Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Tư, 29 tháng 5, 2024

Gần 50 Năm, Cả Đảng CSVN, Vẫn Còn Sợ Hãi Cờ Vàng! Và Kính Chuyển Tin Thế Giới Đó Đây Theo Dòng Thời Cuộc - Lê Văn Hải


(Hình căn phòng đoàn tụ, có treo Cờ Vàng!)
Nóng: Qua gần nửa thế kỷ, nhìn thấy Cờ Vàng là run sợ! - Cả Bộ Văn hoá CSVN sợ hãi, vội xác minh thông tin gia đình nghệ sĩ Việt Nam, với hình ảnh ‘Cờ Vàng chế độ cũ’ to chưa đầy…một bàn tay! (VOA Tiếng Việt) Trong nước, hình ảnh Cờ Vàng bị cấm tuyệt đối! (Giờ đòi cấm ra đến hải ngoại!) Nhà cầm quyền CS Việt Nam, cũng đã trừng phạt những người dân treo cờ vàng 3 sọc đỏ trong nước. Một thầy giáo đã mất việc khi tổ chức kỷ niệm 30/4 tại tư gia, vào năm 1995 với lá cờ VNCH. Còn vào năm 2018, bốn tính hữu Phật giáo Hòa Hảo ở An Giang, bị phạt tù vì treo cờ vàng của chính thể VNCH từng tồn tại trước khi Sài Gòn sụp đổ. Dũng Phi Hổ ở tù vì treo Cờ Vàng! Thật phi lý “bên thắng cuộc” chỉ nhìn thấy là cờ của bên “thua cuộc chiến” qua gần 50 năm rồi, mà cũng…mất ăn! mất ngủ!
<!>


(Hình: Nghệ sỹ xiếc Quốc Nghiệp (phải) và vợ, ca sỹ O Sen Ngọc Mai. Hình ảnh gia đình vợ chồng này đoàn tụ ở Mỹ, trong căn phòng có treo cờ VNCH đang gây tranh cãi và bị Bộ VHTTDL xác minh.)
-Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đang xác minh thông tin về việc hình ảnh lá cờ vàng 3 sọc đỏ của chế độ Việt Nam Cộng hoà xuất hiện trong video của gia đình Nghệ sỹ Ưu tú Quốc Nghiệp khi đang lưu diễn ở Mỹ, theo truyền thông trong nước đưa tin hôm 28/5.
Mạng xã hội trong mấy ngày qua lan truyền một đoạn video ghi lại cảnh vợ chồng nghệ sỹ xiếc nổi danh Quốc Nghiệp và ca sỹ O Sen Ngọc Mai đang vui đùa cùng các con tại một căn phòng có 2 lá cờ treo trên đầu giường, một cờ Mỹ và 1 cờ VNCH.

Truyền thông Việt Nam cho biết đoạn video, xuất phát từ kênh chính thức của hai vợ chồng nghệ sỹ này, gây ra gây tranh cãi và đã được Quốc Nghiệp và Ngọc Mai gỡ khỏi các kênh mạng xã hội của họ. Tuy nhiên, các bản sao của video này hiện vẫn được lan truyền trên mạng Facebook.
Chánh Văn phòng Bộ VH-TT-DL Nguyễn Danh Hoàng Việt được Vietnam Plus cho biết hôm 28/5 rằng Bộ này đã “nắm được thông tin khiến dư luận bức xúc liên quan đến việc ca sỹ O Sen Ngọc Mai biểu diễn ở nước ngoài.”
Theo tờ báo của TTXVN, Bộ VH-TT-DL đang xác minh vụ việc.
Trên trang Facebook cá nhân có tên Giang Quốc Nghiệp, nghệ sỹ được Nhà nước Việt Nam phong danh hiệu ưu tú, lên tiếng giải thích về sự việc mà anh nói rằng ngoài tầm kiểm soát và không hề biết.

Đoạn đăng tải trên trang Facebook, được Vietnam Plus chia sẻ, cho thấy Quốc Nghiệp nói rằng anh đã “sang Mỹ du lịch cùng gia đình để có kỳ nghỉ hè cùng các con và Ngọc Mai góp mặt biểu diễn trong chương trình từ thiện gây quỹ cho Trường Khuyết tật và Mồ côi Hướng Dương, trong chuỗi chương trình Góp Lá Mùa Xuân tại Mỹ.”
Theo nam nghệ sỹ này, gia đình anh “vui mừng gặp lại” nhau “trong ngôi nhà của một Cô Chủ tình nguyện viên để chờ vô ngôi nhà ở chính” sau 2 tuần xa cách.
Báo Người Lao Động, cũng ghi nhận về đăng tải của Quốc Nghiệp, cho biết nam nghệ sỹ “hào hứng” chia sẻ khoảnh khắc đoàn tụ gia đình này và nói rằng “giấc mơ Mỹ” của các con anh đã trở thành hiện thực.
“Chồng vợ, cha con hạnh phúc vui đùa nên không để ý chung quanh, không kiểm soát chi tiết những gì lọt vào camera,” Quốc Nghiệp, được mệnh danh là “hoàng tử xiếc” khi lập kỷ lục Guinness thế giới 2023 ở Milan của Ý với màn xiếc chổng đầu cùng anh trai Giang Quốc Cơ, viết trong đăng tải, và cho biết gia đình anh “đã rút kinh nghiệm sâu sắc và sẽ không để những sự việc tương tự xảy ra.”

Tuy nhiên, nhiều người dùng mạng xã hội đã bày tỏ phẫn nộ khi Quốc Nghiệp, người từng có tên trong danh sách đề cử danh hiệu Nghệ sỹ Nhân dân của Việt Nam cùng anh trai mình cũng như nhiều lần xuất hiện trong trang phục bộ đội hay cờ đỏ sao vàng Việt Nam, đã không đưa ra lời xin lỗi về vụ việc.
Theo Vietnam Plus, có 11.000 người dùng mạng “thả icon ‘phẫn nộ’” dưới đăng tải của Quốc Nghiệp.
Hai trang Facebook chính thức của vợ chồng nghệ sỹ này hiện không xuất hiện khi tìm kiếm.
VOA đã gửi yêu cầu bình luận gấp tới hai vợ chồng Quốc Nghiệp và Ngọc Mai cũng như Bộ VH-TT-DL.
Người Lao Động cho biết sự phẫn nộ của khán giả tăng mạnh hơn khi biết tính chất của chương trình biểu diễn mà Osen Ngọc Mai nhận lời, trích dẫn thông tin từ cư dân mạng nói rằng chương trình Góp Lá Mùa Xuân do Hội Văn hóa Khoa học Việt Nam (Vietnamese Culture & Science Association - VCSA) có trụ sở ở Houston, Texas, tổ chức.

VOA cũng đã gửi yêu cầu bình luận tới VCSA, tổ chức “thúc đẩy sự tham gia của người dân ở cộng đồng người Mỹ gốc Việt và người Việt ở Mỹ và Canada thông qua các chương trình sự kiện cốt lõi nhằm tôn vinh văn hóa Việt Nam” như mô tả trên trang web chính thức.
Ngọc Mai, người từng công tác tại Nhạc viện TPHCM và từng được đề nghị xét tặng danh hiệu Nghệ sỹ Ưu tú ở Việt Nam, trước đó đã chia sẻ tấm poster có in hình cô tham gia vào một buổi biểu diễn được tổ chức vào ngày 4/5 và 19/5 tại hai địa điểm khác nhau thuộc bang California ở Mỹ.
Trang Facebook chính thức của Gia Đình Quốc Nghiệp Ngọc Mai cho thấy hình ảnh gia đình này bên Cầu Cổng vàng ở San Francisco được đăng tải hôm 20/5. Tuy nhiên đường link tới video trên kênh YouTube về gia đình “Tham Quan Golden Gate Bridge in San Francisco” không còn tồn tại và một số đăng tải khác trên trang Facebook này đã bị rút hoặc bị khóa tạm thời.

Chính quyền ở Hà Nội thường nhạy cảm, run sợ với hình ảnh cờ vàng 3 sọc đỏ của miền Nam Việt Nam thời trước năm 1975, mà họ gọi là “chế độ cũ” và coi là kẻ thù. Vào tháng 5 năm ngoái, Việt Nam đã phản đối Australia sau khi Kho bạc và Bưu chính nước ngày phát hành tiền xu có in hình cờ VNCH.
Chính quyền Việt Nam cũng trừng phạt những người dân treo cờ vàng 3 sọc đỏ trong nước. Một thầy giáo đã mất việc khi tổ chức kỷ niệm 30/4 tại tư gia vào năm 1995 với lá cờ VNCH. Còn vào năm 2018, bốn tính hữu Phật giáo Hòa Hảo ở An Giang bị phạt tù vì treo cờ vàng của chính thể từng tồn tại trước khi Sài Gòn sụp đổ.

Tin Nóng Trong Ngày

Thế giới hôm nay: Thứ Tư, 29 tháng 5/2024
(Đỗ Đặng Nhật Huy)


Giới chức Mỹ cho biết các chuyến hàng viện trợ của Mỹ tới Gaza bằng đường biển đã phải dừng lại sau khi một bến tàu tạm chuyên dụng nhận hàng bị hư hại do thời tiết xấu. Trước đó, xe tăng Israel được cho là đã lần đầu tiên tiến vào trung tâm Rafah. (Lực lượng vũ trang Israel không thừa nhận thông tin.) Các quan chức Palestine tuyên bố ít nhất 21 người đã thiệt mạng trong một vụ pháo kích của Israel vào một khu lều trại phía tây thành phố hôm thứ Ba; nhưng quân đội Israel phủ nhận có liên quan. Israel bị quốc tế lên án dữ dội về chiến dịch trên bộ tại thành phố cực nam của Gaza; các cáo buộc được đưa ra chỉ vài ngày sau khi một cuộc không kích của Israel giết chết ít nhất 45 người trong một khu trại dành cho người Palestine di tản vào Chủ nhật.
Hơn sáu tháng sau bầu cử, Hà Lan cuối cùng cũng có thủ tướng. Dick Schoof, người từng đứng đầu cơ quan tình báo và nhập cư của nước này, sẽ đứng đầu liên minh cánh hữu gồm 4 đảng. Sau khi thống nhất được người lãnh đạo, giờ đây các bên phải phân chia nội các. Chính phủ sắp thành lập đã hứa hẹn về “quy định tị nạn nghiêm ngặt nhất từ trước đến nay” ở Hà Lan.

Ryan Salame, cựu giám đốc điều hành tại FTX – từng là một trong những công ty giao dịch tiền điện tử lớn nhất thế giới – đã bị kết án bảy năm rưỡi tù giam. Ông nhận tội vào tháng 9 với các cáo buộc bao gồm vi phạm luật tài chính vận động tranh cử. Ông Salame là cấp phó đáng tin cậy của Sam Bankman Fried, ông chủ của FTX, người đang phải ngồi tù 25 năm vì lừa đảo hàng tỷ đô la của khách hàng.
Quốc hội Gruzia đã lật ngược quyền phủ quyết của tổng thống đối với một đạo luật yêu cầu các cơ quan truyền thông và tổ chức phi chính phủ có tài trợ nước ngoài phải đăng ký như “đặc vụ nước ngoài.” Những tổ chức nhận được ít nhất 1/5 tiền tài trợ từ nước ngoài có thể phải đối mặt với các biện pháp kiểm toán và phạt tiền. Dự luật theo kiểu Nga này đã gây ra nhiều tuần biểu tình khắp đất nước. Tuần trước Mỹ cho biết sẽ trừng phạt các chính trị gia đồng lõa; trong khi EU cảnh báo về việc tạm dừng các cuộc đàm phán gia nhập khối đối với Gruzia.

OpenAI cho biết họ đã bắt đầu phát triển một mô hình trí tuệ nhân tạo mới vượt trội hơn cả GPT-4. Dự án sẽ được giám sát bởi một ủy ban an toàn và an ninh mới do chính CEO Sam Altman đứng đầu. Ủy ban cũng sẽ dành 90 ngày để xem xét các hoạt động rộng hơn của công ty. OpenAI đang bị soi xét về độ an toàn và đạo đức khi phát triển các hệ thống thông minh hơn con người.
Thủ tướng Anh Rishi Sunak cam kết giảm 2,4 tỷ bảng Anh (3,1 tỷ USD) tiền thuế đối với người về hưu, khi Đảng Bảo thủ của ông có khởi đầu gập ghềnh trong chiến dịch tái tranh cử. Quyết định này sẽ mang lại cho khoảng 8 triệu người nghỉ hưu một khoản trợ cấp trị giá 100 bảng vào năm tới và tăng dần theo thời gian. Ông Sunak cần một lộ trình ổn định hơn sau khi cam kết vội vàng về áp dụng lại nghĩa vụ quân sự gặp phải phản ứng dữ dội vào cuối tuần qua. Dự báo cho thấy đảng của ông sẽ hứng chịu một thảm họa bầu cử vào ngày 4 tháng 7.

Pháo hoa nổ trong buổi tranh luận cuối của phiên tòa hình sự xử Donald Trump. Todd Blanche, luật sư của ông Trump, ngụ ý với bồi thẩm đoàn rằng thân chủ của ông có thể phải ngồi tù nếu bị kết án. Các công tố viên nói luận điểm này là một nỗ lực không phù hợp để “tìm thiện cảm” dành cho bị cáo. Thẩm phán đồng ý và gọi nhận xét này là “thái quá.” Việc thảo luận của bồi thẩm đoàn sẽ bắt đầu sau khi các công tố viên đưa ra lập luận cuối cùng.
Con số trong ngày: 10,8kg, là trọng lượng thuốc nổ trong mỗi quả đạn pháo 155mm. Châu Âu đang chạy đua để sản xuất nhiều pháo hơn cho Ukraine.

TIÊU ĐIỂM

Nam Phi tổng tuyển cử
Thứ Tư này người dân Nam Phi sẽ đi bỏ phiếu trong cuộc bầu cử được theo dõi chặt chẽ nhất kể từ cuộc bầu cử 1994, thời điểm chế độ phân biệt chủng tộc kết thúc. Ba mươi năm đảng Đại hội Dân tộc Phi (ANC) nắm quyền đã khiến đất nước rơi vào khủng hoảng, với tỷ lệ thất nghiệp, bất bình đẳng, và tội phạm bạo lực thuộc hàng cao nhất thế giới. Dù vẫn còn nhiều người trung thành với đảng vì đã giải phóng người Nam Phi da đen khỏi ách cai trị da trắng, nhưng kết quả của ANC sẽ kém hơn so với năm 2019, năm đảng này giành được 57,5% số phiếu bầu, vốn là mức thấp kỷ lục.
Nhưng cụ thể là kém đến đâu? Nếu dưới 45%, ANC sẽ phải thành lập liên minh với một trong những đảng đối lập lớn. Nếu trên mức đó, đảng sẽ thỏa thuận với một hoặc hai đảng nhỏ để tiếp tục các chính sách của mình. Hầu hết các nhà phân tích cho rằng ANC sẽ có kết quả đủ tốt để tiếp tục mà không cần phải thỏa hiệp quá nhiều. Đáng buồn thay cho Nam Phi, điều đó sẽ khiến nước này càng tụt hậu hơn nữa.

Bộ Tài chính Mỹ bắt đầu mua lại trái phiếu chính phủ cũ và khó giao dịch
Thị trường tài sản quan trọng nhất thế giới sắp trải qua một cuộc tái cơ cấu nhỏ nhưng có thể rất quan trọng. Vào thứ Tư, bộ tài chính Mỹ sẽ bắt đầu mua lại các trái phiếu chính phủ cũ và khó giao dịch, lần mua lại đầu tiên sau hơn hai thập niên. Hoạt động này khác với việc các công ty mua lại cổ phần. Trong khi mua lại làm giảm lượng cổ phiếu đang lưu hành và do đó tăng lợi nhuận cho các nhà đầu tư, mục tiêu của bộ tài chính là cải thiện tính thanh khoản: nó sẽ thay thế các khoản nợ kém ưa chuộng bằng trái phiếu mới, giữ nguyên tổng số không đổi.

Trong những năm gần đây, các trái phiếu Kho bạc ít được ưa chuộng hơn như trái phiếu kỳ hạn 20 năm đã bị thiếu hụt thanh khoản. Do giá tài sản toàn cầu một phần dựa trên giá trái phiếu chính phủ Mỹ, nên những biến dạng trong giao dịch chúng có thể lan truyền khắp thị trường. Bằng cách mua lại trái phiếu kém thanh khoản hơn, bộ tài chính nhắm tới khắc phục những vấn đề đó. Chương trình này được giới hạn ở mức 2 tỷ đô la mỗi tuần, một phần nhỏ trong tổng số trái phiếu chính phủ Mỹ trị giá 27 nghìn tỷ đô la, nhưng đủ để tạo ra sự khác biệt.

Xu hướng án tử hình trên toàn cầu
Vào thứ Tư, Tổ chức Ân xá Quốc tế sẽ công bố báo cáo toàn cầu mới nhất về án tử hình – một phép thử khá đáng tin cậy xem quốc gia nào tôn trọng các giá trị tự do nhất. Iran có thể sẽ nổi bật. Tháng trước Tổ chức Ân xá đã báo cáo về sự gia tăng đáng lo ngại số vụ hành quyết gần đây ở nước này. Trong năm 2023, Iran xử tử ít nhất 853 người, mức cao nhất trong 8 năm, chủ yếu vì các tội liên quan đến ma túy. Chính quyền Iran dường như đã tăng cường sử dụng án tử hình để đe dọa công chúng sau cuộc nổi dậy đòi quyền phụ nữ vào năm 2022.
Báo cáo toàn cầu năm ngoái cho thấy cả báo động và hy vọng. Vào năm 2022, số vụ hành quyết được báo cáo đã tăng 53% lên 883. (Số liệu không tính các nước kém minh bạch như Bắc Triều Tiên, Việt Nam, và Trung Quốc. Riêng Trung Quốc được cho là hành quyết hàng nghìn người mỗi năm.) Nhưng cũng có những dấu hiệu tiến bộ. Sáu quốc gia — chủ yếu ở châu Phi — đã bãi bỏ án tử hình đối với một số tội phạm hoặc hoàn toàn. Số nước còn duy trì án tử đang ngày càng hiếm.


Tin Quốc Tế Đó Đây

Chiến Tranh Gaza: Dù Đang Bị Quốc Tế Lên Án, Do Thái Tiếp Tục Oanh Kích Vào Rafah


(Hình: Một khu lều trại dành cho người Palestine di tản tại thành phố Rafah do cuộc tấn công của Do Thái vào dải Gaza, ngày 27/2/2024.)
-Mặc dù bị cộng đồng quốc tế lên án về vụ oanh kích vào một trại tị nạn ở Rafah, dải Gaza, hôm 28/5/2024, Do Thái vẫn gia tăng oanh kích vào thành phố này, trong lúc Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc triệu tập một cuộc họp khẩn về tình hình tại đây.
Theo các phóng viên thông tấn xã AFP có mặt tại Rafah, sáng sớm hôm nay đã có nhiều cuộc không kích và giao tranh ở khu vực trung tâm và phía Tây của Rafah, thành phố nằm ở mũi phía Nam của dải Gaza.
Những vụ nói trên diễn ra cho dù cộng đồng quốc tế đã cực lực lên án vụ oanh kích của Do Thái vào một trại tị nạn Palestine ở Rafah vào tối 26/5. Theo Bộ Y tế của chính quyền Hamas tại Gaza, tổng cộng đã có 45 người thiệt mạng và 249 người bị thương. Thủ tướng Do Thái Benjamin Netanyahu nhìn nhận đây là một "sai lầm bi thảm”, trong khi quân đội Do Thái thông báo đang điều tra về cái chết của những thường dân trong vụ oanh kích.

Hoa Kỳ đã phải kêu gọi đồng minh Do Thái "hết sức thận trọng để bảo vệ thường dân”. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron thì tuyên bố rất "phẫn nộ”. Hôm 27/5, khoảng 10.000 người đã tập hợp trước sứ quán Do Thái ở Paris để lên án các vụ oanh kích vào Rafah.
Về phần mình, Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres cũng lên án những hành động của Do Thái làm thiệt mạng nhiều thường dân vô tội. Liên Hiệp Quốc đã yêu cầu mở một cuộc điều tra "toàn diện và minh bạch” về vụ oanh kích vào trại tị nạn. Theo các nguồn tin ngoại giao được thông tấn xã AFP trích dẫn, Hội Đồng Bảo An sẽ họp khẩn vào chiều 28/5, theo yêu cầu của Algeria, thành viên không thường trực của Hội Đồng.
Qatar, một trong những nước đứng ra làm trung gian hòa giải giữa Hamas và Do Thái, đã cảnh báo là các vụ oanh kích của Do Thái vào Rafah có thể "khiến các nỗ lực hòa giải thêm phức tạp”.
Trong khi đó, ba nước Âu Châu Tây Ban Nha, Ái Nhĩ Lan và Na Uy hôm 28/5 chính thức công nhận Quốc gia Palestine, một quyết định đã khiến Do Thái tức giận đến mức xem Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sanchez là "đồng lõa với những lời kêu gọi diệt chủng dân tộc Do Thái”.


Cơ Quan Nguyên Tử Năng Quốc Tế: Iran Tiếp Tục Làm Giàu Uranium


(Hình: Hệ thống máy ly tâm làm giàu uranium do Iran tự chế tạo được trưng bày tại cuộc triển lãm tại Teheran, ngày 8/2/2023.)
-Theo báo cáo mới nhất của Cơ quan Nguyên tử Năng Quốc tế (IAEA), được công bố hôm 27/5/2024, Iran đã gia tăng kho dự trữ uranium đã làm giàu lên gần mức có thể sử dụng để chế tạo vũ khí, đánh dấu nỗ lực mới nhất của Teheran nhằm gây áp lực với cộng đồng quốc tế.
Báo cáo của IAEA, được hãng tin Mỹ AP trích dẫn, cho biết Iran hiện có 142,1 kg uranium được làm giàu lên mức 60%, tức là tăng 20,6 kg kể từ báo cáo trước đó, được công bố vào tháng 2/2024. Với uranium được làm giàu ở độ tinh khiết 60%, Iran sẽ chỉ phải thực hiện một bước kỹ thuật nhỏ để đạt tới mức 90%, mức để chế tạo vũ khí nguyên tử.

Chính quyền Iran luôn khẳng định chương trình nguyên tử của họ được phát triển vì mục đích hòa bình, nhưng Giám đốc IAEA, ông Rafael Mariano Grossi trước đây từng tuyên bố Teheran có đủ uranium được làm giàu ở mức có thể chế tạo bom nguyên tử. Ông Grossi thừa nhận IAEA không thể khẳng định rằng không có máy ly tâm nào của Iran được sử dụng để làm giàu uranium một cách bí mật.
Căng thẳng đã gia tăng giữa Iran và Cơ quan Nguyên tử Năng Quốc tế kể từ năm 2018, khi cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump đơn phương rút Hoa Thịnh Ðốn khỏi Thỏa thuận Nguyên tử Iran (JCPOA) và tái lập các biện pháp trừng phạt nhắm vào Teheran. Kể từ đó, Iran đã từ bỏ mọi giới hạn đối với chương trình phát triển nguyên tử và tích cực tăng cường làm giàu uranium. Theo Thỏa thuận Nguyên tử đạt được vào năm 2015, Iran chỉ được phép làm giàu uranium đến độ tinh khiết 3,67%.


Ông Zelenskyy: Putin Sẽ 'Vỗ Tay' Nếu Ông Biden Vắng Mặt Trong Đàm Phán Ukraine


(Hình: Tổng thống Ukraine, ông Volodymyr Zelenskyy.)
-Hôm thứ Ba (28/5/2024), Tổng thống Ukraine, ông Volodymyr Zelenskyy nói rằng nếu Tổng thống Mỹ Joe Biden bỏ lỡ hội nghị thượng đỉnh hòa bình do Kyiv tổ chức ở Thụy Sĩ vào tháng tới, Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ vỗ tay hoan nghênh sự vắng mặt của ông.
Ukraine hy vọng sẽ tiếp đón càng nhiều quốc gia càng tốt trong nỗ lực thống nhất quan điểm về cách ngăn chặn chiến tranh và gây áp lực lên Nga, quốc gia đã chiếm gần một phần năm lãnh thổ của Ukraine. Hoa Thịnh Ðốn đã ra tín hiệu ủng hộ nhưng chưa cho biết liệu ông Biden có tham dự hay không.

“Tôi biết rằng Mỹ ủng hộ hội nghị thượng đỉnh nhưng chúng tôi không biết ở mức độ nào”, Tổng thống Ukraine nói tại Brussels hôm thứ Ba trong cuộc họp báo chung với Thủ tướng Bỉ Alexander De Croo.
“(Hội nghị thượng đỉnh hòa bình) cần Tổng thống Biden, và các nhà lãnh đạo khác cũng nhìn vào phản ứng của Hoa Kỳ. Ông Putin sẽ vỗ tay hoan nghênh sự vắng mặt của ông ấy, bản thân ông ta sẽ vỗ tay hoan nghênh điều đó”.
Hôm Chủ Nhật (26/5), ông Zelenskyy kêu gọi cả ông Biden và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, đồng minh thân cận của ông Putin và là bên hưởng lợi hàng đầu từ sự rạn nứt của ông Putin với phương Tây, tham dự hội nghị thượng đỉnh. Nga, quốc gia đã phát động cuộc xâm lược toàn diện Ukraine vào tháng 2/2022, nói họ thấy hội nghị chẳng có nghĩa lý gì.


Lãnh Đạo Ngoại Giao Liên Hiệp Âu Châu: Ukraine Có Quyền Sử Dụng Vũ Khí của Phương Tây Để Tấn Công Nga


(Hình: Lãnh đạo ngành ngoại giao Liên Hiệp Âu Châu, Josep Borrell, phát biểu trước báo giới, tại Brussels, thủ đô của Bỉ, ngày 27/5/2024.)
-Hôm 28/5/2024, Lãnh đạo ngoại giao Liên Hiệp Âu Châu (EU), ông Josep Borrell tuyên bố Ukraine có quyền sử dụng vũ khí phương Tây viện trợ để tấn công vào lãnh thổ Nga.
Theo hãng tin AFP, phát biểu khi khai mạc một cuộc họp với các Bộ trưởng Quốc phòng Liên Hiệp Âu Châu tại Brussels, ông Borrell cho rằng phải có sự cân bằng giữa mối lo ngại leo thang với nhu cầu tự vệ của Ukraine. Ông nói: "Theo các luật về chiến tranh, hoàn toàn có thể làm như vậy, và không hề có sự mâu thuẫn. Tôi có thể đáp trả hoặc chiến đấu chống kẻ tấn công tôi từ lãnh thổ của kẻ đó".

Vấn đề cho phép Ukraine sử dụng vũ khí viện trợ của phương Tây để tấn công vào lãnh thổ Nga hiện đang gây tranh cãi giữa các nước đồng minh của Kyiv. Ukraine thường xuyên thúc giục các nước đối tác, nhất là Mỹ, cho phép họ sử dụng các vũ khí của phương Tây có tầm bắn xa hơn để tấn công vào các mục tiêu ở Nga.
Tổng Thư ký Khối Minh ước Bắc Ðại Tây Dương (NATO), ông Jens Stoltenberg, cũng như một số nước Âu Châu đã bày tỏ sự ủng hộ, nhưng nhiều nước đồng minh khác, trong đó có Đức và Hoa Kỳ, vẫn không đồng ý, vì sợ dẫn đến xung đột trực tiếp với Nga.
Tiếp đón Tổng thống Volodymyr Zelensky tại Brussels hôm 28/5, Vương quốc Bỉ cam kết sẽ cung cấp cho Kyiv tổng cộng 30 chiến đấu cơ F-16 từ đây đến năm 2028, để hỗ trợ Ukraine trong cuộc chiến với Nga.
Trên đây là thông báo của Ngoại trưởng Bỉ, Hadja Lahbib. Theo hãng tin AFP, bà tỏ ý hy vọng là các máy bay F-16 sẽ bắt đầu được chuyển giao cho Ukraine kể từ cuối năm nay.

Trong khuôn khổ chuyến công du Âu Châu, Tổng thống Zelensky đến Brussels để ký một Hiệp định An ninh Song phương với Vương quốc Bỉ nhằm tăng cường các phương tiện quân sự cho Kyiv.
Kể từ khi Nga mở cuộc chiến tranh xâm lăng Ukraine, Brussels đã hứa viện trợ tổng cộng 1,2 tỉ Euro cho Kyiv, theo số liệu do Bộ trưởng Quốc phòng Bỉ Ludivine Dedonder đưa ra. Bộ Quốc phòng Bỉ cũng đã huấn luyện cho gần 2.500 binh lính Ukraine.
Sau Bỉ, Tổng thống Zelensky sẽ đến Bồ Đào Nha hôm 28/5, để thảo luận với Thủ tướng Luis Montenegro và Tổng thống Marcelo Rebelo de Sousa về tăng cường hợp tác an ninh và quốc phòng.


Kyiv Thông Báo Chuyên Gia Quân Sự Pháp Sắp Tới Ukraine


(Ảnh: Tổng thống Ukraine, ông Volodymyr Zelensk được Bộ trưởng Quân lực Pháp Sébastien Lecornu đón tại phi trường Orly, ngoại ô Paris, ngày 16/2/2024.)
-Tối hôm 27/5/2024, Tổng Tư lệnh Quân đội Ukraine đã tiết lộ thông tin chuyên gia quân sự Pháp chuẩn bị được gửi đến Ukraine để huấn luyện quân đội nước này đối phó với đà tiến của quân Nga.
Ngay sau đó, Kyiv đã giảm thiểu tầm mức của thông báo, xác nhận vấn đề này vẫn đang trong quá trình thảo luận với Paris. Thông tín viên Stéphane Siohan của Ðài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) từ Kyiv cho biết thêm:

"Tôi hoan nghênh sáng kiến của Pháp gửi các sĩ quan huấn luyện quân sự tới Ukraine. Tôi đã ký các văn kiện để cho phép họ tới các trung tâm huấn luyện của chúng tôi". Đó là nội dung mà tướng Ukraine Oleksandr Syrsky thông báo trên mạng Telegram cuối ngày hôm qua, thứ Hai. Ngay sau đó, Paris đã phản ứng thận trọng hơn trước việc phổ biến thông tin này.
Thông báo trên của Kyiv được đưa ra chỉ vài ngày sau chuyến thăm Ukraine hồi tuần trước của Tổng tham mưu trưởng Quân đội Pháp, tướng Thierry Burkhard, chính thức khẳng định lại với các đồng nghiệp Ukraine về sự hậu thuẫn của quân đội Pháp.

Người ta có thể nghĩ rằng cuộc thảo luận giữa các sĩ quan cao cấp Pháp và đồng nhiệm Ukraine không chỉ giới hạn trong trao đổi thân tình, vào lúc mà Paris đẩy mạnh hỗ trợ vũ khí và chơi bài mập mờ về việc gửi quân đến Ukraine.
Nhưng có lẽ đơn giản là trên hồ sơ rất nhạy cảm này, theo một cách nào đó, tổng tham mưu trưởng Ukraine đã vượt mặt chính phủ Pháp như để tạo ra hiệu ứng động lực.
Tối thứ Hai (27/5), Bộ tổng Tham mưu đã giảm nhẹ tầm mức của thông tin. Trong một thông cáo, phía Ukraine khẳng định vấn đề mới chỉ bắt đầu được nghiên trong nội bộ, để tránh mất thời gian khi quyết định chính trị được đưa ra".


Lãnh Đạo Pháp-Đức Thảo Luận Về Việc Hỗ Trợ Ukraine



(Ảnh: Tổng thống Pháp Emmanuel Macron tại Dresden, Đức, ngày 27/5/2024.)
-Trong ngày thứ ba và là ngày cuối cùng của chuyến thăm cấp Quốc gia tại Đức, hôm 28/5/2024, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron gặp lại Thủ tướng Olaf Scholz để thảo luận về việc hỗ trợ cho Ukraine chống quân xâm lược Nga và về việc tăng cường phòng thủ Âu Châu, những vấn đề mà lãnh đạo hai nước có nhiều bất đồng.
Từ Dresden, đặc phái viên Valérie Gas của Ðài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) tường trình:
“Tổng thống Emmanuel Macron trải qua ngày cuối cùng ở Đức với Thủ tướng Olaf Scholz. Hai nhà lãnh đạo, vốn có quan hệ cá nhân khá lạnh nhạt và bất đồng về mọi chủ đề, sẽ bàn những vấn đề thời sự.

Vì vậy, trước khi gặp lại nhau, họ muốn gởi một thông điệp tích cực bằng cách đăng trên nhật báo Anh Financial Times một bài viết chung về khả năng cạnh tranh của Âu Châu, cùng nhau tái khẳng định điều mà Tổng thống Emmanuel Macron vẫn nhắc đi nhắc lại: Âu Châu có nguy cơ tiêu vong. Đây là cách để nhấn mạnh quan điểm đồng nhất về đánh giá hiện trạng của Âu Châu hơn là những bất đồng về giải pháp, đặc biệt là về khoản vay lớn của Âu Châu mà Tổng thống Pháp mong muốn hoặc là khả năng gởi quân đến Ukraine, điều mà Thủ tướng Đức đã từ chối.
Cuộc chiến Ukraine là một vấn đề lớn và hôm qua tại Dresden, Tổng thống Macron đã tái khẳng định tầm quan trọng: "Cùng nhau, với tư cách là các quốc gia Âu Châu, hôm nay và ngày mai, khi nào vẫn còn cần, chúng ta sẽ giúp Ukraine tự vệ, bảo vệ lãnh thổ của họ cũng như bảo vệ cho an ninh của chúng ta".

Họp báo chung vào chiều nay, Tổng thống Macron và Thủ tướng Scholz phải trả lời câu hỏi về các phương thức hỗ trợ cho Ukraine".
Tại Dresden hôm 27/5, trước hàng ngàn thanh niên, Tổng thống Pháp cũng đã kêu gọi các nước Âu Châu hãy "thức tỉnh” trước sự trỗi dậy của phe cực hữu và trước các mối đe dọa từ bên ngoài, đặc biệt là từ Nga.
Chuyến thăm cấp Quốc gia của Tổng thống Macron sẽ kết thúc với cuộc họp Hội đồng Bộ trưởng Pháp-Đức tại Meseberg, gần thủ đô Bá Linh.


Ngoại Trưởng Sikorski: Ba Lan Không Nên Loại Trừ Việc Gửi Quân Tới Ukraine


(Hình: Ngoại trưởng Ba Lan Radoslaw Sikorski.)
-Trong các bình luận được công bố hôm thứ Ba (28/5), Ngoại trưởng Radoslaw Sikorski nói rằng Ba Lan không nên loại trừ việc gửi quân tới Ukraine, khi Kyiv đang cố gắng ngăn chặn bước tiến của quân Nga, nhưng ông Sikorski không nói rõ quân đội Ba Lan sẽ đóng vai trò gì.
Trong khi các đồng minh trong Liên minh Phòng thủ Bắc Ðại Tây Dương (NATO) của Ukraine đã cam kết sẽ cung cấp tiền bạc và vũ khí cho quốc gia bị chiến tranh tàn phá này trong thời gian cần thiết để đẩy lùi cuộc xâm lược của Nga, nhưng nhìn chung họ loại trừ khả năng gửi binh sĩ tới Ukraine.

Khi được hỏi trong một cuộc phỏng vấn liệu Ba Lan có sẵn sàng gửi quân đến Ukraine hay không, ông Sikorski nói: "Chúng ta không nên loại trừ khả năng này. Chúng ta nên để ông Putin đoán về ý định của chúng ta”.
Cuộc phỏng vấn được đăng trên tờ Gazeta Wyborcza của Ba Lan, La Repubblica của Ý Ðại Lợi và El Pais của Tây Ban Nha.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã mở cửa cho việc gửi quân tới Ukraine, và tại một hội nghị ở Paris vào ngày 26/2, ông gợi ý rằng một lĩnh vực mà quân đội phương Tây có thể trợ giúp là huấn luyện cho người Ukraine ở Ukraine.
Bản thân ông Sikorski trước đó đã nói rằng sự hiện diện của quân đội NATO ở Ukraine là "không thể tưởng tượng được”.

Hôm thứ Hai (27/5), chỉ huy hàng đầu của Ukraine cho biết ông đã ký giấy tờ cho phép các giảng viên quân sự Pháp sớm đến thăm các trung tâm huấn luyện của Ukraine.
Nga đã giành được ưu thế ở Ukraine kể từ khi cuộc phản công vào năm 2023 của Kyiv thất bại, trong khi lực lượng của Kyiv gặp trở ngại vì sự chậm trễ cung cấp vũ khí và đạn dược.


Ba Lan Trang Bị Phi Đạn Với Tầm Bắn 1.000 Cây Số của Mỹ


(Hình: Bộ trưởng Quốc phòng Ba Lan Wladyslaw Kosiniak-Kamysz giới thiệu chi tiết kế hoạch mang tên "Lá chắn phương Đông”, tại Warsaw, thủ đô của Ba Lan, ngày 27/5/2024.)
-Hôm 27/5/2024, chính quyền Ba Lan thông báo mua phi đạn liên lục địa của Mỹ, trị giá 677 triệu Euro, nhằm tăng cường khả năng phòng thủ trước mối đe dọa tiềm tàng từ Nga.
Theo Bộ Quốc phòng Ba Lan, được thông tấn xã AFP trích dẫn, "cuộc chiến ở Ukraine đã chứng minh tầm quan trọng của việc phóng phi đạn vào các mục tiêu ở rất xa tiền tuyến và tầm bắn của phi đạn được mua là khoảng 1.000 cây số”. Warsaw cho biết Hoa Thịnh Ðốn sẽ chuyển giao phi đạn AGM-158 JASSM-ER trong khoảng thời gian từ năm 2026 đến năm 2030. Ba Lan đã có phi đạn JASSM với tầm bắn 370 cây số được sử dụng trên các chiến đấu cơ đa chức năng F-16 do Mỹ sản xuất.

Đối mặt với mối đe dọa từ Nga, Ba Lan đã tăng ngân sách quốc phòng lên khoảng 4% GDP, tỷ lệ cao nhất trong số các nước thành viên Liên Minh Bắc Đại Tây Dương (NATO). Đồng thời, Warsaw hồi đầu tháng cũng đã công bố kế hoạch đầu tư gần 2,4 tỉ Euro để siết chặt an ninh ở biên giới với Belarus. Từ thủ đô Warsaw của Ba Lan, thông tín viên Martin Chabal của Ðài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) tường trình:
"Bãi mìn, hầm công sự, chướng ngại vật chống tăng, vệ tinh giám sát, Ba Lan muốn biến đường biên giới dài 700 cây số với Nga và Belarus trở nên kiên cố nhất có thể. Việc củng cố biên giới nhằm ngăn cản Mạc Tư Khoa tấn công các nước Đông Âu. Kế hoạch mang tên "Lá chắn phương Đông” cũng sẽ được các nước vùng Baltic phối hợp, những quốc gia này muốn tránh để xảy ra một cuộc tấn công bất ngờ từ Nga và hy vọng mọi thứ sẽ sẵn sàng từ giờ đến năm 2028.
Những khoản đầu tư đắt đỏ này có thể sẽ được Liên Hiệp Âu Châu tài trợ một phần, ít nhất đó cũng là điều Warsaw hy vọng. Nhưng kế hoạch này cũng có thể khiến Ba Lan gặp vấn đề bởi vì Warsaw đã ký Công ước Ottawa, cấm sử dụng mìn sát thương, trong bối cảnh nhiều người tị nạn từ Phi Châu và Trung Đông đã tìm cách vượt qua biên giới giữa Belarus và Ba Lan; đường biên giới này được củng cố bằng một bức tường xây dựng cách đây vài năm".


Nga Sẽ Xây Nhà Máy Điện Nguyên Tử Đầu Tiên ở Trung Á


(Hình: Tổng thống Nga Vladimir Putin (trái) và Tổng thống Uzbekistan, ông Shavkat Mirziyoyev, đi thăm công viên New Uzbekistan tại Tashkent, thủ đô của Uzbekistan, ngày 26/5/2024.)
-Hôm 27/5/2024, Nga và Uzbekistan ký thỏa thuận để Mạc Tư Khoa xây dựng một nhà máy điện nguyên tử nhỏ ở quốc gia Trung Á này, khi Tổng thống Nga Vladimir Putin có cuộc hội đàm tại thủ đô Tashken của Uzbekistan với nhà lãnh đạo Shavkat Mirziyoyev.
Ông Mirziyoyev ca ngợi dự án này là "quan trọng” trong nhận xét sau cuộc đàm phán, lưu ý rằng Uzbekistan có "trữ lượng uranium lớn của riêng mình”.
Ông Putin cam kết sẽ "làm mọi thứ để hoạt động hiệu quả trên thị trường (năng lượng nguyên tử) của Uzbekistan”.

Nếu thỏa thuận được thực hiện, nhà máy này sẽ trở thành nhà máy đầu tiên ở Trung Á, làm tăng thêm ảnh hưởng của Nga trong khu vực.
Hãng thông tấn nhà nước Nga RIA Novosti dẫn lời tập đoàn năng lượng nhà nước Nga, Rosatom, cho biết dự án dự kiến xây dựng sáu lò phản ứng với tổng công suất 330 MW. Theo truyền thông Nga, trước đó hai nước đã thảo luận về việc xây dựng một nhà máy điện nguyên tử có công suất lớn hơn là 2,4 gigawatt.
Ông Putin cũng hứa sẽ tăng cường cung cấp khí đốt cho Uzbekistan.
Cuộc hội đàm giữa ông Putin và ông Mirziyoyev diễn ra tại thủ đô Tashkent của Uzbekistan, nơi nhà lãnh đạo Nga đến thăm ngày 26/5 trong chuyến công du ngoại quốc thứ ba kể từ khi nhậm chức nhiệm kỳ Tổng thống thứ năm vào đầu tháng này.
Đầu tiên, ông tới Trung Quốc, nơi ông bày tỏ sự đánh giá cao về đề xuất đàm phán của Trung Quốc nhằm chấm dứt xung đột Ukraine, và sau đó tới Belarus, nơi Nga đã khai triển vũ khí nguyên tử chiến thuật.
Các chuyến đi này phản ánh nỗ lực không ngừng của Ðiện Cẩm Linh nhằm huy động sự hỗ trợ trong bối cảnh căng thẳng không hề giảm bớt với phương Tây về cuộc xung đột ở Ukraine.


Bắc Hàn Thất Bại Khi Phóng Vệ Tinh Do Thám Quân Sự


(Ảnh AP, do Bình Nhưỡng cung cấp, về vụ phóng vệ tinh do thám quân sự Malligyong-1 lên quỹ đạo, ngày 21/11/2023.)
-Hôm 27/5/2024, chính quyền Bình Nhưỡng cho biết nỗ lực mới nhất của Cộng sản Bắc Hàn đưa một vệ tinh do thám vào quỹ đạo đã kết thúc bằng một vụ nổ giữa không trung. Thông báo được đưa ra chỉ vài tiếng đồng hồ sau khi Bình Nhưỡng loan tin về kế hoạch phóng vệ tinh và bị Nam Hàn-Nhật Bản chỉ trích.
Theo Cơ quan Kỹ thuật Hàng không-Không gian Quốc gia Bắc Hàn, được thông tấn xã AFP trích dẫn, nỗ lực phóng vệ tinh trinh sát "Vạn Lý Kính-1-1" (Malligyong-1-1) đã thất bại sau khi thiết bị "phát nổ trên không trung ngay trong giai đoạn bay đầu tiên". Các chuyên gia đã kết luận "nguyên nhân của vụ tai nạn là do động cơ dầu và oxy lỏng mới được phát triển gặp trục trặc".

Quân đội Nam Hàn tố cáo vụ phóng vệ tinh này là "hành động khiêu khích, vi phạm rõ ràng Nghị quyết của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc cấm Bình Nhưỡng sử dụng kỹ thuật phi đạn-đạn đạo". Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Hoa Kỳ (INDOPACOM) cũng gọi vụ phóng là "hành động vi phạm trắng trợn nhiều Nghị quyết của Liên Hiệp Quốc, có nguy cơ gây bất ổn tình hình an ninh trong khu vực và hơn thế nữa". Nhật Bản đã ra cảnh báo kêu gọi người dân ở tỉnh Okinawa tìm nơi trú ẩn, nhưng cảnh báo đã được dỡ bỏ vài phút sau đó.
Thông tấn xã AFP nhắc lại rằng đưa một vệ tinh do thám vào quỹ đạo từ lâu đã là ưu tiên của chế độ Kim Jong Un và nước này tuyên bố đã thành công vào tháng 11/2023, sau hai lần thất bại trước đó. Hán Thành khẳng định nhà lãnh đạo Bắc Hàn đã nhận được những hỗ trợ kỹ thuật của Mạc Tư Khoa cho vụ phóng nói trên, và đổi lại, Bình Nhưỡng gửi vũ khí tới Nga để nước này sử dụng ở chiến trường Ukraine.


Trung Quốc và Hoa Kỳ Đồng Ý Quản Lý Rủi Ro Hàng Hải Thông Qua Tiếp Tục Đối Thoại


(Hình: Quốc kỳ Mỹ và Trung Quốc.)
-Hôm thứ Ba (28/5/2024), Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết Trung Quốc và Hoa Kỳ đã tổ chức tham vấn về các vấn đề hàng hải, trong đó cả hai nước đều đồng ý duy trì đối thoại và quản lý rủi ro.
Trung Quốc cho biết cả hai bên đã trao đổi quan điểm vào thứ Sáu (24/5) tuần trước về tình hình hàng hải, đồng ý duy trì liên lạc và tránh những hiểu lầm, tính toán sai lầm.
Bộ Ngoại giao cho biết Trung Quốc bày tỏ quan ngại sâu sắc trước việc Hoa Kỳ xâm phạm và khiêu khích ở các vùng biển gần đó, đồng thời kêu gọi Hoa Thịnh Ðốn kiềm chế can thiệp vào các tranh chấp giữa Trung Quốc và các nước láng giềng hoặc "sử dụng biển để kiểm soát Trung Quốc”.
Bộ này nói thêm rằng Hoa Kỳ nên dừng ngay lập tức việc hỗ trợ và dung túng cho các lực lượng "Đài Loan độc lập”.
Hoa Kỳ duy trì các tương tác trực tiếp với Đài Loan, bao gồm cả việc bán vũ khí, điều mà Bắc Kinh phản đối. Trung Quốc luôn tuyên bố Đài Loan dân chủ là lãnh thổ của mình, nhưng chính phủ Đài Loan bác bỏ các yêu sách chủ quyền của Bắc Kinh.
Trung Quốc cũng kêu gọi Mỹ không đứng về bên nào ở Biển Đông, sau khi Hoa Thịnh Ðốn hồi tháng 3 gia hạn thỏa thuận an ninh với Phi Luật Tân, bao gồm cả các cuộc tấn công vào lực lượng tuần duyên của quốc gia Đông Nam Á này.

Không có nhận xét nào: