Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Chủ Nhật, 30 tháng 6, 2024

Quầy bán rau cải Á-Đông của anh Út Dễ ở Marché Atwater - Nguyễn Đình Cường

BẮC: “Chè Thái, gái Tuyên”; NAM :« Gà nào hay bằng gà Cao Lãnh/ Gái nào bảnh bằng gái Nha Mân”  Anh còn nợ em... Nhạc Anh Bằng ...qua những tiếng hát Thiên Kim, Diễm Liên, Bảo Yến ... làm tất cả đàn ông nhớ về người tình năm nào của mình. Trong chúng ta, mỗi một cô gái Bắc, Trung hay Nam đều là một kỷ niệm khó quên. Nụ hôn đầu trên ghế đá … Thuở mới lớn, 17 hay 18 tuổi, nhiều bạn trẻ tự hỏi, không biết bạn gái người Bắc,Trung, Nam cô nào để thương hơn. Câu hỏi vớ vẩn của những người sắp yêu nhưng chưa yêu...Còn những người đã tan nát cõi lòng... Nửa hồn thương đau (Pham Dinh Chuong).., hay là những người từng ngậm ngùi …
 <!>
Người đi qua đời tôi …Nghĩa là những người đã chết lên chết xuống với tình yêu thì không bao giờ đặt câu hỏi ấy hết.
Nhạc sĩ « Mặc Thế Nhân», khi vào độ 70 tuổi, có yêu một cô thua mình vào độ 30 - 40 tuổi và ông có làm một tâp thơ, xin trích ra vài đoạn «…Bảy chục mua thu qua mái tóc … Cũng còn vương vấn chút hồng nhan ….Con tim tưởng ngủ nhưng chưa ngủ…..Vẩn nhói từng cơn hình bóng nàng…»
Đã yêu, thì nguoi tinh Bắc, Trung hay Nam, cũng lam nguoi tinh si say luý túy càn khôn....Yêu em anh không nói... Để men sầu thành chất ruou ...Cay đắng cả cuộc đời....

Kinh nghiệm thế mấy, thì cũng rơi vào cái lưới tình mầu nhiệm. Tình yêu đủ hết hương vị. Có lúc ngọt ngào, có lúc cay đắng......Mùi hương đã trải, mùi trầm đã qua…

BẮC : “Chè Thái, gái Tuyên”
Con gái ở xứ Tuyên đẹp thuộc “nhất Bắc kỳ, nhì cả nước”
Câu “chè Thái, gái Tuyên” ngụ ý về chè trồng ở Thái Nguyên thuộc dạng ngon bậc nhất còn con gái ở vùng Tuyên Quang thì xinh nức tiếng ai cũng đã từng nghe.

Tuyên Quang là tỉnh trung du miền núi phía Bắc nằm trong vùng khí hậu rừng nhiệt đới, có lượng mưa hàng năm khá lớn và không khí thường có độ ẩm cao nên được coi là mát mẻ, trong lành, hài hòa.
Địa hình có nhiều đồi núi và hệ thống sông, suối dày đặc. Đây có thể cũng là một điều kiện khá thuận lợi để tạo nên vẻ đẹp, nhất là đặc trưng về nước da, màu tóc của những cô gái miền sơn cước Tuyên Quang.

Tuyên Quang có hơn 20 dân tộc sinh sống như: Kinh, Tày, Mường, Mông, Thái... Đặc điểm sinh sống của những người dân tộc ở Tuyên Quang thường phân tán, sống đan xen giữa dân tộc này và dân tộc khác.Sự giao thoa lối sống, văn hóa và hôn nhân đa tộc đã sinh ra nhiều thiếu nữ xinh đẹp cả về hình thể lẫn trí tuệ.

Nghệ sỹ nhiếp ảnh Hồ Thăng từng tỏ thái độ ngưỡng vọng khi nhắc đến vẻ đẹp của những cô gái xứ Tuyên: "Người đẹp chới mắt về cõi mộng. ‘’Trăm năm ngơ ngẩn khách tình si". Đã có một thời, nhiếp ảnh gia đã gửi trái tim tình si cho giai nhân tên là Bảo Khuê nổi tiếng xứ này.

Mỹ nhân Việt nhiều vô kể nhưng có một nhan sắc khiến tất cả mọi người phải trầm trồ thì không dễ tìm. Thủy Hương là một người đàn bà trong số ấy.
Nhắc đến mỹ nhân xứ Tuyên, trong đầu người ta sẽ hình dung đến Thủy Hương. Là một người đẹp có tiếng với nhan sắc nghiêng nước, nghiêng thành, Thủy Hương từng là gương mặt sáng giá trên sàn catwalk và xuất hiện dày đặc trên các tạp chí, sách báo của những thập niên cuối thế kỷ 20.

Thủy Hương sinh năm 1964, sở hữu một vẻ đẹp dịu dàng, đắm thắm với đôi mắt biết nói, đường nét thanh tú, khiến ai gặp cũng phải ngẩn ngơ. Thậm chí, nhiều người đặt cho cô danh xưng “đệ nhất giai nhân”, “Tuyệt sắc giai nhân Việt”, “Người đàn bà không tuổi”… cô từng là cảm hứng của nhiều nghệ sỹ, nhiếp ảnh gia nổi tiếng như: Trần Huy Hoan và Lê Thanh Hải.

Thủy Hương là một trong những mỹ nhân nổi danh của mảnh đất Tuyên Quang.
Nam: “Gà nào hay bằng gà Cao Lãnh/ Gái nào bảnh bằng gái Nha Mân”
Dù còn nhiều giả thuyết khác nhau về miền gái đẹp Nha Mân nhưng ai cũng thừa nhận rằng những thôn nữ nơi đây rất đẹp như trong câu nói “Gà nào hay bằng gà Cao Lãnh/ Gái nào bảnh bằng gái Nha Mân”
Các nhà nghiên cứu dân gian cho rằng nơi nào có sông sâu, nước chảy hiền hòa và trái ngọt, cây lành thì nơi đó ắt có nam thanh, nữ tú.

Như vậy, ngoài việc hội đủ các yếu tố này, Nha Mân (xã Tân Nhuận Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp) còn có thêm giai thoại về chúa Nguyễn Ánh trên đường thoát thân đã để lại nhiều cung phi nên được khắp nơi biết đến như một miền gái đẹp nhất vùng Dong Bang Song Cuu Long (ĐBSCL).

Nhờ có nguồn “gien quý”
Tương truyền, xưa kia, sau khi thất thủ trong trận quyết chiến tại Rạch Gầm - Xoài Mút (nay thuộc huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) với quân Tây Sơn, chúa Nguyễn Ánh (chúa Nguyễn) quay thuyền lại đưa toàn bộ bầu đoàn thê tử ngược dòng sông Tiền tìm đường lánh nạn. Trên đường bôn tẩu, chúa Nguyễn phải ngậm ngùi bỏ lại sau lưng hàng trăm cung tần mỹ nữ dọc đôi bờ sông này cho thuyền bớt nặng. Những địa danh được cho là chúa Nguyễn chọn để các thê tử làm nơi tá túc, gồm: Nha Mân (xã Tân Nhuận Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp) và Mỹ Luông (huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang). Lúc chia tay, chúa Nguyễn ban cho các mỹ nhân rất nhiều tiền vàng để tự tìm kế mưu sinh và dặn dò: “Ta đi chuyến này chắc khó có ngày đoàn tụ. Vì vậy, các nàng được phép “đi bước nữa” để sinh con đẻ cái…”. Mặc dù bị sa cơ thất thế nhưng chắc chắn các cung tần mỹ nữ của Nguyễn Ánh chẳng bao giờ chọn chồng là dân nghèo hay ít học. Những người muốn cưới được các mỹ nhân này phải thuộc hàng danh gia vọng tộc, diện mạo khôi ngô. Chính nhờ có nguồn “gien quý” này nên các thế hệ sau vẫn giữ cái nhan sắc tuyệt trần. Và có lẽ vì thế mà từ xưa đến nay, vùng đất Nha Mân và Mỹ Luông luôn có nhiều gái đẹp.


Nam - Trai Nam mộc mạc chân tình. Lúc ban đầu khi men tình, mới chớm nở, khi đôi mắt cùng liếc, đôi lòng cùng ưa:

….Thò tay mà ngắt ngọn ngò…
….Thương em đứt ruột, giả đò ngó lơ.
Thế nhưng khi duyên nợ không thành, thì câu hát đổi thành lời trách cứ nhẹ nhàng:
…….Hò ơ... cúc mọc bờ sông kêu là cúc thủy,

Chợ Sài Gòn xa, chợ Mỹ cũng xa.
Chồng gần không lấy, em lấy chồng xa.
Mai sau cha yếu mẹ già
Chén cơm đôi đũa, bộ kỷ trà ai dâng ơ..


SAIGON




TRUNG
Cô gái Huế diễn tả sự chung thủy của mình qua mấy câu ca dao :

"Núi Ngự Bình trước tròn sau méo
Sông An Cựu nắng đục mưa trong
Dẫu ai ăn ở hai lòng
Em đây vẫn một dạ thủy chung với chàng"
Huỳnh Minh Nhật

Có Một Người Con Gái Cố Đô
Nếu mưa là hạt nước mắt của trời thì hẳn Huế là nơi duy nhất biết sẻ chia và tâm sự. Tôi nhớ mấy chiều đi với người con gái mình thương dưới những gốc cây già trong màn mưa bay tháng 8 hiếm hoi, ước thầm, tàng lá lưa thưa của hàng phượng vỹ mỏng manh hơn nữa mặc cho mái tóc quá vai đã lấm tấm những hạt mưa rơi, những tiếng dạ thưa ngọt lịm, lâu lâu có tiếng thở dài dễ thương mà cũng dễ ghét đến lạ lùng: “Chao ôi! Mưa nhỏ xíu mà lạnh quá đi, anh hỉ!”


Có Một Người Con Gái Cố Đô

Huế giao mùa trời đâu vội vã
Đợi anh về gom nỗi nhớ nhau
Răng mấy đợt thu vương cành lá
Để thân em đơn lẻ rầu rầu?

Huế mùa sương gió thổi ầm ào
Mưa rơi buồn lòng dạ xôn xao
Em sợ lắm phương xa ai biết
Có trót thương tà áo O nào

Chiều riêng đợi anh không trở lại
Anh bây chừ phiêu bạt nơi mô?
Rứa biền biệt có còn nhớ tới:
“Đây một người con gái cố đô…?”

Huế chiều ni vắng anh buồn lắm
Mưa nhạt nhòa con nước sông Hương
Anh mần chi phương trời bên nớ
Tội bên này em đứng… tơ vương!

BAC

Rut rè, nhút nhát không dám tỏ tình, chàng trai Bắc than thở khi cô nàng đi lấy chồng :

Trèo lên cây bưởi hai hoa
Bước xuống vườn cà hái nụ tầm xuân
Nụ tầm xuân nở ra xanh biếc
Em đi lấy chồng anh tiếc làm thay.



CÁI THUỞ BAN ĐẦU

Có những vần thơ vui, để ta tâm tình của các cô gái Nam, Trung, Bắc lúc ban đầu
...Tình trông như đã mặt ngoài còn e ...

Gái Nam
......Ý chèng ui…. …..Hổng được đâu ….Cái mặt ngầu ….Tui ớn lạnh
…..Ngồi bên cạnh rục rịch hoài….. Lỡ gặp ai…… Kỳ qúa hà…….
….. Đồ qủy sứ …..Để từ từ …..Nè cha……..Thôi dzô trỏng….. Cho thỏa long…..

Gái Trung
....Dị kể chi….. Răng làm rứa….Người chi mô…. Nhột thấy mồ….
…..Anh bên nớ… Tui bên ni….. Răng cớ gì…. Ưa lấn đất…..
…...Đừng lật đật ….Mạ ra chừ…. Nói nhỏ nì….. Tối nay hỉ…

Gái Bắc
.....Em chả đâu …Ngượng lắm đấy… Ai lại thế …..Cứ như ranh
….Tí tẹo thôi…… Nhớ đấy nhé …….Mặt dầy tợn ….Chỉ nghịch ngợm
…..Không ai bằng….Cứ hung hăng …Như ăn cướp …Thôi cũng được
…..Phải giao trước ….Cấm chạy làng ….Hễ lang bang ...Em xẻo trước

THỰC TẾ CỦA TÌNH YÊU

Khi bản tình ca rộn ràng đã qua. Thực tế phũ phàng. Nàng là chúa tể muôn loài. Những người mà trời cho vướng phải gái Hà Đông, đành phải ngậm ngùi thơ Nguyễn Sa (phụ bản).

Nắng Sài gòn anh đi lòng quặn thắt
Bởi vì em là '' Giặc Cái Hà Đông ''
Anh vẫn hãi giòng máu ấy vô cùng
Mặt, lưng anh vẫn còn nguyên sẹo tím

Anh vẫn nhớ em ngồi đây thét mắng
Và Roi tình ái, quật mính anh đây
Linh hồn anh vội vã cầu Thiên chúa
Cổng nhà thờ mở, vội vã chân vào

Không gặp một bữa , anh mừng một bữa
Không gặp hai hôm, lòng anh rộng mở
Nuớc mắt anh đong đầy lòng biển cả
Và đôi mắt mơ mộng ngày ''giải phóng''

Em chưa nói ,đã nghe lòng thổn thức
Em chưa nhìn, ma trời đen khép kín
Anh trông lên, bằng đôi mắt hãi hùng
Bàn tay trắng, em bấm từng nốt huyệt

Em '' Giặc Cái Hà Đông'' anh vẫn biết
Nhưng trợt Roi, trợt mắng chẳng vì đâu
Bảo thương anh, nên em mới phũ phàng
Em yêu, Giặc cái , thấu tình anh chăng

Để anh giận, anh đi tìm '' Phở Bắc''
Phờ xinh, phở đẹp , không hành anh đây
Ghét em, anh uống ''Dĩ Vãng Ca li ''
Uống rồi mới biết, không bằng '' Hà Đông''

Em ở đâu, hỡi ''tình cuối ngọt ngào ''
Giữ hộ anh, nét đẹp ‘’ Gái Hà Đông’’
Anh vẫn yêu cái nét ấy vô cùng
Giữ hộ anh, bài thơ tình ''sẹo tím''

PHỞ VÀ CƠM

Gần đây, có những bài viết vui, ví von, vợ nhà là ‘’ Cơm ‘ , người tình nhỏ là ‘’Phở’’.
Đàn ông thèm "phở" vì ít được ăn phở. Muốn ăn phở nhất là phở đặc biệt, phải có tiền, xe hoặc vừa có tiền vừa có xe. Trong khi cơm ngày nào cũng được ăn và phải ăn.

Đàn ông dùng cơm ở nhà trong không khí quen thuộc ấm áp đến nhàm chán, còn dùng phở ở xa nhà trang trí lạ mắt, đôi khi đẹp mắt và có cả âm nhạc.

No thì rất khó ăn thêm cơm, còn phở no tới mấy cũng có thể làm thêm một tô cũng chẳng sao.

Ăn phở xong là đứng dậy, đi ngang hoặc ngồi, nằm một chút là tuỳ. Còn ăn cơm xong nhiều khả năng phải thu dọn và rửa bát.

"Phở" không quán nào giống quán nào, thậm chí là không tô nào giống tô nào. Còn cơm thì có khi bao nhiêu năm vẫn thế chỉ có nguội hơn.

Lúc ăn phở, dễ dàng yêu cầu thêm tý hành, tý bánh hoặc thêm tý ớt cho mặn nồng. Còn cơm có gì trên mâm hãy xơi nấy, yêu sách lôi thôi còn bị mắng hoặc bị gắt gỏng "không ăn thì thôi".

Phở tuy cùng một chỗ nhưng có thể tái, chín, nạm, gân, tuỳ ta quyết định.Cơm thì do ‘’ Hà Đông'' nấu cơm quyết định, đàn ông chỉ có chấp hành.

CƠM NGUỘI THÀNH PHỞ TÁI

Vấn đề chán "cơm" thèm "phở", đã có rất nhiều bài vè bài thơ về việc ấy mà gần như chàng đàn ông nào cũng thuộc .
Tuy nhiên, qua mấy văn thơ sau, Mấy đức ông chồng, tuy tơ tưởng '' PHỞ TÁI '' mà lại sợ mất '' CƠM NGUỘI '' vào tay anh hàng xóm.

Ông chồng

Bụng anh thì đã tròn vo
Em còn bắt ép ăn no mỗi ngày
Chỉ toàn gạo trắng cơm chay
Chẳng được ăn ''phở '' thế này, tội anh !!!???
Cơm nhà" mãi chán thấy mồ
Ước có "Phở" tái một tô thơm lừng!!!)

Chị vợ

Chàng ơi, phụ thiếp làm chị
Thiếp như cơm nguội đỡ khi đói lỏng
Thiếp là cơm nguội của chàng
Nhưng là ''PHỞ '' TÁI của anh láng riềng!!

Ông chồng

Ăn hoài nên ngán " CƠM NHÀ"
Muốn đi ăn "CHẢ", "PHỞ" gà một phen

Chị vợ
Này này chớ có lem nhem
Ông ăn ''CHẢ'' , tôi ăn NEM '' bây giờ!!

Ông chồng

Em ơi, chớ có ăn nem
Vợ hiền thì phải kiêng khem em à!!!
"Thương em cái nết dịu hiền
Gia đình trong ấm ngoài êm, nên là
Dẫu "em" lùn tịt, to bè
Yêu em anh chẳng nỡ chê tý nào
Vì em tốt nết anh thương
Đã thương, CƠM NGUỘI… PHỞ THƠM khác gì!!!

PHỞ & HỦ TÍU & BÚN BÒ HUẾ

Hủ tiếu Mỹ Tho

Hủ tiếu Mỹ Tho , thương hiệu đặc sản của đất Tiền Giang , gồm ba thành phần chính: sợi bánh bằng bột gạo, thịt và nước lèo. Sức hấp dẫn của hủ tiếu Mỹ Tho tùy thuộc vào tất cả các thành phần đó. Không thể nào có được một tô hủ tiếu ngon lành khi sợi bánh và thịt thì tuyệt hảo mà nước lèo lại nhạt thếch, hay nước lèo thì thanh dịu đậm đà, thịt mềm ngọt thơm mà sợi bánh lại mủn nát, gãy vụn rời rạc. Mới đầu, hủ tiếu Mỹ Tho chỉ có các phụ gia là thịt và lòng heo thêm con tôm bổ dọc bày trên mặt. Ðơn sơ mà ngon mắt. Cùng với thời gian, thích nghi theo hoàn cảnh, môi trường, các phụ gia có phần thay đổi. Người ta thêm thịt cua, sườn nhừ, trứng cút lòng, gan và thịt ....

Phở

Ai trong chung ta ma khong thich Phở.
Nói đến Phở, người ta không thể nào quên ngòi bút của Nguyễn Tuân, Vũ Bằng, Thạch Lam , từ vài thập niên trước Thạch Lam - Hà Nội Ba Mươi Sáu Phố Phường: Phở là một thứ quà đặc biệt của Hà Nội, không phải chỉ riêng Hà Nội mới có, nhưng chính là vì chỉ ở Hà Nội mới ngon". Phở ngon phải là phở "cổ điển", nấu bằng thịt bò,"nước dùng trong và ngọt, bánh dẻo mà không nát, thịt mỡ gầu giòn chứ không dai, chanh ớt với hành tây đủ cả", "rau thơm tươi, hồ tiêu bắc, giọt chanh cốm gắt, lại điểm thêm một ít cà cuống, thoảng nhẹ như một nghi ngờ".

Phở xâm nhập vào miền Nam Việt Nam giữa thập niên 1950. Người Việt Nam ở phía bắc di cư vào miền Nam năm 1954, mang theo món phở và phở đã bắt đầu có những sự khác biệt. Tại miền Nam, thịt bò trong phở thường được bán theo 5 kiểu: chín, tái, nạm, gầu, gân tùy theo ý thích của khách, ngoài ra còn 1 chén nước béo (nước mỡ của xương bò) để riêng nếu khách muốn và tương đen, tương ớt đỏ. Phở tại miền Nam thường phải bán đi kèm với chanh, ớt tươi, ngò gai húng quế giá(trụng nước sôi hoặc ăn sống), hành tây cắt lát mỏng đó là những loại rau bắt buộc phải có, thường là để riêng trong một dĩa hay rổ bán kèm theo từng tô phở, khách thích thứ nào thì lấy bỏ vào tô của mình. Sau này, nhiều quán còn thêm vào đĩa rau đó: ngò ôm (rau ngổ), húng láng, hành lá dài, các loại rau thơm khác....

Nếu ví các cô gái miền Nam như Hủ tíu Mỹ Tho, cô gái miền Trung như Bún bò Huế , cô gái miền Bắc như Phở thì không một người con trai nào, mà đành đoạn bỏ một trong ba. Có nghĩa, là, phận trai mười hai bên nước, trong nhờ đục chiu, trời thương thì đành chấp nhận cả ba.

Không có nhận xét nào: