Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Ba, 25 tháng 6, 2024

Tượng Đài Trong Gia Đoạn Hoàn Tất! Giới Thiệu Sinh Hoạt Nổi Bật, Chuẩn Bị Tổ Chức Công Phu, Chủ Nhật Tuần Này! Tại San Jose: Hội Ngộ Liên Khóa KQ 72-73 Toàn Cầu Kỳ 9 và Cũng Để Mừng Ngày Không Lực VNCH 2024! Và Kính Chuyển Tin Thế Giới Đó Đây Theo Dòng Thời Sự - Lê Văn Hải


Tin Vui: Tượng Đài Trong Giai Đoạn Hoàn Tất! Tượng Người Lính Việt & Mỹ, Đã Được Đặt Trên Bệ! Sẵn Sàng Cho Ngày Khánh Thành: Thứ Bảy, Ngày 13 Tháng 7, Ngày Lịch Sử, Ngày Vui, Đáng Nhớ Của Cộng Đồng!
<!>
NHỚ CHỦ NHẬT TUẦN NÀY! THƯ MỜI NHẮC NHỞ, TRƯỚC KHI…CẤT CÁNH!



Ban Tổ Chức Hội Ngộ Liên Khóa KQ 72-73 Kỳ 9, Trân Trọng Kính Mời:
Quý Niên Trưởng, Quý Chiến Hữu Không Quân và Quý Các Quân Binh Chủng Bạn trong QLVNCH, Quý Cộng Đồng, Hội Đoàn, Gia Đình và Thân Hữu tham dự:


Chiều Liên Hoan Hội Ngộ Liên Khóa Không Quân 72-73 Kỳ 9 Toàn Cầu, Đây Cũng Là Dịp Mừng Ngày Không Lực VNCH, 1 Tháng 7!
Được tổ chức vào:
Lúc 6 Giờ Chiều, Chủ Nhật Ngày 30 Tháng 6 Năm 2024
Tại Nhà Hàng “Dynasty Restaurant”
1001 Story Rd #200 (Trên Lầu)
San Jose, CA 95122


*Chiều Hội Ngộ tưng bừng, vui vẻ, ý nghĩa nhất, đã được chuẩn bị công phu gần cả năm nay, đây là lần Thứ Hai, cuộc hội ngộ truyền thống, của những chàng Phi Công trẻ nhất trong Quân Chủng KQ, trở lại Thành phố San Jose.
*Cũng là dịp các người Lính KQ gặp nhau, để Mừng Ngày Không Lực 2024!
*Phần văn nghệ đặc sắc, do những Ca Sĩ nổi tiếng nhất Hải Ngoại đảm trách và những giọng ca hay nhất của Gia Đình KQ. Phần dạ vũ, bảo đảm đặc sắc! như truyền thống!
*Không còn cơ hội Hội Ngộ lần thứ hai, vì nhiều lý do, trong đó có lý do chính, là tuổi tác càng ngày càng cao, nên khó có thể tổ chức tiếp tục!


*Dịp duy nhất, hàng trăm cánh chim từ khắp nơi trên Thế Giới tụ về đây, trong đó, có gần 30 cánh chim từ Việt Nam


*Tin vui: Cảm tạ sự ủng hộ nhiệt liệt! Chỉ còn vài ba ngày nữa, mà số Quan Khách tham dự đã gần đầy nhà hàng, con số đạt tiêu chuẩn mà BTC đã mong muốn. Nên xin được đóng sổ! Cảm tạ Quý Vị đã ghi danh tham dự chiều sinh hoạt Hội Ngộ, tràn đầy tình “không bỏ anh em, không bỏ bạn bè!” đặc biệt hiếm có này. Khai mạc đúng giờ! Quý Cựu Quân Nhân, xin mặc quân phục, nếu có thể. Chân thành cảm tạ.

Mọi thắc mắc, xin liên lạc:
- KQ Huỳnh Trịnh Phương
Phone:(408) 799-8218 Email:phuong_54@yahoo.com
-KQ Hồ Đắc Tiến
Phone:(408) 828-5336
Sự hiện diện của Quý Vị là niềm vinh hạnh cho BTC.
Hân Hoan Chào Đón và Trân Trọng Kính Mời.
KQ Lê Văn Hải


Vài Tin Đáng Chú Ý:
Sau chuyến Putin viếng thăm, Nga đề nghị giúp Việt Nam phát triển năng lượng hạt nhân!


(Vladimir Putin (trái) họp với Tổng Giám đốc Rosatom Alexei Likhachev (giữa) và Giám đốc IAEA Rafael Grossi tại Sochi ngày 6/3/2024. Ông Likhachev cho biết Nga đã đề nghị giúp Việt Nam phát triển các nhà máy điện hạt nhân khi ông Putin thăm Hà Nội.)
-Nga đề nghị giúp Việt Nam phát triển các nhà máy điện hạt nhân trong chuyến thăm Hà Nội của Tổng thống Vladimir Putin, theo người đứng đầu tập đoàn hạt nhân nhà nước Nga Rosatom, Alexei Likhachev, được Reuters và NucNet trích lời cho biết.
Theo ghi nhận của hãng tin Anh và mạng lưới thông tin độc lập về ngành hạt nhân toàn cầu, ông Alexei Likhachev, tổng giám đốc Rosatom, tiết lộ những thông tin trên trong bài phát biểu được hãng thông tấn nhà nước RIA Novosti công bố hôm 24/6.

Ông Likhachev, một thành viên trong đoàn tháp tùng Tổng thống Putin trong chuyến thăm Việt Nam tuần trước, cho biết chính ông đã đưa ra đề nghị trên với Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính.
“Chúng tôi đã đưa ra tất cả các phương án hợp tác có thể có... trong cuộc trò chuyện của tôi với thủ tướng Việt Nam”, RIA dẫn lời ông Likhachev nói, theo Reuters và NucNet.
“Rosatom cung cấp cho các đối tác nước ngoài không chỉ các nhà máy điện hạt nhân công suất cao mà còn cả các nhà máy điện hạt nhân công suất thấp, cả ở dạng trên đất liền và trên mặt nước”, ông Likhachev nói thêm.

Bình luận của ông Likhachev được đưa ra khi hai nước ký bản ghi nhớ về lộ trình thực hiện dự án Trung tâm Khoa học công nghệ hạt nhân trên lãnh thổ Việt Nam giữa Bộ Khoa học và Công nghệ và Tập đoàn năng lượng nguyên tử Rosatom và thảo luận về các lựa chọn cho các lò phản ứng mô-đun nhỏ ở nước này, theo Nucnet.
Việt Nam không có nhà máy điện hạt nhân. Quốc gia Đông Nam Á đã hủy bỏ kế hoạch xây dựng hai nhà máy điện hạt nhân đầu tiên vào năm 2016 sau thảm họa Fukushima ở Nhật Bản và do hạn chế về ngân sách.
Theo lời ông Likhachev, trước khi Việt Nam hủy bỏ kế hoạch xây dựng các nhà máy trên, Rosatom đã đề nghị Hà Nội một dự án dựa trên các tổ máy công suất lớn với các lò phản ứng tiên tiến của Nga.

Nga đang tìm cách xây dựng quan hệ thương mại và quốc phòng với Việt Nam, bao gồm các dự án liên quan trực tiếp đến “lĩnh vực năng lượng và khí đốt”, trong lúc ông Putin hướng sang châu Á sau khi Nga hứng chịu một loạt lệnh trừng phạt quốc tế vì xâm lược Ukraine.
Nga và Việt Nam đã ký 11 văn kiện hợp tác, trong đó nổi bật là những hợp tác về năng lượng, sau cuộc hội đàm của ông Putin với Chủ tịch nước Tô Lâm hôm 20/6.
Theo Báo Chính phủ, tại buổi tiếp ông Likhachev hôm 19/6, ông Chính cho biết “Việt Nam chưa có chủ trương quay lại phát triển điện hạt nhân nhưng sẽ tiếp tục nghiên cứu, xem xét năng lượng hạt nhân như một giải pháp quan trọng trong thực hiện cam kết phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050, đảm bảo an ninh năng lượng, phục vụ phát triển đất nước.”

Nhận định với Tuổi Trẻ hôm 21/6, TS Bùi Minh Tuấn, cựu lưu học sinh Đại học ITMO Saint Petersburg của Nga, cho rằng khó có thể có chủ trương phát triển điện hạt nhân trong thời gian ngắn.
"Trước mắt nên tập trung phát triển Trung tâm Nghiên cứu khoa học công nghệ hạt nhân và hợp tác cung ứng nguyên liệu, công nghệ cho các công ty chiếu xạ nông sản,” ông Tuấn nói. “Khoảng cách địa lý ảnh hưởng tới khả năng hậu cần giữa hai nước, vì vậy cần phát triển mạnh mẽ hạ tầng hậu cần giữa vùng Viễn Đông Nga với các cảng Việt Nam.”


Đức Đạt Lai Lạt Ma đến New York để điều trị y tế!
(Thanh Tâm)


(Hình: Nhà lãnh đạo tinh thần Tây Tạng, Đức Đạt Lai Lạt Ma đến khách sạn ở New York vào ngày 23 tháng 6 năm 2024, để chuẩn bị phẫu thuật đầu gối.)
-Đức Đạt Lai Lạt Ma, nhà lãnh đạo tinh thần lưu vong của Phật giáo Tây Tạng, đã đến New York vào Chủ Nhật (23/6) để tiến hành điều trị y tế đầu gối; ông được hàng trăm người ủng hộ reo hò và hô vang chào đón.
Đức Đạt Lai Lạt Ma vẫy tay chào từ cửa của chiếc xe limousine khi đến gần khách sạn Manhattan nơi ông ở. Ông bước chậm rãi tại lối vào và được các phụ tá hỗ trợ.
Đức Đạt Lai Lạt Ma – năm nay 88 tuổi, đã trốn sang Ấn Độ vào năm 1959 sau khi cuộc nổi dậy chống lại sự cai trị của Trung Quốc ở Tây Tạng bất thành. Ông đã phải vật lộn với các vấn đề sức khỏe trong nhiều năm.

Những người yêu mến đã đến trước khách sạn nơi ông ở để đảm bảo họ có thể nhìn thấy người đứng đầu Phật giáo Tây Tạng và đoạt giải Nobel hoà bình.
“Tôi biết mình phải đến đây vì cơ hội có một không hai này. Và tôi nghĩ rằng việc chờ đợi bên ngoài trong bốn hoặc năm tiếng đồng hồ chắc chắn là xứng đáng”, bà Tenzin Kunkyi nói.
“Tôi có cảm giác cộng đồng mạnh mẽ khi ở đây, mọi người đều chuyền tay nhau bánh mì … cùng với việc nhận được phước lành khi gặp Đức Đạt Lai Lạt Ma, chúng tôi cũng củng cố mối liên kết Tây Tạng của mình ở đây”, bà nói thêm.

Không rõ liệu Đức Đạt Lai Lạt Ma, người mà Bắc Kinh coi là một kẻ ly khai nguy hiểm, có gặp bất kỳ quan chức Hoa Kỳ nào trong chuyến đi của mình hay không. Ông nói rằng ông không tìm kiếm độc lập cho Tây Tạng.
Những người ủng hộ, nhiều người mặc áo choàng đầy màu sắc, đã nhảy múa trên đường phố bên ngoài khách sạn.
“Chúng tôi chúc Đức Đạt Lai Lạt Ma trường thọ. Và chúng tôi thực sự mong Đức Đạt Lai Lạt Ma (sẽ) đến thăm Trung Quốc để nói lời chào với cộng đồng Tây Tạng”, bà Byamba Suren, người lái xe từ Virginia lúc 3 giờ sáng để đến New York tham gia bên ngoài khách sạn cho biết.
Một nhóm các nhà lập pháp Hoa Kỳ đã gặp Đức Đạt Lai Lạt Ma ở Ấn Độ vào tuần trước và cho biết họ sẽ không để Trung Quốc tác động đến việc lựa chọn người kế nhiệm của ông. Các quan chức Mỹ muốn thúc đẩy Bắc Kinh khởi động lại các cuộc đàm phán với các nhà lãnh đạo Tây Tạng, vốn đã bị đình trệ từ năm 2010.


Bầu cử TT: Quy tắc cho cuộc tranh luận tổng thống sắp tới trên CNN bao gồm tắt tiếng micro và không có khán giả trực tiếp


(Hình: Ông Donald Trump (ảnh trái), lúc đó là tổng thống Mỹ, và ông Joe Biden, lúc đó là cựu phó tồng thống, trong cuộc tranh luận tổng thống đầu tiên của kỳ bầu cử 2020 tại Đại học Case Western ở Cleveland, Ohio, ngày 29/9/2020.)
-Cuộc tranh luận tổng thống Mỹ năm 2024 sắp tới giữa Tổng thống Joe Biden và cựu Tổng thống Donald Trump tại Atlanta, bang Georgia, vào ngày 27/6 sẽ áp dụng một bộ quy tắc mới.
CNN thông báo rằng ban vận động tranh cử của mỗi ứng cử viên đã đồng ý với bộ quy tắc mới, bao gồm cả việc tắt tiếng micro.

Hai ký giả Jake Tapper và Dana Bash của CNN sẽ điều giải cuộc tranh luận dài 90 phút xen lẫn với hai lần nghỉ quảng cáo. Không có nghỉ quảng cáo xen lẫn trong suốt các cuộc tranh luận trước đây dưới thời Ủy ban Tranh luận Tổng thống, cơ quan giám sát tranh luận tổng thống trong hơn ba thập kỷ qua. Năm nay sẽ không có Ủy ban này giám sát nữa.
Lần đầu tiên kể từ năm 1976, cuộc tranh luận tổng thống lần này sẽ không có khán giả trực tiếp.

Chi tiết các quy định mới
Cả hai ứng cử viên đều đồng ý là micro của họ sẽ bị tắt đi khi không phải lượt phát biểu của họ, nhằm giảm thiểu khả năng bị gián đoạn. Các cuộc tranh luận trước cuộc bầu cử năm 2020 có nhiều lần bị gián đoạn bởi cả ông Trump và ông Biden.
CNN cho biết, cũng như những năm trước, người điều giải “sẽ sử dụng tất cả các công cụ theo ý mình để kiểm soát thời lượng và đảm bảo một cuộc tranh luận văn minh”.
Khác với những năm trước, sẽ không có phát biểu mở đầu của hai ứng cử viên. Mỗi ứng viên sẽ có hai phút để trả lời một câu hỏi, với một phút phản biện và ứng đối phản biện. Người điều giải sẽ có thêm một phút để sử dụng theo ý mình. Kết thúc cuộc tranh luận, mỗi ứng cử viên sẽ có hai phút để phát biểu kết thúc.

Theo CNN, sẽ có một bục phát biểu và sẽ tung đồng xu để chọn ứng cử viên nào lên bục phát biểu.
Hai ứng viên sẽ không được mang theo những ghi chú viết sẵn hoặc đạo cụ lên sân khấu tranh luận mà thay vào đó họ sẽ được cung cấp giấy bút và nước uống. Các nhân viên của hai ban vận động tranh cử cũng không được phép nói chuyện hoặc tương tác với các ứng cử viên tương ứng của họ cho đến khi cuộc tranh luận kết thúc.
Sự kiện ngày 27/6 đánh dấu cuộc tranh luận tổng thống sớm nhất trong lịch sử Hoa Kỳ, khi chưa có ứng cử viên nào được đảng của họ chính thức đề cử. Cả ông Biden và ông Trump sẽ nhận đề cử tại đại hội đảng của họ. Đại hội của Đảng Cộng hòa sẽ diễn ra ở Milwaukee, Wisconsin vào tháng tới, trong khi Đại hội của Đảng Dân chủ diễn ra vào tháng 8 ở Chicago.
Đây sẽ là cuộc tranh luận thứ nhất trong số hai cuộc tranh luận dự kiến diễn ra trong năm nay, với cuộc tranh luận tổng thống thứ 2 sẽ do đài ABC News tổ chức vào ngày 10/9.


Tranh Cử Tổng Thống Mỹ: Ông Trump Đến Tiểu Bang Pennsylvania Vận Động Cử Tri "Lưỡng Lự"


(Hình AP - Manuel Balce Ceneta: Ứng viên đảng Cộng hòa Donald Trump trong buổi mit-tinh tại phía Bắc thành phố Philadelphia, tiểu bang Pennsylvania, Hoa Kỳ, ngày 22/6/2024.)
-Ngày 22/6/2024, cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump tổ chức mit-tinh ở phía Bắc Philadelphia, tiểu bang Pennsylvania, vẫn được coi là một tiểu bang dao động "swing state", nơi mỗi lá phiếu có thể xoay chuyển tình thế. Ứng viên đảng Cộng hòa tìm cách thuyết phục những cử tri vẫn còn lưỡng lự.
Thông tín viên Carrie Nooten của Ðài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) tại New York cho biết thêm:
"Đây là buổi mit-tinh vận động tranh cử đầu tiên của ông Donald Trump ở Philadelphia, tiểu bang Pennsylvania trong chuyến vận động tại các tiểu bang dao động "swing states". Ngoài thói quen đả kích, tấn công nhắm vào các cơ quan truyền thông và đảng Dân chủ thì ông Trump cũng đề cập đến ba chủ đề lớn trong tối thứ Bẩy (22/6): Nhập cư, tình trạng tội phạm và kinh tế.

Tình hình kinh tế tác động đặc biệt đến tiểu bang Pennsylvania vì là một tiểu bang lao động, tỉ lệ thất nghiệp rơi xuống ngưỡng thấp nhất dưới thời Tổng thống Trump, trước đại dịch. Ông Donald Trump hy vọng cử tri nhớ đến chuyện này.
Ông cũng dùng đến chiêu bài "sợ hãi" và mô tả một Tổng thống Biden "kinh khủng", người "sẽ sớm đưa Mỹ vào chiến tranh thế giới lần thứ ba". Trước buổi mit-tinh, khi thưởng thức món đặc sản Cheesesteak của vùng, ứng viên đảng Cộng hòa cho biết đã có quyết định nhưng chưa nói với ai về Phó Tổng thống tương lai, người sẽ tham gia cùng ông trong buổi tranh luận vào tuần tới với Joe Biden".


500 ngàn người nhập cư bất hợp pháp có thể sắp có được quyền công dân Mỹ!
(Lâm Yến)


(Hình: Tổng thống Joe Biden phát biểu tại tiệc chiêu đãi Hanukkah ở Phòng phía Đông của Nhà Trắng vào ngày 11/12/2023 tại Washington, DC.)
-Tổng thống Joe Biden đang triển khai một biện pháp nhập cư sâu rộng trong năm bầu cử, có thể cung cấp cứu trợ cho 500.000 người nhập cư không có thân phận hợp pháp ở Mỹ, nhằm cân bằng việc trấn áp tình trạng nhập cư bất hợp pháp ở biên giới phía nam hồi đầu tháng này.
Nhà Trắng hôm thứ Ba (18/6) thông báo rằng trong vài tháng tới, chính quyền Biden sẽ cho phép một số vợ/chồng của công dân Mỹ không có thân phận hợp pháp nộp đơn xin cấp quyền thường trú và cuối cùng có được quyền công dân trong những tháng tới. Nhà Trắng cho biết động thái này sẽ ảnh hưởng tới 500.000 người.
Để đủ điều kiện, người nhập cư phải sống ở Mỹ từ 10 năm trở lên tính đến ngày 17/6/2024 và kết hôn hợp pháp với một công dân Mỹ. Nếu đơn xin nhập cư đủ điều kiện được chấp thuận, người đó sẽ có 3 năm để nộp đơn xin thẻ xanh và xin giấy phép lao động tạm thời, đồng thời được bảo vệ khỏi bị trục xuất trong thời gian đó.

Theo thông báo do Nhà Trắng đưa ra hôm thứ Ba, có khoảng 50.000 trẻ em không phải là công dân Mỹ – những người sau 21 tuổi, đến Mỹ với cha hoặc mẹ, sau đó cha hoặc mẹ kết hôn với một công dân Mỹ- cũng có thể đủ điều kiện hưởng cùng một quy trình cấp phép.
Phương án mới không có yêu cầu về thời gian kết hôn của các cặp vợ chồng nhưng họ cần phải kết hôn trước ngày 17/6/2024. Sau thời hạn này, họ không đủ điều kiện để nộp đơn.
Những người được coi là mối đe dọa an toàn công cộng hoặc có hồ sơ tội phạm sẽ không đủ điều kiện để đăng ký.
Các quan chức cấp cao của chính quyền Biden cho biết trong một cuộc gọi hội nghị với các phóng viên rằng việc thực thi chính sách này sẽ được triển khai trong những tháng tới và hầu hết những người được hưởng lợi có thể sẽ là người Mexico.
Tổng thống Mexico Andres Manuel Lopez Obrador hôm thứ Ba cho biết quyết định hợp thức hóa tình trạng nhập cư của các gia đình Mexico ở Mỹ là “tin rất tốt”. Ông cũng chúc mừng tuyên bố này của ông Biden tại một cuộc họp báo.


Ngoài ra, chương trình mới yêu cầu người nộp đơn chưa rời khỏi Mỹ. Theo tuyên bố của Nhà Trắng, những người nộp đơn đáp ứng yêu cầu này đã sống ở Mỹ trung bình 23 năm.
Các quan chức hành chính cấp cao cho biết họ dự kiến chương trình sẽ mở cửa nhận đơn đăng ký vào cuối mùa hè, tuy nhiên mức phí đăng ký vẫn chưa được xác định.
Ông Biden đã thảo luận về kế hoạch mới tại một sự kiện ở Nhà Trắng vào thứ Ba.
“Tượng Nữ thần Tự do không phải là một di tích lịch sử của Mỹ. Nó vẫn đại diện cho thân phận của chúng ta,” ông Biden nói trong một cuộc họp báo được bao quanh bởi những người ủng hộ, các đảng viên Đảng Dân chủ trong Quốc hội và những người nhập cư đủ điều kiện được hưởng lợi từ chương trình.
“Nhưng tôi cũng không tin rằng để tiếp tục là một nước Mỹ chào đón người nhập cư, chúng ta phải từ bỏ việc bảo vệ biên giới của mình. Đây đều là những lựa chọn sai lầm,” ông Biden nói thêm.

Thứ Ba cũng đánh dấu kỷ niệm 12 năm thông qua chương trình Trì hoãn hành động dành cho những người đến Mỹ từ nhỏ (DACA). Đây là một sắc lệnh hành pháp từ thời ông Obama nhằm cung cấp sự bảo vệ khỏi bị trục xuất và giấy phép lao động tạm thời cho những người nhập cư trẻ tuổi không có thân phận hợp pháp.
Các quan chức Nhà Trắng đã khuyến khích riêng các đảng viên Đảng Dân chủ Hạ viện, những người đang nghỉ họp trong tuần này, quay trở lại Washington, D.C., để tham dự lễ nghi thức tuyên bố.
Ông Biden cũng công bố một quy định mới giúp một số người nhận được lợi ích từ DACA và những người nhập cư trẻ tuổi khác có được thị thực làm việc dài hạn dễ dàng hơn. Điều này sẽ mang lại cho những người nhập cư đủ điều kiện sự bảo vệ mạnh mẽ hơn so với giấy phép làm việc do DACA cung cấp. DACA hiện đang phải đối mặt với những thách thức pháp lý và không còn chấp nhận đơn đăng ký mới nữa.
Quyền lực tổng thống mà ông Biden viện dẫn trong chính sách người phối ngẫu được công bố hôm thứ Ba không phải là mới. Bà Andrea Flores, hiện là phó chủ tịch nhóm vận động nhập cư FWD.us, nói với hãng tin AP rằng chính sách này sẽ mở rộng chương trình “tạm tha tại chỗ” (Parole in place) được sử dụng dưới thời Tổng thống George W. Bush và Obama để cho phép các thành viên gia đình quân nhân được tạm tha tại chỗ.

Quy trình tạm tha tại chỗ cho phép những người nhập cư đủ điều kiện không cần rời khỏi Mỹ có được quyền thường trú tại Mỹ, loại bỏ trở ngại chung cho những người kết hôn với một người Mỹ không thân phận hợp pháp.
Bà Flores cho biết điều này “hoàn thành lời hứa của Tổng thống Biden vào ngày đầu tiên là bảo vệ những người nhập cư không có giấy tờ và gia đình người Mỹ của họ”. Bà Flores từng là cố vấn chính sách cho chính quyền Biden cũng như chính quyền Obama.
Tờ Wall Street Journal hôm thứ Hai đưa tin, trích dẫn những người quen thuộc với vấn đề này, rằng các cố vấn của ông Biden đã chỉ ra các cuộc thăm dò nội bộ của Đảng Dân chủ cho thấy đa số người Mỹ ủng hộ việc hợp pháp hóa vợ hoặc chồng của công dân Mỹ, ngay cả khi họ nhập cảnh vào nước này bất hợp pháp.

Theo luật hiện hành, một người nhập cư vào Mỹ bất hợp pháp qua biên giới phía Nam và kết hôn với một công dân Mỹ, trước tiên phải vắng mặt ở Mỹ trong 10 năm, sau đó mới đủ điều kiện nhận thẻ xanh.
Chương trình mới giúp việc xin thẻ xanh trở nên dễ dàng hơn nhiều. Ngay cả khi đối thủ của ông Biden, cựu Tổng thống Trump thắng cử, ông cũng không thể dễ dàng thu hồi quy định này. Hơn nữa, chương trình mới cho phép những người này tránh bị trục xuất và xin giấy phép lao động.
Đảng Cộng hòa đã bắt đầu tấn công kế hoạch này, gọi đó là lệnh ân xá quy mô lớn.
Hai tuần trước, ông Biden đã công bố một trong những chính sách nhập cư cứng rắn nhất trong nỗ lực giảm số người vượt biên bất hợp pháp: Lệnh cấm hoàn toàn đối với những người nhập cư vượt biên bất hợp pháp để xin tị nạn.
Các nhóm bảo vệ quyền của người nhập cư đã đệ đơn kiện lệnh cấm biên giới của chính quyền Biden. Một quan chức cấp cao trong chính quyền cho biết hôm thứ Hai rằng chỉ thị này đã giúp giảm bớt xung đột biên giới giữa các cảng nhập cảnh.


Tòa án Hình sự Quốc tế phát lệnh bắt giữ quan chức Nga


(Hình: Ông Sergei Shoigu, cựu Bộ trưởng Quốc phòng Nga.)
-Tòa án Hình sự Quốc tế hôm 25/6 đã phát lệnh bắt giữ đối với ông Sergei Shoigu, cựu Bộ trưởng Quốc phòng Nga và vị tướng hàng đầu của Nga là Valery Gerasimov, cáo buộc họ gây ra các tội ác trong quá trình Nga xâm chiếm Ukraine.
Ông Shoigu đã bị cho thôi chức Bộ trưởng Quốc phòng vào tháng trước và được bổ nhiệm làm Thư ký Hội đồng An ninh đầy quyền lực của Nga, trong những thay đổi quan trọng nhất mà Tổng thống Nga Vladimir Putin đã thực hiện đối với các chỉ huy quân sự của ông kể từ khi bắt đầu cuộc chiến vào năm 2022.
Tòa án có trụ sở tại La Haye cho biết ông Shoigu và ông Gerasimov bị nghi ngờ đã phạm tội ác chiến tranh và tội ác chống lại loài người vì chỉ đạo các cuộc tấn công nhắm vào dân thường và các cơ sở dân sự ở Ukraine.

Các thẩm phán nhận thấy có "cơ sở hợp lý để tin rằng hai nghi phạm phải chịu trách nhiệm về các cuộc tấn công tên lửa do lực lượng vũ trang Nga thực hiện nhắm vào cơ sở hạ tầng điện của Ukraine từ ít nhất là ngày 10 tháng 10 năm 2022 cho đến ít nhất ngày 9 tháng 3 năm 2023", ICC cho biết trong một thông cáo báo chí.
Nga, vốn không phải là thành viên của ICC, đã nhiều lần nói rằng cơ sở hạ tầng năng lượng của Ukraine là mục tiêu quân sự hợp pháp và phủ nhận việc nhắm mục tiêu vào dân thường hoặc cơ sở hạ tầng dân sự.
Hội đồng An ninh Nga hôm 25/6 nói rằng lệnh bắt giữ cựu Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigu của Tòa án Hình sự Quốc tế là một phần của cuộc chiến hỗn hợp chống lại Moscow, hãng thông tấn nhà nước TASS đưa tin.
Ukraine cũng không phải là thành viên nhưng đã trao quyền tài phán cho ICC để truy tố các tội ác xảy ra trên lãnh thổ của mình.

Lệnh bắt ông Shoigu và ông Gerasimov nâng tổng số trát bắt đối với các nghi phạm cấp cao của Nga kể từ khi bắt đầu cuộc xâm lược lên tám người.
Những người này bao gồm ông Putin, bị nghi ngờ phạm tội ác chiến tranh liên quan đến việc trục xuất trẻ em Ukraine sang Nga.
Tòa án không có lực lượng cảnh sát riêng và phải dựa vào các quốc gia thành viên để tiến hành việc bắt giữ.


Heineken đóng cửa nhà một nhà máy bia ở Việt Nam vì thị trường suy yếu


(Hình: Logo của Heineken. Hãng bia Hà Lan vừa thông báo tạm dừng hoạt động của một trong những nhà máy bia tại Việt Nam từ ngày 12/6/2024.)
-Heineken, nhà sản xuất bia lớn thứ hai thế giới, vừa thông báo tạm dừng hoạt động của một trong những nhà máy bia tại Việt Nam từ tháng này do nhu cầu thị trường suy yếu và mô hình tiêu dùng thay đổi ở quốc gia Đông Nam Á này, Reuters dẫn tuyên bố của công ty cho biết hôm 24/6.
“Nền kinh tế tổng thể bao gồm cả ngành bia đã phải đối mặt với nhiều thách thức do suy thoái kinh tế dẫn đến sự sụt giảm niềm tin của người tiêu dùng và mô hình tiêu dùng”, tuyên bố của hãng bia Hà Lan nói.
Truyền thông trong nước cho biết, thông báo tạm dừng hoạt động cũng đã được gửi tới UBND và Ban quản lý các Khu kinh tế và Khu công nghiệp tỉnh Quảng Nam.

Theo văn bản, nhà máy bia Heineken Quảng Nam đã tạm dừng hoạt động từ ngày 12/6.
Doanh nghiệp của Hà Lan cho biết ngoài yếu tố tăng trưởng kinh tế sụt giảm, việc Việt Nam triển khai Nghị định 100, trong đó hạn chế giới hạn nồng độ cồn đối với tài xế xuống 0 kể từ năm 2019, đã ảnh hưởng đến việc tiêu thụ bia của người tiêu dùng. Hậu quả là lần đầu tiên sau nhiều thập kỷ, thị trường bia Việt Nam chứng kiến mức sụt giảm hai con số vào năm 2023 và tiếp tục giảm ở mức trung bình một con số từ đầu năm đến nay.
Vì vậy, theo Reuters, Heineken cho biết họ cần tối ưu hóa hoạt động sản xuất, kinh doanh. Hãng tin Anh nói rằng, quyết định “tạm dừng” nhà máy bia Quảng Nam, nhà máy bia nhỏ nhất trong số 6 nhà máy bia của Heineken ở Việt Nam, nhằm để giải quyết “các giải pháp liên quan đến tài sản”.
“Quyết định này cũng phù hợp với tham vọng và trách nhiệm của Việt Nam và Heineken Việt Nam trong việc hướng tới mục tiêu không phát thải carbon trong hoạt động sản xuất, chúng tôi cần tiếp tục tối ưu hoá với ít nhà máy hơn nhưng mỗi nhà máy lớn hơn về quy mô” , Tiền Phong dẫn văn bản của hãng bia nói thêm.

Ngoài ra, Heineken cho biết họ đang tìm kiếm quy mô hiệu quả và kinh tế để “hợp lý hóa hoạt động của mình, giúp chúng tôi tiếp tục đầu tư và thúc đẩy tăng trưởng tại thị trường Việt Nam”, theo Reuters.
Công ty TNHH Nhà máy Bia Heineken Việt Nam là liên doanh giữa Heineken và Tổng Công ty Thương mại Sài Gòn. Hãng bia bắt đầu hoạt động tại Việt Nam với nhà máy đầu tiên ở TP.HCM vào năm 1991. Đến nay, Heineken Việt Nam đã có 6 nhà máy.
Nhà sản xuất bia Hà Lan cho biết họ đã đầu tư hơn 1,1 tỷ USD vào Việt Nam và các nhà máy bia của họ đã trực tiếp tuyển dụng hơn 3.000 người, đóng góp 1,04% GDP của cả nước.
Riêng nhà máy bia Heineken Quảng Nam, truyền thông trong nước cho biết trước dịch Covid-19, bình quân nhà máy này mỗi năm đóng góp ngân sách cho tỉnh từ 1.000-1.200 tỷ đồng. Tuy nhiên, khoản đóng góp “nghìn tỷ” đã sụt giảm liên tục trong vài năm gần đây. Riêng 3 tháng đầu năm 2024, nhà máy của Heineken chỉ đóng góp cho ngân sách địa phương khoảng 20 tỷ đồng, theo Tiền Phong.
Bộ tài chính Việt Nam cho biết hồi đầu tháng này rằng họ đang lên kế hoạch tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với đồ uống có cồn lên 100% vào năm 2030, một động thái có thể gây tổn hại thêm nữa cho ngành này.


Thái Lan xác nhận bắt giữ Y Quynh Bdap theo yêu cầu của Việt Nam


-Một tòa án Thái Lan đã ban hành lệnh bắt giữ ông Bdap “theo yêu cầu dẫn độ của chính quyền Việt Nam, dựa trên phán quyết của tòa án Việt Nam rằng ông Bdap phạm tội khủng bố”, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Thái Lan Nikorndej Balankura nói với VOA.
Thiếu tướng Khemmarin Hassiri, cố vấn cho phó giám đốc cảnh sát Thái Lan, cho VOA biết các tòa án hình sự đã lên lịch xét xử dẫn độ ông Bdap vào ngày 15/7.
VOA đã liên lạc với Bộ Ngoại giao Việt Nam và đề nghị họ cho ý kiến về xác nhận trên của nhà chức trách Thái Lan, nhưng chưa được phản hồi.
Ông Y Quynh Bdap, 32 tuổi, đã sang Thái Lan tị nạn từ năm 2018 sau các hoạt động của ông nhằm cổ vũ cho nhân quyền và tự do tôn giáo của người Thượng ở khu vực Tây Nguyên của Việt Nam.

Như VOA đã đưa tin, giới hoạt động cho hay cảnh sát Thái Lan bắt giữ ông Y Quynh Bdap, đồng sáng lập viên của nhóm Người Thượng vì Công lý (MSFJ) tại Bangkok hôm 11/6 với cáo buộc phạm tội nhập cư bất hợp pháp.
Trước sự việc này, những người ủng hộ nhân quyền kêu gọi Thái Lan chớ cưỡng ép ông Bdap hồi hương vì lo ngại cho sự an toàn của ông.
“Yêu cầu dẫn độ của chính quyền Việt Nam đối với chính quyền Thái Lan là một hành động vô nhân đạo đối với nhà hoạt động Y Quynh Bdap, người đã được cấp quy chế tỵ nạn của liên hiệp quốc (UNHCR)”, ông Y Phic Hdok, đồng sáng lập viên của nhóm người Thượng vì công lý, nêu nhận định với VOA hôm 24/6. “Chúng tôi kêu gọi Việt Nam và Thái Lan cân nhắc kỹ lưỡng và tôn trọng nhân quyền”.
Ngoài ra, ông Hdok còn yêu cầu chính quyền Thái Lan hủy bỏ phiên tòa sắp tới đối với ông Y Quynh Bdap và cho rằng việc cáo buộc ông cư trú bất hợp pháp “là không công bằng, khi ông có lý do chính đáng để xin tỵ nạn vì không thể trở về quê hương nơi ông bị áp bức”.

Bà Elaine Pearson, giám đốc châu Á của tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) viết trên trang X hôm 23/6 rằng “HRW rất quan ngại về sự an toàn của ông Y Quynh Bdap và về khả năng ông được xét xử công bằng tại Việt Nam”.
Hôm 19/6, Diễn đàn Nhân quyền và Phát triển châu Á (FORUM-ASIA), Liên minh Thế giới về Sự tham gia của Công dân (CIVICUS), Mạng lưới Dân chủ châu Á và tổ chức Front Line Defenders bày tỏ “sự quan ngại sâu sắc” về việc chính quyền Thái Lan bắt giữ ông Y Quynh Bdap, đồng thời kêu gọi trả tự do cho ông “ngay lập tức” và không dẫn độ ông về Việt Nam.
Hồi tháng 1/2024, một tòa án ở tỉnh Đắk Lắk tuyên án gần 100 người liên quan đến vụ xả súng tại ở trụ sở 2 xã thuộc huyện Cư Kuin trong tỉnh vào tháng 6/2023, với án nặng nhất là tù chung thân. Trong khi đó, ông Y Quynh, một bị cáo vắng mặt, bị tuyên 10 năm tù với cáo buộc “tham gia vụ khủng bố, giết người”.
Trao đổi với VOA sau phiên xử, ông Bdap bác bỏ những cáo buộc của chính quyền Việt Nam, nói rằng ông bị “vu khống” và bị gán tội “khủng bố”.
Chính quyền Việt Nam cho rằng vụ tấn công trên là “hoạt động khủng bố có tổ chức” và nhóm MSFJ, được thành lập vào năm 2019, đã sử dụng mạng xã hội “liên lạc, kích động những người thiếu hiểu biết trong nước vi phạm pháp luật”.

Theo VOA News, Thái Lan và Việt Nam đang trong quá trình đàm phán về một hiệp định dẫn độ chính thức. Ông Khemmarin cho biết những cuộc đàm phán này có thể sẽ tiếp tục trong chuyến thăm Việt Nam trong tương lai của các quan chức cấp cao Thái Lan, có thể vào tháng tới.
Bộ Ngoại giao Thái Lan, cơ quan dẫn đầu các cuộc đàm phán hiệp định, không trả lời các câu hỏi của VOA về một hiệp định có thể đạt được.
Đại sứ quán Việt Nam tại Bangkok cũng không trả lời yêu cầu đưa ra bình luận của VOA.
Về trường hợp của ông Bdap, phát ngôn viên chính phủ Thái Lan Chai Watcharong nói với VOA rằng Thái Lan sẽ “xem xét tất cả các yếu tố và mối quan ngại liên quan, bao gồm cả sự an toàn của người bị cáo buộc phạm tội. Tòa án sẽ quyết định liệu có các hành vi phạm tội như bị cáo buộc không và yêu cầu dẫn độ có được chấp nhận là có thể bị dẫn độ hay không”, vẫn theo VOA News.
Ông Watcharong nói thêm: “Ở giai đoạn này tốt hơn là không nên phán xét trước quyết định của tòa án”.


Tin Quốc Tế Đó Đây
Bộ Trưởng Quốc Phòng Do Thái Sắp Thảo Luận Về Gaza và Lebanon Trong Chuyến Đi Mỹ


(Hình AP: Bộ trưởng Quốc phòng Do Thái Yoav Gallant.)
-Ngay trước khi tới Hoa Thịnh Ðốn vào sáng sớm ngày 23/6/2024, Bộ trưởng Quốc phòng Do Thái Yoav Gallant cho biết ông sẽ tổ chức các cuộc đàm phán về giai đoạn tiếp theo của cuộc chiến ở Gaza và tình trạng thù địch leo thang trên biên giới với Lebanon, nơi các cuộc đọ súng với Hezbollah đã làm dấy lên lo ngại rằng xung đột sẽ lan rộng hơn.
Hezbollah, vốn được Iran hậu thuẫn, đã giao tranh với Do Thái kể từ khi cuộc chiến ở Gaza nổ ra hơn 8 tháng trước.
Nhóm này tuyên bố sẽ không dừng lại cho đến khi có lệnh ngừng bắn ở Gaza.
Ông Gallant dự kiến sẽ gặp người đồng cấp Mỹ Lloyd Austin và Ngoại trưởng Antony Blinken trong chuyến đi.
Đầu tháng 6, nhóm Hezbollah đã bắn loạt phi đạn và khai triển số lượng máy bay không người lái lớn nhất từ trước đến nay vào các địa điểm quân sự của Do Thái, sau khi một cuộc tấn công của Do Thái giết chết chỉ huy cấp cao nhất.
Tuần trước, đặc phái viên Hoa Kỳ Amos Hochstein đã được cử tới Do Thái và Lebanon để cố gắng hạ nhiệt căng thẳng sau khi hỏa lực xuyên biên giới gia tăng, khiến các cuộc khẩu chiến ở cả hai bên biên giới leo thang.


Liên Hiệp Quốc: A Phú Hãn Chưa Thể Được Tái Hội Nhập Vì Thiếu Tiến Bộ Về Quyền Phụ Nữ


(Hình AP - John Minchillo: Toàn cảnh phiên họp Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc tại New York, Hoa Kỳ, ngày 24/4/2023.)
-Ngày 21/6/2024, lãnh đạo phái bộ Liên Hiệp Quốc về A Phú Hãn, bà Rosa Otunbayeva khẳng định, những hạn chế về quyền phụ nữ vẫn sẽ "cản trở" A Phú Hãn hội nhập trở lại với cộng đồng quốc tế.
Cũng theo bà Otunbayeva, sự tham dự của chính phủ Taliban tại vòng đàm phán ở Doha, thủ đô của Qatar, không là sự "hợp pháp hóa". Từ New York, thông tín viên Carrie Nooten của Ðài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) tường thuật:
Đây là chủ đề đọ sức giữa Liên Hiệp Quốc và phe Taliban từ khi họ chiếm lại quyền kiểm soát A Phú Hãn vào tháng 08/2021 và cộng đồng quốc tế vẫn khẳng định A Phú Hãn chưa thể hội nhập hoàn toàn trở lại với tổ chức chừng nào các quyền của phụ nữ và các em gái vẫn bị cấm đoán. Đó là thông điệp của các nhà ngoại giao hôm qua tại Hội Đồng Bảo An, và sự tham dự của chính phủ Taliban tại Doha vào tuần tới sẽ không phải là một sự "hợp pháp hóa" như họ mong đợi.

Lãnh đạo phái bộ Liên Hiệp Quốc tại A Phú Hãn – Manua – đã liệt kê và lấy làm tiếc về chuỗi các lệnh cấm áp đặt cho nữ giới A Phú Hãn. Bà thẳng thừng cáo buộc những hạn chế đó đã gây ra tình trạng "chảy máu chất xám". Ai cũng biết rõ là việc tôn trọng các quyền nữ giới là lằn ranh đỏ của Liên Hiệp Quốc, tổ chức không muốn bỏ rơi họ thêm một lần nữa.
Nhưng để giữ thể diện cho giới chức Taliban, cuộc họp với các đại diện tổ chức dân sự A Phú Hãn sẽ diễn ra riêng tại Doha, thủ đô Qatar. Một sự nhượng bộ được chấp nhận mặc dù không một điều kiện nào dường như được đặt ra.


Giam Giữ Con Tin ở Tư Gia, Hamas Biến Nhà Dân Thành Mục Tiêu Quân Sự

-Nhìn sang Trung Đông, tuần báo Le Point giải thích "Hamas thao túng phương Tây như thế nào". Mới đây Hamas đã bác bỏ các đề nghị ngưng bắn của hai trung gian hòa giải Mỹ và Qatar, dù họ đã chấp nhận hầu hết yêu sách của phe này.
Người ta cũng được biết rằng các con tin Do Thái bị giữ trong các gia đình ở Gaza, kể cả trong nhà của một người tự xưng là "nhà báo" thường viết cho tờ The Palestine Chronicle để tố cáo số phận các nạn nhân Palestine. Phong trào Hồi giáo chi tiền cho thường dân để họ giữ mấy chục người Do Thái bị bắt cóc trong vụ tấn công đẫm máu ngày 7/10/2023. Hamas không thể không biết rằng giam giữ con tin trong các căn nhà tư nhân là biến những nơi này thành mục tiêu quân sự hợp pháp.
Sau khi Yahya Sinwar, thủ lãnh Hamas ở Gaza bác bỏ kế hoạch ngưng bắn, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đặt câu hỏi liệu ông ta có thực sự muốn đàm phán hay không. Sinwar, 61 tuổi, từng trải qua 22 năm trong nhà tù Do Thái vì khủng bố, mới là nhân vật chính của cuộc xung đột này chứ không phải Benjamin Netanyahou. Chính ông ta đã tổ chức vụ thảm sát man rợ Do Thái, cho tấn công ở gần thường dân để dùng họ làm bia đỡ đạn, còn mình thì chui sâu dưới nhiều lớp đất trong mạng lưới địa đạo, chẳng sợ bom Do Thái.


"Do Thái Cần Vũ Khí Để Bảo Vệ Dân, Hamas Cần Dân Để Bảo Vệ Vũ Khí"

-Như giải Nobel Văn chương Herta Müller đã nói: "Do Thái cần vũ khí để bảo vệ người dân, Hamas cần người dân để bảo vệ vũ khí của họ".
Cần hiểu logic tàn ác của Sinwar: Mục tiêu của ông ta không phải là hòa bình, mà gây hỗn loạn càng nhiều càng tốt, hoàn toàn không quan tâm đến mạng sống đồng bào mình. Sinwar biết rằng Do Thái không bao giờ bỏ rơi các con tin, nên giăng ra chiếc bẫy Gaza chờ đón quân đội Do Thái. Rằng dư luận phương Tây sẽ tức giận trước những hình ảnh trên mạng xã hội và rốt cuộc đổ mọi trách nhiệm cuộc chiến cho Do Thái.
Phương Tây cũng bị Hamas lôi vào trò chơi với lời tuyên truyền họ là phong trào "kháng chiến" đấu tranh cho người Palestine "bị đàn áp", tuy từ khi lên nắm quyền ở Dải Gaza, chính Hamas mới là kẻ đàn áp: Những người đối lập bị trói tay chân quẳng xuống từ tòa nhà 15 tầng. Hamas thành công trong việc thao túng công luận phương Tây.
Việc các chính khách trung tả Pháp chấp nhận liên minh với phe cực tả sau một chiến dịch bài Do Thái cực đoan của Jean-Luc Mélenchon là một bằng chứng.


Khủng Khiếp! Đã Có Hơn 1.000 Người Chết Trong Cuộc Hành Hương Haj Vì Nắng Nóng


(Hình AFP: Một người đàn ông bị sốc nhiệt tại Mina, gần thành phố Mecca, ngày 16/6/2024.)
-Theo thống kê của thông tấn xã Reuters, hơn 1.000 người đã thiệt mạng trong cuộc hành hương Haj năm nay vì tình trạng nắng nóng như thiêu như đốt, vốn đã ảnh hưởng đến gần 2 triệu người tham gia cuộc hành hương hàng năm của người Hồi giáo đến thánh địa Mecca.
Hầu hết người chết là người Ai Cập. Các nguồn tin an ninh và y tế nói với thông tấn xã Reuters hôm 23/6/2024 rằng số người chết ở Ai Cập đã tăng lên 672 và 25 người khác mất tích.
Theo dữ liệu của chính phủ Nam Dương, tổng cộng có 236 người Nam Dương chết, trong khi cơ quan Ngoại giao Ấn Độ cho biết 98 công dân Ấn Độ đã chết trong cuộc hành hương Haj.

Theo một thống kê của thông tấn xã Reuters, các trường hợp chết khác được báo cáo bởi Tunisia, Jordan, Iran và Senegal, khiến tổng số người chết trong năm nay là ít nhất 1.114 người.
Một đơn vị giải quyết khủng hoảng của Ai Cập, được giao nhiệm vụ điều tra, hôm 22/6 cho biết họ đã đình chỉ giấy phép của 16 công ty du lịch và chuyển họ đến Công tố viên, cáo buộc họ phải chịu trách nhiệm về những cái chết mà họ cho rằng chủ yếu là nằm trong số những người hành hương không đăng ký theo hệ thống chính thức.
Đơn vị này cho biết, 31 trường hợp chết được xác nhận là do bệnh mãn tính trong số những người hành hương đã đăng ký chính thức.


Nga: Đúng Một Năm Sau Vụ Wagner Nổi Loạn


(Ảnh ghép của AP: Yevgeny Prigozhin, ông trùm quá cố của tập đoàn lính đánh thuê Wagner và Tổng thống Nga Vladimir Putin.)
-Cách đây đúng một năm, ngày 23/6/2023, lãnh đạo nhóm bán quân sự Wagner Yevgeny Prigozhin và binh lính của ông tiến hành cuộc nổi loạn tại Nga. Nỗ lực nổi dậy nhằm mục đích làm lung lay chính quyền Nga cuối cùng đã củng cố thêm quyền lực của Ðiện Cẩm Linh.
Từ thủ đô Mạc Tư Khoa của Nga, thông tín viên Jean-Didier Revoin của Ðài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) tường thuật:
"Những cáo buộc tham nhũng với những chỉ trích bất tài lặp đi lặp lại của Yevgeny Prigozhin nhắm vào bộ chỉ huy cấp cao của quân đội và Bộ trưởng Quốc phòng đã khiến ông phải trả giá bằng mạng sống. Mặc dù ông trùm đầy quyền lực của nhóm bán quân sự Wagner qua đời hai tháng sau cuộc nổi dậy bất thành trong một vụ tai nạn máy bay đáng ngờ, người đàn ông được mệnh danh là "đầu bếp" của Putin có để lại di sản sau khi ra đi.

Tuy binh lính của Wagner giờ đây đã hoàn toàn bị sáp nhập vào quân đội chính quy, nhưng diện mạo của Bộ Quốc phòng đã thay đổi hoàn toàn. Andrei Belousov, nhà Kinh tế chịu trách nhiệm phối hợp nhu cầu của quân đội với khả năng của ngành công nghiệp, đã thay thế Sergei Shoigu, được chuyển vào Hội đồng An ninh Nga. Nhưng trên hết, chính phủ đã bắt giữ hàng loạt viên chức Bộ Quốc phòng, trong đó có một Thứ trưởng, trong khuôn khổ hoạt động được coi là chống tham nhũng.
Các vụ bắt giữ diễn ra sau khi Vladimir Putin tái đắc cử nhằm tạo cảm giác Ðiện Cẩm Linh không nhượng bộ trước những chỉ trích của Yevgeny Prigozhin, và cũng cho thấy Vladimir Putin không dễ bị qua mặt khi ông đã giành lại toàn bộ quyền kiểm soát quân đội và bộ máy Nhà nước".


Nga: 3 Người Chết, Gần 100 Người Bị Thương Trong Vụ Tấn Công của Ukraine Vào Crimea


(Hình REUTERS, minh họa: Một vụ tấn công bằng drone vào Sevastopol.)
-Các viên chức Nga cho biết, Ukraine đã tấn công thành phố Sevastopol trên bán đảo Crimea hôm 23/6/2024 bằng 5 phi đạn ATACMS do Mỹ cung cấp, khiến 3 người thiệt mạng, trong đó có 2 trẻ em và làm bị thương khoảng 100 người khác.
Bộ Quốc phòng Nga cho biết, 4 trong số các phi đạn được Mỹ chuyển giao cho Ukraine đã bị hệ thống phòng không bắn hạ, và đầu đạn của quả phi đạn thứ 5 phát nổ giữa không trung.
Bộ này nói rằng Ukraine đã tấn công "cơ sở hạ tầng dân sự của thành phố Sevastopol bằng phi đạn chiến thuật ATACMS do Mỹ cung cấp và được trang bị đầu đạn chùm".
Ông Mikhail Razvozhayev, Thống đốc Sevastopol được Nga bổ nhiệm, cho biết thông qua kênh Telegram của mình rằng khoảng một trăm người bị thương do mảnh đạn rơi.

Thông tấn xã Reuters không thể xác minh ngay lập tức các tin tức chiến trường từ cả hai phía. Ukraine chưa đưa ra bình luận.
Nga sáp nhập Crimea vào năm 2014. Bán đảo này nằm dưới sự kiểm soát của Mạc Tư Khoa kể từ đó và Nga coi đây là một phần của Nga, mặc dù hầu hết thế giới đều coi nó là một phần của Ukraine.
Kể từ đầu năm nay, Hoa Kỳ đã cung cấp cho quân đội Ukraine phi đạn tầm xa hơn là ATACMS với tầm bắn 300 cây số.


Ukraine: Kharkiv Dưới Áp Lực Kinh Hoàng của Bom Lượn Nga


(Hình AP: Một tòa nhà ở Kharkiv, miền Đông Ukraine, bị trúng bom lượn của Nga ngày 22/6/2024.)
-Tại Ukraine, quân đội Nga tiếp tục gieo rắc kinh hoàng nhằm vào Kharkiv, thành phố lớn thứ hai của Ukraine. Hôm 22/6/2024, một trận oanh kích bằng bom lượn đã làm 3 người chết và 47 người bị thương.
Ở phía Bắc Kharkiv, quân Nga, sau khi mở mặt trận mới hồi tháng 5, hiện không tiến thêm được, do vấp phải tuyến phòng thủ của Kyiv do được trang bị thêm vũ khí. Để đối phó, quân đội Nga đã cho điều chỉnh phương thức hoạt động: Làm cho người dân tại Kharkiv không sống nổi. Từ thủ đô Kyiv của Ukraine, thông tín viên Stephane Siohan của Ðài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) tường thuật:
"Chiều 22/6, ba quả bom lượn điều hướng được bắn đi từ các chiến đấu cơ của Nga đã rơi xuống khu trung tâm hành chính của Kharkiv, gieo rắc tan hoang. Nhiều thường dân đang đi bộ trên phố, bỗng chốc bị chôn vùi trong đóng đổ nát. Con số thương vong sơ bộ hiện rất nặng nề: 3 người chết là 47 người khác bị thương.

Tuy nhiên, điều nghịch lý là các cuộc oanh kích nhằm vào Kharkiv đã giảm xuống từ cuối tháng Năm, kể từ thời điểm phương Tây bật đèn xanh cho Ukraine sử dụng phi đạn tầm xa của họ, đặc biệt là các loại phi đạn Hilare của Mỹ để oanh kích vào những điểm tập trung quân của kẻ thù trên lãnh thổ Nga.
Do đó, một số khẩu đội phi đạn loại S-300 và S-400 ở vùng Belgorod của Nga, đã bị nghiền nát trước các cuộc oanh kích của Ukraine và hệ quả là các cuộc tấn công nhằm vào Kharkiv đã dừng lại.
Điều đó không có nghĩa là chấm dứt nỗi đau khổ cho người dân của thành phố lớn thứ hai của Ukraine. Bởi vì, trong lúc các lực lượng của Kyiv giáng những đòn nặng nề cho quân Nga xung quanh vùng Vovchansk, các tiêm kích Nga vẫn tiếp tục thả hàng trăm quả bom lượn FAB nổi tiếng, nặng từ nửa tấn đến một tấn rưỡi xuống Kharkiv.
Để đối phó, chỉ có một loại vũ khí hiệu quả duy nhất: một đội máy bay chiến đấu, nếu có thể là F-16, để chặn các chiến đấu cơ của Nga đến gần Ukraine".
Hôm 22/6, Tổng thống Volodymyr Zelensky kêu gọi các đồng minh cung cấp cho Kyiv nhiều hệ thống phòng không hơn, bao gồm cả phi đạn tầm xa, sau khi miền Đông Ukraine liên tục hứng chịu những cuộc oanh kích của quân đội Nga.


Tội Ác Mới của Nga ở Mariupol: Cướp Nhà của Người Di Tản

-Liên quan đến Ukraine, tuần báo The Economist nêu ra "Tội ác mới nhất của Nga ở Mariupol: Cưỡng đoạt tài sản". Nhà cửa của người dân Ukraine di tản sắp bị cướp một cách trắng trợn.
Từ vài tháng qua, xuất hiện những tờ thông cáo màu trắng dán trước cửa các tòa nhà dân cư ở Mariupol, thành phố bị bao vây, phá hủy và bị quân Nga chiếm đóng tháng 5/2022. Theo đó sẽ tổ chức kiểm kê, sở hữu chủ căn nhà phải ở tại nhà với giấy tờ chứng minh và sổ thông hành Nga. Nếu không sẽ bị xếp loại nhà vắng chủ và đem bán.
Ông Petro Andryushchenko, Cố vấn chính quyền Mariupol lưu vong, cho biết nhà của ông đã bị xâm nhập cướp hết tài sản, nhưng tất nhiên ông không thể mạo hiểm trở về đăng ký.Một video quảng cáo cho thấy một nữ nhân viên hướng dẫn người mua đi thăm một căn nhà ba phòng, lưu ý là "đồ đạc sang trọng", và phòng trẻ em có diện tích lớn, những món đồ chơi bị bỏ lại còn nằm rải rác.

Ông Andryushchenko ước tính khoảng 80.000 người dân Mariupol đang phải sống cạnh các di dân mới, tất cả đều là người Nga, người Ukraine bị đuổi ra khỏi khu trung tâm. Ông Andryushchenko nhấn mạnh, việc mua bán này là bất hợp pháp cả theo luật pháp Ukraine lẫn luật quốc tế.
Một số người Mariupol đã di tản định trở về nhận sổ thông hành Nga, đăng ký nhà và bán. Nhưng những ai mang sổ thông hành Ukraine bị kiểm soát chặt chẽ tại phi trường Chérémétiévo ở Mạc Tư Khoa, bị chất vấn về "chiến dịch quân sự đặc biệt", nhiều người đã bị từ chối.


Nga Chấp Nhận Đối Thoại Với Mỹ Nhưng Phải Gộp Cả Chủ Đề Ukraine


(Hình REUTERS - Sputnik: Phát ngôn viên Ðiện Cẩm Linh Dmitri Peskov tại Mạc Tư Khoa, Nga, ngày 7/12/2023.)
-Nga khẳng định "sẵn sàng đối thoại" về an ninh với Hoa Kỳ, nhưng với điều kiện phải gồm cả chủ đề Ukraine. Ngày 21/6/2024, phát ngôn viên Ðiện Cẩm Linh Dmitri Peskov nhấn mạnh rằng vai trò của Mỹ trong cuộc chiến ở Ukraine cũng phải được đề cập trong các cuộc thảo luận. Cùng lúc với thông báo trên, Nga tiếp tục oanh kích nhiều công trình năng lượng ở Ukraine.
Theo thông tấn xã Reuters, khi được hỏi về khả năng thảo luận với Mỹ về nguy cơ nguyên tử, ông Dmitri Peskov khẳng định Mạc Tư Khoa "sẵn sàng đối thoại, nhưng ở quy mô rộng hơn, gồm tất cả các khía cạnh", kể cả "sự can dự trực tiếp của Hoa Kỳ vào cuộc xung đột này". Tuy nhiên, Hoa Thịnh Ðốn bác bỏ lập luận của Mạc Tư Khoa rằng Mỹ trở thành một bên tham chiến trực tiếp khi trang bị vũ khí cho Ukraine nhằm gây "thất bại chiến lược" nặng nề cho Nga. Mỹ khẳng định bất kỳ cuộc đàm phán nào về cuộc chiến đều thuộc thẩm quyền của Ukraine.

Hãng tin Anh nhận định lập trường của Mạc Tư Khoa không phải là mới, nhưng theo phát ngôn viên Ðiện Cẩm Linh, "vấn đề ngày càng chồng chất", trong đó có nhiều chủ đề liên quan đến cấu trúc an ninh thế giới mà Nga và Mỹ cần trao đổi, cho nên "một cuộc đối thoại là điều vô cùng cần thiết". Còn theo Hoa Thịnh Ðốn, chính Tổng thống Putin vừa mới đưa thêm vào danh sách một vấn đề về an ninh khi tăng cường hợp tác với Bắc Hàn để duy trì cuộc chiến ở Ukraine kéo dài đã 3 năm.
Sáng sớm 22/6, Nga đã tấn công vào nhiều nhà máy điện của Ukrenergo ở vùng Zaporijjia (miền Nam) và Lviv (miền Tây) Ukraine. Bộ Quốc phòng Ukraine cho biết đây là vụ tấn công "ồ ạt" thứ 8 trong 3 tháng gần đây, khiến hai người bị thương. Trước nguy cơ bị thiếu điện vào mùa Đông, Tổng thống Volodymyr Zelensky đã kêu gọi lắp pin mặt trời, "lập trạm trữ điện ở mỗi trường học, bệnh viện ngay khi có thể".
Vụ tấn công của Nga diễn ra ngay sau khi Ukraine thông báo trên mạng Telegram hôm 21/6 là đã "dùng drone tấn công 4 nhà máy lọc dầu của Nga ở Afipsky, Ilsky, Krasnodar và Astrakhan". Những thiệt hại này sẽ "gây khó khăn đáng kể cho công tác hậu cần", khiến việc "cung cấp nhiên liệu trở nên đắt đỏ và tốn thời gian hơn vì phải chờ được các nhà máy lọc dầu khác cung cấp".


Sở Thú Mykolaiv, Biểu Tượng Kháng Chiến

-Từ hai năm rưỡi qua, trong khi quân Nga vẫn đóng cách 60 cây số, những con thú vẫn sống sót nhờ sự tận tụy của nhân viên và sự hỗ trợ của cư dân.
Sở thú Mykolaiv là một trong những sở thú lớn nhất và lâu đời nhất của Ukraine, đã tồn tại qua hai trận đại chiến thế giới. Vào đầu cuộc xâm lăng, trước hết Mykolaiv bị oanh tạc, rồi đến phi đạn, xe tăng tiến vào trung tâm sau đó phải rút ra ngoại ô. Thành phố nằm ở vị trí chiến lược trên đường đến Odessa, cho đến nay vẫn là một trong những mục tiêu của quân Nga.
Sư tử, cọp, chó sói, gấu Bắc cực, voi, hà mã, hươu cao cổ… di tản một sở thú lớn như vậy với trên 4.000 con thú đủ loại là bất khả. Sau khi quân Nga tràn sang, đường sá rất nguy hiểm, và nhiều nhà cung cấp nay ở trong vùng chiếm đóng. Người dân địa phương mang đến những gì họ có: khoai tây, các loại hạt, trứng, rơm…. Và nay sự tương trợ còn đến từ bên ngoài biên giới. Nhiều sở thú Âu Châu như Praha, Bá Linh, Warsaw gởi hàng hóa trợ giúp, sửa chữa hệ thống cung cấp nước, sưởi ấm….
Dù chiến tranh gây khủng hoảng cho các con thú, cũng đã có những chú khỉ con, beo gấm… ra đời. Sở thú Mykolaiv trở thành biểu tượng kháng chiến, một số nhân viên còn ở lại luôn trong khuôn viên để bảo đảm hoạt động tuy không hề là nơi an toàn. Phi đạn đầu tiên rơi xuống chỉ cách một chú gấu Bắc cực 2 mét, nhưng con thú may mắn sống sót. Sở thú vẫn đón khách nhưng chỉ từng cá nhân chứ không nhận khách đi theo nhóm, lại càng không nhận các nhóm trẻ em.


Slovakia: Thủ Tướng Fico Đòi Điều Tra Chính Phủ Tiền Nhiệm Về Việc Cấp Vũ Khí Cho Kyiv

(Hình REUTERS - Robert Fico via Facebook: Thủ tướng Slovakia Robert Fico tại một bệnh viện ở Bratislava, Slovakia, ngày 8/6/2024.)
-Ngày 21/6/2024, chính phủ Thủ tướng Robert Fico cho biết đã yêu cầu cảnh sát điều tra cựu Nội các và cựu Bộ trưởng Quốc phòng Jaroslav Nad vì đã cung cấp máy bay chiến đấu và hệ thống phòng không cho Ukraine trong cuộc chiến chống quân Nga xâm lược.
Thông tấn xã Reuters dẫn lời Igor Melicher, thư ký Bộ Quốc phòng Slovakia, thành viên đảng Smer – SD cầm quyền trong cuộc họp báo phát trực tiếp trên Facebook cáo buộc các quyết định của Nội các tiền nhiệm và cựu Bộ trưởng Quốc phòng Jaroslav Nad là "phạm tội phá hoại, phản quốc, lạm dụng quyền lực và không thực hiện đúng nghĩa vụ được ủy thác".
Ông Melicher cho rằng chính phủ tiền nhiệm vượt quá quyền hạn khi đang điều hành đất nước trong trạng thái tạm quyền, và vì vậy có quyền hạn chế trong việc đưa ra các quyết định về chính sách đối ngoại.
Theo ông Melicher, cựu Bộ trưởng Quốc phòng đã "phản bội Slovakia" khi chi viện hàng chục chiến đấu cơ MIG-29 do Nga sản xuất và không còn hoạt động cũng như là hệ thống phòng không KUB. Một quyết định mà chính phủ Thủ tướng Fico – chủ trương thân Nga – đánh giá là "làm lộ rõ không phận Slovakia và gây nguy hiểm cho người dân đất nước". Hiện ông Nad đã bác bỏ những cáo buộc trên và không đưa ra một bình luận nào.
Kể từ khi ông Robert Fico lên cầm quyền vào tháng 10/2023, Slovakia có những thay đổi chính sách đáng kể đối với Ukraine với thông báo tạm dừng viện trợ quân sự cho Kyiv dù vẫn duy trì quan hệ thương mại.
Hãng tin Anh lưu ý thêm, Slovakia sắp nhận được chiến đấu cơ F-16 được đặt hàng trước đó để thay thế cho các chiếc Mig cũ kỹ.


Bầu Cử Hạ Viện Pháp và Mối Lo của Âu Châu

-Chỉ còn 1 tuần nữa là cử tri Pháp bước vào vòng 1 bầu cử Lập pháp. Cuộc chạy đua giữa các đảng phái chính vẫn đang diễn ra quyết liệt. Các nước Liên Hiệp Âu Châu (EU), nhất hai láng giềng Đức-Ý ngay sát cạnh Pháp, cũng đang theo dõi bầu không khí chính trị được xem là "chưa từng có" tại Pháp, với sự trỗi dậy mạnh mẽ của đảng cực hữu Tập Hợp Dân Tộc (RN). Theo các thăm dò ý kiến gần đây nhất, đảng RN sẽ về đầu trong kỳ bầu cử Hạ viện, trước liên đảng cánh tả và đảng Renaissance của Tổng thống Emmanuel Macron.

Theo thông tín viên Anne Le Nirtại Roma, nhật báo bảo thủ IlGiornale của Ý Ðại Lợi, vốn rất bài Macron, nhấn mạnh là Thủ tướng Ý Ðại Lợi Giorgia Meloni và bà Marine Le Pen của đảng RN của Pháp, dù đều là thuộc phe cực hữu, nhưng lại không có chung quan điểm về nhiều vấn đề, chẳng hạn về hồ sơ chiến tranh Ukraine. Còn các báo cánh tả của Ý Ðại Lợi, trong đó có La Republica, lo ngại về nguy cơ không đảng phái nào ở Pháp có thể kiềm chế được đà tiến của đảng cực hữu Tập Hợp Dân Tộc, vốn có tư tưởng bài Liên Hiệp Âu Châu, gây tác động đến phần còn lại của Liên Hiệp.

Nhìn sang Đức, quyết định giải tán Hạ viện và tổ chức bầu cử Lập pháp trước thời hạn của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cũng gây ngạc nhiên, thắc mắc và sự khó hiểu ở Đức. Quốc gia đối tác chính của Paris ở Liên Hiệp Âu Châu lo ngại về quan hệ hợp tác trong thời gian tới của Pháp và Đức, cũng như về tương lai của Liên Hiệp Âu Châu. Từ Bá Linh, thông tín viên Pascal Thibaut của Ðài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) tường trình:

"Đánh bom tự sát", "Thích châm lửa phóng hỏa", "Ông ta bị ong chích hay sao?" … Báo chí Đức đã dùng những từ ngữ không hề dịu nhẹ để bình luận về quyết định giải tán Hạ viện của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron. Giống như hồi năm 2017 và 2022, nỗi lo sợ về thắng lợi của đảng cực hữu Pháp, Tập Hợp Dân Tộc, đã khuấy động công luận Đức. Ngay cả những người bên ngoài giới truyền thông và chính trị cũng lo ngại và tìm cách thấu hiểu vấn đề.

Bá Linh sợ rằng quan hệ song phương vốn đã suy yếu ở Âu Châu do thất bại của Emmanuel Macron và Olaf Scholz trong kỳ bầu cử Nghị Viện Âu Châu vừa qua sẽ bị tổn hại thêm nếu đảng cực hữu Tập Hợp Dân Tộc hoặc liên đảng cánh tả Mặt Trận Bình Dân Mới thắng cử. Cách nay 1 tuần, Bộ Ngoại giao Đức đã tổ chức một cuộc gặp với các nhà nghiên cứu để bàn về hậu quả của cuộc bầu cử Hạ viện ở Pháp.

Ngoài quan hệ song phương, mối lo ngại cho Liên Hiệp Âu Châu cũng gia tăng. Những sáng kiến nào sẽ vẫn có thể thực hiện được cùng với Paris? Chính sách kinh tế của chính phủ Pháp trong tương lai cũng được đặt ra với khả năng bị chặn ở Brussels, cũng như những căng thẳng có thể xảy ra trên các thị trường tài chánh và đối với tài chánh công.


Bộ Trưởng Kinh Tế Đức Đến Trung Quốc Tìm Cách Tránh Chiến Tranh Thương Mại


(Hình REUTERS - Liesa Johannssen: Bộ trưởng Kinh tế Đức Robert Habeck họp báo ở thủ đô Bá Linh, ngày 24/4/2024.)
Đến thăm Trung Quốc, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Kinh tế Đức, Robert Habeck, hôm 22/6/2024, đã trấn an Bắc Kinh rằng mức thuế tăng thêm của Liên Hiệp Âu Châu (EU) đối với xe hơi điện "Made in China", bắt đầu từ ngày 04/07 sắp tới, không phải là một "biện pháp trừng phạt".
Chuyến thăm Bắc Kinh của nhân vật số hai trong chính phủ Đức được cho là cơ hội sau cùng để tránh xảy ra cuộc chiến thương mại giữa EU và Trung Quốc, sau thông báo của Liên Hiệp Âu Châu áp thêm thuế nhập cảng đối với xe điện Trung Quốc.

Trong ngày hôm nay, lãnh đạo ngành Kinh tế Đức có cuộc gặp với chủ nhiệm Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia Trịnh Sách Khiết (Zheng Shanjie) cũng như với Bộ trưởng Thương mại Vương Văn Đào (Wang Wentao), và sẽ họp báo tại Thượng Hải vào chiều tối cùng ngày.
Trước các cuộc họp quan trọng này, ông Robert Habeck, đã khẳng định "mức thuế hải quan này không mang tính trừng phạt". Ông cam kết là cách thức và mức thuế áp đặt của Âu Châu là rất khác so với cách làm của Mỹ, Ba Tây, và Thổ Nhĩ Kỳ, mà theo ông, đó thực sự là những biện pháp thuế trừng phạt.
Theo thông tấn xã AFP, từ đây đến ngày 04/07, nếu không đạt được thỏa thuận, Ủy ban Âu Châu sẽ tăng thêm thuế lên đến 28% đối với xe hơi điện nhập cảng từ Trung Quốc. EU cáo buộc Bắc Kinh cạnh tranh bất bình đẳng bằng cách tài trợ ồ ạt trong lĩnh vực này. Mức thuế áp thêm này sẽ chính thức có hiệu lực từ tháng 11/2024.

Trung Quốc thường xuyên chỉ trích mức thuế áp thêm là "thuần túy bảo hộ mậu dịch", cáo buộc các định chế Âu Châu gây căng thẳng quan hệ thương mại song phương, đồng thời cam kết có những "biện pháp" để bảo vệ lợi ích kinh tế.
Khả năng bùng phát chiến tranh thương mại giữa Bắc Kinh và Brussels khiến các nhà sản xuất xe hơi Đức lo lắng. Những đòn trả đũa của Trung Quốc có nguy cơ nhấn chìm các hoạt động của các hãng xe Đức tại thị trường quan trọng. Đối với Mercedes, Volswagen hay BMW, Trung Quốc chiếm đến 36% lượng bán ra của những hãng này.
Thông tấn xã AFP nhắc lại, năm 2023, Trung Quốc là đối tác thương mại hàng đầu của Đức trong năm thứ 8 liên tiếp, chỉ đứng sau Mỹ kể từ đầu năm 2024.


Số Người Chết Tăng Lên 54 Trong Thảm Kịch Ngộ Độc Rượu ở Ấn Độ


(Hình AFP: Một người thân khóc bên thi thể của nạn nhân chết sau khi uống rượu lậu nhiễm độc ở quận Kallakurichi, tiểu bang Tamil Nadu, Ấn Độ, ngày 20/6/2024.)
-Hôm thứ Bảy (22/6/2024), một viên chức chính phủ Ấn Độ cho biết số người chết tăng lên 54 người do uống rượu nhiễm độc ở tiểu bang Tamil Nadu, miền Nam Ấn Độ, với hơn 100 người vẫn đang nằm viện.
Gần 200 người đã được chữa trị kể từ hôm thứ Tư (19/6) vì nôn mửa, đau dạ dày và tiêu chảy sau khi uống rượu có pha metanol ở quận Kallakurichi, cách Chennai, thủ phủ của tiểu bang khoảng 250 cây số.
Các viên chức chấp pháp điều tra sự việc đã bắt giữ 7 người, M.S. Prasanth, một viên chức cao cấp của quận, cho biết. Ông nói hành động tiếp theo đang được thực hiện đối với những người bán rượu và những nhà sản xuất bia trong quận.

Những vụ chết vì rượu bia sản xuất phi pháp thường xuyên xảy ra ở Ấn Độ, nơi rất ít người có đủ tiền mua rượu có nhãn mác, dù công chúng đã đòi trấn áp những người bán bia rượu lậu.
Chính quyền tiểu bang cho biết họ đang thực hiện các bước để xác định những người dính dáng đến hoạt động sản xuất metanol, một loại hóa chất độc hại thường được sử dụng cho mục đích công nghiệp.


Nouvelle-Calédonie: Pháp Đưa Nhiều Nhà Lãnh Đạo Đòi Độc Lập Về Tạm Giam ở Lục Địa


(Hình AFP: Ông Christian Tein, người đứng đầu tổ chức CCAT, trả lời phỏng vấn tại Nouvelle-Calédonie, Pháp, ngày 16/05/2024.)
-Theo như thông báo của các Luật sư ngày hôm 22/6/2024, một số nhà hoạt động đòi độc lập cho Nouvelle-Calédonie, bao gồm cả người đứng đầu tổ chức CCAT, Christian Tein, bị nghi ngờ đứng sau các cuộc bạo loạn, đã bị đưa về giam giữ tại Pháp chờ ngày xét xử.
Theo thông tấn xã AFP, tổng cộng có 11 nhà hoạt động ly khai của tổ chức Ban Điều phối Hoạt động trên Địa bàn (CCAT) bị bắt từ thứ Tư 19/6 với cáo buộc xúi giục các cuộc bạo động làm rung chuyển quần đảo Nouvelle-Calédonie từ hôm 13/5.
Tuy nhiên, sau 72 tiếng đồng hồ câu lưu, Thẩm phán về quyền tự do và giam giữ đã đưa ra quyết định chuyển những người này về lục địa và cho tạm giam ở nhiều nơi khác nhau chờ ngày xét xử. Luật sư của những nhà hoạt động cho biết bị "choáng váng" trước một quyết định chưa từng có kể từ cuộc nội chiến những năm 1980 nhằm vào những người chưa bị kết án.

Từ Nouméa, thủ phủ của Nouvelle-Calédonie, thông tín viên Charlotte Mannevy của Ðài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) cho biết thêm:
Chủ tịch tổ chức Calédonie Thống Nhất, mà nhiều thành viên của họ bị truy tố hôm thứ Bảy, là người đầu tiên có phản ứng. Về phía phe đòi độc lập, Daniel Goa tố cáo động thái trục xuất chính trị gợi nhắc "những giờ phút đen tối nhất của thời kỳ thuộc địa và cho thấy rằng sự độc lập Tư pháp tại Nouvelle-Calédonie chỉ là một trò hề".
Tối hôm trước, tình hình khá yên tĩnh. Sau thông báo đưa những gương mặt tiêu biểu của CCAT, nhà lãnh đạo Christian Tein, phụ trách thông tin bà Brenda Wanabo cũng như là Frédérique Moulava - Chủ tịch Quốc hội Calédonie, không khí tại quần đảo lại trở nên nghẹt thở.
Tại đây, ai cũng lo sợ rằng những căng thẳng, thực ra chưa bao giờ lắng dịu, sẽ lại bùng phát. Ngay từ Chủ Nhật này, sau 12 giờ, nhiều tiếng nổ đã vang lên tại nhiều khu phố nhạy cảm ở Nouméa. Rào chắn cũng đã được dựng lên ở trục lộ chiến lược đi xuyên khu đảo chính. Giao thông đã bị gián đoạn nhiều nơi tối hôm nay.


Hiệp Ước Quân Sự Nga-Bắc Hàn: Hán Thành Dọa Sẽ Không Hạn Chế Viện Trợ Quân Sự Cho Kyiv


(Hình AP - Cha Song Ho: Chân dung của Tổng thống Nga được treo ở khu trung tâm thủ đô Bình Nhưỡng, nhân chuyến công du Bắc Hàn của ông Vladimir Putin, ngày 20/6/2024.)
-Quan hệ giữa Nga và Nam Hàn căng thẳng thêm một nấc. Hôm 23/6/2024, Cố vấn An ninh Quốc gia Chang Ho Jin tuyên bố Nam Hàn sẽ không giới hạn bất kỳ điều gì liên quan đến viện trợ cho Ukraine nếu Nga cung cấp vũ khí chính xác cho Bắc Hàn.
Trên kênh truyền hình KBS, ông Chang nhấn mạnh quyết định của Hán Thành về việc cung cấp vũ khí cho Kyiv còn tùy thuộc vào tiến triển hợp tác quân sự giữa Mạc Tư Khoa và Bình Nhưỡng. "Liệu chúng ta có còn giới hạn nào không nếu Nga giao vũ khí chính xác cho Bắc Hàn?".

Theo giải thích từ Yonhap, nhận xét trên của ông Chang hàm ý rằng Nam Hàn rất có thể sẽ cung cấp vũ khí sát thương cho Ukraine nếu Nga vượt qua lằn ranh đỏ. Trước đó vài hôm, Hán Thành đã thông báo sẽ xem xét lại lập trường hiện tại về việc không viện trợ các loại vũ khí sát thương cho Kyiv ngay khi Tổng thống Nga Vladimir Putin và lãnh đạo Bắc Hàn Kim Jong Un ký Hiệp ước Đối tác Chiến lược Toàn diện, cam kết hỗ trợ lẫn nhau trong lĩnh vực quốc phòng và kỹ thuật quân sự.
Đáp lời, Tổng thống Nga cảnh báo việc giao vũ khí cho Ukraine sẽ là "một sai lầm rất to lớn" của Hán Thành. Tuy nhiên, theo Cố vấn An ninh Quốc gia Nam Hàn, các nỗ lực cải thiện quan hệ song phương không chỉ tùy thuộc vào Nam Hàn mà còn cả với Nga, khi nhắc rằng "phía Nga có lẽ nên suy nghĩ cẩn trọng".
Cũng theo Yonhap, đảng Lao Động Bắc Hàn dự trù tổ chức phiên họp toàn thể trong tuần tới nhằm đánh giá hoạt động chính trị trong nửa đầu năm 2024. Tuy nhiên, điều thu hút sự chú ý của giới quan sát liệu các biện pháp tiếp theo để áp dụng Hiệp định đối tác mới với Nga có nằm trong chương trình nghị sự hay không.


Nikkei: EU Mưu Tìm Quan Hệ Đối Tác Trong Ngành Công Nghiệp Quốc Phòng Với Nhật Bản và Nam Hàn


(Hình AP: Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida.)
-Hôm 23/6/2024, tờ Nikkei dẫn lời một viên chức cấp cao của Ủy ban Âu Châu cho biết rằng Liên Hiệp Âu Châu (EU) đang mưu tìm quan hệ đối tác trong ngành an ninh và quốc phòng với Nhật Bản và Nam Hàn nhằm cùng phát triển thiết bị quân sự.
Các động thái này sẽ đánh dấu sự hợp tác đầu tiên liên quan đến an ninh và quốc phòng của EU với các quốc gia Á Châu, tờ báo của Nhật Bản đưa tin trong trong một bài báo từ Brussels nhưng không nêu tên viên chức.
Nikkei đưa tin, EU hy vọng sẽ đạt được thỏa thuận cấp Bộ trưởng với Nhật Bản vào cuối năm nay, và điều này có thể giúp EU tài trợ cho các dự án chung do các công ty Nhật Bản và Âu Châu quản lý.

Đại diện Bộ Ngoại giao Nhật Bản và các phái đoàn Nam Hàn và EU tại Tokyo chưa đưa ra bình luận ngay lập tức về bản tin hôm 23/6.
Nhật Bản, mặc dù có Hiến pháp từ bỏ quyền phát động chiến tranh, nói rằng nước này phải đối mặt với "môi trường an ninh nghiêm trọng và phức tạp nhất kể từ Ðệ nhị Thế chiến ".
Trong những năm gần đây, nước này đã thúc đẩy ngành công nghiệp quốc phòng trong đợt mở rộng quân sự lớn nhất thời hậu chiến, bày tỏ lo ngại về các mối đe dọa từ các nước láng giềng Á Châu là Trung Quốc và Bắc Hàn.
Tokyo đã ký một Hiệp ước vào năm 2023 để thiết lập chương trình phát triển máy bay chiến đấu tân tiến với Anh và Ý Ðại Lợi.
Trong tháng này, Nhật Bản đã bắt đầu đàm phán với Hoa Kỳ về việc thúc đẩy sự hợp tác sâu sắc hơn trong ngành công nghiệp quốc phòng theo Diễn đàn Hoa Kỳ-Nhật Bản về Hợp tác, Mua sắm và Duy trì Công nghiệp Quốc phòng, được thiết lập vào tháng 4 bởi Thủ tướng Fumio Kishida và Tổng thống Joe Biden.


Nhật Hoàng Thăm Anh Quốc


(Hình REUTERS - Suzanne Plunkett: Nhật hoàng Naruhito và Hoàng hậu Masako đến phi trường Stansted, gần Luân Đôn, ngày 22/6/2024, bắt đầu chuyến công du Anh Quốc.)
-Nhật hoàng Naruhito và Hoàng hậu Masako đã đến Vương quốc Anh vào hôm 22/6/2024 để thực hiện chuyến thăm cấp quốc gia kéo dài 3 ngày. Đây mới chỉ là chuyến công du ngoại quốc thứ hai của Nhật hoàng kể từ khi ngài đăng quang vào năm 2019.
Từ Tokyo, thông tín viên Frédéric Charles của Ðài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) tường trình:
"Nhật hoàng Naruhito và Hoàng hậu Masako cảm thấy thoải mái ở Vương Quốc Anh hơn ở Nhật Bản, nơi cuộc sống trong cung điện hoàng gia cứng nhắc đến ngột ngạt. Hai người không có được tự do như các thành viên hoàng gia Anh được hưởng. Masako, không xuất thân từ giới quý tộc, bị trầm cảm từ năm 2003.

Cặp đôi hoàng gia Nhật Bản sẽ tới Đại học Oxford, nơi cả hai từng theo học. Đó có lẽ là khoảng thời gian hạnh phúc nhất cuộc đời tôi, Naruhito cho biết. Nhật hoàng cố gắng hiện đại hóa hoàng gia trị vì lâu đời nhất thế giới bằng cách lấy cảm hứng từ chế độ quân chủ Anh. Ngài muốn đưa hoàng gia gần gũi hơn với người dân. Ngài ghen tị với cuộc sống thoải mái hơn của thành viên hHoàng gia Anh. Nữ hoàng Elizabeth II tự rót trà, bà lái xe hơi, Naruhito hoài niệm nhớ lại.
Điểm nổi bật trong chuyến thăm của hai người là Quốc yến tại cung điện Buckingham. Người dân Nhật Bản đang thắc mắc Masako sẽ mặc bộ kimono gì nhân sự kiện này và liệu Công nương Kate, đang điều trị ung thư, có tham dự hay không".
Nhật hoàng Naruhito cũng dự kiến đến thăm lâu đài Windsor và đặt hoa trên mộ Nữ hoàng Elizabeth II, qua đời vào tháng 9/2022.


Hàng Không Mẫu Hạm của Mỹ Đến Nam Hàn Tập Trận


Hình AP: Tàu Theodore Roosevelt (CVN 71), hàng không mẫu hạm chạy bằng năng lượng nguyên tử đang neo đậu ở Busan, Nam Hàn, ngày 22/6/2024.)
-Một hàng không mẫu hạm chạy bằng năng lượng nguyên tử của Mỹ, tàu Theodore Roosevelt, đã đến thành phố cảng Busan của Nam Hàn vào ngày thứ Bảy (22/6/2024), để tham gia cuộc tập trận quân sự chung sau đó trong tháng này với nước chủ nhà và Nhật Bản, các viên chức Hải quân cho biết.
Lãnh đạo của 3 nước đã đồng ý tại hội nghị thượng đỉnh vào tháng 8 năm 2023 sẽ tổ chức các cuộc diễn tập huấn luyện quân sự hàng năm khi họ tìm cách biểu thị sự đoàn kết trước sức mạnh ngày càng tăng của Trung Quốc và các mối đe dọa nguyên tử từ Bắc Hàn.

Cuộc tập trận trong tháng này, mang tên "Freedom Edge", sẽ có sự tham gia của Hải quân 3 nước và bao gồm các cuộc thao diễn tác chiến trên biển, chống tàu ngầm và tập trận phòng không, Chuẩn đô đốc Hoa Kỳ Christopher Alexander, chỉ huy Nhóm Tác chiến Hàng không Mẫu hạm Chín, nói.
"Mục đích là cải thiện khả năng vận hành tương liên giữa Hải quân của chúng ta và bảo đảm rằng chúng ta sẵn sàng ứng phó bất kỳ cuộc khủng hoảng hoặc tình huống bất ngờ nào", ông nói trong một cuộc họp báo và cho biết tàu Theodore Roosevelt sẽ đóng vai trò là tàu chỉ huy cho cuộc tập trận.
Năm 2023, 3 nước cũng tổ chức các cuộc tập trận chung phòng thủ phi đạn Hải quân và chống tàu ngầm để cải thiện khả năng ứng phó trước các mối đe dọa từ Bắc Hàn.
Tổng thống Nga Vladimir Putin trong tuần này đã đến thăm Bắc Hàn lần đầu tiên sau 24 năm và ký một thỏa thuận với lãnh tụ Kim Jong Un, trong đó có cam kết phòng thủ chung.
Đây là một trong những bước đi quan trọng nhất của Nga ở Á Châu trong những năm qua, mà ông Kim mô tả là một liên minh.
Chuyến thăm của tàu Theodore Roosevelt diễn ra 7 tháng sau chuyến thăm Nam Hàn của một hàng không mẫu hạm khác của Mỹ, tàu Carl Vinson, nhằm biểu thị khả năng răn đe mở rộng chống lại các chương trình nguyên tử và phi đạn của Bắc Hàn.


Mỹ Dự Định Khai triển Trung Đoàn Thủy quân Lục chiến ở Guam


(Hình AP - Manuel Balce Ceneta: Quyền tư lệnh Thủy quân Lục chiến Hoa Kỳ Eric Smith trong một buổi lễ ngày 10/07/2023 ở doanh trại Hải quân, Hoa Thịnh Ðốn, Hoa Kỳ.)
-Tư lệnh Thủy quân Lục chiến Hoa Kỳ, tướng Eric Smith thông báo Hoa Thịnh Ðốn có kế hoạch khai triển một Trung đoàn Thủy quân Lục chiến (MLR) tới đảo Guam trong vài năm tới. Theo hãng tin Nhật NHK, tướng Smith đã thông báo với các phóng viên có mặt ở Hoa Thịnh Ðốn hôm 21/6/2024 về kế hoạch này.
MLR đầu tiên được thành lập ở Hawaii vào năm 2022 trong bối cảnh năng lực phi đạn của quân đội Trung Quốc ngày càng gia tăng. Tháng 11/2023, một đơn vị MLR khác cũng được thành lập ở Okinawa, miền Nam Nhật Bản. Các MLR bao gồm những đơn vị nhỏ, thường được khai triển đến các hòn đảo xa xôi. Trong trường hợp khẩn cấp, MLR thực hiện trinh sát và tấn công trong phạm vi hoạt động của phi đạn đối phương.

Tướng Smith cho biết MLR ở Guam "sẽ hoạt động bên trong chuỗi đảo thứ nhất hướng về Phi Luật Tân". Chuỗi đảo thứ nhất ám chỉ đến các khu vực nằm giữa quần đảo Nansei của Nhật Bản và Phi Luật Tân, trong đó có Đài Loan. Ông cho biết nếu Trung Quốc tấn công Phi Luật Tân hoặc Nhật Bản, Bắc Kinh "sẽ phải hứng chịu những đòn trả đũa".
Tướng Smith cũng nói về kế hoạch di dời khoảng 4.000 binh lính Thủy quân Lục chiến từ Okinawa đến Guam dựa trên thỏa thuận ký kết với Nhật Bản. Ông cho biết quá trình di dời sẽ khởi động vào tháng 12 năm nay.

Không có nhận xét nào: