Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Năm, 20 tháng 6, 2024

Nóng Nhất Hôm Nay: Độc Tài Putin Vừa Đến Hà Nội! Biến Chuyển Ngoại Giao: Mỹ ‘Nóng Mặt!’ Công Luận Phẫn Nộ Khắp Nơi! Và Kính Chuyển Tin Nóng Thế Giới Theo Dòng Thời Sự - Lê VĂN HẢI



Nóng Nhất Hôm Nay: Chuyên Cơ Độc Tài Putin Vừa Đáp Xuống Hà Nội! Mỹ ‘Nóng Mặt!’ Công Luận Phẫn Nộ Khắp Nơi! Việt Nam Quan Trọng Như Thế Nào Với Nga? -Chuyên cơ chở Tổng thống Nga Vladimir Putin đã hạ cánh tại sân bay Nội Bài ở thủ đô Hà Nội vào lúc 1 giờ 40 ngày 20/6. Đón Tổng thống Putin tại sân bay Nội Bài vào rạng sáng 20/6 có Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Đối ngoại Trung ương Lê Hoài Trung; Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà; Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước Lê Khánh Hải; Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh; Thứ trưởng Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng; Đại sứ Việt Nam tại Nga Đặng Minh Khôi.
<!>
Chuyến thăm cấp nhà nước của ông Putin tới Việt Nam diễn ra ngay sau chuyến thăm Bắc Hàn và không lâu sau khi ông thăm Trung Quốc hồi tháng Năm.
Thông qua chuyến công du của ông Putin tới Việt Nam và các nước trước đó, Nga được cho là đang gửi tín hiệu cho thế giới rằng chính sách “hướng về phương Đông” vẫn đi đúng hướng và phương Tây đã thất bại trong việc cô lập Nga sau cuộc chiến ở Ukraine.

Một số nhà phân tích nhận định với BBC rằng trong khi chuyến thăm Bắc Hàn là tình hữu nghị mang tính vụ lợi vì các mục tiêu ngắn hạn vì ông Putin cần đạn dược còn ông Kim Jong-un cần công nghệ quân sự, thì vai trò của Việt Nam đối với Nga quan trọng hơn nhiều so với trước đây.
Các chuyên gia an ninh-quốc phòng cũng cho hay việc ông Putin thăm Hà Nội ngay trong năm đầu tiên của nhiệm kỳ mới cho thấy sự coi trọng của ông đối với quan hệ Nga - Việt Nam.


Sau khi Tổng thống Putin phát động cuộc xâm lược Ukraine, Nga đã bị quốc tế cô lập và áp những lệnh trừng phạt chưa từng có tiền lệ.
Tổng thống Putin cũng bị Tòa án Hình sự Quốc tế ICC phát lệnh truy nã vào ngày 17/3/2023 với cáo buộc "có thể liên quan tội ác chiến tranh".
Trong hai năm qua, nhà lãnh đạo Nga chỉ công du đến các quốc gia láng giềng, chẳng hạn các nước thuộc Liên Xô cũ mà vẫn còn nằm trong tầm ảnh hưởng của Nga, cũng như Trung Quốc và những nước ngoài khối thân hữu với Nga là Ả Rập Xê Út, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE).

Các chuyên gia cho rằng ông Putin đến Việt Nam, Trung Quốc và Bắc Hàn là phương pháp giúp Nga tái định hình lại mối quan hệ, cố gắng đào sâu vào những mối quan hệ sẵn có để có thể giảm thiểu tác động của chính sách có thể gọi là thù địch, cấm vận của phương Tây.
"Việt Nam càng quan trọng với Nga vì Nga hiện không có nhiều bạn nữa. Bạn thân của Nga hiện chỉ có một số nước do quá gần Nga, chịu quá nhiều ràng buộc nên buộc phải làm bạn như những nước cộng hòa Trung Á," Giáo sư Alexander L Vuving từ Trung tâm nghiên cứu an ninh châu Á-Thái Bình Dương Daniel K. Inouye thuộc Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ đánh giá với BBC.

Về kinh tế, các nước phương Tây nhắm vào các cá nhân giàu có, ngân hàng, các công ty và doanh nghiệp quốc doanh của Nga, hạn chế khả năng của Nga trong việc chi tiền cho cuộc chiến.
Nga cũng bị ngăn cản tiếp cận với nhiều loại hàng hóa, bao gồm các sản phẩm điện tử thương mại, bán dẫn và linh kiện máy bay.
Thạc sĩ Hoàng Việt, giảng viên Khoa Luật quốc tế, Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 18/6 nhận định với BBC rằng, trong bối cảnh nền kinh tế gặp khó khăn, Việt Nam có thể mang lại lợi ích cho Nga về khía cạnh kinh tế.
"Kinh tế Nga đang gặp khó khăn như thế mà Việt Nam có thể trao đổi hàng hóa với Nga ở mức độ nào đó thì cũng là điều mà Nga cần,” ông đánh giá.

Hà Nội là đối tác thương mại lớn nhất của Moscow tại Đông Nam Á, trong đó Nga xuất khẩu các mặt hàng như than đá, phân bón, hóa chất, thực phẩm… sang Việt Nam.
Kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai bên đạt 3,63 tỷ USD, tăng 2,3% so với cùng kỳ năm 2022, dù vẫn chịu nhiều tác động từ biến động địa chính trị, theo lãnh đạo Vụ Thị trường châu Âu-châu Mỹ thuộc Bộ Công thương Việt Nam.
Tính đến hết tháng 5/2024, Nga có 186 dự án tại Việt Nam với tổng vốn đầu tư xấp xỉ 1 tỷ USD. Hôm 19/6, Việt Nam tuyên bố muốn công ty dầu khí nhà nước Zarubezhneft của Nga đầu tư vào năng lượng xanh ở nước này.
Ngoài ra, ông Hoàng Việt cũng cho rằng Việt Nam về mặt chính trị còn có thể đóng vai trò là “cầu nối” giữa Nga với các tổ chức khu vực ASEAN.

Chính sách trọng tâm “hướng Đông” của Nga được chú trọng từ năm 2012 khi ông Putin lên nắm quyền nhiệm kỳ thứ ba. Chiến lược tập trung vào ba mục tiêu, gồm thúc đẩy phát triển kinh tế vùng Viễn Đông nước Nga, hồi sinh quan hệ với các nước thuộc Liên Xô cũ thông qua hội nhập Á-Âu và tăng cường quan hệ với các nước Đông Á.
“Việt Nam đang nổi lên như một ngôi sao khá hay và khá tốt ở trong khu vực Đông Nam Á. Mà khu vực Đông Nam Á này cũng đang nổi lên là một khu vực đóng vai trò quan trọng,” Thạc sĩ Hoàng Việt đánh giá.
“Chúng ta thấy là chuyến thăm của Tổng thống Mỹ và Chủ tịch Trung Quốc đến Hà Nội năm ngoái cho thấy vị thế của Việt Nam trong khu vực Đông Nam Á như thế nào. Thế thì nói cho cùng, không chỉ Nga mang lại lợi ích cho Việt Nam mà Việt Nam cũng mang lại lợi ích cho Nga,” ông lập luận.
Và cũng theo các nhà quan sát, mối quan hệ Việt - Nga có thể trở thành hình mẫu cho các nước ASEAN đang muốn tăng cường hợp tác với Moscow trong những lĩnh vực mà hai bên cùng có lợi.

Vai trò của Nga với Việt Nam
Trong hơn 74 năm thiết lập bang giao, có những nhân tố bên trong và bên ngoài tác động không thuận tới quan hệ giữa Việt Nam và Nga, nhưng tình hữu nghị giữa hai nước được chính quyền Việt Nam rao giảng là thân thiết, thủy chung, sâu sắc vẫn bền vững qua thời gian.
“Sự hỗ trợ của Moscow trong Chiến tranh Việt Nam rất quan trọng đối với chiến thắng của Hà Nội. Đảng Cộng sản Việt Nam luôn biết ơn sự hỗ trợ của Moscow trước, trong và sau cuộc chiến và điều này sẽ không thay đổi,” Tiến sĩ Ian Storey, học giả của Viện ISEAS (Singapore), nói với BBC.
Ngoài ra, hàng chục ngàn cán bộ đã học tập tại Liên Xô cũ trong Chiến tranh Lạnh, trong đó có Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, người đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay.
Hà Nội cũng được cho là sẽ phụ thuộc vào Moscow về hỗ trợ quân sự trong nhiều năm tới, khi quân đội Việt Nam vẫn phụ thuộc vào ngành công nghiệp quốc phòng của Nga để mua phụ tùng, đạn dược và nâng cấp vũ khí, bất chấp nỗ lực bắt đầu đa dạng hóa nguồn cung.
“Ngoài ra, giới lãnh đạo của lực lượng vũ trang Việt Nam vẫn coi Nga là người bạn đáng tin cậy,” ông Storey bổ sung.

Từ Úc, ông Nguyễn Thế Phương, chuyên gia về quốc phòng Việt Nam tại Đại học New South Wales, nói với BBC rằng vị thế của Nga trong chính sách đối ngoại và đặc biệt là trong chính sách an ninh quốc phòng của Việt Nam rất to lớn.
Về chính sách đối ngoại, ông cho rằng việc tăng cường và duy trì quan hệ với Nga thể hiện Việt Nam vẫn duy trì chính sách đối ngoại tạm gọi là trung lập nhưng cố gắng duy trì quan hệ tốt đẹp với dường như là tất cả mọi quốc gia, đặc biệt là các cường quốc G5 ở trong Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc.
Còn về chính sách quốc phòng, theo ông Phương, mối quan hệ tốt đẹp với Nga cũng giúp Việt Nam duy trì khả năng tiếp cận công nghệ vũ khí của Nga trong tương lai trong bối cảnh tình hình thế giới đang ngày càng phức tạp, khó đoán.
Nga từ lâu vẫn là nguồn cung cấp vũ khí chính của Việt Nam, từ máy bay chiến đấu và tàu ngầm công nghệ cao, cho đến xe quân sự và vũ khí thô sơ.
Trong khi đó, Giáo sư Vuving đánh giá nếu nói về việc Việt Nam cần Nga thì không phải chỉ là vấn đề cung cấp vũ khí, mà còn vì Nga có thể giúp cho Việt Nam bớt đi những áp lực từ cả Mỹ lẫn Trung Quốc.
“Vì Việt Nam là một nước nhỏ nằm ở vị trí chịu áp lực rất mạnh mà Việt Nam không muốn ngả theo Mỹ cũng không muốn ngả sang Trung Quốc thì Nga sẽ giúp Việt Nam bớt áp lực,” chuyên gia này lí giải.

Ông cũng nhấn mạnh rằng trong vấn đề Biển Đông, Nga đang đứng gần với Việt Nam hơn là Trung Quốc trong cuộc tranh chấp sẽ là điều hết sức có lợi cho Việt Nam.
“Các công ty dầu khí của Nga đã hoạt động ở Việt Nam cũng góp phần nào giúp Việt Nam giữ chủ quyền lãnh thổ ở khu vực Biển Đông, và nếu Nga giúp Việt Nam trên Biển Đông thì Trung Quốc sẽ không phản ứng mạnh mẽ lắm.”
“Nếu như Mỹ hay Nhật Bản mà giúp Việt Nam trên Biển Đông thì Trung Quốc phản ứng mười, còn Nga giúp thì có thể Trung Quốc chỉ phản ứng một nửa thôi,” ông nêu ví dụ.

Chính sách ngoại giao 'cây tre'
Trong bối cảnh các siêu cường cạnh tranh mức độ ảnh hưởng trong khu vực, Mỹ, quốc gia nâng cấp quan hệ ngoại giao với Hà Nội vào năm ngoái, đã phản đối chuyến thăm của ông Putin.

"Không có quốc gia nào nên cho Putin một nền tảng để thúc đẩy cuộc chiến tranh xâm lược của ông ta và nếu làm vậy là cho phép ông ta bình thường hóa những tội ác của mình," người phát ngôn của Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội phát biểu trước chuyến thăm.
Các chuyên gia cho rằng Hà Nội có nhiều lý do để mạo hiểm khiến các đối tác khác phật lòng vì chuyến công du của nhà lãnh đạo Nga.
“Việt Nam theo đuổi chính sách đối ngoại cân bằng, trong đó cố gắng duy trì mối quan hệ thân thiết và hiệu quả với tất cả các cường quốc, bao gồm Mỹ, Trung Quốc và Nga,” Tiến sĩ Storey trả lời phỏng vấn của BBC.
Ông cho rằng với chính sách “ngoại giao cây tre”, Việt Nam cố gắng không thiên vị nước nào, đưa ra dẫn chứng rằng Hà Nội tuy không lên án việc Nga xâm lược Ukraine nhưng cũng không bỏ qua điều đó. Nhiều quan chức của Việt Nam dù không bày tỏ công khai nhưng họ cho rằng Điện Kremlin đã phạm phải một sai lầm to lớn về mặt chiến lược.

Riêng đối với Nga, chuyên gia Thế Phương nhận xét vì Moscow luôn là một đối tác truyền thống và đem lại rất nhiều lợi ích nên "Việt Nam không thể bỏ rơi Nga lúc khó khăn nhất".
"Việt Nam vẫn luôn giữ mối quan hệ tốt với Nga nhưng không có nghĩa là Việt Nam vì mối quan hệ với Nga mà sẽ gây ảnh hưởng tới mối quan hệ với Mỹ và các nước phương Tây. Cho nên Việt Nam sẽ cố gắng để cân bằng các mối quan hệ này."
Giáo sư Vuving cho rằng nếu nhìn lại quá trình cân bằng quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam với Mỹ và Nga thì Hà Nội đang thực hiện "một bước lùi, hai bước tiến".
"Làm sao để vẫn chơi được vẫn cả Nga lẫn Mỹ thì Việt Nam đã dùng phương pháp một bước lùi, hai bước tiến. Việt Nam đã lùi một bước trong quan hệ với Mỹ trong năm 2022 và sau đó tiến hai bước trong quan hệ với Mỹ trong năm 2023. Trong lúc đó, Việt Nam vẫn tiếp tục tiến trong quan hệ với Nga," ông bình luận.
Thạc sĩ Hoàng Việt cho rằng Hà Nội đã rút ra bài học trong lịch sử khi cân bằng quan hệ với các cường quốc.
“Việt Nam đã có nhiều kinh nghiệm, từng về phe của Liên Xô nhưng cuối cùng sau này Việt Nam cũng chịu rất nhiều thiệt hại trong chiến tranh. Nhưng mà cũng không có cường quốc nào đứng ra chịu với Việt Nam cả.”
Theo ông, đó là bài học, và nếu Việt Nam xử lý tốt trong lúc này thì Hà Nội sẽ chứng tỏ vai trò của Việt Nam như thế nào trên trường quốc tế.


Mỹ ‘nóng mặt’ vì chính sách “ngoại giao cây tre!” của Hà Nội, phe nào cũng chơi! Khi tiếp Putin!

-Tổng Thống Nga Vladimir Putin sẽ viếng thăm Hà Nội vào ngày tới, các phương tiện truyền thông nhà nước Việt Nam và Nga đưa tin hôm Thứ Hai, 17 Tháng Sáu, nhấn mạnh lòng trung thành dành cho Nga của Việt Nam do Đảng Cộng Sản cầm quyền và làm Hoa Kỳ chỉ trích, theo hãng tin Reuters.
Chuyến viếng thăm diễn ra sau khi Hà Nội né tránh tham dự hội nghị thượng đỉnh về hòa bình cho Ukraine diễn ra tại Thụy Sĩ vào cuối tuần trước, nhưng lại cho thứ trưởng ngoại giao Việt Nam tới dự buổi tọa đàm của khối BRICS tổ chức tại Nga vào đầu tuần rồi.
Putin, tuyên thệ nhậm chức lần thứ năm cách đây hơn một tháng, dự trù sẽ gặp tân chủ tịch Việt Nam, Tô Lâm, cùng các lãnh tụ khác trong chuyến viếng thăm kéo dài hai ngày tới Hà Nội vào Thứ Tư và Thứ Năm, các viên chức cho biết.
Hoa Kỳ, nâng tầm vóc bang giao với Hà Nội vào năm ngoái và là đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam, phản ứng gay gắt.

“Không một quốc gia nào nên để cho Putin hiện diện để thôi thúc cuộc xâm lược của ông ta hay nói cách khác là làm ngơ cho ông ta ngang nhiên thực hiện các hành động tàn bạo,” một phát ngôn viên của Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ tại Hà Nội trả lời Reuters khi được hỏi chuyến viếng thăm sẽ tác động lên bang giao giữa Việt Nam và Hoa Kỳ ra sao.
“Nếu Putin muốn tới đâu thì tới, điều đó kể như các hành vi vi phạm trắng trợn luật pháp quốc tế của Nga chỉ là tờ giấy trắng,” phát ngôn viên nói thêm, ám chỉ cuộc xâm lược Ukraine do Putin phát động vào Tháng Hai 2022.
Bộ Ngoại Giao Việt Nam không trả lời yêu cầu bình luận.
Tòa Án Hình Sự Quốc Tế ICC đặt trụ sở tại Hague ban hành lệnh bắt giữ Putin vào Tháng Ba 2023 vì tội ác chiến tranh tại Ukraine. Việt Nam, Nga và Hoa Kỳ không phải là thành viên ICC.

Liên Âu, đối tác kinh tế quan trọng khác của Việt Nam, không bình luận trước chuyến viếng thăm, nhưng bày tỏ sự bất mãn vào tháng trước về quyết định của Hà Nội khi đình hoãn cuộc họp với đặc sứ Liên Âu liên quan tới lệnh trừng phạt Nga – hành động mà các viên chức cho là do hoạt động chuẩn bị đón tiếp Putin.
Theo quan điểm của Hà Nội, chuyến viếng thăm này nhằm mục đích “chứng minh rằng Việt Nam theo đuổi chính sách ‘ngoại giao cây tre’ không nghiêng về bất kỳ cường quốc nào,” Ian Storey, thành viên cấp cao tại Viện ISEAS-Yusof Ishak đặt trụ sở tại Singapore, cho biết sau khi Việt Nam tiếp đón cả Tổng Thống Joe Biden lẫn Tập Cận Bình trong những tháng gần đây.
Trong chuyến viếng thăm cấp nhà nước đầu tiên tới Việt Nam tính từ 2017 và cũng là chuyến viếng thăm thứ năm, Putin dự trù công bố các thỏa thuận trong các lãnh vực gồm có thương mại, đầu tư, kỹ nghệ và giáo dục, hai viên chức nói với Reuters, mặc dù điều đó có thể thay đổi.

Tuy nhiên, các cuộc hội luận với các lãnh tụ Việt Nam có thể sẽ tập trung vào các vấn đề tối quan trọng hơn, hai viên chức ẩn danh cho biết.
Các cuộc hội đàm đó sẽ gồm có võ khí, mà từ trước tới nay Nga vẫn là nhà cung ứng hàng đầu cho Việt Nam; ngoài ra còn có năng lượng, với các công ty Nga đang hoạt động tại các mỏ khí đốt và dầu mỏ tại Việt Nam trên các vùng Biển Đông mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền; và vấn đề về thanh toán, vì hai quốc gia phải nhọc nhằn thực hiện các giao dịch khi các nhà băng Nga bị Hoa Kỳ trừng phạt, một trong các viên chức cho biết.
“Các vấn đề chủ lực liên quan tới việc hun đúc quan hệ kinh tế và thương mại, trong đó có cả buôn bán võ khí,” Carl Thayer, chuyên gia cấp cao về an ninh Việt Nam thuộc Học Viện Lực Lượng Quốc Phòng Úc tại Canberra cho biết.
Thayer cho biết Putin và các lãnh tụ Việt Nam có thể sẽ đồng thuận thực hiện các giao dịch tiền tệ Rúp-Đồng Việt Nam bằng hệ thống nhà băng giúp tiến trình thanh toán hàng hóa và dịch vụ diễn ra trơn tru. (TTHN)


Công Luận Phẫn Nộ CSVN Khắp Nơi, Khi Độc Tài Putin Đến Hà Nội! Rất Bất Lợi Trước Dư Luận Quốc Tế!
(Nguyễn Phú Trọng và Putin)


-Sau khi báo đảng xác nhận chuyến thăm Hà Nội của Putin hôm 19/6, mạng xã hội dấy lên nhiều ý kiến bày tỏ sự phẫn nộ xen lẫn ngao ngán.
Facebooker Kim Van Chinh bình luận: “Chuyến thăm lần này của Putin thật không hay lắm cho Việt Nam vì về cơ bản hiện nay Việt Nam đã hội nhập khá sâu vào nền kinh tế thế giới với các nước phương Tây là chủ đạo, trong khi Nga đang có chính sách thù địch với phương Tây.


Chuyến đi chỉ có hai nước: Bắc Hàn và Việt Nam càng không tốt cho Việt Nam. Ai cũng biết Bắc Hàn được Mỹ coi là quốc gia trục ma quỷ và uy tín trên thế giới rất thấp.”
Nguyễn Quang Bổng: “Putin là một kẻ độc tài máu lạnh, hiếu chiến, vô sỉ, một kẻ đã và đang bị loài người tiến bộ ở hầu hết tất cả các nước tiến bộ trên toàn hành tinh coi như một tên đồ tể, một kẻ cướp, một kẻ tráo trở đổi trắng thay đen đã tự ý xua quân đội của mình để đi xâm lược, để gây ra bao sự tổn thất, đau thương và mất mát cho một quốc gia láng giềng của mình.
Vậy mà, kẻ đó lại được một số lãnh đạo hoặc nguyên thủ ở một số nước khác trọng vọng, được cung kính và mời tới thăm.Trong khi chính kẻ đó lại đang bị tòa án quốc tế tuyên bố là một tội phạm của chiến tranh, và hiện tại đang bị tòa án quốc tế phát lệnh truy nã.
Đất Việt_June 17, 2024
Vậy thì cũng rất cần phải xem xét và đánh giá lại tư cách, bản chất, đạo đức cũng như cách nhìn nhận, sự quan hệ… của những người được gọi là lãnh đạo quốc gia của chính những nước chủ nhà đó một cách thật sự công bằng và khách quan hơn.”
Trần Minh Huế: “Putin thế mà bọn chóp bu ở Hà Nội vẫn coi là bạn. Đúng là ngưu tầm ngưu, mã tầm mã!”
Nguyệt Hoa: “Học cách nói của Nguyễn Phú Trọng, “có thế nào” thì nước Nga mới bị hầu hết các nước cô lập và “có thế nào” thì Putin mới bị Tòa hình sự quốc tế truy nã chứ!”
Một ý kiến khác: “Cứ xem thử putin còn được mấy hơi mà lên giọng. Đám ủng hộ Putin ở Việt Nam có cái lý của chúng. Nếu Nga thua trận, Trung Quốc có thể sẽ thay đổi rất lớn hệ thống chính trị, mà Bắc Kinh quy tiên thì chế độ Hà Nội băng hà, chúng sẽ hết quyền, hết thế, hết ăn trên ngồi trước được nữa, cho nên có chết chúng cũng ủng hộ Putin.”


Thế giới hôm nay 20 tháng 6, 2024
(Đỗ Đặng Nhật Huy)


-Mỹ phê duyệt việc bán máy bay không người lái và tên lửa cho Đài Loan với giá khoảng 360 triệu USD. Thương vụ bao gồm các loại đạn tuần kích như 720 Switchblade và các hệ thống vũ khí khác. Tổng thống Đài Loan William Lại Thanh Đức cảm ơn Mỹ đã phê duyệt thỏa thuận. Kể từ khi ông nhậm chức vào tháng 5, Trung Quốc đã tăng cường các hoạt động quân sự gần vùng lãnh thổ tự trị.
Cyril Ramaphosa, tổng thống Nam Phi và lãnh đạo Đảng Đại hội Dân tộc Phi (ANC), đã tuyên thệ nhậm chức thêm một nhiệm kỳ nữa sau khi thành lập chính phủ chung với đảng trung dung Liên minh Dân chủ. Ông Ramaphosa đã dẫn dắt ANC đến một kết quả bầu cử đáng quên vào tháng trước, vốn khiến đảng này lần đầu tiên mất đa số trong quốc hội kể từ khi chế độ phân biệt chủng tộc kết thúc vào năm 1994.
Thủ lĩnh của Hizbullah, một phong trào do Iran hậu thuẫn đang kiểm soát Lebanon, cảnh báo rằng nhóm này sẽ chiến đấu “không có quy tắc và không có giới hạn” nếu chiến tranh với Israel bùng nổ. Hai bên đã khai hỏa vào nhau kể từ khi cuộc chiến ở Gaza bắt đầu, nhưng cho đến nay vẫn chưa leo thang thành chiến tranh tổng lực. Thủ lĩnh Hizbullah còn đe dọa Síp, cáo buộc nước này cho phép Israel sử dụng sân bay để tập trận quân sự.

Trung sĩ Gordon Black, một quân nhân Mỹ đang tại ngũ, bị kết án gần 4 năm tù ở Nga. Trung sĩ Black bị cáo buộc ăn trộm tiền của bạn gái người Nga và đe dọa giết cô khi lưu trú tại Vladivostok, một thành phố ở Siberia. Các vụ truy tố bạo lực gia đình, vốn đã được phi hình sự hóa một phần vào năm 2017, rất hiếm xảy ra ở Nga.
Bộ trưởng y tế Chad cho biết vụ nổ tại một kho đạn ở nước này đã khiến ít nhất 9 người thiệt mạng và hàng chục người khác bị thương. Cả binh lính và dân thường đều nằm trong danh sách thương vong. Tổng thống Chad, Mahamat Idriss Déby, đã đến hiện trường vụ nổ và thăm những người bị thương trong bệnh viện. Ông ra lệnh điều tra “để xác định nguyên nhân của sự việc.”
Phó tổng thống Philippines Sara Duterte đã từ chức bộ trưởng giáo dục và phó chủ tịch cơ quan chống nổi dậy. Là con gái của cựu tổng thống Philippines Rodrigo Duterte, và là nhân vật quan trọng của một trong hai gia đình chính trị lớn nhất đất nước. Việc bà từ chức là dấu hiệu cho thấy liên minh với tổng thống Ferdinand Marcos đang tan vỡ.

Hai người biểu tình vì khí hậu đã bị bắt vì phun sơn màu cam lên Stonehenge, một di tích cổ ở miền nam nước Anh. Nhóm vận động Just Stop Oil nói rằng loại sơn này làm từ bột ngô và sẽ bị trôi đi. Du khách đến thăm di sản thế giới UNESCO đã rất kinh ngạc; và một số người đã tìm cách ngăn chặn những người biểu tình. Thủ tướng Rishi Sunak vẫn lên tiếng bất chấp lịch trình tranh cử bận rộn của ông, gọi đó là “hành động phá hoại đáng hổ thẹn.”
Con số trong ngày: 11.000, là số container vũ khí mà Triều Tiên đã chuyển cho Nga kể từ tháng 9, theo giới chức Mỹ.

TIÊU ĐIỂM

Malaysia và Trung Quốc xích lại gần nhau

Vào thứ Năm, thủ tướng Trung Quốc Lý Cường sẽ kết thúc chuyến thăm ba ngày tới Malaysia sau lễ kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao. Quan hệ song phương đang rất bền chặt. Hôm thứ Tư, ông Lý đã gặp thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim, người hồi đầu tuần đã mô tả Tập Cận Bình là một “nhà lãnh đạo xuất sắc.” Ông Anwar cũng thông báo rằng Malaysia muốn gia nhập BRICS, một khối gồm 10 nền kinh tế trong đó có Trung Quốc.
Thu hút đầu tư là động lực chính của Malaysia, nhất là khi Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của họ. Hôm thứ Tư, Trung Quốc đã đồng ý mua sầu riêng tươi của Malaysia, một loại trái cây được người tiêu dùng Trung Quốc ưa chuộng. Trung Quốc cũng muốn những thứ khác, bao gồm cả ảnh hưởng ở Đông Nam Á. Thông qua Sáng kiến Vành đai và Con đường, Trung Quốc đã đầu tư vào cơ sở hạ tầng của Malaysia. Trong chuyến công du, ông Lý đã đến thăm East Coast Rail Link, một dự án liên doanh do Trung Quốc tài trợ. Nhưng những dự án như vậy không còn quá phổ biến. Malaysia muốn tranh thủ nguồn tài trợ của Trung Quốc cho các ưu tiên mới hơn, chẳng hạn như thương mại điện tử.

Khi nào thì Anh mới giảm lãi suất?
Hội đồng lãi suất của Ngân hàng Anh sẽ họp vào thứ Năm, một ngày sau khi có tin vui rằng lạm phát theo năm ở Anh đã quay về mục tiêu 2%. Tuy vậy, phần lớn Ủy ban Chính sách Tiền tệ không nhiều khả năng sẽ bỏ phiếu cắt giảm lãi suất chuẩn của ngân hàng, hiện là 5,25%.
Lý do của sự dè dặt này là vì lạm phát chỉ giảm theo giá năng lượng, điều có lẽ sẽ không xảy ra lần nữa. Các thước đo áp lực lạm phát khác đang giảm chậm hơn. Lạm phát lõi theo năm — không tính giá thực phẩm và năng lượng — vẫn cao hơn nhiều so với mục tiêu, đạt 3,5%. Tăng trưởng tiền lương và lạm phát dịch vụ, mà uỷ ban theo dõi chặt chẽ, cũng ở mức cao.
Dù vậy, ngân hàng dự kiến sẽ sớm cắt giảm lãi suất. Tỷ lệ thất nghiệp lên tới 4,4%, mức cao nhất từ sau đại dịch, và các cuộc khảo sát về thị trường lao động cho thấy suy thoái đang ở phía trước.

Colombia thông qua loạt cải cách cấp tiến
Kỳ họp quốc hội của Colombia sẽ khép lại vào thứ Năm này, sau đó bất kỳ dự luật nào chưa được thông qua sẽ bị loại bỏ. Chính phủ cánh tả đầu tiên của đất nước, vốn lên nắm quyền vào tháng 8 năm 2022, đang chạy đua để thông qua các cải cách nhằm giảm bất bình đẳng ở một trong những quốc gia bất bình đẳng nhất thế giới.
Hôm thứ Sáu, Hạ viện đã thông qua dự luật lương hưu, đem lại thay đổi lớn nhất cho hệ thống an sinh xã hội của Colombia kể từ năm 1993. Nó sẽ mở rộng phạm vi bảo hiểm lương hưu cho hầu hết mọi người trong độ tuổi nghỉ hưu, so với chỉ 1/4 người nghỉ hưu theo luật hiện nay. Vào ngày 11 tháng 6, các nhà lập pháp bắt đầu quá trình tranh luận kéo dài về dự luật cải cách lao động; và kể từ đó họ đã phê duyệt phần lớn các điều khoản của nó.
Nhưng không phải mọi chuyện đều thuận buồm xuôi gió. Cải cách lương hưu có thể bị thách thức tại tòa. Luật giáo dục mới nhằm cải thiện khả năng tiếp cận trường phổ thông và đại học có vẻ đã bị thất bại. Nó vốn không được lòng hiệp hội giáo viên lớn nhất nước, bên cho biết nếu thông qua luật này sẽ chuyển tiền công vào túi các trường tư.


Tin Quốc Tế Đó Đây
Liên Hiệp Âu Châu Chưa Đạt Thỏa Thuận Phân Chia Bổ Nhiệm Các Lãnh Đạo Chủ Chốt của Khối


(Hình AP Geert Vanden Wijngaert, từ trái qua: Thủ tướng Hung Gia Lợi Viktor Orban, Thủ tướng Croitia Andrej Plenkovic, Chủ tịch Ủy Ban Âu Châu Ursula von der Leyen và Thủ tướng Bồ Đào Nha Luis Montenegro, trong cuộc gặp bàn tròn tại thượng đỉnh không chính thức Liên Hiệp Âu Châu, Brussels, Bỉ, ngày 17/6/2024.)
-Cuộc họp thượng đỉnh không chính thức của lãnh đạo 27 nước thành viên Liên Hiệp Âu Châu từ hôm 17/6/2024, để tìm thỏa thuận bổ nhiệm các chức vụ lãnh đạo Ủy Ban Âu Châu, Hội Đồng Âu Châu và ngành ngoại giao, đã không có được kết quả. Các nước tiếp tục thương lượng để có được thỏa thuận chính thức vào cuối tháng này.

Thông tín viên Pierre Benazet của Đài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) tại Brussels tường trình:
27 nước thành viên chỉ có được văn bản ghi nhận thực tế đã thấy về các lực lượng chính trị sau cuộc bầu cử. Dẫn đầu kết quả phiếu bầu, đảng trung hữu PPE sẽ tái lập liên minh mãn nhiệm, trước hết là với phe Xã hội-Dân chủ về thứ hai và những thành viên cánh trung tự do của đảng Renew. Đảng này mất 1/5 ghế nhưng vẫn duy trì được vị trí thứ 3.
Chính Thủ tướng Hung Gia Lợi, Viktor Orban xác nhận đã có được liên minh và ba đảng này sẽ phải có được những vị trí như mong muốn.
Trước hết, Ủy Ban Âu Châu sẽ dành cho PPE với việc bà Ursula von der Layen tiếp tục lãnh đạo. Tiếp đó là Hội Đồng Âu Châu cho phe Xã hội-Dân chủ và cựu Thủ tướng Bồ Đào Nha António Costa có nhiều khả năng làm Chủ tịch. Thứ nữa là vị trí lãnh đạo ngoại giao Âu Châu, chức này có thể sẽ giao cho bà Thủ tướng Estonia Kaja Kallas thuộc đảng Renew.
Đảng PPE đa tăng số lượng Nghị sĩ trong khi các đảng khác bị thụt lùi. PPE đang cố gắng khai thác lợi thế của mình. Lãnh đạo Hội Đồng Âu Châu gồm 2 nhiệm kỳ 2 năm rưỡi và phe trung hữu muốn có được một nhiệm kỳ.


Chiến Tranh Ukraine: Tổng Thư ký NATO Kêu Gọi Bắt Trung Quốc Trả Giá Vì Hậu Thuẫn Nga


(AP - Mark Schiefelbein: Tổng Thư ký Liên Minh Bắc Đại Tây Dương NATO Jens Stoltenberg phát biểu với các nhà báo sau cuộc gặp với Tổng thống Mỹ Joe Bdien, Tòa Bạch Ốc, Hoa Thịnh Ðốn, Hoa Kỳ, ngày 17/6/2024.)
-Tổng Thư ký Liên Minh Bắc Đại Tây Dương (NATO), Jens Stoltenberg, hôm 17/6/2024 trong chuyến công du Hoa Thịnh Ðốn, kêu gọi các đồng minh bắt Trung Quốc trả giá vì hậu thuẫn Nga, đồng thời khích lệ các đồng minh phương Tây của Kyiv cung cấp thêm vũ khí cho Ukraine chống quân Nga xâm lược.
Phát biểu tại Wilson Center, một trung tâm tư vấn ở Hoa Thịnh Ðốn, Tổng Thư ký NATO khẳng định: "Điều này nghe có vẻ như là một nghịch lý, nhưng con đường tiến đến hòa bình phải thông qua việc cung cấp thêm nhiều vũ khí cho Ukraine". Vẫn theo nhận định của ông JensStoltenberg, "Vladimir Putin và chính quyền Nga hiện giờ lệ thuộc vào các nước độc tài, chuyên quyền trên toàn thế giới. Các nước bạn hữu thân thiết nhất và hỗ trợ nhiều nhất cho nỗ lực chiến tranh xâm lược của Nga là Bắc Hàn, Iran và Trung Quốc".

Riêng về Trung Quốc, lãnh đạo NATO cho rằng Chủ tịch Tập Cận Bình cố gắng mang lại cảm giác là ông ta không làm gì để hỗ trợ Nga nhưng đó là cách để Bắc Kinh tránh bị trừng phạt và duy trì giao thương. Thế nhưng, trên thực tế, Trung Quốc vừa tiếp tay cho Nga trong cuộc chiến Ukraine, vừa muốn duy trì quan hệ tốt với phương Tây. Chính vì thế, theo Tổng Thư ký NATO, đến một lúc nào đó, nếu như Trung Quốc không chịu thay đổi, thì các nước đồng minh cần bắt Trung Quốc trả giá, gánh chịu hậu quả.
Liên quan đến ngân sách cho quốc phòng của các nước thành viên NATO, Tổng Thư ký Jens Stoltenberg cho biết hơn 23 nước đã đạt ngưỡng ngân sách quốc phòng chiếm 2% GDP.
Theo AFP, ông Jens Stoltenberg lần này đến Hoa Kỳ để chuẩn bị cho thượng đỉnh Liên Minh Bắc Đại Tây Dương nhân kỷ niệm 75 năm thành lập NATO. Thượng đỉnh dự kiến được tổ chức tại Hoa Thịnh Ðốn từ ngày 09 đến 11/07, quy tụ 32 thành viên NATO, trong đó có thành viên mới Thụy Điển và 4 đối tác chủ chốt ở Á Châu-Thái Bình Dương: Úc Ðại Lợi, Nhật Bản, New Zeland và Nam Hàn.


Lần Đầu Tiên Sau Gần Một Phần Tư Thế Kỷ, Một Nguyên Thủ Nga Đến Thăm Bắc Hàn


(REUTERS - SPUTNIK: Tổng thống Nga Vladimir Putin (T) gặp lãnh đạo Bắc Hàn tại vùng Amur, Nga, ngày 13/9/2023.)
-Tối 18/6/2024, Tổng thống Nga Vladimir Putin đến Bình Nhưỡng, trong khuôn khổ chuyến công du cấp Nhà nước hai ngày. Nguyên thủ Nga sẽ có cuộc họp thượng đỉnh với lãnh đạo Bắc Hàn Kim Jong Un.
Theo ông Yuri Ouchakov, Cố vấn Tổng thống Nga, được hãng thông tấn TASS trích dẫn, lãnh đạo hai nước sẽ có "cuộc hội đàm thân mật không chính thức" bên ngoài cuộc họp thượng đỉnh, để thảo luận "các chủ đề nhậy cảm".
Chuyến thăm Bình Nhưỡng của chủ nhân Ðiện Cẩm Linh đặc biệt được Mỹ và các nước đồng minh Âu Châu theo dõi sát sao. Việc Nga và Bắc Hàn tăng cường quan hệ khiến phương Tây lo lắng, xem đấy như là một mối đe dọa, đồng thời cáo buộc Bắc Hàn cung cấp vũ khí cho Nga nhằm phục vụ cuộc chiến tại Ukraine để đổi lấy sự hỗ trợ kỹ thuật, ngoại giao và lương thực. Từ Mạc Tư Khoa, thông tín viên Anissa El Jabri của Đài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) cho biết thêm:

Hình ảnh Kim Jong Un nán lại lâu ở vùng Viễn Đông của Nga trên chiếc tàu bọc thép của ông đã được truyền đi khắp thế giới hồi tháng 9/2023. Đối với chuyến thăm đáp lễ, Ðiện Cẩm Linh thậm chí còn đề cao hơn tầm mức quan trọng.
Cố vấn Ngoại giao của ông Vladimir Putin, đã ví chuyến đi của nguyên thủ Nga như là một "thời khắc mạnh mẽ" cho cả hai nước. Yuri Ouchakov thậm chí còn nói đến việc ký kết một "thỏa thuận đối tác chiến lược toàn diện". Chuyến công du Nga của Kim Jong Un cách nay chín tháng chính thức kết thúc mà không có thỏa thuận nào.
Sự liên kết của hai nhà lãnh đạo đã khiến các nước phương Tây lo lắng và hai nguyên thủ quốc gia rõ ràng có ý định tranh thủ điều đó: Ðiện Cẩm Linh chuyển cho báo giới các tuyên bố và chi tiết thành phần phái đoàn Nga, cho thấy hai nước mong muốn xích lại gần nhau ở tầm mức chiến lược: Ngoại trưởng, Bộ trưởng Quốc Phòng, hai Phó Thủ tướng, lãnh đạo Cơ quan Không gian Roscosmos….
Một dấu hiệu khác: Trước chuyến đi của Tổng thống, nhiều viên chức cao cấp Nga đã đến Bình Nhưỡng, trong đó có lãnh đạo cơ quan phản gián Serguei Narychkine.
Sau chuyến thăm Bắc Hàn, Tổng thống Nga Vladimir Putin công du Việt Nam trong hai ngày 19 và 20/6.


Quân Đội Nam Hàn Bắn Cảnh Cáo Sau Khi Binh Sĩ Bắc Hàn Vượt Qua Đường Phân Định Biên Giới


(AFP: Binh sĩ Liên Hiệp Quốc và Nam Hàn đứng canh trước đường phân định biên giới ở DMZ.)
-Theo Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân (JCS), quân đội Nam Hàn đã nổ súng bắn cảnh cáo sau khi binh sĩ Bắc Hàn vượt qua Đường phân định biên giới quân sự ở khu vực vùng biên giữa hai miền Triều Tiên hôm 18/6/2024.
Theo một viên chức của JCS, khoảng 20 đến 30 binh sĩ đã vượt 20 mét qua ranh giới ở giữa khu phi quân sự (DMZ) vào sáng ngày 18/6 và nhanh chóng di chuyển trở lại phía Bắc sau khi miền Nam bắn cảnh cáo.

Hãng thông tấn Yonhap đưa tin JCS không cho rằng hành vi vi phạm là cố ý.
Viên chức JCS nói với báo chí rằng các binh sĩ Bắc Hàn cũng chịu nhiều thương tích trong khi làm việc vì vụ nổ mìn ở khu vực DMZ.
Viên chức JCS cho biết thêm, quân đội Bắc Hàn đã tiến hành nhiều hoạt động khác nhau dọc tiền tuyến, bao gồm khai triển binh lính và đặt mìn kể từ tháng 4.
Viên chức này cho biết những hoạt động như vậy dường như là một phần trong nỗ lực thắt chặt kiểm soát biên giới và ngăn chặn người Bắc Hàn đào tẩu sang Nam Hàn.
"Quân đội Nam Hàn… đang theo dõi chặt chẽ các hoạt động của quân đội Bắc Hàn ở khu vực tiền tuyến cũng như hợp tác chặt chẽ với Bộ Tư lệnh Liên Hiệp Quốc", viên chức này cho biết trong một tuyên bố.

JCS công bố những bức ảnh cho thấy các nhóm binh sĩ Bắc Hàn đang dỡ bỏ đường ray dọc tuyến đường sắt nối hai miền Triều Tiên, cũng như gia cố các con đường chiến thuật và gài mìn.
Sự việc xảy ra khi Tổng thống Nga Vladimir Putin chuẩn bị tới thăm Bắc Hàn vào ngày 18 và 19, lần đầu tiên sau 24 năm, theo thông tin từ hai nước.
Tuần trước, các viên chức Hán Thành cho biết, quân đội Nam Hàn đã bắn cảnh cáo sau khi khoảng 20 binh sĩ Bắc Hàn chớp nhoáng vượt qua biên giới.


Trung Quốc Cáo Buộc Mỹ Có "Ý Đồ Xấu" Làm Mất Uy Tín Vaccine COVID của Trung Quốc


(AP: Một nhân viên y tế chuẩn bị chích vắc-xin Sinovac.)
-Tòa Ðại sứ Trung Quốc tại Phi Luật Tân cáo buộc quân đội Hoa Kỳ "đạo đức giả, có ý đồ xấu và tiêu chuẩn kép" khi phản ứng trước thông tin về chiến dịch bí mật của Mỹ nhằm làm suy yếu niềm tin vào vaccine và các viện trợ khác của Trung Quốc trong đại dịch COVID-19.
Phát ngôn viên của Tòa Ðại sứ Trung Quốc tại Manila đưa ra nhận xét như vậy hôm 18/6/2024 để phản hồi về một điều tra của Reuters, trong đó cho biết quân đội Hoa Kỳ đã phát động một chương trình bí mật nhằm làm mất uy tín của việc chích ngừa vaccine Sinovac của Trung Quốc ở Phi Luật Tân trong thời kỳ đại dịch COVID.

Cuộc điều tra cho thấy quân đội Hoa Kỳ có ý gieo rắc nghi ngờ về tính an toàn và hiệu quả của vaccine cũng như các viện trợ cứu người khác do Trung Quốc cung cấp. Theo điều tra này, thông qua các tài khoản internet giả mạo nhằm mạo danh người Phi Luật Tân, các nỗ lực tuyên truyền của quân đội đã biến thành một chiến dịch chống vaccine.
"Mọi người trên khắp thế giới đang phẫn nộ trước những hành động của quân đội Mỹ, vạch trần đạo đức giả, ý định xấu xa và tiêu chuẩn kép của Hoa Kỳ", phát ngôn viên của Tòa Ðại sứ cho biết trong một tuyên bố.
"Trong khi nói về việc tôn trọng nhân quyền, Hoa Kỳ lại làm điều ngược lại đối với các quyền cơ bản của con người về sự sống và sức khỏe của người dân Phi Luật Tân".

Tòa Ðại sứ Hoa Kỳ tại Manila đã gợi ý Reuters gửi yêu cầu bình luận tới Bộ Quốc phòng khi được yêu cầu bình luận. Trong điều tra của Reuters, một viên chức cấp cao của Bộ Quốc phòng thừa nhận quân đội Hoa Kỳ đã tham gia tuyên truyền bí mật nhằm chê bai vaccine của Trung Quốc ở các nước đang phát triển, nhưng viên chức này từ chối cung cấp thông tin chi tiết.
Một phát ngôn viên của Ngũ Giác Đài được trích dẫn trong điều tra này nói rằng quân đội Hoa Kỳ "sử dụng nhiều nền tảng khác nhau, bao gồm cả mạng xã hội, để chống lại các cuộc công kích gây ảnh hưởng ác ý nhắm vào Hoa Kỳ, các đồng minh và đối tác". Nữ phát ngôn viên này cũng cho biết Trung Quốc đã bắt đầu một "chiến dịch thông tin sai lệch nhằm đổ lỗi sai sự thật cho Hoa Kỳ về sự lây lan của COVID-19".


Đài Loan Theo Dõi Tàu Ngầm Trung Quốc Nổi Lên ở Eo Biển Đài Loan


(AFP - Wang Zhao: Tàu ngầm được trưng bày tại bảo tàng PLA Naval ở Thanh Đảo, Sơn Đông, Trung Quốc, ngày 23/4/2024.)
-Bộ trưởng Quốc Phòng Đài Loan hôm 18/6/2024 cho biết đã nắm rõ tình hình sau khi trên mạng internet xuất hiện những bức ảnh cho thấy một tàu ngầm nguyên tử của Trung Quốc nổi lên ở eo biển Đài Loan, ngay gần nơi có các ngư dân Đài Loan.
Truyền thông Đài Loan đăng tải những hình ảnh một chiếc tàu nổi lên, trông giống như là tàu ngầm nguyên tử mang phi đạn-đạn đạo lớp Jin, được ngư dân một tàu đánh cá của nước này chụp ở eo biển Đài Loan vào bình minh hôm nay 18/6, cách bờ biển phía Tây Đài Loan khoảng 200 cây số.

Khi được hỏi về tàu ngầm này, Bộ trưởng Quốc Phòng Đài Loan Wellington Koo tuyên bố đã nắm rõ tình hình, nhưng từ chối cho biết có thông tin chi tiết là bằng cách nào. Về phía Bắc Kinh, bộ Quốc Phòng Trung Quốc không trả lời ngay lập tức yêu cầu bình luận của hãng tin Anh Reuters. Một nguồn tin an ninh nắm rõ tình hình, xin ẩn danh, nói với Reuters rằng tàu ngầm này của Trung Quốc rất có thể đang quay trở lại căn cứ ở Thanh Đảo, nhưng vì trục trặc nên đã phải nổi lên mặt biển.
Trên thực tế, các tàu ngầm chạy bằng năng lượng nguyên tử có thể hoạt động dưới nước nhiều tháng liền và vì mang phi đạn-đạn đạo, nên các tàu ngầm này cần được giữ bí mật, có nghĩa là hiếm khi nổi lên. Tàu ngầm mang phi đạn-đạn đạo không được thiết kế để tấn công tàu của đối phương mà là để phóng phi đạn-đạn đạo vào các mục tiêu trên đất liền.

Theo Reuters, các chuyên gia quân sự nhận định, vùng biển chiến lược ngoài khơi bờ biển phía Tây nam của Đài Loan, nơi có eo biển Đài Loan, có mực nước sâu, tạo thuận lợi cho các tàu ngầm phục kích, biến nơi này thành điểm nóng quân sự đối với cả Trung Quốc, Đài Loan và Hoa Kỳ.
Cũng trong sáng 18/6, bộ Quốc Phòng Đài Loan cho biết đã phát giác 20 phi cơ quân sự và 7 tàu của Trung Quốc quanh đảo Đài Loan trong vòng 24 tiếng đồng hồ trước đó.


Tòa Bảo Hiến Thái Lan Ra 4 Quyết Định Quan Trọng Trong Cùng Một Ngày


(AP - Jintamas Saksornchai: Cựu lãnh đạo đảng Tiến Bước - Move Forward - Pita Limjaroenrat (G) trong cuộc họp báo tại trụ sở đảng, Vọng Các, Thái Lan, ngày 9/6/2024.)
-Tòa Bảo Hiến Thái Lan hôm 18/6/2024, đưa ra bốn phán quyết quan trọng, được cho là có thể có tác động đến đời sống chính trị Thái Lan, thậm chí có thể làm bùng phát một cuộc khủng hoảng chính trị-xã hội nghiêm trọng.
Từ Vọng Các, thông tín viên Carol Isoux của Đài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) giải thích:
Tòa Bảo Hiến trước tiên phải tuyên bố về việc giải thể đảng đối lập Tiến Bước (Move Forward). Dự án chính trị về cải cách luật khi quân đã bị phán xét là vi hiến hồi tháng 1/2024. Tuy nhiên, đảng này đã thu được đa số phiếu bầu trong kỳ bầu cử Lập pháp hồi tháng 5/2023 dựa trên chương trình vận động tranh cử đó. Việc giải thể đảng rất có thể sẽ gây ra một làn sóng bất bình của người dân, thậm chí là các cuộc biểu tình trên đường phố của đất nước.

Tỏa Bảo Hiến còn phải quyết định về tính hợp pháp của cuộc bầu cử Thượng viện đang diễn ra cũng như là cuộc điều tra liên quan đến Thủ tướng hiện nay ông Sretta Thavisin, bị cáo buộc là đã bổ nhiệm vào văn phòng Thủ tướng một Luật sư bị kết tội có mưu đồ hối lộ các Thẩm phán của Tòa án Tối cao. Tòa Bảo Hiến cũng có thể quyết định cấm Thủ tướng tham gia chính trị.
Trong khi đó, tòa án hình sự xem xét cáo buộc khi quân nhắm vào cựu Thủ tướng Thaksin Shinawatra, lãnh đạo tinh thần của đảng cầm quyền. Chuỗi thủ tục tố tụng này cho thấy hiện tượng Tư pháp hóa rất mạnh mẽ trong đời sống chính trị ở Thái Lan trong suốt hai thập kỷ gần đây. Các Thẩm phán Thái Lan rất dễ được yêu cầu xem xét kiện tụng và có toàn quyền để nguyên hoặc giải thể chính phủ.


Ấn Độ và Mỹ Cam Kết Tăng Cường Hợp Tác Quốc Phòng và Kỹ thuật


(AFP - Stefani Reynolds: Phó Tổng thống Hoa Kỳ Kamala Harris tiếp Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi, bên cạnh Tổng thống Joe Biden (P), và Cố vấn An ninh Quốc gia Jake Sullivan (thứ 2 từ trái) ở Tòa Bạch Ốc, Hoa Thịnh Ðốn, Hoa Kỳ, ngày 22/6/2023.)
-Nhân chuyến thăm đầu tiên của viên chức cấp cao của chính quyền Joe Biden đến Ấn Độ kể từ khi ông Narendra Modi đắc cử Thủ tướng nhiệm kỳ thứ ba, Ấn Độ và Hoa Kỳ hôm 17/6/2024 cam kết tăng cường hợp tác quốc phòng và kỹ thuật, đồng thời dỡ bỏ các rào cản lâu năm về thương mại chiến lược song phương.
Theo AP, trong chuyến công du Tân Ðề Ly hai ngày, 17-18/6, Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Jake Sullivan đã gặp đồng nhiệm Ấn Độ, Ajit Doval, để thảo luận về tiến độ dự án Sáng kiến về các kỹ thuật mới nổi và quan trọng mà hai nước đã khai triển vào năm 2022. Đây là dự án hợp tác về sản xuất chất bán dẫn và phát triển trí tuệ nhân tạo, đồng thời góp phần quan trọng dẫn đến thỏa thuận cho phép tập đoàn General Electric, trụ sở tại Hoa Kỳ, hợp tác với hãng Hindustan Aeronautics của Ấn Độ để sản xuất động cơ phản lực tại Ấn Độ.

Trong cuộc họp hôm qua, hai bên nhấn mạnh đến việc cần hợp tác nhiều hơn, tập trung tài trợ nghiên cứu sáng chế trong các lĩnh vực như sản xuất chất bán dẫn, năng lượng sạch... Theo thông cáo chung, đại diện Mỹ và Ấn Độ cũng đã thảo luận về khả năng hợp tác sản xuất các hệ thống tác chiến trên bộ.
Thủ tướng Ấn Độ Modi đã tiếp Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Sullivan. Hôm nay, theo kế hoạch, ông Sullivan có cuộc gặp với các nhà lãnh đạo ngành công nghiệp và thương mại của Ấn Độ.
Chuyến công du Ấn Độ của Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ diễn ra trong bối cảnh gần đây quan hệ hai nước đã trở nên thân thiết hơn. Tân Ðề Ly và Hoa Thịnh Ðốn đều cảnh giác trước ý đồ bành trướng của Trung Quốc ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Tuy nhiên, quan hệ Mỹ-Ấn Độ cũng có lúc căng thẳng: Năm 2023, Tư pháp Mỹ cáo buộc một viên chức chính phủ Ấn Độ có dính líu đến âm mưu sát hại một thủ lĩnh phe ly khai người Sikh ở New York.

6 Attachments• Scanned by Gmail

Không có nhận xét nào: