Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Năm, 30 tháng 5, 2024

ĐIỂM TIN THẾ GIỚI:30/5/2024 - Mỹ Loan


Nhật Bản chế tạo thành công loại vệ tinh bằng gỗ đầu tiên trên thế giới image.png Hôm 28/5 vừa qua, các nhà khoa học tại Đại học Kyoto và công ty khai thác gỗ Sumitomo Forestry (Nhật Bản) đã thành công trong việc chế tạo vệ tinh bằng gỗ đầu tiên trên thế giới có tên gọi là LignoSat. Vệ tinh tí hon này hứa hẹn mở ra kỷ nguyên mới cho các sứ mệnh thám hiểm vũ trụ bền vững và thân thiện với môi trường. LignoSat có kích thước chỉ 10 cm mỗi cạnh, cấu tạo hoàn toàn từ gỗ mộc lan. 
<!>
Vật liệu gỗ này được kỳ vọng sẽ cháy rụi hoàn toàn khi vệ tinh trở lại bầu khí quyển Trái đất, loại bỏ nguy cơ hình thành các mảnh vỡ kim loại có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường và hoạt động viễn thông như vệ tinh thông thường. Chia sẻ tại buổi họp báo ra mắt LignoSat, ông Takao Doi, phi hành gia và giáo sư đặc biệt tại Đại học Kyoto cho rằng đây là một cột mốc quan trọng đánh dấu bước tiến mới trong nỗ lực phát triển các vệ tinh không gây hại cho môi trường. Ông cho rằng vệ tinh gỗ hứa hẹn sẽ trở thành xu hướng chủ đạo trong tương lai của ngành công nghiệp vũ trụ. Dự kiến vào tháng 9 tới đây, vệ tinh LignoSat sẽ được phóng từ Trung tâm Vũ trụ Kennedy, hướng đến Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS), sử dụng tên lửa đẩy SpaceX. Sau khi tách khỏi module thí nghiệm của Nhật Bản trên ISS, vệ tinh này sẽ thực hiện sứ mệnh thu thập dữ liệu về độ bền và khả năng chịu đựng của vật liệu gỗ trong môi trường vũ trụ khắc nghiệt. 

Ba Lan muốn TT Putin đoán xem NATO sẽ làm gì tiếp theo


 Ba Lan không loại trừ việc gửi quân tới Ukraine, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Ba Lan Radoslaw Sikorski cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Gazeta Wyborcza Sikorsky cho biết trong cuộc phỏng vấn rằng ông đã đến Ukraine cùng gia đình - vợ và con trai. Theo ông, ông đã chuyển viện trợ nhân đạo cho Kharkov và Bakhmut. Khi được hỏi về sự xuất hiện của quân đội Ba Lan tại Ukraine trong tương lai, Sikorsky nói rằng ông không thể loại trừ khả năng như vậy. Hãy để (Tổng thống Nga) Putin đoán xem chúng tôi sẽ làm gì", người đứng đầu Bộ Ngoại giao Ba Lan nói khi trả lời câu hỏi về khả năng điều quân tới khu vực hoạt động quân sự đặc biệt. Ba Lan muốn dẫn đầu nhóm nước NATO đảm bảo phòng không cho miền Tây Ukraine. Warsaw sẽ sớm bắt đầu nỗ lực thành lập một liên minh bảo vệ không phận phía Tây Ukraine với sự hỗ trợ của lực lượng phòng không NATO. Các quốc gia liên minh khác cũng thảo luận về cơ hội gửi giảng viên đến huấn luyện binh sĩ Ukraine trực tiếp tại Ukraine, ấn phẩm này nêu rõ. Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg đảm bảo rằng NATO không có kế hoạch đưa quân tới Ukraine. Ông Stoltenberg nói rằng liên minh không muốn trở thành một phần của cuộc xung đột. Tuy nhiên, ông cho rằng NATO nên dỡ bỏ các hạn chế đối với Kiev sử dụng vũ khí phương Tây để tấn công lãnh thổ Nga. 

Trung Quốc và Bắc Hàn giận hờn về vấn đề võ khí nguyên tử


 Hồi tuần rồi, các giới chức và các nhà phân tích thời cuộc cho hay hai quốc gia Cộng Sản Trung Quốc và Bắc Hàn đã giận hờn nhau về vấn đề kho võ khí nguyên tử bất hợp pháp của Bắc Hàn, dù chuyện này lâu lâu mới xảy ra, với dụng ý để cho thế giới thấy họ không phải lúc nào cũng bằng mặt và bằng lòng, thông tấn xã Reuters loan tin hôm Thứ Tư, 29 Tháng Năm. Bắc Hàn đã lên án Trung Quốc, Nhật Bản và Nam Hàn vì ba nước này lại đem chuyện phi nguyên tử hóa bán đảo Triều Tiên ra mà bàn luận, gọi bản tuyên bố chung của họ sau cuộc hội đàm thượng đỉnh tại Seoul là “hành động khiêu khích trầm trọng” có tính cách vi phạm quyền tối thượng của đất nước Bắc Hàn. Mặc dù Bắc Kinh đã cố giảm bớt mức nghiêm trọng trong giọng điệu của bản tuyên bố chung bằng cách chỉ nói chung chung về toàn vùng bán đảo Triều Tiên chứ không nêu đích danh Bắc Hàn, nhưng chỉ ngần ấy thôi cũng đủ làm cho Bắc Hàn phải nhăn mày, nhíu mặt, theo lời một phân tích gia. Trong phần phát biểu của mình, các nhà lãnh đạo ba quốc gia nói trên “tái xác nhận lập trường của họ về nền hòa bình và ổn định trong vùng cùng với việc phi nguyên tử hóa bán đảo Triều Tiên” nhưng lại không đưa ra cam kết phải thực hiện cho được việc phi nguyên tử hóa, tức là khác với tinh thần các bản tuyên bố của họ hồi năm 2019 và trước đó nữa. “Chuyện này liên quan tới sự thể Bình Nhưỡng muốn nhấn mạnh tới chủ trương của họ là bất cứ bản tuyên bố ngoại giao nào đòi phi nguyên tử hóa Bắc Hàn cũng đều không thể nào chấp nhận được đối với họ,” theo lời của Tong Zhao, một chuyên gia nguyên tử lực thuộc tổ chức Carnegie Endowment for International Peace chuyên chú về các vấn đề hòa bình thế giới. “Sau khi xác nhận vị thế quốc gia có võ khí nguyên tử của mình qua bản hiến pháp của họ, đồng thời quở trách những ai mở miệng ra chỉ trích họ thì Bắc Hàn bèn đòi hỏi quốc tế phải chính thức công nhận mình là một cường quốc nguyên tử của thế giới,” ông Zhao nói tiếp. Bị cật vấn về lời chỉ trích [Trung Quốc] của Bắc Hàn tại một cuộc họp báo vào hôm Thứ Ba, phát ngôn viên Mao Ninh (Mao Ning) của Bộ Ngoại Giao Trung Quốc nói: “Lập trường căn bản của Trung Quốc liên quan tới bán đảo Triều Tiên vẫn không hề thay đổi,” nhưng lại lờ đi không nói gì về chuyện phi nguyên tử hóa nữa 

Cựu đặc vụ ĐCSTQ: Hơn 1200 điệp viên Trung Quốc đang hoạt động tại Úc 


Một cựu đặc vụ của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) mới đào tẩu sang Úc cho biết, hơn 1200 điệp viên của Trung Quốc (bao gồm 200 đặc vụ chuyên nghiệp) đang thu thập thông tin tình báo, giám sát và quấy rối các mục tiêu ở Úc. Theo The Advertiser, tên của người từng là đặc vụ của ĐCSTQ khai tại hội nghị quốc phòng là Eric, người này cảnh báo Úc không thể không tham gia trong các xung đột giữa Mỹ và Trung Quốc, nếu không “sẽ là cơn ác mộng đối với Úc”. Tại “Hội nghị thượng đỉnh bảo vệ Úc” (Defending Australia Summit) do News Corporation tổ chức ở Canberra, vài phút trước khi cuộc họp bắt đầu thì một phiên dịch viên dự kiến hỗ trợ Eric đã rút lui – do lo ngại cựu đặc vụ này sẽ đưa ra những nhận xét tiêu cực về ĐCSTQ. Bài phát biểu của Eric được một nhà báo Úc gốc Trung Quốc tên là Cheng Lei dịch lại, tháng 10 năm ngoái Cheng Lei đã được ĐCSTQ trả về Úc. Cheng Lei cho biết phản ứng của người phiên dịch (đã rút lui) cho thấy rõ những lo ngại mang tính phổ biến trong những vấn đề liên quan Trung Quốc. “Đó là điều chúng ta cần đề phòng”, cô nói. Khi được hỏi về số lượng điệp viên ở Úc, Eric thận trọng ước tính “có khoảng 1000 điệp viên cấp thấp”. Ông nói qua người phiên dịch Cheng Lei: “Tất cả họ đều là người Trung Quốc và hầu hết đều nằm dưới chỉ huy của Bộ An ninh Quốc gia, Cục Công an hoặc lãnh sự quán (ĐCSTQ). Hành động của họ không thường xuyên, trong trường hợp có thể bị lộ sẽ không được bảo vệ từ nhà cầm quyền ĐCSTQ [phía Trung Quốc sẽ bác bỏ cáo buộc có quan hệ với họ]; “Họ thu thập thông tin, theo dõi và quấy rối (các mục tiêu)”… Ngoài ra còn có 200 “đặc vụ chuyên nghiệp”. Trong số đó có khoảng 30 người được phái đi bởi “chính quyền tỉnh có nguồn tài chính mạnh”, 60 người từ chính quyền trung ương, Cục Công an và Bộ An ninh Quốc gia. Ông ước tính số điệp viên còn lại thuộc quân đội của ĐCSTQ. Eric là một nhà bất đồng chính kiến được ĐCSTQ tuyển dụng làm gián điệp. Vào năm ngoái ông đến Úc và gần đây đã đào thoát sang Úc. Ông cho hay, một số học giả và chuyên gia chiến lược cảnh báo rằng Úc không nên chọn phe nếu xảy ra xung đột giữa Trung Quốc và Mỹ. Vấn đề này được người phiên dịch Cheng Lei giải thích: “Ông ấy không biết liệu những tiếng nói (học giả) đó có được Trung Quốc (ĐCSTQ) tài trợ hay không, nhưng ông tin rằng nếu Úc bàng quan không trợ giúp Mỹ thì đó sẽ là khởi đầu cho cơn ác mộng của Úc”. Tham dự “Hội nghị thượng đỉnh An ninh Úc” tại Canberra có Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Quốc phòng Úc Richard Marles cùng với các nhà lãnh đạo quân sự. Ông Marles cho biết khu vực Thái Bình Dương lo ngại về các cuộc tập trận quân sự gần đây của ĐCSTQ ngoài khơi Đài Loan, nhấn mạnh việc xây dựng lực lượng phòng thủ quy mô lớn của siêu cường mới nổi này “đặt ra thách thức” đối với Úc. Theo 9News.com, tại hội nghị, ông Marles cũng nhắc lại rằng Thỏa thuận Quốc phòng AUKUS (Mỹ-Anh-Úc) là rất quan trọng đối với chiến lược quốc phòng của Úc, đồng thời tuyên bố Chính phủ “đã xác định được đối tác thiết kế trụ sở chế tạo tàu ngầm ở miền nam nước Úc”.

Không có nhận xét nào: