Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Tư, 22 tháng 5, 2024

Thích Minh Tuệ Đang được dư luận chú ý nhất trong nước, mùa Phật Đản 2024. - Lê TuẤN

 

1- Thầy Thích Minh Tuệ xác nhận "Con không phải tu sĩ Phật Giáo"
    * Nhưng thực chất Thích Minh Tuệ là vị tu sĩ đáng kính phục, là một Phật Tử thuần khiết, tinh túy nhất của Giáo Hội Phật Giáo VN.
2- Con không là nhân sự của bất cứ ngôi chùa nào, hay cơ sở tu viện nào của Giáo Hội Phật Giáo.
    *Thế nhưng Thích Minh Tuệ có một ngôi chùa lớn nhất Việt Nam, bất cừ nơi đâu bước chân của ông bước lên, bất cứ nơi đâu ông dừng chân nghỉ ngơi thì nơi đó chính là Ngôi Chùa hay cơ sở Phật Giáo, vì trong tâm hồn của Thấy Minh Tuệ đã là một ngôi đền vĩ đại tôn thờ Phật Thích Ca.
<!>
3- Thích Minh Tuệ xác nhận "con không có sư phụ nào cả" "con chỉ nghe lời giảng của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, tập học tu hạnh đầu đà"
* Thế nhưng Thích Minh Tuệ là đệ tử chân truyền của Phật Thích Ca.

Tại sao Thích Minh Tuệ bị các Thầy Chùa Quốc Doanh phỉ báng, gièm pha.
Bởi vì Nhà sư Thích Minh Tuệ khác hẳn hình ảnh của sư quốc doanh
Thích Minh Tuệ thích cười . Thích Chân Quang thích tiền.
Thích Minh Tuệ từ chối nhận tiền cúng dường, chỉ nhận một bữa ăn chay duy nhất vào buổi trưa.
Trong khi đó cá sư quốc doanh tìm mọi cách moi tiền cúng dường từ bá tánh thập phương.
Thích Minh Tuệ và Thích Chân Quang là hai hình ảnh trái ngược nhau nhưng có hàng vạn người theo dõi và bình luận.
Thích Minh Tuệ từ chối mọi tiện nghi, không sở hữu bất cứ tài sản nào.
Trong khi các sư quốc doanh đều sở hữu tài sản hàng ngàn tỷ đồng. Đất đai, nhà cửa, hotel, resort, đâu tư nhiều lãnh vực kinh doanh.

Thầy Minh Tuệ bắt đầu tu theo cách hạnh đầu đà từ năm 2018 nhưng ít người biết đến, đột nhiên mạng xã hội sôi sùng sục sau khi thông tin của ông được tung lên mạng, nhất là mùa Phật Đản năm 2024. Thầy Thích Minh Tuệ bỗng dưng “nổi tiếng.” Chính đều này đã làm cho các nhà sư Quốc Doanh so sánh và ganh tỵ  Lo sợ rằng cứ cái đà này thì không ai còn cúng dường nữa, không ai còn muốn nghe những bài thuyết pháp, nhảm nhí, phản lại giáo lý Phật Giáo.

Phật giáo Việt Nam bị phá hoại bởi những xàm tăng, ma tăng đang được hậu hậu thuẫn và dung túng. Chính họ đã lợi dụng thuyết nhân quả, luân hồi để xuyên tạc, bịa đặt, và hù dọa cho những người u mê sợ hãi bằng những viễn cảnh ghê rợn ở kiếp sau. Từ đó tiếp tục lợi dụng cúng dường như một phương cách để giải nghiệp báo, cầu phước báu, tăng trưởng công đức… Tiền càng nhiều càng tốt, và “người mà có tâm đạo cúng luôn cả nhà cho chùa… dọn đi chỗ khác ở, cứ ở cái chòi nào đó, ở bình thường thôi”. Tóm lại là cúng dường… cúng dường…

Do đó khi nào các “ma tử ma tôn”* đang trà trộn vào chùa, khoác áo nhà sư mà bị thanh lọc là lúc Phật giáo Việt Nam được chấn hưng.
Tất nhiên, khi tán thán về pháp hành của sư Minh Tuệ thì không đồng nghĩa với việc hạ thấp các pháp tu khác ở những bậc chân tu trên đất nước này. Mỗi người một căn cơ, một hạnh nguyện khác nhau nên không thể ai ai cũng phải giống nhau. Mỗi cá nhân có mặt ở thế gian này là để hoàn thành một “sứ mệnh” của riêng mình.

13 câu nói của Thầy Thích Minh Tuệ

1. Con đi Tu là để cầu giải thoát.
2. Hàng ngày con chỉ xin ăn một bữa, con không nhận tiền của ai.
3. Y áo con mặc là may từ vải con nhặt từ nơi nghĩa địa, ven đường, thùng rác.
4. Bình bát là con chế từ nồi cơm điện người ta cho con.
5. Đời là vô thường, sống nay chết mai đâu ai biết nên con phải sớm đi tu, lỡ mai chết mất thân này thì con đâu còn cơ hội để tu.
6. Con mong sớm thành chánh quả để con báo hiếu cho cha mẹ.
7. Giờ đây con coi mọi người đều là anh em, cha mẹ con.
8. Trong lòng con không còn ích kỷ, thù hận. Con coi tất cả mọi người trong thế gian đều bình đẳng.
9. Giờ nếu anh có chửi con, con vẫn coi anh là bạn.
10. Người ta có đánh con, con vẫn chúc mọi điều tốt đẹp đến với họ.
11. Mọi người hãy cố gắng giữ 5 giới: không sát sanh; không trộm cắp; không tà dâm; không nói dối; không uống bia rượu.
12. Con nguyện ước chúc cho mọi người được hạnh phúc.
13. Mọi người đừng lạy con mà hãy lạy Phật - Pháp - Tăng nhỉ.
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Nguyện có ai thấy nghe đều phát tâm bồ đề, khi mãn báo thân này đồng sanh Cực lạc quốc.
Nam Mô A Di Đà Phật!

13 Hạnh Đầu Đà Là Gì?

1- Hạnh mặc y phấn tảo: nghĩa là vải may y nhặt ở lề đường, nghĩa địa, đống rác...
2- Hạnh ba y: nghĩa là sử dụng những miếng vải chắp vá lại thành y. Chỉ dùng ba y không nhận thêm y thứ tư.
3- Hạnh khất thực: nghĩa là dùng thức ăn bằng cách đi xin. Xin ngày nào ăn ngày đó không để dành.
4- Hạnh khất thực từng nhà: nghĩa là đi khất thực theo thứ tự, không phân biệt giàu nghèo.
5- Hạnh nhất tọa thực: nghĩa là ngồi ăn chỉ một lần, khi đã đứng lên rồi thì không ngồi xuống ăn lại. Hoặc không ăn nhiều lần trong ngày.
6- Hạnh ăn bằng bát: Chỉ ăn những thức ăn xin được trong bình bát, không nhận bát thứ hai.
7- Hạnh không để dành đồ ăn: không nhận đồ ăn sau khi đã ăn xong.
8- Hạnh ở rừng: nghĩa là chỉ ở rừng không ở làng xóm.
9- Hạnh sống bên gốc cây: nghĩa là chỉ ở gốc cây, không sống ở nhà.
10- Hạnh ở giữa trời: nghĩa là chỉ ở ngoài trời không sống trong nhà, dưới tán cây.
11- Hạnh ở nghĩa địa: nghĩa là chỉ sống ở nghĩa địa.
12- Hạnh nghỉ chỗ nào cũng được.
13- Hạnh ngồi không nằm: nghĩa là chỉ ngồi không nằm, khi ngủ cũng trong tư thế ngồi.

Thứ nhất về việc mặc: người tu hạnh đầu đà chỉ mặc ba y, không nhận thêm y thứ tư. Vải lượm ở nghĩa địa, ngoài đường, đống rác đem về chắp vá khâu lại thành y để mặc, gọi là y phấn tảo. Không nhận y do thí chủ may sẵn cúng dường.
Thứ hai về việc ăn: người tu hạnh đầu đà chỉ ăn thức ăn trong bình bát, ăn bằng cách đi khất thực, khi khất thực phải đi tuần tự từng nhà, không phân biệt nhà giàu nhà nghèo, không phân biệt thực phẩm ngon dở, ăn ngày một bữa, ngồi ăn chỉ một lần, khi đã đứng lên rồi thì không ngồi xuống ăn lại. Không cất chứa hoặc để dành thức ăn qua ngày hôm sau.
Thứ ba về việc ở: người tu hạnh đầu đà ở gốc cây, ở rừng, ở nghĩa địa, ở giữa trời, ở chỗ nào cũng được miễn là an toàn, an ninh, đặc biệt chỉ ngồi không nằm khi ngủ cũng trong tư thế ngồi.

Công dụng của pháp đầu đà:

Là để rèn luyện đức tính thiểu dục tri túc và ngăn ngừa lòng tham dục. Trong điều kiện sống ngày nay, khó ai có thể thực hành được mười ba hạnh đầu đà này.
Ông Tú cho hay mình không phải là tu sĩ Phật giáo, không tu tập và không là nhân sự của bất cứ ngôi chùa, cơ sở tự viện nào của Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Những năm qua, ông chỉ nghe lời giảng của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, tập học tu hạnh đầu đà. Tu hạnh này có 13 pháp khổ hạnh, trong đó hạnh đầu đà là một trong những pháp môn cao nhất và kinh điển nhất của Phật pháp. Người tu hạnh đầu đà chấp nhận những khó khăn trong các vấn đề ăn, mặc, ở (mặc áo vá, khất thực, ngày ăn một bữa, không nhận tiền cúng dường, khước từ mọi tiện nghi...).
(mặc áo vá, khất thực, ngày ăn một bữa, không nhận tiền cúng dường, khước từ mọi tiện nghi...).

Thầy Thích Pháp Hòa gửi 1 bài thơ cho Thầy Thích Minh Tuệ.

THƯ GỬI “sư em” MINH TUỆ

Anh và em chưa một lần gặp mặt
Và biết em chưa chắc đọc thư này
Nhưng tâm tình thì cứ gởi liền tay
Nhờ phây lưu biết ngày sau giá thử.

Nhiều năm trước anh cũng từng phát nguyện
Sang Thái Lan đi khất thực dăm ba ngày
Tập quấn y mà cứ mãi trầm trây
Rồi nguyện đẹp cũng dần dà trôi luống.

Nay thấy em tấm hình hài buông xuống
Phấn tảo y ôm lấy chiếc thân gầy
Bước chân trần em rong ruổi đó đây
Anh cúi đầu với biết bao xúc cảm.

Đang đối mặt với trần gian ảm đạm
Giữa chúng ta ai thoát khỏi phiền ưu.
Em hơn anh ở dám quyết dám liều
Anh thua em vì nhiều duyên nợ khác.

Hành trạng em dù chưa tròn “y bát”
Như Luật Nghi, giáo pháp đề ra,
Theo dõi bước chân, anh thấy thật xót xa
Phải chi quanh em là vô ngôn tuyệt đích.

Chuyện đời thường mặc kẻ ưa người thích
Việc của mình, “muốn nhích” cứ làm thôi.
Mặc cho người chỉ trích hoặc bám, hôi.
Mong em giữ vững sơ tâm bền chí cả.

Xưng thầy, xưng con, chẳng có gì trí trá
Lõi nồi cơm hay ứng lượng khí bàn chi
Như đói ăn, khát uống bất tư nghì.
Khi hết thở, một mảnh đời dừng lại.

Nụ hoa Tuệ em có từng muốn hái?
Cõi Niết mơ hồ em có định hướng chưa?
Hay cực đoan khổ hạnh chốn đời thừa,
Để vớt vát bóng hình đời đang thiếu?!

Hành cước em vốn đặc thù chất liệu
Nhưng bướm ong vò vẽ nhện tơ giăng
Khiến tâm đan bỗng chốc bị phược thằng
Khiến trân phẩm vô tình thành phế phẩm?!

Gửi đến em bằng tình thương sâu thẳm
Như bao người, không phân biệt thân sơ.
Giữa chúng ta tuy bèo nước hững hờ,
Nhưng nguyện sẽ là người đồng lý tưởng.

Dẫu đường đi mỗi người theo mỗi hướng
Gá mộng thân theo cách của riêng mình
Sống hết lòng với cuộc thế phù sinh
Hết hành trình, ta hiện sinh chốn khác.

Anh chúc em giữa mưa chang gió tạt
Thân đủ an và sức khoẻ kiện khang,
Chân đủ lì để tiếp tục lang thang
Vẽ bức tranh nhàn du vô định.

Thích Pháp Hòa

Đọc qua bài thơ của Thầy Pháp Hòa gửi cho Thầy Minh Tuệ.
Chợt nhớ đến bài thơ Thiên Lý Độc Hành của Thầy Tuệ Sĩ.
Tôi xin trích một đoạn ngắn.

Thiên Lý Độc Hành
Thơ Tuệ Sỹ

1.
Ta về một cõi tâm không
Vẫn nghe quá khứ ngập trong nắng tàn
Còn yêu một thuở đi hoang
Thu trong đáy mắt sao ngàn nửa khuya
2.
Ta đi dẫm nắng bên đèo
Nghe đau hồn cỏ rủ theo bóng chiều
Nguyên sơ là dáng yêu kiều
Bỗng đâu đảo lộn tịch liêu bến bờ
Còn đây góc núi trơ vơ
Nghìn năm ta mãi đứng chờ đỉnh cao.

Không có nhận xét nào: