lẽ chỉ trích như thường lệ, trang báo nhà nước của chính quyền Cộng sản cho rằng nhóm này là tổ chức "phản động" nhằm tập hợp nhóm người dân tộc thiểu số tại Thái Lan có tư tưởng chống phá nhà nước Cộng sản Việt Nam.

Liên quan đến vụ tấn công khủng bố vào chính quyền ở Đắc Lắc hồi tháng 6/2023, trang Công an Nhân dân dẫn lời khai của một bị cáo tên là Y Ba Bya cho rằng "Y Quynh Bdap chỉ đạo việc chọn những trụ sở cơ quan Nhà nước có ít người để dễ thực hiện việc tấn công, đồng thời bắt phải quay video diễn biến cuộc tấn công khủng bố, phá hoại, giết cán bộ gửi cho Y Quynh Bdap để tuyên truyền cho cộng đồng quốc tế".
Tuy nhiên, trả lời phỏng vấn VOA sau phiên tòa xử vắng mặt hồi tháng 1/2024, ông Bdap bác bỏ các cáo cuộc của chính quyền Cộng sản Việt Nam, cho rằng ông và nhóm nhân quyền của ông chỉ đấu tranh ôn hòa cho quyền của người Thượng ở Tây Nguyên.


Tin Vui: Người Việt Cư Trú Bất Hợp Pháp ở Nam Hàn Thêm Cơ Hội Được Miễn Hình Phạt


(Anthony Wallace / AFP: Một loa động kéo xe bán hàng trên đường phố ở Hán Thành, Nam Hàn hôm 30/8/2023.)
-Lao động Việt Nam cư trú bất hợp pháp tại Nam Hàn có thêm cơ hội không phải nộp phạt và được miễn hạn chế nhập cảnh trở lại Nam Hàn theo một thông báo mới của Bộ Tư pháp Nam Hàn hôm 27/9/2024.
Truyền thông nhà nước dẫn thông tin từ Cục Quản lý Lao động Ngoài nước (Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội) cho biết, Bộ Tư pháp Nam Hàn vừa thông báo việc thực hiện chính sách ân hạn lần thứ hai trong năm nay đối với người lao động ngoại quốc cư trú bất hợp pháp nhưng tự nguyện về nước.

Theo thông báo mới, chính sách này áp dụng cho những lao động ngoại quốc đang cư trú bất hợp pháp tại Nam Hàn về nước tự nguyện từ ngày 30/9/2024 đến hết ngày 30/11/2024. Chính sách này không áp dụng đối với người ngoại quốc cư trú bất hợp pháp sau ngày 30/9/2024, người nhập cư bất hợp pháp, người sử dụng sổ thông hành hoặc giấy thông hành giả, người phạm tội, người không thực hiện lệnh xuất cảnh...
Theo quy định của Nam Hàn, người lao động ngoại quốc cư trú bất hợp pháp phải đối mặt với mức phạt là 20 triệu Won (tương đương khoảng 350 triệu đồng) và bị cấm nhập cảnh Nam Hàn trong vòng 5 năm.
Số lượng lao động Việt Nam sang Nam Hàn đang tăng nhanh hàng năm và Việt Nam hiện là nước nằm trong nhóm các quốc gia gửi nhiều lao động nhất sang Hàn với khoảng 66.000 lao động, theo số liệu của Chính phủ Việt Nam.


Các Nhà Khoa Học Khám Phá Một Loài Cóc Mới ở Việt Nam


(REUTERS/Kham - minh họa : Đèo Ô Quy Hồ ở tỉnh Lai Châu năm 2015.)
-Các nhà khoa học từ tổ chức Indo-Miến Ðiện Conservation mới đây công bố việc phát giác một loài cóc có răng được tìm thấy ở núi Pờ Ma Lung thuộc dãy Hoàng Liên Sơn, tỉnh Lai Châu, đưa tổng số loài cóc có răng được biết đến trên thế giới tính đến lúc này lên 21 loài.
Theo thông tin của các nhà khoa học được công bố trên các tạp chí khoa học của thế giới, loài cóc lưỡng cư mới được phát giác thuộc chi cóc có răng có tên khoa học là Oreolalax. Loài cóc mới được phát giác được các nhà khoa học đặt tên là cóc răng núi Po Ma Lung. Trước đó loài cóc có răng có tên Sterling cùng chi Oreolalax cũng được phát giác tại địa điểm này.
Các nhà khoa học phát giác ra loài cóc mới này trong chuyến đi nghiên cứu vào tháng 8/2023. Loài cóc mới có một hàng răng nhỏ trên vòm miệng. Loài lưỡng cư mới được mô tả này được bao phủ bởi các đốm đen, kem và xám và có một số đặc điểm độc đáo, bao gồm một nếp gấp da hẹp phía sau mắt, một họa tiết đốm rõ rệt trên bụng và mống mắt hai tông màu bắt mắt.

Giới chuyên môn mô tả việc tìm ra loài cóc mới này là một "chiến thắng" dành cho khu vực được mệnh danh là "điểm nóng về ếch" ở Việt Nam.
Các nhà khoa học cho biết dãy Hoàng Liên Sơn của Việt Nam hiện có khoảng hơn 80 loài lưỡng cư đặc biệt, phần đông trong số này đang bị nguy hiểm và không thể tìm thấy ở nơi nào khác trên thế giới.
Hơn một nửa trong số những loài cóc có răng được tìm thấy cho đến nay đang bị cho là phải đối mặt với nhiều nguy cơ do nơi sinh sống của chúng bị tàn phá do nạn lấy gỗ, phát triển du lịch và sự xâm nhập của các loài động vật khác. Phát giác loài cóc mới nhấn mạnh tầm quan trọng của việc bảo tồn các khu vực nơi các loài cóc này sinh sống, các nhà khoa học cho biết.


Quảng Nam: Liên Tiếp Xảy Ra Bốn Trận Động Đất Trong Hơn 2 Tiếng Đồng Hồ


(TN&MT : Khu vực xảy ra động đất tại huyện Nam Trà My.)
-Bốn trận động đất liên tiếp đã xảy ra trên địa bàn huyện Nam Trà My tỉnh Quảng Nam chỉ trong hai giờ từ 9 giờ 57 phút đến 12 giờ 29 phút ngày 9/10/2024.
Trung tâm Báo tin động đất và cảnh báo sóng thần thuộc Viện Vật lý địa cầu Việt Nam (Trung tâm) cho hay tin trên trong cùng ngày. Truyền thông nhà nước loan.
Theo Trung tâm, cả bốn trận động đất đều có độ sâu chấn tiêu khoảng 8,1 cây số; cấp độ rủi ro thiên tai cấp 0.
Một lãnh đạo Ủy ban Nhân dân huyện Nam Trà My cho biết trên tờ Tài nguyên và Môi trường rằng, các trận động đất xảy ra ở huyện Nam Trà My có cường độ nhỏ nên người dân không có cảm nhận được và trận động đất này không gây thiệt hại về tài sản của người dân.

Viện vật lý địa cầu cảnh báo rủi ro thiên tai cấp 0 đối với các trận động đất nói trên.
Trước đó, vào tháng 8/2024, sau loạt dư chấn từ động đất ở huyện Kon Plông tỉnh Kon Tum, Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Nam đã yêu cầu các chủ hồ chứa thủy lợi, thủy điện chủ động phối hợp với chính quyền địa phương rà soát, kiểm tra, phát giác kịp thời các dấu hiệu bất thường để khai triển các biện pháp giải quyết vào khi có động đất xảy ra.
Trong tháng 8/2024, Trung tâm Báo tin động đất và Cảnh báo Sóng thần đã ghi nhận khoảng 63 trận động đất xảy ra trên địa bàn tỉnh Kon Tum. Trong đó, trận động đất năm độ Richter xảy ra tại huyện vùng cao H.Kon Plông (Kon Tum) được các chuyên gia xác nhận là trận động đất có cường độ lớn nhất ở tỉnh này từ trước đến nay. Dư chấn từ trận động đất trên lan rộng khiến người dân ở thành phố Đà Nẵng, Quảng Nam, Thừa Thiên - Huế đều cảm nhận rất rõ.


VNVC và Sanofi Ký Hợp Tác Sản Xuất Vắc-Xin tại Việt Nam


(AFP / Chi Pi - minh hoạ: Tiêm vắc-xin ngừa COVID-19 cho học sinh ở Sài Gòn hôm 27/10/2021.)
-Hệ thống trung tâm tiêm chủng VNVC và tập đoàn dược phẩm hàng đầu của Pháp là Sanofi vào ngày 8/10/2024 vừa ký thoả thuận hợp tác sản xuất một số loại vắc-xin tại Việt Nam nhằm giúp Việt Nam chủ động về nguồn vắc-xin. Lễ ký dược diễn ra tại Paris, Pháp, ngay sau chuyến thăm chính thức cấp nhà nước tới Pháp của Tổng Bí thư-Chủ tịch nước Tô Lâm.
Truyền thông Nhà nước cho biết, theo thoả thuận, Sanofi sẽ hỗ trợ VNVC kiến thức và chuyên môn về kỹ thuật sinh học, tạo tiền đề cho sản xuất vắc-xin thiết yếu tại Việt Nam.
Hiện các công ty tại Việt Nam có thể sản xuất được 10 trong tổng số 11 vắc-xin thuộc chương trình Tiêm chủng Mở rộng.

Việt Nam đặt ra mục tiêu đến năm 2030 sản xuất được tối thiểu năm loại vắc-xin đạt tiêu chuẩn tương đương quốc tế.
Báo Nhà nước dẫn lời ông Ngô Chí Dũng, Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng Giám đốc Hệ thống Tiêm chủng VNVC cho biết sắp tới VNVC sẽ xây dựng nhà máy sản xuất vắc-xin và sinh phẩm với kỹ thuật hiện đại hàng đầu thế giới theo tiêu chuẩn EU GMP (thực hành sản xuất tốt theo tiêu chuẩn Âu Châu) tại tỉnh Long An.
VNVC cũng đã đàm phán nhập số lượng lớn vắc-xin từ Sanofi trong các năm qua. Hiện VNVC đã khai triển tiêm 10 loại vắc-xin của Sanofi gồm 6 trong 1 Hexaxim, 5 trong 1 Pentaxim, 4 trong 1 Tetraxim, 3 trong 1 ngừa bạch hầu ho gà uốn ván Adacel, viêm màng não do não mô cầu Menactra, viêm não Nhật Bản Imojev, dại Verorab, viêm gan A Avaxim, cúm tứ giá Vaxigrip Tetra, thương hàn Typhim VI.
VNVC cho báo chí biết công ty sẽ đàm phán để từng bước tham gia sản xuất và nhận chuyển giao kỹ thuật của một số loại vắc-xin trong danh mục này của Sanofi.


Bình Phước Công Bố Nhiều Sai Phạm Tại Các Gói Thầu Liên Quan Đến Công Ty AIC



(congluan.vn: Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bình Phước.)
-Bảy gói thầu trị giá hơn 110,3 tỉ đồng do Công ty Cổ phần Tiến bộ Quốc tế (AIC) của bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn trúng thầu tại Bình Phước đều có dấu hiệu nâng khống giá trị thiết bị để bán, gây thiệt hại lớn cho ngân sách Nhà nước.
Đó là nội dung trong kết luận của Thanh tra tỉnh Bình Phước vừa được ban hành. Truyền thông loan trong ngày 9/10/2024.
Cụ thể, từ 2011 đến 2018, Công ty AIC trúng thầu bảy dự án/gói thầu trên địa bàn tỉnh Bình Phước với tổng mức dự toán hơn 110,3 tỉ đồng. Trong đó, có hai dự án/gói thầu mua sắm trang thiết bị quan trắc năm 2017, 2018 do Sở Tài nguyên và Môi trường làm chủ đầu tư; hai gói thầu mua sắm trang thiết bị y tế năm 2011, 2017 do Sở Y tế làm chủ đầu tư và ba gói thầu mua sắm trang thiết bị dạy và học ngoại ngữ cho các trường phổ thông năm 2014, 2015, 2016 do Sở Giáo dục và Đào tạo làm chủ đầu tư.

Theo kết luận thanh tra, qua kết quả đối chiếu giá nhập cảng do Tổng cục Hải quan và Cục Hải quan Bình Phước cung cấp với giá thanh toán các trang thiết bị của bảy dự án/gói thầu có chênh lệch lớn về giá trị, cho thấy có dấu hiệu nâng khống giá trị thiết bị để bán gây thiệt hại lớn cho ngân sách Nhà nước. Tin không nêu rõ con số thiệt hại chính xác.
Tuy nhiên, thanh tra cho biết đoàn đã không làm việc được với Công ty AIC, do Tổng Giám đốc Nguyễn Thị Thanh Nhàn đã bỏ trốn và đang bị truy nã; một số nhân viên có liên quan cũng đã bỏ trốn hoặc bị tạm giam nên không đối chiếu được hóa đơn đầu vào đối với các trang thiết bị mua sắm trong bảy dự án/gói thầu nêu trên.
Hôm 27/8/2024, Vụ Trưởng Vụ Địa phương I, Ban Nội Chính Trung ương Nguyễn Xuân Trường cho biết tại Hội nghị diễn ra ở Hà Nội rằng, liên quan vụ án xảy ra tại Công ty AIC, đến nay có 25 cán bộ diện trung ương quản lý đã bị kỷ luật.


Sơn La: Bắt Nữ Giám đốc Cty Gia Nguyễn Làm Giả Báo Cáo Đánh Giá Tác Động Môi Trường


(Công an Sơn La/TPO: Lê Thị Thùy Dương - Giám đốc Công ty Gia Nguyễn bị bắt.)
-Bà Lê Thị Thùy Dương (trú tại thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La) - Giám đốc Công ty địa ốc Gia Nguyễn vừa bị bắt tạm giam để điều tra tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức.
Trong ngày 9/10/2024, đại diện Công an tỉnh Sơn La cho biết đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và lệnh bắt tạm giam, khám xét nhà với bà Thuỳ Dương. Truyền thông Nhà nước loan.
Kết quả điều tra của Công an thể hiện, từ năm 2020-2024, Công ty Gia Nguyễn đã ký 16 hợp đồng tư vấn với 16 chủ dự án để lập báo cáo đánh giá tác động môi trường cho 16 dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn tỉnh Sơn La.

Tuy nhiên, trên thực tế, Công ty của bà Dương không bảo đảm năng lực về nhân sự trong việc lập báo cáo đánh giá tác động môi trường. Do đó, bà Dương đã sử dụng bằng cấp của các chuyên gia có trình độ chuyên môn trong lĩnh vực môi trường (không làm việc cho Công ty Gia Nguyễn) đưa vào hồ sơ năng lực để được chỉ định thầu. Bà này cũng scan chữ ký của những cá nhân không tham gia vào danh sách thành viên để lập báo cáo đánh giá tác động môi trường cho các dự án.
Với hành vi gian dối trên, Công ty bà Dương đã lập ba báo cáo đánh giá tác động môi trường giả để nhận được tổng giá trị đã được Nhà nước thanh toán hơn một tỉ đồng.


VinGroup Bảo Lãnh Thanh Toán 6.500 Tỉ đồng Trái Phiếu Cho VinFast


(AFP, minh hoạ: Mẫu xe điện VF9 của VinFast tại triển lãm ở Doha, Qatar hôm 6/10/2023.)
-Tập đoàn Vingroup của tỉ phú Phạm Nhật Vượng vừa ra quyết định bảo lãnh thanh toán và sử dụng các tài sản thuộc sở hữu của tập đoàn này để bảo lãnh cho các trái phiếu được hãng xe điện VinFast phát hành riêng trong năm 2024 với tổng giá trị không quá 6.500 tỉ đồng.
Quyết định này được Hội đồng quản trị của Vingroup đưa ra hôm 8/10 vừa qua, theo báo Nhà nước.
VinFast là công ty con thuộc Vingroup và có nhà máy sản xuất xe hơi điện tại Hải Phòng. Đây là hãng xe điện non trẻ của Việt Nam với tham vọng chinh phục thị trường thế giới và đã bắt đầu xuất cảng những xe điện đầu tiên vào thị trường Bắc Mỹ vào đầu năm 2023.

VinFast cũng đã đưa cổ phiếu lên sàn Nasdaq của Mỹ từ tháng 8/2023 nhưng giá cổ phiếu VFS của hãng này tại Mỹ đã liên tục giảm từ mức đỉnh hơn 90 Mỹ kim một cổ phiếu xuống còn dưới bốn Mỹ kim một cổ phiếu tính đến ngày 9/10 vừa qua.
VinFast cũng báo cáo lỗ liên tiếp với số lỗ ròng là hơn 773 triệu Mỹ kim trong giai đoạn từ tháng 4 đến tháng 6 vừa qua, tăng thêm 27% so với mức lỗ của quý một và tăng hơn 40% so với mức lỗ của cùng kỳ năm 2023.
Theo Reuters, mặc dù doanh thu của VinFast trong báo cáo quý hai vừa qua đã tăng 33% lên 357 triệu Mỹ kim nhưng mức lỗ ngày càng lớn đã cho thấy những nguy cơ về chiến lược mở rộng của hãng và có ảnh hưởng đến cả tập đoàn Vingroup.
Hồi tháng 7 vừa qua, VinFast đã phải hoãn lại kế hoạch xây dựng nhà máy pin xe điện tại tiểu bang North Carolina (Hoa Kỳ), trị giá 2 tỉ Mỹ kim đến năm 2028, do những khó khăn về điều kiện thị trường. Công ty cũng giảm mục tiêu số xe được bán trong năm nay từ 100.000 xe xuống còn 80.000 xe.
Hiện trong vòng nửa đầu năm 2024, VinFast mới bán được 22.348 xe, một nửa trong số này là bán cho hãng taxi điện GSM của Tập đoàn.
Theo báo trong nước, nhu cầu vốn xây dựng cơ bản của VinFast trong năm 2024 - 2025 ước tính là 20.900 tỉ đồng/năm. VinFast dự tính huy động vốn từ việc phát hành trái phiếu và các khoản tài trợ dự kiến 1 tỉ Mỹ kim đến từ Chủ tịch công ty là ông Phạm Nhật Vượng.


Xuất Cảng Gạo của Việt Nam Trong Năm 2024 Sẽ Vượt Hơn 7,6 Triệu Tấn


(REUTERS/Kham: Công nhân làm việc tại nhà máy chế biến gạo ở Cần Thơ hôm 23/8/2015.)
-Xuất cảng gạo của Việt Nam trong năm 2024 dự đoán sẽ vượt con số 7,6 triệu tấn, theo số liệu của Hiệp hội Lương thực Việt Nam.
Hãng tin Reuters dẫn lời ông Nguyễn Ngọc Nam - Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam - cho biết xuất cảng gạo của Việt Nam trong năm nay gia tăng bất chấp việc Ấn Độ mới đây nới lỏng việc hạn chế xuất cảng gạo của nước này.
Hiện Việt Nam là quốc gia xuất cảng gạo nhiều thứ ba thế giới, sau Ấn Độ và Thái Lan. Phi Luật Tân là quốc gia nhập cảng gạo nhiều nhất của Việt Nam.

Xuất cảng gạo của Việt Nam trong chín tháng qua đã tăng 8,9% lên 6,99 triệu tấn so với cùng kỳ năm 2023, theo số liệu của Chính phủ.
Giá trị xuất cảng gạo của Việt Nam trong chín tháng đầu năm tăng 23% lên 4,35 tỉ Mỹ kim. Việt Nam dự kiến sẽ đạt doanh thu xuất cảng gạo trong năm nay vượt mức năm tỉ Mỹ kim.
Theo báo Nhà nước, các doanh nghiệp xuất cảng gạo của Việt Nam hiện cũng đang tích cực mở rộng sang các thị trường mới như Trung Đông, Phi Châu, Nam Mỹ, Nhật Bản, Nam Hàn...
Mới đây, báo chí trong nước cho biết, Việt Nam đã chi gần một tỉ Mỹ kim để nhập cảng gạo trong năm nay, tăng 57% so với cùng kỳ năm 2023. Lý do được nêu ra là gạo nhập chất lượng thấp được dùng để sản xuất bún, miến. Một phần gạo nhập cảng để trả nợ đơn hàng xuất cảng mà Việt Nam đã trúng thầu ở quốc gia khác.


Cựu Giám đốc BV Thủ Đức Được Giảm Ba Năm Tù Trong Vụ Án Liên Quan Kít Xét Nghiệm Việt Á


(PLO/H.G: Cựu Giám đốc Bệnh viện thành phố Thủ Đức Nguyễn Minh Quân tại phiên Tòa Phúc thẩm.)
-Tòa Phúc thẩm đã giảm ba năm tù cho ông Nguyễn Minh Quân, cựu Giám đốc Bệnh viện Thủ Đức vì cho rằng ông Quân sai phạm trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, nguồn cung kít test chỉ có của Việt Á.
Tòa án Nhân dân Cấp cao tại Tp. HCM trong ngày 9/10/2024 chấp nhận đơn xin giảm nhẹ hình phạt của ông Quân, giảm án từ 11 xuống 8 năm tù về tội Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng; tổng hợp với bản án trước, ông Quân phải chấp hành hình phạt chung là 29 năm tù.
Cùng tội danh với ông Quân, bà Nguyễn Lan Anh (cựu Phó Giám đốc BV thành phố Thủ Đức) cũng được giảm án còn 2 năm 6 tháng tù (bản án Sơ thẩm tuyên 6 năm tù). Tổng hợp hình phạt chung của hai bản án là 5 năm 6 tháng tù. Những đồng phạm khác cũng lần lượt được giảm từ 3 năm xuống tù treo và 13 năm xuống còn 10 năm tù.

Hội đồng Xét xử cho rằng vi phạm quy định về đấu thầu của các ông Quân và đồng phạm không phải là nguyên nhân chính dẫn đến hậu quả thiệt hại của bệnh viện. Bởi, tại thời điểm đó tại Sài Gòn không có nguồn kit test nào khác ngoài của Công ty Việt Á.
Ngoài ra, giá mua kit test không phải do Bệnh viện Thủ Đức tự ý quyết định mà theo giá do Bộ Y tế ban hành. Do đó, mức án cấp Sơ thẩm là quá nghiêm khắc, chưa thể hiện tính khoan hồng của pháp luật.
Tòa án cấp Phúc thẩm cũng nhận định tòa án cấp Sơ thẩm không đưa Công ty Việt Á vào tham gia tố tụng là thiết sót.
Hồi tháng 5 vừa qua, Tòa án Nhân dân Cấp cao tại Tp. HCM đã tuyên bác kháng cáo của ông Quân trong vụ án vi phạm đấu thầu, tham ô tài sản xảy ra tại Bệnh viện thành phố Thủ Đức. Phiên xử được mở do ông Quân - chủ mưu vụ án và Nguyễn Lan Anh - cựu Phó Giám đốc Bệnh viện thành phố Thủ Đức kháng cáo bản án Sơ thẩm, xin giảm nhẹ hình phạt.
Theo đó, ông Quân phải chấp hành bản án 21 năm tù về các tội "Tham ô tài sản" và "Rửa tiền"; bị cáo Lan Anh ba năm sáu tháng tù về tội "Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng" mà Tòa án Nhân dân Tp. HCM xét xử Sơ thẩm đã tuyên.


An Giang: Kỷ Luật Bốn Tổ Chức Đảng Liên Quan "Đại Án Cát Lậu"


(angiang.gov.vn: Ông Nguyễn Bảo Trung nguyên Chánh Văn phòng Ủy ban Nhân dân tỉnh An Giang bị kỷ luật bằng hình thức Cảnh cáo.)
-Bốn tổ chức đảng ở An Giang gồm Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Kế hoạch-Đầu tư, Sở Tài chánh và Văn phòng Ủy ban Nhân dân tỉnh bị kỷ luật do vi phạm các quy định trong việc quản lý công tác khai thác khoáng sản cát.
Ban thường vụ tỉnh ủy An Giang phát thông cáo thi hành kỷ luật trên trong ngày 9/10/2024 và được truyền thông loan.

Nội dung thông cáo còn cho biết cụ thể các tổ chức đảng trên bị thi hành kỷ luật do tổ chức thực hiện các dự án không báo cáo xin chủ trương của cơ quan, tổ chức đảng có thẩm quyền, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo để một số cá nhân vi phạm các quy định pháp luật của nhà nước, bị khởi tố bắt tạm giam, nguy cơ thất thu, thất thoát ngân sách nhà nước...
Ngoài 4 tổ chức đảng trên, Ban thường vụ tỉnh cũng quyết định thi hành kỷ luật cảnh cáo đối với ông Nguyễn Bảo Trung –Bí thư đảng ủy, Trưởng ban Quản lý Khu kinh tế, nguyên Bí thư đảng ủy, nguyên Chánh văn phòng Ủy ban Nhân dân tỉnh (Ủy ban Nhân dân).
Ông Trung bị cho là chịu trách nhiệm người đứng đầu về những vi phạm, khuyết điểm của Đảng ủy Văn phòng Ủy ban Nhân dân tỉnh các nhiệm kỳ 2015 - 2020, 2020 - 2025, để Văn phòng Ủy ban Nhân dân tỉnh thẩm định trình Ủy ban Nhân dân tỉnh ký ban hành các văn bản về công tác quản lý khoáng sản (cát) trái quy định pháp luật; để một số cán bộ, đảng viên thuộc Đảng bộ Văn phòng Ủy ban Nhân dân tỉnh vi phạm quy định của Đảng, pháp luật của nhà nước phải giải quyết trách nhiệm hình sự.

Vi phạm của ông Trung cũng bị cho là đã gây hậu quả nghiêm trọng, nguy cơ thất thu, thất thoát ngân sách nhà nước, gây dư luận xấu, làm giảm uy tín của tổ chức Đảng và cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương, đến mức phải xem xét, xử phạt kỷ luật.
Hồi cuối năm 2023, liên quan đường dây khai thác cát lậu lớn nhất tại An Giang, ông Nguyễn Thanh Bình, Chủ tịch tỉnh đã bị cơ quan điều tra khởi tố, bắt tạm giam. Trước đó cấp phó của ông Bình là ông Trần Anh Thư - Phó Chủ tịch tỉnh An Giang – cũng đã bị C03 khởi tố bị can, thực hiện lệnh bắt tạm giam để điều tra về tội nhận hối lộ.
Vào tháng 3/2024, ông Bình và ông Thư đã bị bãi nhiệm chức vụ Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh An Giang.


Việt Nam Đồng Ý Gia Hạn Hợp Đồng Thuê Đất Cho Nhà Máy của Mercedez-Benz Đến Năm 2030


(AFP / Noel Celis - minh họa: Xe Mercedez-Benz V được trưng bày ở một triển lãm xe hơi tại Bắc Kinh hôm 26/9/2020.)
-Truyền thông nhà nước loan tin cho biết hôm 8/10/2024 cho hay chính phủ Việt Nam vừa đồng ý gia hạn hợp đồng thuê đất của nhà máy Mercedez-Benz thêm năm năm nữa, đến tháng 4 năm 2030 theo đề nghị của Công ty TNHH Mercedez-Benz Việt Nam.
Hiện nhà máy của Mercedez-Benz tọa lạc trên khu đất rộng hơn 100.000 mét vuông ở quận Gò Vấp (Sài Gòn). Nhà máy thuộc Công ty TNHH Mercedes - Benz Việt Nam - công ty liên doanh giữa Samco (30% vốn) và Tập đoàn Mercedes - Benz Group AG (chiếm 70% vốn).

Theo truyền thông trong nước, vào năm 1995, Thủ tướng ra quyết định thu hồi khu đất trên và cho công ty liên doanh thuê. Công ty được cấp phép hoạt động đầu tư tương ứng với thời hạn sử dụng đất là 30 năm, tính từ tháng 4-1995, sẽ hết hạn vào năm 2025.
Từ tháng 9/2021, Mercedes - Benz Việt Nam đã đề nghị Tp. HCM gia hạn dự án thuê đất thêm 5 năm nữa (đến năm 2030).
Vào tháng 7/2024, Tập đoàn lại gửi một tâm thư đến Thủ tướng đề nghị can thiệp khẩn cấp để hoàn tất việc gia hạn và tránh việc phải đóng cửa nhà máy sản xuất Mercedes-Benz tại Việt Nam, theo báo Nhà nước.
Ủy ban Nhân dân Tp. HCM trong báo cáo mới gửi Chính phủ về hoạt động của nhà máy xác định, dự án này có tác động lớn đến quan hệ đối ngoại với các quốc gia đối tác. Việc gia hạn cho Mercedes-Benz Việt Nam tiếp tục thuê đất trong năm năm sẽ đóng góp tích cực cho ngân sách thành phố. Việc chấm dứt ngay dự án theo thời hạn cũ (14/4/2025) có nguy cơ giảm thu ngân sách địa phương.
Theo quyết định mới, hết thời gian gia hạn vào ngày 14/4/2030, Mercedez-Benz Việt Nam sẽ phải di dời toàn bộ hoạt động sản xuất, kinh doanh ra khỏi khu đất hiện tại, đồng thời đầu tư nhà máy sản xuất và lắp ráp tại Khu công nghiệp Cơ khí xe hơi Tp. HCM.


Việt Nam Đặt Mục Tiêu Đưa Vào Sử Dụng Hai Tuyến Cáp Biển và Phủ Sóng Dịch Vụ 5G Vào Cuối 2025


(Ander Gillenea / AFP - minh họa: Cáp quang ngầm dưới biển tại một bờ biển ở Tây Ban Nha hôm 13/6/2017.)
-Chính phủ Việt Nam vào ngày 9/10/2024 cho biết có mục tiêu đưa hai tuyến cáp biển vào sử dụng và phủ sóng dịch vụ di động 5G trên cả nước vào cuối năm 2025 tới.
Reuters loan tin trong cùng ngày, dẫn chiến lược do Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình ký.
Theo Reuters, Việt Nam - một trung tâm sản xuất hàng hóa trong khu vực - trong những năm gần đây luôn báo sự việc xảy ra đối với năm tuyến cáp quang biển hiện có nhưng cũ kỹ.
Vào tháng qua, nhiều nguồn tin cho biết Hoa Kỳ đang hối thúc Việt Nam tránh sử dụng những nhà thầu Trung Quốc để lắp đặt những tuyến cáp quang biển mới vì lý do an ninh.

BBC ngày 8/10 loan tin một trong những nhà thầu mà Việt Nam dự định trao hợp đồng lắp cáp quang là Công ty Trung Quốc HMN Technologies.
Từ năm 2023, Bộ Thông tin-Truyền thông Việt Nam cho biết, đến năm 2025, Việt Nam sẽ tăng thêm từ hai đến bốn tuyến cáp quang biển, và sau đó từ 4 đến 6 tuyến vào năm 2030.
Nếu kế hoạch đưa thêm hai cáp mới vào hoạt động thành hiện thực thì so với khu vực, con số cáp ngầm dưới biển của Việt Nam vẫn còn thấp so với các nước khác. Ví dụ, vào năm 2023 Tân Gia Ba có 39 cáp, Mã Lai Á có 25 cáp, Phi Luật Tân có 24 cáp và Thái Lan có 13 cáp.
Đối với sóng 5G, các nhà mạng tại Việt Nam tiến hành thử nghiệm nhiều năm qua; nhưng đến nay vẫn chưa thể phủ sóng dịch vụ trên diện rộng.


Thủ Tướng Trung Quốc Lý Cường Thăm Việt Nam Từ Ngày 12-14/10


(AFP / Greg Baker / Pool: Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường và Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính tại Bắc Kinh hôm 26/6/2023.)
-Hôm 8/10/2024, Bộ Ngoại giao Việt Nam cho hay Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường sẽ thăm chính thức nước này từ ngày 12 đến 14/10, không lâu sau sự việc căng thẳng ở quần đảo Hoàng Sa mà Trung Quốc chiếm đóng từ năm 1974.
Đây là chuyến thăm chính thức Việt Nam đầu tiên của ông Lý Cường kể từ khi ông nhậm chức hồi tháng 3/2023.
Các tờ báo của Nhà nước khi đưa tin về chuyến đi này hoàn toàn không nhắc đến vụ tàu chấp pháp của Trung Quốc tấn công hai tàu đánh cá của ngư dân Quảng Ngãi vào ngày 29/9.

Trong vụ này, 10 ngư dân trên tàu đánh cá số hiệu QNg 95739TS bị đánh đập, có ít nhất ba người bị đánh gãy tay và các thiết bị, ngư cụ, hải sản đánh bắt trên tàu bị cướp phá gây thiệt hai hơn 300 triệu đồng.
Một chiếc tàu khác cũng của tỉnh Quảng Ngãi số hiệu QNg 90659TS khi đánh bắt ở khu vực Hoàng Sa cùng ngày 29/9 cũng cáo buộc bị tàu Trung Quốc tấn công, tịch thu hải sản, ngư cụ....
Sau sự việc, Bộ Ngoại giao Trung Quốc khẳng định tàu đánh cá Việt Nam đã đánh bắt trái phép ở khu vực Hoàng Sa và các tàu chấp pháp Trung Quốc đã "chuyên nghiệp và kiềm chế", không hề gây ra thương tích nào.
Trong khi đó, Bộ Ngoại giao Việt Nam nói đã "giao thiệp nghiêm khắc" với Tòa Ðại sứ Trung Quốc tại Hà Nội, mạnh mẽ phản đối hành động nói trên của lực lượng thực thi pháp luật Trung Quốc, yêu cầu nước này tôn trọng đầy đủ chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, khẩn trương điều tra và thông báo kết quả cho phía Việt Nam, không tái diễn các hành động tương tự.

Không có nhận xét nào: