Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Chủ Nhật, 19 tháng 5, 2024

SINH HOẠT VĂN HÓA NGƯỜI VIỆT QUỐC GIA TẠI PHÁP - Đỗ Bình

Dòng lịch sử của dân tộc Việt quá khứ đã có vài lần thiên di kéo dài mấy thế kỷ trong hành trình Nam tiến đến tận Cà Mau. Hiệp định Genève chia Việt Nam làm hai miền Nam Bắc, khác chính trị, kinh tế và đời sống nhưng vẫn chung một văn hóa, tuy nhiên ở miền Bắc nền văn hóa bị áp chế trong quan niệm Cộng Sản, còn ở  miền Nam vẫn giữ truyền thống văn hóa cổ xưa. Biến cố 30 tháng tư năm 1975 đã khiến cho biết bao người yêu tự do phải ồ ạt bỏ nước ra đi bằng nhiều phương cách khác nhau. Từ cuộc di tản đầu tiên vượt biển bằng thuyền, vượt biên bằng đường bộ, bằng chính thức xum họp gia đình, hay theo diện HO… Họ đã định cư, hội nhập đời sống vào các nước rải rác khắp nơi trên thế giới nhưng vẫn giữ trong tâm hồn những tâm tình Việt Nam. 

<!>

Sau hơn 45 năm định cư trên xứ người ngày nay hàng triệu người Việt đã có cuộc sống về vật chất không những ổn định mà còn thịnh vượng, đời sống tinh thần cũng thăng hoa. Nhiều người trong số đó đã thành đạt, nổi tiếng xuất sắc trong nhiều lãnh vực từ kinh doanh đến khoa học, và các bộ môn nghệ thuật khác. Họ đã được giữ nhiều chức vị trong các ngành giáo dục, y tế , khoa học. Đảm trách nhiều chức vụ quan trọng trong quân đội cũng như những cơ quan chính phủ của nhiều quốc gia Âu Mỹ và Úc. Những thành quả văn hóa dân tộc ở hải ngoại là người Việt đã giữ được truyền thống, tổ chức những Lễ hội, Sân khấu Nhạc hội, Cải lương, Kịch nghệ, những trung tâm Băng nhạc. Về truyền thông báo chí nở rộ, những nhật báo, tuần báo, nguyệt san, tạp chí phát triển khắp nơi. Những Đài Truyền Thanh, Truyền Hình phát liên tục. Những Trung Tâm Việt ngữ, Thư Viện, Viện Việt Học được thành lập nhiều nơi  để đáp ứng nhu cầu Sinh hoạt văn hóa cộng đồng.

Đối với người Việt vào những thế kỷ trước chỉ cần rời thôn làng đã là xa. Theo Sử Việt và tranh của họa sĩ François Nicolas Maupérin (1787) vào thế kỷ thứ 18 ở vùng Đông Nam Á có một người Việt Nam là Hoàng Tử Cảnh đã rời quê hương đến nước Pháp lúc mới 3 tuổi. Ông là người đầu tiên đặt chân lên sứ Pháp để theo Giám mục Bá Đa Lộc sang Pháp cầu viện. Và gần 100 năm sau, năm 1863 Sứ bộ Phan Thanh Giản qua Pháp để chuộc lại Nam Kỳ. Vào đầu thế kỷ 20 người Việt ở Pháp còn rất ít nhưng tính đến tháng tư năm 1975 so với các nước khác có người Việt định cư thì cộng đồng người Việt ở Pháp là cộng đồng lớn nhất hải ngoại. Sau năm 1975 số người Việt định cư ở Pháp tăng lên rất đông thành một trong những cộng đồng người Việt hải ngoại lớn thứ nhì sau Hoa Kỳ. Người Việt  vốn thông minh, ham học hỏi để cầu tiến nên hầu hết có đời sống ổn định, con cháu đã thành đạt có một vị trí đứng trong xã hội vì đa số đều tốt nghiệp đại học hoặc hậu đại học. 

Người Việt bản tính lại hiền hòa nên dễ sống hòa nhập vào xã hội Pháp nhưng không làm mất bản sắc. Do đó, người Việt thường có một cuộc sống yên bình hòa chung với người bản xứ. Cộng đồng người Việt ở Pháp sau năm 1975 quan điểm chính trị chia thành ba nhóm rõ rệt: một nhóm ủng hộ chính quyền Hà Nội, một nhóm chống cộng còn gọi là nhóm quốc gia và một nhóm không cộng mà cũng chẳng quốc gia. Nhóm chống cộng chiếm đa số họ thường xuyên tổ chức những sinh hoạt cộng đồng khắp nơi trên nước Pháp như sinh hoạt văn hóa, văn nghệ, những ngày lễ hội cổ truyền. Nhóm thiên cộng cũng tổ chức như thế nhưng chỉ thu hẹp ở một số địa điểm nhất định. Riêng nhóm không màu sắc chính trị, ở chỗ nào có tổ chức  lễ hội vui chơi là họ đến. Đây là lớp người đầu tiên ở hải ngoại trở về Việt Nam sau năm 1975 nhưng lại rất ít người chịu ở lại hưởng tuổi già với quê hương.

NHỮNG NƠI NGƯỜI VIỆT CƯ TRÚ ĐẦU TIÊN TẠI PHÁP:

Noyant d’Allier, một thị trấn nhỏ thuộc Allier, Auvergne.

Sainte-Livrade-sur-Lot, thuộc Lot-et-Garonne, Aquitaine gần Bordeaux miền Tây-Nam nước Pháp. Nơi đây có cấu trúc giống như một ngôi làng truyền thống ở Việt Nam với đình, chùa, đền, bàn thờ gia tiên. Người Việt định cư nơi đây còn giữ những phong tục tập quán quê hương : Ăn trầu, mặc quần đen, đội nón lá, ngôn ngữ hàng ngày vẫn là tiếng mẹ đẻ. Trong khu vực có những quán phở, hàng bánh cuốn và một số hàng tạp hóa bày bán những bánh kẹo, rau củ quả đặc sản quê hương do tự làm và tự trồng. Những người này trước khi rời Việt Nam họ mang theo một giống lúa và tự trồng. Hiện nay các thế hệ con cháu vẫn sản xuất một loại gạo vẫn bán trên thị trường tên là gạo Camargue.

Foyer Monge tọa lạc số 80 đường Monge, quận V, là một nhà hàng bán thức ăn rẻ ngày trước do tòa đại sứ Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa quản lý. Đây cũng là địa điểm cho các sinh viên tụ tập. 

NHỮNG NGƯỜI VIỆT NỔI TIẾNG TRONG CÔNG CHÚNG PHÁP:

Cựu Hoàng Bảo Đại. 

Công chúa Như-Mai được vinh danh như một trong những nữ vĩ nhân của nước Pháp khi bà là người phụ nữ đầu tiên tốt nghiệp Tiến sĩ, thủ khoa của ngành Nông Lâm học. Trên danh sách liệt kê những nữ Vĩ nhân của nước Pháp “Nhu May princesse d’Annam” được ca ngợi là một trong những người phụ nữ tiên phong trong xã hội. Thêm vào đó, bà còn là người phụ nữ có nhân cách lớn, sống vị tha, hay làm từ thiện giúp dân nghèo và còn đem tri thức giúp đỡ dân làng Thonac cải tạo đất trồng nên được nhiều người quý mến. 

Thiếu tướng Nguyễn Văn Hinh,  Đại tá Trần Đình Vị. 

GS Trịnh Xuân Thuận, Nhà toán học GS Ngô Bảo Châu, GS Maximilien Phùng (Nguyễn Văn Phùng, người được được lập tên đường ỏ Montpellier, ông là con của nhà văn Nguyễn văn Vĩnh). GS Đinh Sơn Anh Tuấn, GS Lê Mộng Nguyên, GS Nguyễn Tiến Lãng, TS Thái Văn Kiểm, Nhà văn Duyên Anh, Đạo diễn Eric Hung ( Lê Hùng), Nữ tài tử Hoàng Thị Thế (con gái của Đề Thám Hoàng Hoa Thám). Nam diễn viên Vũ Ngọc Tuân, Thiền sư Thích Nhất Hạnh, Nhà văn Dương Thu Hương, Dịch giả Phan Huy Đường, Trần Thị Nam Murtin (người nhận Bắc đẩu bội tinh Premier ministre grade chevalier năm 2008 của chính phủ Pháp), Ký giả Bùi Tín, Kỹ sư Trương Trọng Thi (được trao Huân chương Bắc đẩu bội tinh), Họa sĩ Lê Phổ, Họa sĩ Mai Trung Thứ, Đạo diễn Trần Anh Hùng và các nữ diễn viên Phạm Linh Đan, Trần Nữ Yên Khê, ,Nhiếp ảnh gia LS Nguyễn Đăng Trình, từng đoạt giải nhì quốc tế UNESCO, và nhiều giải nhất về nhiếp ảnh do các tổ chức tư nhân, báo chí, truyền hình tại Pháp. Năm 1987 đã triển lãm 2 tháng liền trong Musée Français de la Photographie, Bièvres, ở Rotterdam Hoà Lan, ở Charleroi bên Bruxelles... 

GS Trần Văn Khê, Nhạc sĩ đàn kìm Michel Mỹ, Nhạc sĩ nhạc giao hưởng Nguyễn Thiện Đạo, Nhạc sĩ nhạc giao hưởng Tôn Thất Tiết, Ca sĩ Tiny Yong Thiên Hương, Nhà thể thao Didier Favre.

NHỮNG NGƯỜI PHÁP NỔI TIẾNG MANG TRONG MÌNH MỘT PHẦN DÒNG MÁU VIỆT:

Tướng Lanxade, Tướng Jeannou Lacaze, Thanh tra cảnh sát Georges Nguyễn Văn Lộc, luật sư Jacques Vergès, Diễn viên France Nguyen, và Cầu thủ François Trinh-Duc,

Yohan Cabaye mang trong mình dòng máu Việt khi có bà nội là người Việt Nam. Yohan Cabaye (sinh ngày 14 tháng 01 năm 1986 tại Tourcoing, Pháp) là một cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp người Pháp đang chơi tại Giải bóng đá ngoại hạng Anh cho câu lạc bộ Newcastle United.

DI TÍCH:

Chùa Hồng Hiên, được xây từ năm 1917 ở Fréjus, Var, thuộc Provence-Alpes-Côte d'Azur. Đây là một ngôi chùa lâu đời nhất của người Việt ở Âu châu. Chùa có một thời bị bỏ hoang phế nhưng từ thập niên 1970 trở đi đã hoạt động trở lại. 

Chùa Khánh Anh tại Evry, Essonne ngoại ô Paris là ngôi chùa lớn nhất châu Âu của người Việt.

Mộ vua Hàm Nghi : ở làng Thonac thuộc vùng Aquitaine, khu vực Dordogne, tỉnh Sarlat-la-Canéda,Montignac. 

Mộ vua Bảo Đại : tại nghĩa trang Passy trên đồi Trocadéro, thành phố Paris.

Mộ Bà Nam Phương Hoàng Hậu ở Chabrignac, là một xã thuộc tỉnh Corrèze trong vùng Nouvelle-Aquitaine miền trung Pháp.

Tòa lâu đài Losse cổ kính tọa lạc bên dòng sông Vézère, cách trung tâm làng khoảng 20 phút đi bộ. Nơi đó từng là nhà ở của công chúa Như-Mai (con trưởng của vua Hàm Nghi) trong suốt 46 năm (1930-1976).

 Phương Đình, được xây trên nền cũ của đền tử sĩ lính Đông Dương trước năm 1954.

Làng Mai, được hình thành vào đầu năm 1982, lúc đầu mang tên Làng Hồng vì trồng nhiều cây hồng ăn trái. Sau thấy cây mận pruniers d'Agen hợp phong thổ, phát triển mạnh nên đổi tên thành Làng Mai. Nguyên tên là “Đạo Tràng Mai Thôn”, là một cộng đồng tập thiền thuộc Giáo hội Phật giáo Thống nhất, tọa lạc Meyrac, 47120 Loubès-Bernac, ở Tây Nam nước Pháp, cách thủ đô Paris 600 km. Cộng đồng này do thiền sư Thích Nhất Hạnh sáng lập với chủ đích làm nơi tu hành và giảng dạy Phật giáo của Việt Nam cho mọi người muốn tìm hiểu về thiền, kể cả người gốc Việt ở Pháp. Ngôi làng có diện tích 1km², chia thành nhiều xóm với những tên gọi mang đậm màu sắc Việt như: Xóm Thượng, Xóm Trung, Xóm Hạ, Xóm Đoài.

Jardin tropical de Paris, thuộc Bois de Vincennes ở Nogent-sur-Marne, trong đó còn nền cũ ngôi đền tử sĩ tưởng niệm lính Đông Dương, tức Temple du Souvenir Indochinois. Đây nguyên thủy là một ngôi nhà cất ở Thủ Dầu Một rồi gỡ ra đem sang Pháp dùng cho cuộc Exposition coloniale de Marseille 1906. Qua năm sau chính phủ Pháp cho chuyển về Nogent-sur-Marne và đến năm 1917 thì ngôi nhà đó được dùng làm đền tử sĩ, có sắc phong (1919) của vua Nguyễn Hoằng Tông. Nhà vua còn đến viếng ngôi đền này năm 1922 nhân chuyến công du sang Pháp. Năm 1984 đền bị phá hủy hoàn toàn trong cơn hỏa hoạn, nay chỉ còn phần nền với bậc tam cấp tạc đôi rồng đá, một Phương Đình tân tạo nhỏ nay nằm ở vị trí này.

Đài Tưởng Niệm Thuyền Nhân Việt Nam, được đặt tại chùa Khánh Anh Évry,-- khánh thành 02 11 2008 do nhiều hội đoàn người Việt thực hiện. Để tưởng niệm gần một triệu người vượt biên khỏi Việt Nam bằng đường biển sau khi Miền Nam bị Cộng Sản xâm chiếm ngày 30 tháng tư năm 1975. 

Đài Kỷ Niệm thuyền Nhân, ngày 12 tháng 9 năm 2010 được dựng ở bùng binh, ngã tư thông lộ André Malraux và đại lộ des Genêts thuộc xã Bussy-Saint-Georges, thị trấn Marne-la-Vallée. Đây là bức tượng bằng đồng tác giả là điêu khắc gia Vũ Đình Lâm với tên “Niềm mơ ước của Mẹ” (Le Rêve de la Mère) thực hiện cùng với nhiều đoàn thể và cá nhân người Việt ở thị xã Bussy-Saint-Georges. 

Nhà may Áo Dài Kim Chung, nổi tiếng một thời ở Sài gòn trước năm 1975 và nổi tiếng ở Paris sau năm 1975. Đây là một cửa hiệu may áo dài cho tất cả cho những phụ nữ Việt ở Paris. 

NHỮNG SINH HOẠT VĂN HÓA

Y Phục : 

Dù xa quê hương và giữa những trang phục lộng lẫy muôn màu dành cho các phụ nữ bản xứ và Âu châu, chiếc áo dài phụ nữ Việt truyền thống vẫn được người Việt yêu thích. Các bà các cô thường mặc trong những ngày lễ hội hoặc những buổi đi lễ chùa, nhà thờ. Đây là nét văn hóa độc đáo để giới thiệu với người bản xứ. Ở Paris, ngay từ thập niên 1980 nhà  thiết kế y phục KTS Hoàng Đình Tuyên là người đầu tiên đã sáng tạo ra những chiếc áo dài truyền thống vẽ trên nền vải lụa những nét độc đáo, từ đó tạo thành một phong trào lan rộng khắp hải ngoại và  hiện đang thịnh hành  trong nước.

Đại Hội Hoa Hậu Áo Dài  năm 1994 tổ chức tại hội trường Maisons - Alfort do Hội Thanh Niên Công Giáo VN tổ chức. Ban giám khảo Nhà văn Đỗ Bình, Giám đốc thẩm Mỹ viện Christal Huỳnh, Giám đốc thẩm mỹ viện Nguyễn Thanh Vân.

Đại Hội Hoa Hậu Áo Dài năm 2000 được tổ chức ở Pavillon Baltard một hội trường ca nhạc nổi tiếng hạng sang của Paris ở 12 Ave Victor Hugo 94130 Nogent Sur Marne, do chủ nhiệm tạp chí Á Châu là nhà báo Đỗ Thành và Bà Giám đốc Trần Văn Hòa tổ chức. Đạo diễn, cố vấn nghệ thuật nhà văn Đỗ Bình. Ban giám khảo: BS Nguyễn Bá Hậu, BS Phan Minh Hiển, Nghệ sĩ Bích Thuận, Họa sĩ Lê Tài Điển, Họa sĩ Nguyễn Cầm, Nhà văn Dư Thị Diễm Buồn ( Hoa Kỳ), Giám đốc Trung tâm Paris By Night Thúy Nga. Đây là một đại hội ngoài tuyển chọn hoa hậu Áo Dài, còn trình diễn 54 sắc phục độc đáo của các dân tộc sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam. Buổi đại hội thành công vì có trên 3000 khán giả đến tham dự, nhất là đã quy tụ rất nhiều giới trẻ Việt ở Paris tham gia thiện nguyện trong việc tổ chức. Với sự góp mặt của đoàn nghệ sĩ Paris By Night đến từ Hoa Kỳ trình diễn không nhận thù lao. Số tiền thu  được hôm đó đều ủng hộ cho việc xây chùa Khánh Anh.

ẨM THỰC

Món Phở và Chả giò là những món truyền thống không những của gia đình người Việt mà còn là những món ăn rất phổ biến trong công chúng Pháp được người bản xứ ưa thích. Nhất là món chả giò được bày bán ở khắp các siêu thị trên xứ Pháp.

VÕ THUẬT  

Theo những tài liệu được ghi trong sử sách về tiến trình dựng nước và giữ nước của dân tộc, Võ Thuật cổ truyền Việt Nam đã có từ lâu đời chịu sự ảnh hưởng các Võ phái có nguồn gốc Trung Hoa tạo nên những hệ phái võ thuật. Các Võ phái chính : 

Nhóm Bắc Hà (miền Bắc), nhóm Bình Định (miền Trung), nhóm Nam Bộ (miền Nam), và các võ phái có nguồn gốc từ Trung Quốc như hệ phái Thiếu Lâm. 

Nhóm Bắc Hà : Thăng Long, thủ đô Hà Nội xưa là đất dụng võ, nơi đây triều đình  thường tổ chức những cuộc khảo thí võ rất khó khăn để tuyển dụng người tài. Sau năm 1880 triều đình ra lệnh bãi bỏ những cuộc thi võ, nhiều võ gia vẫn tiếp tục bí truyền các kỹ năng lại cho con cháu. Ban đầu các phái võ Bắc Hà chỉ phát triển ở miền Bắc sau đó đã ảnh hưởng lan rộng đến các khu vực khác trong cả nước. 

Nhóm Bình Định: Tên gọi "Võ Bình Định" nguyên khởi xuất hiện vào thế kỷ thứ 15, do Nguyễn Trãi đặt và được truyền nối rồi ngộ nhận là môn võ xuất phát từ vùng Bình Định vào thời Tây Sơn. Bình Định là vùng từng thuộc vương quốc Chămpa, nơi có truyền thống võ thuật lâu đời mà những phù điêu của vương quốc Chăm còn lưu giữ hình ảnh. Đây cũng là cái nôi võ thuật miền Trung gắn liền với triều đại Tây Sơn (1778-1802). Trong thế kỷ 18, một số võ sư nổi tiếng từ miền Bắc Việt Nam và Trung Quốc chuyển đến định cư tại vùng này và dạy võ cho người dân địa phương. 

Từ thời Tây Sơn đến nay, nhóm Bình Định bao gồm nhiều môn phái xuất phát từ Bình Định và vùng phụ cận như: roi Thuận Truyền, quyền An Thái, quyền An Vinh và các hình thức võ thuật do các gia tộc, các nhà sư truyền dạy như Tây Sơn Nhạn, 

Nhóm Nam Kỳ: Các chúa Nguyễn tiếp tục xuống phía Nam và di dân từ Quảng Nam, Đà Nẵng, Quy Nhơn vào khai khẩn đất hoang tại đồng bằng sông Cửu Long. Các phái võ Nam Bộ xuất hiện cùng với quá trình mở rộng lãnh thổ bờ cõi và định cư của người Việt trong thế kỷ 18 và thế kỷ 19. Ở vùng đất mới với nhiều sắc dân nên võ thuật cũng bị  pha trộn nhiều môn võ khác như Võ Cao Miên, Võ Thiếu Lâm với kỹ thuật được cải biến cho phù hợp với điều kiện cụ thể ở miền Nam trong đó có nhu cầu tự vệ trước thú dữ và khai khẩn đất canh tác mới, đã tạo nên phái Nam Bộ đặc biệt với những môn phái được gọi là "Võ miệt rừng" hay "Võ miệt vườn."

VÕ CỔ TRUYỀN TẠI PHÁP 

Sau đệ nhị thế chiến một số người Việt đã chọn nước Pháp định cư trong đó có vài người là võ sư, từ đó mở đầu cho môn Võ cổ truyền Việt Nam tại Pháp. Theo như lời của một võ sư kể lại: “Thời gian đầu việc truyền dạy võ chưa được luật pháp cho phép, cho đến thập niên 50 một số phòng tập mới được chính thức mở ở một vài thành phố, tình trạng này kéo dài đến năm 1969. Các võ sư truyền dạy võ thuật cổ truyền Việt Nam tại Pháp rất nhiều:

Phái Trung Hòa: Nguyễn Trung Hòa là một trong những võ sư sáng lập Liên đoàn Võ thuật Việt Nam tại Pháp. Nguyễn Trung Hòa bắt đầu dạy tại Pháp năm 1948. Phái Trung Hòa do võ sư Jean Quý, đệ tử của Nguyễn Trung Hòa sáng lập sau khi sư phụ qua đời, hiện phát triển chủ yếu tại Paris.

Sơn Long quyền thuật hay Võ-Việt Nam: do võ sư Nguyễn Đức Mộc giới thiệu vào Pháp năm 1950 và phát triển đến nay.

Câu lạc bộ Võ Thuật ở Montlouçon,Võ sư Nguyễn Đan Phú.

Việt Võ Đạo, ở Paris, Võ sư Hoàng Nam.

Việt Võ Đạo, Võ sư Phạm Văn Tòng limoges.

Việt Võ Đạo, Võ sư Võ Quang Tùng Taverny.

Việt Quyền Đạo, Võ sư Đào Tuấn Ngọc sáng lập.

Tây Sơn võ đạo: xuất từ hệ phái Bình Định Tây Sơn trong nước, hiện nay do võ sư Phan Toàn Châu chấp chưởng tại Paris.

Nam Hổ Quyền: do võ sư Philippe Đặng Văn Sung chấp chưởng. Đây là một chi phái của Bình Định gia, hiện phát triển tại Nice.

Lam Sơn võ đạo: phát triển tại vùng Montpellier, đại võ sư của môn phái là Jacques Trần Văn Ba.

Quán Khí Đạo (Qwankido) : do võ sư Phạm Xuân Tòng sáng lập, hiện đang thịnh hành ở nhiều quốc gia trên thế giới.

Võ Sư PHAN TOÀN CHÂU

Dòng lịch sử của dân tộc Việt quá khứ đã có vài lần thiên di kéo dài mấy thế kỷ trong hành trình Nam tiến đến tận Cà Mau. Hiệp định Genève chia Việt Nam làm hai miền Nam Bắc, khác chính trị, kinh tế và đời sống nhưng vẫn chung một văn hóa, tuy nhiên ở miền Bắc nền văn hóa bị áp chế trong quan niệm Cộng Sản, còn ở  miền Nam vẫn giữ truyền thống văn hóa cổ xưa. Biến cố 30 tháng tư năm 1975 đã khiến cho biết bao người yêu tự do phải ồ ạt bỏ nước ra đi bằng nhiều phương cách khác nhau. Từ cuộc di tản đầu tiên vượt biển bằng thuyền, vượt biên bằng đường bộ, bằng chính thức xum họp gia đình, hay theo diện HO… Họ đã định cư, hội nhập đời sống vào các nước rải rác khắp nơi trên thế giới nhưng vẫn giữ trong tâm hồn những tâm tình Việt Nam. 

Sau hơn 45 năm định cư trên xứ người ngày nay hàng triệu người Việt đã có cuộc sống về vật chất không những ổn định mà còn thịnh vượng, đời sống tinh thần cũng thăng hoa. Nhiều người trong số đó đã thành đạt, nổi tiếng xuất sắc trong nhiều lãnh vực từ kinh doanh đến khoa học, và các bộ môn nghệ thuật khác. Họ đã được giữ nhiều chức vị trong các ngành giáo dục, y tế , khoa học. Đảm trách nhiều chức vụ quan trọng trong quân đội cũng như những cơ quan chính phủ của nhiều quốc gia Âu Mỹ và Úc. Những thành quả văn hóa dân tộc ở hải ngoại là người Việt đã giữ được truyền thống, tổ chức những Lễ hội, Sân khấu Nhạc hội, Cải lương, Kịch nghệ, những trung tâm Băng nhạc. Về truyền thông báo chí nở rộ, những nhật báo, tuần báo, nguyệt san, tạp chí phát triển khắp nơi. Những Đài Truyền Thanh, Truyền Hình phát liên tục. Những Trung Tâm Việt ngữ, Thư Viện, Viện Việt Học được thành lập nhiều nơi  để đáp ứng nhu cầu Sinh hoạt văn hóa cộng đồng.

Đối với người Việt vào những thế kỷ trước chỉ cần rời thôn làng đã là xa. Theo Sử Việt và tranh của họa sĩ François Nicolas Maupérin (1787) vào thế kỷ thứ 18 ở vùng Đông Nam Á có một người Việt Nam là Hoàng Tử Cảnh đã rời quê hương đến nước Pháp lúc mới 3 tuổi. Ông là người đầu tiên đặt chân lên sứ Pháp để theo Giám mục Bá Đa Lộc sang Pháp cầu viện. Và gần 100 năm sau, năm 1863 Sứ bộ Phan Thanh Giản qua Pháp để chuộc lại Nam Kỳ. Vào đầu thế kỷ 20 người Việt ở Pháp còn rất ít nhưng tính đến tháng tư năm 1975 so với các nước khác có người Việt định cư thì cộng đồng người Việt ở Pháp là cộng đồng lớn nhất hải ngoại. Sau năm 1975 số người Việt định cư ở Pháp tăng lên rất đông thành một trong những cộng đồng người Việt hải ngoại lớn thứ nhì sau Hoa Kỳ. Người Việt  vốn thông minh, ham học hỏi để cầu tiến nên hầu hết có đời sống ổn định, con cháu đã thành đạt có một vị trí đứng trong xã hội vì đa số đều tốt nghiệp đại học hoặc hậu đại học. 

Người Việt bản tính lại hiền hòa nên dễ sống hòa nhập vào xã hội Pháp nhưng không làm mất bản sắc. Do đó, người Việt thường có một cuộc sống yên bình hòa chung với người bản xứ. Cộng đồng người Việt ở Pháp sau năm 1975 quan điểm chính trị chia thành ba nhóm rõ rệt: một nhóm ủng hộ chính quyền Hà Nội, một nhóm chống cộng còn gọi là nhóm quốc gia và một nhóm không cộng mà cũng chẳng quốc gia. Nhóm chống cộng chiếm đa số họ thường xuyên tổ chức những sinh hoạt cộng đồng khắp nơi trên nước Pháp như sinh hoạt văn hóa, văn nghệ, những ngày lễ hội cổ truyền. Nhóm thiên cộng cũng tổ chức như thế nhưng chỉ thu hẹp ở một số địa điểm nhất định. Riêng nhóm không màu sắc chính trị, ở chỗ nào có tổ chức  lễ hội vui chơi là họ đến. Đây là lớp người đầu tiên ở hải ngoại trở về Việt Nam sau năm 1975 nhưng lại rất ít người chịu ở lại hưởng tuổi già với quê hương.

NHỮNG NƠI NGƯỜI VIỆT CƯ TRÚ ĐẦU TIÊN TẠI PHÁP:

Noyant d’Allier, một thị trấn nhỏ thuộc Allier, Auvergne.

Sainte-Livrade-sur-Lot, thuộc Lot-et-Garonne, Aquitaine gần Bordeaux miền Tây-Nam nước Pháp. Nơi đây có cấu trúc giống như một ngôi làng truyền thống ở Việt Nam với đình, chùa, đền, bàn thờ gia tiên. Người Việt định cư nơi đây còn giữ những phong tục tập quán quê hương : Ăn trầu, mặc quần đen, đội nón lá, ngôn ngữ hàng ngày vẫn là tiếng mẹ đẻ. Trong khu vực có những quán phở, hàng bánh cuốn và một số hàng tạp hóa bày bán những bánh kẹo, rau củ quả đặc sản quê hương do tự làm và tự trồng. Những người này trước khi rời Việt Nam họ mang theo một giống lúa và tự trồng. Hiện nay các thế hệ con cháu vẫn sản xuất một loại gạo vẫn bán trên thị trường tên là gạo Camargue.

Foyer Monge tọa lạc số 80 đường Monge, quận V, là một nhà hàng bán thức ăn rẻ ngày trước do tòa đại sứ Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa quản lý. Đây cũng là địa điểm cho các sinh viên tụ tập. 

NHỮNG NGƯỜI VIỆT NỔI TIẾNG TRONG CÔNG CHÚNG PHÁP:

Cựu Hoàng Bảo Đại. 

Công chúa Như-Mai được vinh danh như một trong những nữ vĩ nhân của nước Pháp khi bà là người phụ nữ đầu tiên tốt nghiệp Tiến sĩ, thủ khoa của ngành Nông Lâm học. Trên danh sách liệt kê những nữ Vĩ nhân của nước Pháp “Nhu May princesse d’Annam” được ca ngợi là một trong những người phụ nữ tiên phong trong xã hội. Thêm vào đó, bà còn là người phụ nữ có nhân cách lớn, sống vị tha, hay làm từ thiện giúp dân nghèo và còn đem tri thức giúp đỡ dân làng Thonac cải tạo đất trồng nên được nhiều người quý mến. 

Thiếu tướng Nguyễn Văn Hinh,  Đại tá Trần Đình Vị. 

GS Trịnh Xuân Thuận, Nhà toán học GS Ngô Bảo Châu, GS Maximilien Phùng (Nguyễn Văn Phùng, người được được lập tên đường ỏ Montpellier, ông là con của nhà văn Nguyễn văn Vĩnh). GS Đinh Sơn Anh Tuấn, GS Lê Mộng Nguyên, GS Nguyễn Tiến Lãng, TS Thái Văn Kiểm, Nhà văn Duyên Anh, Đạo diễn Eric Hung ( Lê Hùng), Nữ tài tử Hoàng Thị Thế (con gái của Đề Thám Hoàng Hoa Thám). Nam diễn viên Vũ Ngọc Tuân, Thiền sư Thích Nhất Hạnh, Nhà văn Dương Thu Hương, Dịch giả Phan Huy Đường, Trần Thị Nam Murtin (người nhận Bắc đẩu bội tinh Premier ministre grade chevalier năm 2008 của chính phủ Pháp), Ký giả Bùi Tín, Kỹ sư Trương Trọng Thi (được trao Huân chương Bắc đẩu bội tinh), Họa sĩ Lê Phổ, Họa sĩ Mai Trung Thứ, Đạo diễn Trần Anh Hùng và các nữ diễn viên Phạm Linh Đan, Trần Nữ Yên Khê, ,Nhiếp ảnh gia LS Nguyễn Đăng Trình, từng đoạt giải nhì quốc tế UNESCO, và nhiều giải nhất về nhiếp ảnh do các tổ chức tư nhân, báo chí, truyền hình tại Pháp. Năm 1987 đã triển lãm 2 tháng liền trong Musée Français de la Photographie, Bièvres, ở Rotterdam Hoà Lan, ở Charleroi bên Bruxelles... 

GS Trần Văn Khê, Nhạc sĩ đàn kìm Michel Mỹ, Nhạc sĩ nhạc giao hưởng Nguyễn Thiện Đạo, Nhạc sĩ nhạc giao hưởng Tôn Thất Tiết, Ca sĩ Tiny Yong Thiên Hương, Nhà thể thao Didier Favre.

NHỮNG NGƯỜI PHÁP NỔI TIẾNG MANG TRONG MÌNH MỘT PHẦN DÒNG MÁU VIỆT:

Tướng Lanxade, Tướng Jeannou Lacaze, Thanh tra cảnh sát Georges Nguyễn Văn Lộc, luật sư Jacques Vergès, Diễn viên France Nguyen, và Cầu thủ François Trinh-Duc,

Yohan Cabaye mang trong mình dòng máu Việt khi có bà nội là người Việt Nam. Yohan Cabaye (sinh ngày 14 tháng 01 năm 1986 tại Tourcoing, Pháp) là một cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp người Pháp đang chơi tại Giải bóng đá ngoại hạng Anh cho câu lạc bộ Newcastle United.

DI TÍCH:

Chùa Hồng Hiên, được xây từ năm 1917 ở Fréjus, Var, thuộc Provence-Alpes-Côte d'Azur. Đây là một ngôi chùa lâu đời nhất của người Việt ở Âu châu. Chùa có một thời bị bỏ hoang phế nhưng từ thập niên 1970 trở đi đã hoạt động trở lại. 

Chùa Khánh Anh tại Evry, Essonne ngoại ô Paris là ngôi chùa lớn nhất châu Âu của người Việt.

Mộ vua Hàm Nghi : ở làng Thonac thuộc vùng Aquitaine, khu vực Dordogne, tỉnh Sarlat-la-Canéda,Montignac. 

Mộ vua Bảo Đại : tại nghĩa trang Passy trên đồi Trocadéro, thành phố Paris.

Mộ Bà Nam Phương Hoàng Hậu ở Chabrignac, là một xã thuộc tỉnh Corrèze trong vùng Nouvelle-Aquitaine miền trung Pháp.

Tòa lâu đài Losse cổ kính tọa lạc bên dòng sông Vézère, cách trung tâm làng khoảng 20 phút đi bộ. Nơi đó từng là nhà ở của công chúa Như-Mai (con trưởng của vua Hàm Nghi) trong suốt 46 năm (1930-1976).

 Phương Đình, được xây trên nền cũ của đền tử sĩ lính Đông Dương trước năm 1954.

Làng Mai, được hình thành vào đầu năm 1982, lúc đầu mang tên Làng Hồng vì trồng nhiều cây hồng ăn trái. Sau thấy cây mận pruniers d'Agen hợp phong thổ, phát triển mạnh nên đổi tên thành Làng Mai. Nguyên tên là “Đạo Tràng Mai Thôn”, là một cộng đồng tập thiền thuộc Giáo hội Phật giáo Thống nhất, tọa lạc Meyrac, 47120 Loubès-Bernac, ở Tây Nam nước Pháp, cách thủ đô Paris 600 km. Cộng đồng này do thiền sư Thích Nhất Hạnh sáng lập với chủ đích làm nơi tu hành và giảng dạy Phật giáo của Việt Nam cho mọi người muốn tìm hiểu về thiền, kể cả người gốc Việt ở Pháp. Ngôi làng có diện tích 1km², chia thành nhiều xóm với những tên gọi mang đậm màu sắc Việt như: Xóm Thượng, Xóm Trung, Xóm Hạ, Xóm Đoài.

Jardin tropical de Paris, thuộc Bois de Vincennes ở Nogent-sur-Marne, trong đó còn nền cũ ngôi đền tử sĩ tưởng niệm lính Đông Dương, tức Temple du Souvenir Indochinois. Đây nguyên thủy là một ngôi nhà cất ở Thủ Dầu Một rồi gỡ ra đem sang Pháp dùng cho cuộc Exposition coloniale de Marseille 1906. Qua năm sau chính phủ Pháp cho chuyển về Nogent-sur-Marne và đến năm 1917 thì ngôi nhà đó được dùng làm đền tử sĩ, có sắc phong (1919) của vua Nguyễn Hoằng Tông. Nhà vua còn đến viếng ngôi đền này năm 1922 nhân chuyến công du sang Pháp. Năm 1984 đền bị phá hủy hoàn toàn trong cơn hỏa hoạn, nay chỉ còn phần nền với bậc tam cấp tạc đôi rồng đá, một Phương Đình tân tạo nhỏ nay nằm ở vị trí này.

Đài Tưởng Niệm Thuyền Nhân Việt Nam, được đặt tại chùa Khánh Anh Évry,-- khánh thành 02 11 2008 do nhiều hội đoàn người Việt thực hiện. Để tưởng niệm gần một triệu người vượt biên khỏi Việt Nam bằng đường biển sau khi Miền Nam bị Cộng Sản xâm chiếm ngày 30 tháng tư năm 1975. 

Đài Kỷ Niệm thuyền Nhân, ngày 12 tháng 9 năm 2010 được dựng ở bùng binh, ngã tư thông lộ André Malraux và đại lộ des Genêts thuộc xã Bussy-Saint-Georges, thị trấn Marne-la-Vallée. Đây là bức tượng bằng đồng tác giả là điêu khắc gia Vũ Đình Lâm với tên “Niềm mơ ước của Mẹ” (Le Rêve de la Mère) thực hiện cùng với nhiều đoàn thể và cá nhân người Việt ở thị xã Bussy-Saint-Georges. 

Nhà may Áo Dài Kim Chung, nổi tiếng một thời ở Sài gòn trước năm 1975 và nổi tiếng ở Paris sau năm 1975. Đây là một cửa hiệu may áo dài cho tất cả cho những phụ nữ Việt ở Paris. 

NHỮNG SINH HOẠT VĂN HÓA

Y Phục : 

Dù xa quê hương và giữa những trang phục lộng lẫy muôn màu dành cho các phụ nữ bản xứ và Âu châu, chiếc áo dài phụ nữ Việt truyền thống vẫn được người Việt yêu thích. Các bà các cô thường mặc trong những ngày lễ hội hoặc những buổi đi lễ chùa, nhà thờ. Đây là nét văn hóa độc đáo để giới thiệu với người bản xứ. Ở Paris, ngay từ thập niên 1980 nhà  thiết kế y phục KTS Hoàng Đình Tuyên là người đầu tiên đã sáng tạo ra những chiếc áo dài truyền thống vẽ trên nền vải lụa những nét độc đáo, từ đó tạo thành một phong trào lan rộng khắp hải ngoại và  hiện đang thịnh hành  trong nước.

Đại Hội Hoa Hậu Áo Dài  năm 1994 tổ chức tại hội trường Maisons - Alfort do Hội Thanh Niên Công Giáo VN tổ chức. Ban giám khảo Nhà văn Đỗ Bình, Giám đốc thẩm Mỹ viện Christal Huỳnh, Giám đốc thẩm mỹ viện Nguyễn Thanh Vân.

Đại Hội Hoa Hậu Áo Dài năm 2000 được tổ chức ở Pavillon Baltard một hội trường ca nhạc nổi tiếng hạng sang của Paris ở 12 Ave Victor Hugo 94130 Nogent Sur Marne, do chủ nhiệm tạp chí Á Châu là nhà báo Đỗ Thành và Bà Giám đốc Trần Văn Hòa tổ chức. Đạo diễn, cố vấn nghệ thuật nhà văn Đỗ Bình. Ban giám khảo: BS Nguyễn Bá Hậu, BS Phan Minh Hiển, Nghệ sĩ Bích Thuận, Họa sĩ Lê Tài Điển, Họa sĩ Nguyễn Cầm, Nhà văn Dư Thị Diễm Buồn ( Hoa Kỳ), Giám đốc Trung tâm Paris By Night Thúy Nga. Đây là một đại hội ngoài tuyển chọn hoa hậu Áo Dài, còn trình diễn 54 sắc phục độc đáo của các dân tộc sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam. Buổi đại hội thành công vì có trên 3000 khán giả đến tham dự, nhất là đã quy tụ rất nhiều giới trẻ Việt ở Paris tham gia thiện nguyện trong việc tổ chức. Với sự góp mặt của đoàn nghệ sĩ Paris By Night đến từ Hoa Kỳ trình diễn không nhận thù lao. Số tiền thu  được hôm đó đều ủng hộ cho việc xây chùa Khánh Anh.

ẨM THỰC

Món Phở và Chả giò là những món truyền thống không những của gia đình người Việt mà còn là những món ăn rất phổ biến trong công chúng Pháp được người bản xứ ưa thích. Nhất là món chả giò được bày bán ở khắp các siêu thị trên xứ Pháp.

VÕ THUẬT

Theo những tài liệu được ghi trong sử sách về tiến trình dựng nước và giữ nước của dân tộc, Võ Thuật cổ truyền Việt Nam đã có từ lâu đời chịu sự ảnh hưởng các Võ phái có nguồn gốc Trung Hoa tạo nên những hệ phái võ thuật. Các Võ phái chính : 

Nhóm Bắc Hà (miền Bắc), nhóm Bình Định (miền Trung), nhóm Nam Bộ (miền Nam), và các võ phái có nguồn gốc từ Trung Quốc như hệ phái Thiếu Lâm. 

Nhóm Bắc Hà : Thăng Long, thủ đô Hà Nội xưa là đất dụng võ, nơi đây triều đình  thường tổ chức những cuộc khảo thí võ rất khó khăn để tuyển dụng người tài. Sau năm 1880 triều đình ra lệnh bãi bỏ những cuộc thi võ, nhiều võ gia vẫn tiếp tục bí truyền các kỹ năng lại cho con cháu. Ban đầu các phái võ Bắc Hà chỉ phát triển ở miền Bắc sau đó đã ảnh hưởng lan rộng đến các khu vực khác trong cả nước. 

Nhóm Bình Định: Tên gọi "Võ Bình Định" nguyên khởi xuất hiện vào thế kỷ thứ 15, do Nguyễn Trãi đặt và được truyền nối rồi ngộ nhận là môn võ xuất phát từ vùng Bình Định vào thời Tây Sơn. Bình Định là vùng từng thuộc vương quốc Chămpa, nơi có truyền thống võ thuật lâu đời mà những phù điêu của vương quốc Chăm còn lưu giữ hình ảnh. Đây cũng là cái nôi võ thuật miền Trung gắn liền với triều đại Tây Sơn (1778-1802). Trong thế kỷ 18, một số võ sư nổi tiếng từ miền Bắc Việt Nam và Trung Quốc chuyển đến định cư tại vùng này và dạy võ cho người dân địa phương. 

Từ thời Tây Sơn đến nay, nhóm Bình Định bao gồm nhiều môn phái xuất phát từ Bình Định và vùng phụ cận như: roi Thuận Truyền, quyền An Thái, quyền An Vinh và các hình thức võ thuật do các gia tộc, các nhà sư truyền dạy như Tây Sơn Nhạn, 

Nhóm Nam Kỳ: Các chúa Nguyễn tiếp tục xuống phía Nam và di dân từ Quảng Nam, Đà Nẵng, Quy Nhơn vào khai khẩn đất hoang tại đồng bằng sông Cửu Long. Các phái võ Nam Bộ xuất hiện cùng với quá trình mở rộng lãnh thổ bờ cõi và định cư của người Việt trong thế kỷ 18 và thế kỷ 19. Ở vùng đất mới với nhiều sắc dân nên võ thuật cũng bị  pha trộn nhiều môn võ khác như Võ Cao Miên, Võ Thiếu Lâm với kỹ thuật được cải biến cho phù hợp với điều kiện cụ thể ở miền Nam trong đó có nhu cầu tự vệ trước thú dữ và khai khẩn đất canh tác mới, đã tạo nên phái Nam Bộ đặc biệt với những môn phái được gọi là "Võ miệt rừng" hay "Võ miệt vườn."

VÕ CỔ TRUYỀN TẠI PHÁP 

Sau đệ nhị thế chiến một số người Việt đã chọn nước Pháp định cư trong đó có vài người là võ sư, từ đó mở đầu cho môn Võ cổ truyền Việt Nam tại Pháp. Theo như lời của một võ sư kể lại: “Thời gian đầu việc truyền dạy võ chưa được luật pháp cho phép, cho đến thập niên 50 một số phòng tập mới được chính thức mở ở một vài thành phố, tình trạng này kéo dài đến năm 1969. Các võ sư truyền dạy võ thuật cổ truyền Việt Nam tại Pháp rất nhiều:

Phái Trung Hòa: Nguyễn Trung Hòa là một trong những võ sư sáng lập Liên đoàn Võ thuật Việt Nam tại Pháp. Nguyễn Trung Hòa bắt đầu dạy tại Pháp năm 1948. Phái Trung Hòa do võ sư Jean Quý, đệ tử của Nguyễn Trung Hòa sáng lập sau khi sư phụ qua đời, hiện phát triển chủ yếu tại Paris.

Sơn Long quyền thuật hay Võ-Việt Nam: do võ sư Nguyễn Đức Mộc giới thiệu vào Pháp năm 1950 và phát triển đến nay.

Câu lạc bộ Võ Thuật ở Montlouçon,Võ sư Nguyễn Đan Phú.

Việt Võ Đạo, ở Paris, Võ sư Hoàng Nam.

Việt Võ Đạo, Võ sư Phạm Văn Tòng limoges.

Việt Võ Đạo, Võ sư Võ Quang Tùng Taverny.

Việt Quyền Đạo, Võ sư Đào Tuấn Ngọc sáng lập.

Tây Sơn võ đạo: xuất từ hệ phái Bình Định Tây Sơn trong nước, hiện nay do võ sư Phan Toàn Châu chấp chưởng tại Paris.

Nam Hổ Quyền: do võ sư Philippe Đặng Văn Sung chấp chưởng. Đây là một chi phái của Bình Định gia, hiện phát triển tại Nice.

Lam Sơn võ đạo: phát triển tại vùng Montpellier, đại võ sư của môn phái là Jacques Trần Văn Ba.

Quán Khí Đạo (Qwankido) : do võ sư Phạm Xuân Tòng sáng lập, hiện đang thịnh hành ở nhiều quốc gia trên thế giới.

Võ Sư PHAN TOÀN CHÂU

  Trả lời cuộc phóng vấn của đài RFI ngày 17 tháng 5 năm 2020 : Võ sư Phan Toàn Châu :

« Tôi dạy võ tại Pháp từ năm 1975 lúc mới qua đây tị nạn. Tuần lễ thứ hai đặt chân đến Pháp là tôi được trời thương cho đi dạy võ, theo lời mời của võ sư Le Conte Vĩnh Long và tiếp tục tới bây giờ để sống. 

Trả lời cuộc phóng vấn của đài RFI ngày 17 tháng 5 năm 2020 : Võ sư Phan Toàn Châu :

« Tôi dạy võ tại Pháp từ năm 1975 lúc mới qua đây tị nạn. Tuần lễ thứ hai đặt chân đến Pháp là tôi được trời thương cho đi dạy võ, theo lời mời của võ sư Le Conte Vĩnh Long và tiếp tục tới bây giờ để sống. 

Tại Việt Nam, thời học sinh, tôi có dạy võ tại trường Marie Curie. Tại Pháp, người dạy võ lên đến vài ngàn nhưng sống bằng dạy võ thì rất ít. Tôi nghĩ không tới 50 người sống về nghề võ. Tôi bước vào nghề này từ thời sinh viên vì cuộc sống du học sinh thời 1975 rất khó khăn. Mặc dù đậu vào Đại Học Sư Phạm Sài Gòn và qua Pháp lấy được bằng cử nhân, mình thấy võ cho mình rất nhiều cho nên mình không bỏ võ được. 

Sau khi suy nghĩ kỹ, mình tiếp tục nghề võ. Nghề võ nó rất tự do và cho mình rất nhiều nên mình muốn làm một cái gì đó cho võ và cho võ Việt Nam. Với gần 45 năm dạy võ tại Pháp, nhờ võ mà mình đi được khắp nơi trên thế giới : châu Âu, châu Á, châu Mỹ, châu Phi... Mình có mặc cảm võ biền nên phải viết văn. Năm nay, sau 44 năm dạy võ, tôi có mấy trăm môn sinh đai đen, cao nhất là đệ lục đẳng. Tôi hân hạnh viết quyển sách đầu tiên về võ thuật Việt Nam và bằng hình màu. Tổng cộng 11 tựa sách, trong đó có những chuyện cổ tích về võ thuật Việt Nam… với mục đích truyền bá để cho người Việt Nam và thế giới biết Việt Nam có võ sư biết văn và võ ... » 

Võ Sư ĐÀO TUẤN NGỌC

  Sinh năm 1939 tại Hải Phòng. Phụ mẫu là người Thổ-Khối, tỉnh Bắc Ninh. Thuở nhỏ theo học hết trung học chương trình phổ thông Pháp tại các trường Thầy giòng Sư Huynh La San : Hải Phòng, Nha Trang,Taberd Sài Gòn. Năm 1965 Tối nghiệp Đại Học Sư Phạm Sài Gòn ban văn khoa Pháp. Giáo sư Pháp ngữ và Âm Nhạc trường trung học Nguyễn trung Trực Rạch Giá (Kiên Giang). Cũng thời gian này mở trường truyền bá cho thanh thiếu niên rất nồng nhiệt. 

Năm 1972, bỏ ngành giáo dục, nhập ngũ làm võ sư trong Thiết đoàn 22 vùng III chiến thuật, rồi tại Bộ Chỉ huy Thiết giáp và khối Cận vệ Phủ Tổng Thống. 

Cũng trong năm 1972  ông là một trong ba người VN đầu tiên thi đậu bằng Huyền đai đệ tứ đẳng Thái Cực Đạo Đại Hàn tại Việt Nam trong cuộc thi toàn quốc do Bộ Chỉ Huy Quân Lực Đại Hàn tổ chức. Cuối năm 1974, đảm nhận chức vụ Ủy viên (giám đốc) kỹ thuật Tổng Cuộc VN Thái Cực Đạo cho đến biến cố 1975. Ông là người sáng lập ra môn phái Việt Quyền Đạo, phối hợp tinh hoa kỹ thuật những môn võ Thái Cực Đạo (Đại Hàn), Không Thủ Đạo, Nhu Đạo (Nhật bản), võ Thái, thành một môn võ mới cho Việt Nam và Thế giới.

1975 Ly hương, định cư tại Paris, Pháp. 1979 Mở lớp Việt Quyền Đạo tại Paris dạy cho môn sinh thuộc nhiều chủng tộc.

Thi lấy văn bằng chuyên môn Cao đẳng Quốc tế Mậu dịch (Paris). Năm 1985 chính thức lập Hội Văn Hóa và Võ Thuật Việt Quyền Đạo tại Paris.

Ba lần thăm cổ võ môn đồ các võ đường Việt Quyền Đạo ở Úc Đại Lợi và Hòa Kỳ.  Ngoài ra ông còn sáng tác nhạc với Tuyển tập « Đào Tuấn Ngọc 50 Tình Khúc, Một Đời Sáng Tác ». Tổ chức ba buồi Nhạc thính phòng giới thiệu Tình Khúc Đào Tuấn Ngọc ở Paris.

  NHỮNG NGÀY LỄ VĂN HÓA :

Dù xa quê hương nhưng hàng năm cộng đồng người Việt vẫn tổ chức những ngày lễ : Tết Nguyên Đán, Vu Lan, và Tết Trung Thu, Lễ Hai Bà Trưng (vào tháng hai âm lịch).

Ban Tế Tự của cộng đồng:

Phan Thế Nghiệp, Nguyễn Đức Tăng, Hoàng Đức Phương, Nguyễn Bá Lăng, Nguyễn Như Giác, Đặng Vũ Chính, Đặng Vũ Lợi, Phạm Công Khanh, Năm Châu, Trần Trọng Sự, Lê Thanh Xuân, Nguyễn Mạnh Hà, Nguyễn Hải Triều Âm.

Ban Tế Tự Hội Hành Thiện:

Tế Tổ của họ Đặng Vũ, họp gia đình vào dịp Tết Nguyên Đán nên có khá đông đồng hương tham dự.

Trong ban Tế Tự có các ông Đặng Vũ Nhuế, Đặng Vũ Biền, Đặng Vũ Lợi, Đặng Vũ Chính, và hai cháu Đặng Vũ Phúc (con ông Lợi), Đặng Vũ Minh (con Ông Chính). Ông Hoàng Đức Phương đánh trống hát Đông Xướng, 1 người Tây Xướng..

NHỮNG TÁC PHẨM BÁO CHÍ BUỔI ĐẦU Ở HẢI NGOẠI

- Tác phẩm Việt ngữ xuất hiện đầu ở Mỹ:

Võ Phiến, tập Tùy Bút Thư Gởi Bạn, năm 1976.

Ly Hương ( Tiểu thuyết) viết chung với Lê Tất Điều, năm 1977. 

Nguyên Vẹn, năm 1978.

Thơ Cao Tần, năm 1978.

Tập thơ Đất Khách của Thanh Nam.

Thủy Mộ Quan của Viên Linh.

 Lớp Sóng Phế Hưng (Hợp Lưu) của Hồ Trường An (Pháp).

- Bút ký: 

Ngẩng Mặt Nhìn Trăng Sáng, Hoàng Khởi Phong.   

Nguyễn Khắc Ngữ, Những Ngày Cuối Cùng của VNCH.

BÁO CHÍ VIỆT NGỮ

Có thể xem các nhà văn Võ Phiến, Lê Tất Điều, Thanh Nam là những người ban đầu khai phá nền văn học báo chí ở Mỹ tính từ năm 1975 đến năm 1982.

Ở Mỹ vào tháng 4 năm 1978 nhà văn Võ Phiến và nhà văn Lê Tất Điều chủ trương Tạp chí Văn Học Nghệ Thuật ở Cali, do nhà văn Mai Thảo làm chủ biên. Đây là tờ báo đầu tiên, ra được 13 số thì đình bản vào tháng 9 năm 1979. Tháng 7 năm 1982 nhà văn Mai Thảo ra mắt số Văn đầu tiên và làm chủ biên. Đến tháng 5 năm 1985 Võ Phiến và Lê Tất Điều cho tái bản tạp chí Văn nhưng cũng chỉ được 8 số phải đình bản. Tháng 2 năm 1986 tờ báo đổi tên thành tờ Văn Học do nhà văn Nguyễn Mộng Giác trông coi.

Ở Seattle, cũng năm 1978 nhà văn Thanh Nam làm Tổng Thư ký tờ Đất Mới đến ngày ông qua đời vào 2 tháng 6 năm 1985. Tháng 12 năm 1978 Nhà báo Đỗ Ngọc Yến sáng lập Tuần báo Người Việt ở Cali, sau trở thành Nhật báo đến nay và là tờ Nhật báo đông độc giả người Việt nhất ở Mỹ.

Ở Canada năm 1984 tạp chí Làng Văn của Nhạc sĩ Nguyễn Hữu Nghĩa và Nhà báo Nguyên Hương chủ trương.

Và ở Úc Tạp chí Việt Luận của Nguyễn Hưng Quốc chủ trương.

Báo chí ở Mỹ thịnh hành nhất từ 1984 - 1985 có khoảng 600 tờ báo, những năm sau đó giảm xuống còn 300 tờ. Đến năm 1990 còn lại khoảng 100 tờ.

Tháng 5 năm 1989 Cơ Quan Người Việt cho ra đời thêm tờ Thế Kỷ 21, tạp chí Chính trị Thời sự Văn Học.

Nguyệt san Thời Tập của Nhà thơ Viên Linh ra được 11 số phải đình bản. Năm 1996 Viên Linh cho ra mắt tờ Khởi Hành.

Năm 1991 Nhóm Hợp Lưu ra đời do Họa sĩ  Khánh Trường chủ trương.

Tháng 6 năm 1992 Nhóm Trân Sa ở Toronto cho ra đời tờ Trăm Con, được 14 số phải đình bản vào tháng 9 năm1993. Mùa thu năm 1994 Tạp chí Thơ Khế Iêm, Đỗ Khiêm, Phan Tấn Hải.

1998 Nguyễn Hưng Quốc cho ra tạp chí Việt ở Úc.

BÁO CHÍ VIỆT NGỮ Ở PARIS

Trước năm 1975 báo Giáo Xứ là tờ báo Việt ngữ đầu tiên ở Pháp do linh mục Trần Thanh Giản phụ trách. Kế đến Nguyệt san Hương Quê của tòa đại sứ VNCH phát hành do TS Trần Minh Trâm và Lê Thị Phương Trà phụ trách.Tiếp theo tờ Nhân Bản do Tổng hội SV Paris thực hiện. Tờ Xuyên Việt do Nhóm Sinh viên Công giáo Paris thực hiện. Hội Việt kiều yêu nước theo CS ra tờ Đoàn Kết do Nguyễn Văn Ty phụ trách. Nhóm trí thức thiên tả ra tờ Khoa Học Xã Hội do GS Hoàng Xuân Hãn phụ trách. 

Sau Năm 1975 làn sóng tị nạn Cộng Sản của người Việt ồ ạt đến Pháp. Tờ Đoàn Kết của nhóm trí thức cộng sản bị đình bản, tờ Diễn Đàn được thực hiện do nhóm trí thức thuộc thành phần thứ ba do GS Nguyễn Ngọc Giao phụ trách. Tờ Con Ong năm xưa ở Sài gòn được tái bản ở Paris do Nhà báo Trần Tam Tiệp và nhà thơ Minh Đức Hoài Trinh thực hiện. Văn Phòng Liên Lạc các Hội Đoàn ra báo tam cá nguyệt thực hiện do: TS Trần Bình Tịnh, Nhà báo Phạm Hữu, Ông Đinh Văn Ngọc, Ông Nguyễn Tấn Hớn.. Tờ Đường Mới do Ông Huỳnh Bá Yết Dương thực hiện. Nguyệt san Chiến Hữu do Nhà báo Phạm Hữu thực hiện. Nguyệt san Ái Hữu do Sinh viên Orsay  phụ trách. Nguyệt san Vùng Dậy do Trung tướng Trần Văn Trung phụ trách. Tờ báo Pháp ngữ Droit de L’homme do Linh mục Trần Thanh Giản thực hiện. Nguyệt san Tiếng Gọi Dân Tộc do KS Võ Long Triều thực hiện. Tờ nhật báo Tin Tức song ngữ do Nhà báo Nguyễn Đình Nhân và TS Đặng Phương Nghi thực hiện. Nguyệt san Ý Dân do KS Dương Văn Lợi thực hiện. Nguyệt san Sự Thật do Nhà báo Hứa Vạng Thọ chủ trương, chủ bút Ngô Quốc Dũng. Thờ Ép Phê do Nhà báo Trần Trung Quân thực hiện, Nguyệt san Nạng Gỗ do Ông Nguyễn Quang Hạnh, Ông Nguyễn Đức Tăng thực hiện. Nguyệt san Chiến Sỹ VNCH do nhà báo Phạm Văn Đức chủ nhiệm, Tờ Bạn Đường do Nhà báo Từ Ngọc Lê thực hiện. Tờ Thông Luận do KS Nguyễn Gia Kiểng thực hiện. Nguyệt san Viễn Tượng Việt Nam do LS Trần Thanh Hiệp và GS Vũ Thiện Hân thực hiên. Tập san Hội Y Giới phụ trách BS Tạ Thanh Minh, BS Phạm Tu Chính,  Báo Hàng Không do KS Nguyễn Xuân Lang phụ trách. Báo Ái Hữu Lê Ngọc Hân Mỹ Tho do Nhà thơ Âu Dương Trọng Lễ phụ trách. Báo Ái Hữu Pétrus Ký do LS Nguyễn Văn Hoàng thực hiện. Báo Âu Du do TS Ngô Nguyên Dũng thực hiện…Báo Văn Lang do Hội Việt Tộc thực hiện.

TRUYỀN THÔNG

Đài Radio Sài Gòn BS Trần Duy Tâm phụ trách.

Ban biên tập: TS Trần Bình Tịnh, Nhạc sĩ Trần Văn Trạch, GS Nguyễn Vô Kỷ, Nhà văn Đỗ Bình, Nhà biên khảo Nguyễn Đức Tăng. 

Đài Radio Á Châu Nhà báo Tô Vũ phụ trách.

Ban biên tập: GS Nguyễn Ngọc Chân,  Nhà báo Nguyễn Thừa Thính.

Đài Radio Cộng Đồng, Tiếng Nói  Người Việt Quốc Gia tại Pháp. Phụ trách biên tập:

Tôn Thất Vinh, Vân Hải, Phạm Anh Dũng, Nguyễn Đình Châu.

Đài RGB, do địa phương Cergy chủ trương. Ban biên tập nhà văn Đỗ Bình….

Đài RFI, do chính phủ Pháp chủ trương. Ban biên tập: Bạch Thái Quốc, Tú Anh, Thanh Phương, Trọng Nghĩa, Ánh Nguyệt, Quản Mỹ Lan, Thụy Khê, Hồng Biên,hụy My,  Nguyễn Bảo Hưng, Tuấn Thảo,Đức Bình, Đức...

NHỮNG TẬP SAN TƯ TƯỞNG VĂN HỌC NGHỆ THUẬT

Tập san Định Hướng do GS Nguyễn Đăng Trúc chủ trương. Tuyển tập Làng Xưa Phố Cũ do TS Nguyễn Văn Hướng chủ trương. Tuyển tập Văn Bút Âu Châu do nhà văn Từ Nguyên chủ trương. Tạp chí Quê Mẹ do Nhà báo Võ Văn Ái thực hiện. Tạp chí Tự Do, người chủ trương GS Phạm Việt Tuyền, sau TS Đặng Vũ Chính làm chủ nhiệm, GS Đặng Phương Nghi chủ bút. Nguyệt san Ngày Mới do nhà văn Diễm Thy chủ nhiệm, Lê Trân chủ bút. Nguyệt san Diễn Đàn Người Việt do nhà báo Lê Đình Điểu chủ trương. Nguyệt san Hoa Tình Thương do nhà văn Nguyễn Văn Xuyên chủ trương, chủ bút nhà thơ Đỗ Bình. Nguyệt san Văn Lang do GS Hoàng Đức Phương, Phan Thế Nghiệp chủ trương. Ngoài ra còn có nguyệt san Hoằng Pháp do chùa Linh Sơn chủ trương. Nguyêt san Khánh Anh do chùa Khánh Anh chủ trương và Nguyệt san Giáo Xứ do Giáo xứ chủ trương, GS Phạm Bá Nha chủ bút.

THƯ VIỆN

Thư viện Cergy do Nhà văn Đỗ Bình chủ trương. Thư Viện Diên Hồng do GS Bạch Thái Hà chủ trương. Thư Viện Giáo Xứ VN Paris do Linh mục Đinh Đồng Thượng Sách chủ trương. Thư Viện Chùa Khánh Anh do Hòa thượng Thích Minh Tâm chủ trương.

TRUNG TÂM SINH HOẠT CỘNG ĐỒNG

Viện Pháp Á. Hội Y Sĩ.

Trụ sở Tổng Hội Sinh Viên Paris.

Nhà thờ Saint Hyppolyte.

HỘI ĐOÀN

Hội Y Giới VN Tự Do: BS Lê Quang Thuận.

Hội Y Giới: BS Tạ Thanh Minh. 

Hội Y Sĩ Việt Nam: BS Trần Quang Lộc.    

Hội Chuyên Gia : KS Nguyễn Ngọc Danh.

Hội Văn Hóa Việt Nam, Nhà văn Đỗ Bình

Hội Liên Trường : Ông Trần Bình San.

Hội Đồng Hương Huế : GS Thái Hạc Oanh.

Hội Ái Hữu Hành Thiện : KS Đặng Vũ Nhuế.

Hội Thanh Niên Tị Nạn: Ông Nguyễn Ngọc Liêm.

Hội Gia Long: GS Nguyễn Minh Khánh.

Hội Gia Long Âu Châu : Bà  Thiên Nga.

Hội Trưng Vương

Hội Ái Hữu Pétrus Ký: LS Nguyễn Văn Hoàng. 

Hội Jean Jacques Rousseau: KS Nguyễn Ngọc Cường. 

Cộng Đồng Người Việt Quốc gia tại Pháp: sáng lập, Cựu Đại tá Mai Viết Triết.

Hội Cựu Quân Nhân: Cựu Trung Tướng Trần Văn Trung,

Tập Thể Chiến Sĩ VNCH: Cựu Đại tá BS Hoàng Cơ Lân.

Hội Hải Quân Hàng Hải: Ông Đặng Vũ Lợi,

Hội Cựu Quân Nhân Miền Tây Nước Pháp : Ông Nguyễn Văn Bé, Ông Trần Văn Thông. 

Hội Không Quân : Cựu Đại tá Châu Hữu Lộc, Nguyễn Phúc Tửng, Nguyễn Long Nhan.

Hội Võ Bị Đà Lạt: Ông Phạm Văn Đức. 

Hội CSQG: Ông Võ Văn Phước.

Hội Hướng Đạo : Nghiêm Văn Thạch, Ông Đỗ Đăng Di. 

Chi Hội Phụ Nữ Âu Cơ Paris : Bà Dương Thúy Phượng

Hội Cao Niên: Trung Tướng  Trần Văn Trung, 

Hội Thương Phế Binh VNVH: Ông Nguyễn Quang Hạnh. 

Hội Ái Hữu Ngoại Giao: TTK Ông Nguyễn Đức Tăng. 

Hội Chuyên Gia VN : KS Nguyễn Ngọc Danh. 

Hội Văn Bút Quốc tế : Nhà văn Từ Nguyên. 

Nhà Văn Hóa Cổ Truyền Việt Nam : GS Trương Thị Quỳnh Hạnh.

Nhóm Phượng Ca: GS Phương Oanh, người thành lập.

Hội Việt Tộc: GS Hoàng Đức Phương.

Hội Ái Hữu Lê Ngọc Hân Nguyễn Đình Chiểu: Bà Phạm Thị Phia. 

Hội Ái hữu Công Chánh: KS Đỗ Hữu Hứa.  

Tổng hội Sinh viên Việt Nam tại Paris có thể xem là kế thừa từ Tổng hội Sinh viên Việt Nam tại Pháp, thành lập từ thập niên 1960 nhưng sau này tổ chức này suy yếu và tan rã, và từ đó THSVVN Paris ra đời. Lúc đầu, những hoạt động của THSVVNP mang đậm tính chất ái hữu nhưng theo thời gian, các hoạt động được tăng cường và biến đổi dần. Ngày nay, THSVVNP có thể được coi như một tổ chức đa diện hàng đầu của cộng đồng người Việt trong vùng Paris và lân cận. Ba mục tiêu của Hội là

Tranh đấu cho Tự do

Bảo tồn văn hóa

Xây dựng tương lai.

Ngoài những hoạt động thường xuyên được tổ chức như các hội thảo chuyên đề, giải thể thao, hội Tết, THSVVNP còn chú trọng những mặt sau đây :

Âm nhạc : Thành lập Văn Đoàn Lam Sơn phổ biến các ca khúc do nhóm tự sáng tác và phát hành băng nhạc.

Báo chí - thông tin : Phát hành Tờ Thông Tin Sinh Viên và báo Nhân Bản.

Hội Sinh Viên Orsay : Phát hànhTờ Ái Hữu, chủ nhiệm Phạm Minh Hoàng, Chủ bút Lệ Hằng.

Hội Ái Hữu Dược Sĩ Người Việt Hải Ngoại ở Paris do GS Đặng Vũ Biền làm Chủ tịch. Hội sinh hoạt Ngày Văn Hóa Việt Nam được tổ chức hằng năm tại Cư Xá Sinh Viên Paris.

Hội Thơ Ba Lê Thi Xã sáng lập do hai nhà thơ Hương Bình (GS Cao Văn Chiểu) và Hàm Thạch (GS Nguyễn Xuân Nhẫn), Hội trưởng là nữ sĩ Minh Châu GS Thái Hạc Oanh, Phó hội trưởng nhà thơ Phương Du Nguyễn Bá Hậu, Tổng thư ký nhà thơ Đỗ Bình. Trụ sở là một tòa nhà cao tầng tại số 14 Bld de Vaugirard, Paris 15è do tòa thị chính Paris cấp. Trích lời phát biểu của nhà thơ Phương Du về Ba Lê Thi Xã  đăng trên nguyệt  san Á Châu ở Paris, Việt Nam Forum ở Đức và Tuần báo Đại Chúng ở V.A, Hoa Kỳ:

«Ba Lê Thi Xã: là một hội thơ có khuynh hướng Đường Thi do hai cố thi sĩ Hương Bình Cao Văn Chiểu và Hàm Thạch Nguyễn Xuân Nhẫn sáng lập. Thời gian sau, Nữ sĩ Minh Châu Thái Hạc Oanh cùng với nhà thơ Phương Du là những cột trụ của Ba Lê Thi Xã. Hội quy tụ nhiều trí thức khoa bảng, như giáo sư đại học, bác sĩ, luật gia, học giả, dịch giả…vv... nhưng có tâm hồn thơ, nên có nhiều nguời đã thành danh trong làng thơ trước 75 và hiện nay. Thời gian trôi đi, nhiều nguời trong nhóm đã khuất như : nhà thơ Đào Trọng Đủ, nhà thơ Hương Bình Cao Văn Chiểu, nhà thơ Hàm Thạch Nguyễn Xuân Nhẫn, nhà thơ Bằng Vân Trần Văn Bảng, nhà thơ Đàn Đức Nhân, nhà thơ Huỳnh Khắc Dụng, nhà thơ Lương Giang Phạm Trọng Nhân, nhà thơ Phuợng Linh Đỗ Quang Trị, nhà thơ Nguyễn Thường Xuân, nhà thơ Việt Hoài, nữ sĩ Liên Trang Phạm Thị Ngoạn (Ái nữ cụ Phạm Quỳnh), nữ sĩ Thanh Liên, Nhà thơ Song Thái Phạm Công Huyền, nữ sĩ Minh Châu Thái Hạc Oanh, nhà thơ Vân Uyên Nguyễn Văn Ái, nhà thơ Hương Giang Thái Văn Kiểm, nhà thơ Phương Du Nguyễn Bá Hậu... Những nguời còn lại như : nữ sĩ Quỳnh Liên Công Tằng Tôn Nữ Quỳnh Liên, nữ sĩ Phạm Thị Nhung, nhà thơ Khuê Trai Vũ Quốc Thúc, nhà thơ Hoài Việt Nguyễn Văn Hướng, nhà thơ Hồ Trọng Khôi, nhà thơ Đỗ Bình …vv… Nhà thơ Đỗ Bình là người trẻ tuổi nhất đã bỏ ra nhiều công sức giúp ích rất đắc lực cho Ba Lê Thi Xã quy tụ những nhà văn nhà thơ hải ngoại.»

Hội Câu Lạc Bộ Văn Hóa VN Paris : Sáng lập Nhà văn Đỗ Bình, Chủ tịch GS Trần Văn Bảng, BS Nguyễn Bá Hậu, Nhà biên khảo Nguyễn Đức Tăng, BS Phan Khắc Tường...

Văn Phòng Liên Đới Xã Hội: Các ông Trần Minh Răn, Phan Lâm Khanh sáng lập. Ông Trần Minh Răn trách nhiệm điều hành. Đây là một hội mục đích làm việc thiện nguyện xã hội giúp đỡ những người đồng hương về mặt hành chánh, vấn đáp những luật lệ an sinh đến xã hội, hướng dẫn người đồng hương thăm những thắng cảnh đẹp, di tích lịch văn hóa, lịch sử của Pháp và các nước Âu Châu. Ngoài ra còn mở những lớp dạy Việt ngữ, Pháp ngữ, âm nhạc và hội họa, được sự hưởng ứng tham gia rất đông đồng hương đến giúp. Những khuôn mặt thiện nguyện : Phượng Anh, Dương Thúy Phượng, Tuyết Vân, Vương Yến, Vương Mai, Mai, Cô Hoa, Thuyết Mai, Thanh Hương, Vân Hạc, Trần Minh Răn, Phan Lâm Khanh, Maurice Thái, Nguyễn Lương Thận, Nguyễn Đức Tăng, Nguyễn Cao Đường, Bảo Tuấn, Võ Công Minh, Phạm Xuân Dũng, Nguyễn Bá Linh, Đoàn Trần Thiều, Khuất Duy Tường, Đỗ Bình.  

Trung Tâm Việt ngữ Văn Lang : Do Văn Phòng Liên Đới Xã Hội thành lập, giáo viên : Dương Thúy Phượng,  Vân Hạc, Nguyễn Cao Đường, Thanh Hương, Võ Công Minh dạy hội họa, Phạm Xuân Dũng dạy âm nhạc.

Lóp Việt Ngữ École sauvage do Cô Tôn Nữ Hoàng Mai sáng lập để dạy những trẻ em Việt. Ngoài ra cô giáo Mai còn phụ trách lớp Việt ngữ tại một trường trung học danh tiếng của Pháp là  Lycée Louis- le- Grand.

PARIS VÀ VĂN NGHỆ SĨ

Nghệ sĩ là người sáng tạo ra nghệ thuật mà nghệ thuật thì bao la vô tận. Một tác phẩm nghệ thuật đích thực bắt nguồn từ những ý nghĩ và cảm xúc thực không giả tạo vay mượn. Người nghệ sĩ không thể đem suy nghĩ hôm nay để luận về tâm cảnh người xưa vì thời gian và cảm xúc không hợp nhất. Nguồn cảm xúc của nghệ sĩ chợt đến và dễ tan biến như sương khói mây bay nhưng sẽ để lại cho đời tác phẩm. 

Những Đạo Diễn, Diễn Viên Điện Ảnh:

Đạo diễn: Eric Hung, (Lê Hùng), Hoàng Anh Tuấn, Trần Văn Trạch, Trần Anh Hùng.

Đạo diễn Sân khấu: Lê Phương.

Diễn viên: Kim Chung, trong phim Kiếp Hoa do hãng phim Công ty điện ảnh Kim Chung thực hiện.

Diễn viên Thu Trang trong phim Chúng tôi muốn sống của đạo diễn Vĩnh Noãn. Diễn viên Thu Trang tên thật là Công Thị Nghĩa đỗ TS Sử Học ở Paris.

Diễn viên Mỹ Hòa, diễn viên Phương Hồng Ngọc, diễn viên Mộng Tuyền, diễn viên Phạm Linh Đan, diễn viên Trần Nữ Yên Khê. Diễn viên Vũ Ngọc Tuân, một diễn viên trong giới điện ảnh Pháp vào thập niên 60. Diễn viên Ngọc Đức  khuôn mặt nổi của điện ảnh miền Nam trước năm 1975. Diễn viên phim ảnh Thanh Hùng, diễn viên Đỗ Thạch Dũng.

Họa sĩ :

Lê Phổ, Nguyễn Văn Thọ, Mai Trung Thứ, Vĩnh Ấn, Thái Tuấn, Minh Châu Thái Hạc Oanh, Dương Cẩm Chương,  Đỗ Văn Bình, Lê Tài Điển, Nguyễn Cầm, Võ Hoài Nam, Việt Hồ, Võ Văn ký, Võ Công Minh, Vũ Thái Hòa, Vũ Đình Lâm, Nguyễn Đức Tăng, Phạm Tăng…  

Điêu Khắc:

Điêu khắc gia Điền Phùng Thị, điêu khắc gia Anh Trần, điêu khắc gia Vương Thu Thủy, Phạm Trọng Chánh, Lê Tài Điển…

Những Giáo Sư, Học Giả, Nhà Biên Khảo:

GS Hoàng Xuân Hãn, GS Võ Thu Tịnh, GS Vũ Quốc Thúc, GS Nguyễn Thế Anh, GS Đặng Phương Nghi, GS Phạm Thị Nhung,  GS Hoàng Đức Phương, GS Nguyễn Bá Lăng, GS Bùi Sỹ Thành, GS Nguyễn Đăng Trúc, GS Đoàn Đức Nhân, GS Nguyễn Thị Hoàng, GS Lê Mộng Nguyên, GS Đỗ Mạnh Tri, GS Phạm Bá Nha, GS Lê Đình Thông, GS Nguyễn Phú Thứ,  GS Trần Văn Cảnh, GS Vũ Thiện Hân, GS Tôn Thất Long, GS Phạm Văn Ái, GS Đặng Tiến, GS Tạ Trọng Hiệp, GS Nguyễn Thùy, TS Thái Văn Kiểm, TS Phạm Trọng Chánh, BS Nguyễn Văn Ba, BS Nguyễn Bá Hậu, BS Nguyễn Đương Tịnh, BS Nguyễn Tối Thiện, LS Trần Thanh Hiệp, Nhà văn Trần Đại Sỹ, Nhà Biên khảo Bạch Phát Tú Tài Phạm Xuân Hy, Nhà Biên khảo Nguyễn Đức Tăng, Nhà Biên khảo Trần Văn Quyện Trần Khánh...

Trong mỗi tâm hồn người Việt khi rời quê hương ra đi đều mang theo hình bóng quê hương, trong số đó có những người ngày trước là những văn nghệ sĩ, có người sau này tha hương nhớ nhà làm thơ viết văn thành văn thi sĩ. Ba lê Thi Xã, một hội thơ Luật danh tiếng nhất Paris quy tụ nhiều nhà thơ nổi tiếng nhưng trong đó có một số người không thích in tác phẩm dù rằng đã viết hàng trăm bài thơ. Ở Paris rất nhiều tạp chí mang tính ái hữu, hội đoàn, nhưng cũng có những tạp chí mang tính chuyên nghiệp, có những nhà báo thật tận tụy đeo đuổi nghiệp báo đến cuối đời. Họ là những người có trình độ, học vị nhưng  quá say mê làm báo nên hầu hết trong số ấy phải sống bằng nghề khác để lấy tiền nuôi báo. Có thể kể :Nhà báo An Khê, Nhà báo Phạm Việt Tuyền, Nhà báo Trần Tam Tiệp, Nhà báo Võ Văn Ái, Nhà báo Ỷ Lan,Nhà báo Trần Trung Quân, Nhà báo Phạm Hữu, Nhà báo Tô Vũ, Nhà báo Đặng Phương Nghi, Nhà báo Nguyễn Đình Nhân, Nhà báo Lê Trân, Nhà báo Diễm Thy, Nhà báo Hứa Vạng Thọ, Nhà báo Từ Ngọc Lê, Nhà báo Bùi Tín. 

Những Nhà Báo:

Nhà báo An Khê, Nhà báo Trần Văn Ân, Nhà báo Phạm Việt Tuyền, Trần Tam Tiệp, Nhà báo Võ Văn Ái,  Nhà báo Trần Trung Quân, Nhà báo Nguyễn Trần, Nhà báo Thế Huy, Nhà báo Hứa Vạng Thọ, Nhà báo Ngô Quốc Dũng, Nhà báo Phạm Hữu, Nhà báo Đỗ Việt, Nhà báo Từ Ngọc Lê, Nhà báo Dương Văn Lợi, Nhà báo Phan Ngọc Khuê, Nhà báo Từ Thức, Nhà báo Bùi Tín, Nhà báo Nguyễn Văn Huy, Nhà báo Huỳnh Tâm, Nhà báo Lê Trân, Nhà báo Tô Vũ, Nhà báo Nguyễn Đình Nhân, Nhà báo Đặng Phương Nghi, Nhà báo Từ An, Nhà báo Lệ Hằng, Nhà báo Diễm Thy, Nhà báo Phương Mai, Nhà báo Ỷ Lan.

Nhà Phê Bình:

Thụy Khuê, Liễu Trương, Nguyễn Thị Hoàng, Nguyễn Hưng Quốc, Đặng Tiến, Hồ Trường An, Nguyễn Thùy, Võ Thu Tịnh.

Những Nhà Văn, Nhà Thơ: 

Nhà văn An Khê, Nhà văn Trần Văn Ân, Nhà văn Nguyễn Tiến Lãng, Nhà văn Duyên Anh, Nhà văn Trần Tam Tiệp, Nhà văn Hồ trường An, Nhà văn Từ Nguyên, Nhà văn Trần Đại Sĩ, Nhà văn Nguyễn Thùy, Nhà văn Bùi Văn Nhẫm, Nhà văn Mạch Bích, Nhà văn Từ trì, Nhà văn Từ Thức, Nhà văn Tiểu Tử, Nhà văn Kiệt Tấn, Nhà văn Nguyễn Vân Xuyên, Nhà văn Nguyễn Đương Tịnh, Nhà văn Bình Huyên, Nhà văn Võ Đức Trung, Nhà văn Vũ Thư Hiên, Nhà văn Cổ Ngư, Nhà văn Bùi Tĩnh, Nhà văn Ngọc Khôi, Nhà văn Sĩ Liêm, Nhà văn Sĩ Trung, Nhà văn Trần Song Thu, Nhà văn Trần Trung Quân, Nhà văn Lucien Trọng, Trần Vũ. Nhà văn Sơn Khanh  Nguyễn Văn Lộc, Nhà dịch thuật Nghiêm Xuân  X. ( trưởng nam của Tổng Trấn Nghiêm Xuân Thiện), Nhà dịch thuật Phan Huy Đường, Nhà dịch thuật Nguyễn Tấn Phước, Nhà dịch thuật Đặng Quốc Cơ, Nhà dịch thuật Nguyễn Thị Phượng Anh, Nhà dịch thuật Liều Phong.

Nhà thơ Đào Trọng Đủ, nhà thơ Hương Bình Cao Văn Chiểu, nhà thơ Hàm Thạch Nguyễn Xuân Nhẫn, nhà thơ Bằng Vân Trần Văn Bảng, nhà thơ Đàn Đức Nhân, nhà thơ Huỳnh Khắc Dụng, nhà thơ Lương Giang Phạm Trọng Nhân, nhà thơ Phuợng Linh Đỗ Quang Trị, nhà thơ Nguyễn Thường Xuân, Nhà thơ Song Thái Phạm Công Huyền, nhà thơ Vân Uyên Nguyễn Văn Ái, nhà thơ Hương Giang Thái Văn Kiểm, nhà thơ Khuê Trai Vũ Quốc Thúc, nhà thơ Phương Du Nguyễn Bá Hậu, nhà thơ Hoài Việt Nguyễn Văn Hướng, nhà thơ Hồ Trọng Khôi, nhà thơ Đỗ Bình, Nhà thơ Nhất Uyên, Nhà thơ Vũ Linh, Nhà thơ Cung Chi (Linh mục Đinh Đồng Thượng Sách) Nhà thơ Vũ Nguyên Bích Quốc Hùng, tác giả Lời ca khúc Mưa Chiều Kỷ Niệm, Nhà thơ Gia Trạng Lê Ngọc Quỳnh, Văn Bá Nguyễn Văn Ba, Nhà thơ Tôn Thất Phú Sĩ, Nhà thơ Thi Vũ, Nhà thơ Thế Huy, Nhà thơ Trọng Lễ, Nhà thơ Trịnh Cơ. 

Nhà Văn, Nhà Thơ Nữ:

Nhà văn Thanh Phương, Nhà văn Tiêu Nương, Nhà văn Phan Thị Trọng Tuyến, Nhà văn Ỷ Lan, Nhà văn Diễm Thy, Nhà văn Huyền Châu, Nhà văn Miêng, Nhà văn Trần thị Diệu Tâm, Nhà văn Đặng Mai Lan, Nhà văn Trúc Thanh, Nhà văn Mai Ninh, Nhà văn Quỳnh Dao, Nhà văn Vân Hải, Nhà văn Dương Thu Hương, Nhà thơ Vân Nương, Nhà thơ Minh Châu Thái Hạc Oanh, Nhà thơ Thái Ngộ Khê, Nhà thơ Thân Thị Ngọc Quế, Nhà thơ  Liên Trang Phạm Thị Ngoạn (Ái nữ cụ Phạm Quỳnh),  Nhà thơ Thanh Liên, Nhà thơ Quỳnh Liên Công Tằng Tôn Nữ Quỳnh Liên, Nhà thơ Phạm Thị Nhung, Nhà thơ Hà Lan Phương, Nhà thơ Thụy Khanh, Nhà thơ Dã Thảo, Nhà thơ Bích xuân, Nhà thơ Thụy Hương, Nhà thơ Thiên Định, Nhà thơ Chân Phương Lê Mỹ, Nhà thơ  Việt Dương Nhân, Hoàng Minh Tâm, Nhà thơ Hoàng Bích Đào, Nhà thơ Tôn Nữ Ngọc Ninh, Nhà thơ Xuân Nương, Nhà thơ Ngọc Thanh, Nhà thơ Huyền Mi, Nhà thơ Nguyễn Mây Thu, Nhà thơ CaroleThanh Hương, Nhà thơ Thy Thảo.

NHỮNG NGƯỜI MỘT THỜI VANG BÓNG: 

Nhà Thơ BẰNG VÂN

  Tên thật Trần Văn Bảng sinh năm 1909, từ trần ngày 25 tháng 11 năm 1996, hưởng thọ 88 tuổi. Tốt nghiệp Y Khoa Đại học Hà Nội năm 1940, nếu tính từ năm 1935 (khóa đầu tiên có luận án Tiến sĩ Y khoa trình ở Đại học Y Khoa Hà Nội) đến niên khóa 1940 thì BS Trần văn Bảng là 1 trong số 115 bác sĩ đầu tiên ra trường ở Đại Học Y Khoa Hà Nội. Cùng khóa năm đó có các Bác sĩ Thái Can, Vũ Minh Ngọc, Tôn Thất Tùng, Trương Duy Thụ, Phạm Văn Triển… Bác Sĩ Trần Văn Bảng hành nghề Y sĩ ở phòng mạch tư, dạy học ở Đại Học Y Khoa Hà Nội và Sàigòn.

Cựu giám đốc bệnh viên Chợ Quán. Năm 1977 ông qua Pháp định cư ở Créteil, Val de Marne ngoại ô Paris. Bác sĩ tiếp tục viết văn, làm thơ với nhiều bút hiệu Bằng Vân, Lưu Văn Vong, Sĩ Ngông. Tác phẩm để lại: những tập thơ nhỏ như Mảng Vui (1971), Mếu Cười (1979), Huyền Thoại Tình và Thơ (1981), Duyên Thơ Tình Bạn (1985), Thơ Dịch Bằng Vân, Sợi Tơ Lòng (1995), Sống Đẹp Chết Đẹp (1995), Thơ Tục Cổ Kim viết chung với nhiều người, nhiều bài viết trên Tập San Y Học của Nghiệp Đoàn Y Sĩ Việt Nam Cộng Hòa trước năm 1975, trên các Đặc San các Hội Y Sĩ tại Hải Ngoại sau 1975, tác phẩm cuối cùng Thư Mục Y Giới, Văn Thi Nghệ Sĩ (do 2 hội Y Sĩ Gia Nã Đại và Pháp hoàn tất năm 1997). 

Là một trong số những nhà thơ đặc biệt ở Paris, ông có phong cách tiêu dao nhưng làm thơ Mếu Cười. Ông là lớp thi sĩ tiêu biểu năm xưa như Vũ Hoàng Chương, Đinh Hùng, Thái Can, Nguyên Sa.…, và là mẫu «thi sĩ » của Hội Ba Lê Thi Xã không những làm thơ hay mà còn có một lối sống rất nghệ sĩ. Ông là một giáo sư y khoa giỏi nghề nhưng mê thơ. Sự tích cực cho văn học đã làm nâng cao giá trị những nhà thơ ở Paris. Ông là thành viên Câu Lạc Bộ Văn Hóa VN Paris.

  Nhà Thơ HOÀI VIỆT

Tên thật là Nguyễn Văn Hướng, sinh năm 1931 tại làng Ngọc Anh Huế. 

Tác phẩm:

Tôi Yêu (thơ,1962)

Tình Em Nho Nhỏ (thơ in năm 1962)

Ngày Mẹ Về (thơ 1978)

Quê Người (thơ in năm 1987). 

Amour et liberté (1995) thơ Pháp ngữ

Mai Vàng Đất Việt (với Ái Liên) họa truyện(1998)

Chút Tình Cho Huế (thơ, 2000)

Mây ngàn (với Vũ Hối) (2002) thi họa tam ngữ

La Dame de la pleine lune (2011) chuyện song ngữ

Tình thương và Minh Triết ( với Khánh Vân) (2008) thi họa song ngữ

Prix Michel Ange du « Cercle Européen de la poésie, des Arts et des lettres »  

Thuở còn rất trẻ ông theo những phong trào chống Thực dân đòi độc lập tự do cho dân tộc. Công việc đang dở dang, bị truy nã nên đã qua Pháp du học năm 1955, đỗ tiến sĩ và trở thành nhà nghiên cứu khoa học thuộc: Trung Tâm Nghiên Cứu Khoa Học Quốc Gia Pháp, nhưng rất thiết tha văn hóa dân tộc, và Bút hiệu Hoài Việt mang ý nghĩa này. Ông là một trong nhóm chủ trương Bộ tuyển tập Làng Xưa Phố Cũ gồm những bài thơ, truyện ngắn và biên khảo và Bộ Duo song ngữ văn chương Pháp Việt. Trong một số truyện ngắn như: Ngọc Anh, Máu Đẫm Cành Xoài… ông diễn tả khung cảnh, sự việc, và tâm lý nhân vật rất tỉ mỉ. Ngôn ngữ trong truyện được đãi lọc, câu văn mạch lạc, trong sáng, bố cục chặt chẽ và có ý tưởng. Ông có khiếu viết văn nhưng rất tiếc ông lại không viết truyện nhiều! 

Ông là thành viên Ba Lê Thi Xã và  Câu Lạc Bộ Văn Hóa VN Paris.

  Nhà Thơ HỒ TRỌNG KHÔI, là tên thật, sinh trưởng tại Huế, sinh năm 1923 tại Cố đô Phú Xuân (Thuận Hóa). Ông qua Pháp định cư vào thập niên 1960, là nhà cựu ngoại giao Pháp. Ông sáng tác thơ từ thuở còn rất trẻ và làm thơ rất nhanh. Thơ ông hay, và đã có trên 500 bài thơ.

Tác phẩm:  Thương Về Quê Mẹ (thơ)

Dòng Thơ Tình Sử (thơ)

Tận Thế Hay Không ?( Lược Khảo và Tiểu Luận) 1999.

Sẽ Xuất Bản:

Tạo Hóa Và Thân Phận Chúng Ta (Tiểu Luận)

Ông thường tham dự những sinh hoạt văn hóa và là một diễn giả nổi tiếng về văn học ở Paris. Ngoài ra nhà thơ còn cộng tác với nhiều tạp chí văn học ở hải ngoại. Ông là thành viên Ba Lê Thi Xã, và Câu Lạc Bộ Văn Hóa VN Paris. Thành Viên Văn Bút VN Âu Châu.

  Nhà Báo Nhà Văn TÔ VŨ, tên thật là Phạm Ngọc Huyền, cựu học sinh trường Bưởi, cựu sinh viên Đại học Hà Nội. Di cư vào Nam 1954, cựu công chức VNCH. Đi tu nghiệp Pháp thập niên 1960. Là sáng lập và chủ biên Đài phát thanh Á Châu tại Paris. Chủ biên Diễn Đàn Cà Kê, ký giả một số tạp chí hải ngoại.

Tác giả : Tiểu thuyết Hạnh, Tập Phiếm luận Cà Kê Dê Ngỗng.

Nhà văn Tô Vũ là một khuôn mặt nổi tiếng trong sinh hoạt cộng đồng ở Paris.

Về phương diện Văn Hóa ông là một diễn giả, thường giới thiệu tác phẩm và tác giả trong những buổi ra mắt sách. Tường thuật những sinh sinh hoạt cộng đồng trên Đài phát thanh Á Châu. Ông là thành viên Câu Lạc Bộ Văn Hóa VN Paris.

  Nhà Thơ CUNG CHI, tên thật là Đinh Đồng Thượng Sách, ông sinh ngày 15 tháng 8 năm 1939 tại Tử Nê, Bắc Ninh, thuở nhỏ được học chữ Nho với ông bác họ.

1950 vào tiểu chủng viện Antôn Ninh Đạo Ngạn, Bắc Ninh, học xong trung học phổ thông ở Hà Nội. 

1954 Vào Nam.

1958 Đậu tú tài, ghi tên học Đại Học Văn Khoa Sài Gòn. 

1959 lên học Giáo Hoàng Học Viện Đà Lạt.

1960 trở về tiếp tục học Đại Học Văn Khoa.

1963 Tốt nghiệp cử nhân giáo khoa Việt Hán Đại Học Văn Khoa Sài Gòn, sau đó đi dạy học ở trường Nguyễn Trãi. Hằng năm ông được mời chấm thi và chủ khảo một trung tâm Tú Tài. Lần chót chấm thi tú tài là năm 1965. Cũng trong năm 1965 ông đã trình tiểu luận cao học văn chương Trung Hoa ở Đại Học Văn Khoa Sài Gòn về đề tài :«Tính Chất Trữ Tình Trong Văn Chương Tào Thực», mà chủ khảo là giáo sư Nghiêm Toản. Đây là tiểu luận cao học văn chương Trung Hoa đầu tiên ở Đại Học Văn Khoa Sài Gòn». Khi vừa trình tiểu luận cao học xong thì Giáo sư Nghiêm Toản hỏi có muốn làm giảng viên dậy đại học không để ông giới thiệu. Nhưng ông đã cám ơn giáo sư và thưa rằng muốn tiếp tục đi tu. 

1966 Sang Pháp (Tập Viện Dòng Thánh Thể, Mayenne).

1968-1969: Đại Học Louvain (Bỉ).

1969-1972 : Học viện Công Giáo Paris (cử nhân thần học). 

Đêm Noël 24.12.1972, được thụ phong linh mục tại nhà thờ Dòng Thánh Thể, Paris Champs Elysées, quận 8.

1986 Tiến sĩ (Paris 7), chuyên ngành Viễn Đông Học.

Nhà thơ Cung Chi sáng tác hơn 1000 bài thơ đủ loại : Đạo,Tâm Linh, Trào Phúng (Ngứa Mồn, Nụ Cười Lịch Sử,), Tự Trào (Quét Đỡ, Thơm Thay), Cảnh (Sa Mạc, Những bài thơ về Đền Đài, Cung Điện, Di Tích Lịch Sử Paris ), Xướng Họa, Tình Người, Tình Quê (Những Người Con Yêu, Ru Con)…qua nhiều bút hiệu : Cung Chi, Lương Nhi Tử, Chổi Cùn Giáo Xứ.

Những tác phẩm:

- Thương Ngàn Thương (bộ 3 tập), ‘2012) 

- Họ Là Ai (2013) (117 Bài thơvề 117Thánh Tử Đạo VN)

- CD Thương Ngàn Thương(Ca khúc phổ thơ Cung Chi), Thư Viện Giáo Xứ Paris, 2014

- Tuyển tập thơ Cung Chi (2015) Lê Đình Thông

- Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolo II (2016) (cuộc đời bằng thơ về Đức JP II)

- Tuyển tập thơ Cung Chi (2017) (Thư Viện mừng 70 Năm GXVN/ Paris.) 

Sắp in:

- Tuyển tập thơ Cung Chi (45 năm LM)

- Thương Ngàn Thương (tập IV)

Tâm hồn của linh mục Đinh Đồng Thượng Sách luôn hướng về Chúa, ngài chọn con đường mục vụ là được vác Thánh Giá theo Chúa nên đã quên mình để phục vụ người khác làm vinh danh Chúa, cho dù gian nan khó khăn nguyện đi đến hơi thở cuối cùng. Phải có ý chí và đức tin vững mạnh mới vượt qua những thử thách, những cám dỗ mà nhiều người đồng tu đã bỏ cuộc! Trong con người linh mục có chất thơ, khi nguồn thi hứng trỗi dậy thì chẳng có nhà thơ nào không phóng bút ghi lại những rung cảm bất chợt mà chỉ có thi sĩ mới cảm nhận được. Cung Chi  mang tâm hồn thi nhân nên nặng nợ với tình thơ, như kiếp tằm nhả tơ thi sĩ đã hóa thân vào cuộc sống tha nhân, hòa với nhịp thở của nhân gian nên cảm thông được nỗi buồn của nhân thế mà viết lên vần thơ. Khi say đắm thơ nghĩa là bước vào mộng, vào thế giới mơ hồ đầy ảo tưởng làm cho con người linh mục không khỏi buồn, thương cảm cho những tâm hồn yếu đuối, sa ngã trước thói đời! Làm sao mà không xót xa khi nhìn thấy những cuộc tình tan vỡ mà ngày trước chính linh mục là người làm chủ lễ cho cuộc hôn phối của hai tâm hồn trẻ yêu nhau, kết hợp thành một trước mặt Thiên Chúa, nay họ chia tay! Nhà thơ đã buồn cho cái buồn của người khác.

  Nhà Thơ VÂN UYÊN

Tên thật: Nguyễn Văn Ái, sinh năm 1920 tại Hà Nội và mất năm 2015 tại Paris. 

Sang Pháp học Y Khoa vào giữa thập niên 40 và đã tốt nghiệp bác sĩ trở về nước năm 1955 của thế kỷ trước. 

Ông nguyên là viện trưởng viện Pasteur Việt Nam (Sài Gòn, Đà Lạt, Nha Trang 1955-1975), giáo sư Y Khoa Đại Học Sài Gòn bộ môn Vi-Sinh-Vật-Học, từ năm 1955- 1975. 

Ông là anh ruột của thi nhạc sĩ Tử Phác, người từng vang bóng một thời có những nhạc phẩm tiền chiến :Tiếng Hát Quay Tơ ,Tiếng Hát Lênh Đênh..vv…. Tử Phác là thư ký tờ báo Nhân Văn Giai Phẩm, và cũng là nạn nhân bị tù đày trong vụ án Nhân Văn Giai Phẩm năm xưa!

Nhà thơ Vân Uyên là tác giả 4 thi tập: Những Vần Thơ Lưu Niệm, Tình Thơ Paris, Duyên Kiếp Thiên Tình,Nghĩa Nợ Tình. 

Những tác phẩm trước năm 75: Khoa Học và Đức Tin, Giới Thiệu Tư Tưởng của Teilhard de “Chardin” do Kim Lai Ấn Quán xuất bản Sài Gòn 1965. Ông là thành viên Câu Lạc Bộ Văn Hóa VN Paris.

Giáo sư Nguyễn Văn Ái dù là một nhà Khoa học nhưng mang tâm hồn thi sĩ luôn hướng đến một 'chân trời lãng du' để tìm trong cõi thơ bồng bềnh những sự hiện hữu mà khoa học chưa, hoặc không thể chứng minh được. Nguồn thơ dạt dào đến với thi nhân  nào có hẹn thời gian dù ở thuở thanh xuân hay lúc xế chiều. Nhà thơ Vân Uyên bắt đầu làm thơ khi tuổi đời đã cao nhưng thơ ông mượt mà, kỹ thuật vững vàng điêu luyện. Ông làm thơ không phải để trở thành thi sĩ mà chỉ cùng thơ tri kỷ những lời thổn thức tiềm ẩn sâu kín trong tâm hồn.

  Nhà Thơ VĂN BÁ

Tên thật là Nguyễn Văn Ba sinh năm 1927 tại Gò Công, Định Tường, Tiền Giang. Trong thời gian theo học Y Khoa Hà Nội ông có thụ giáo Hán văn với cụ Tử An Trần Lê Nhân (Cử nhân Hán Học-tác giả Cổ Học Tinh Hoa). Ông sang Pháp du học và tốt nghiệp Nhãn Khoa Chuyên Môn Đại học Paris, Thủ khoa khóa 1961. Nguyên Giảng nghiệm viên tại trung tâm nghiên cứu Khoa học quốc gia Pháp. (Centre National de la Recherche Scientifique C.N.R.S).

Bác sĩ nhãn khoa Văn Bá làm thơ từ nhỏ.

Đã xuất bản:

Thơ : Nén Hương Hoài Niệm (1955), ở Sài Gòn trước khi du học, và tái bản 1998. Hương Tình Yêu (1999). Thơ Văn Bá được vào hợp tuyển năm 1998.

Kịch : Lưu Bình Dương Lễ, Hồn Trương Ba da anh hàng thịt, Cổ Loa, Tri Âm, Lệ Chi Viên. Hai vở kịch Lưu Bình Dương Lễ và Hồn Trương Ba da anh hàng thịt được diễn nhiều lần ở Paris.

Ngoài ra Văn Bá còn viết và xuất bản những tập biên khảo, tiểu thuyết song ngữ. Ông là trưởng nhóm Văn Đoàn Văn Bá, một hội quy tụ một số nhà khoa bảng đã có tuổi rất yêu nghệ thuật sân khấu nên tự tập dượt để trình diễn những trích đoạn vở cải lương, những tuồng kịch cổ, hay những sáng tác mới cống hiến cho công chúng. Ông là thành viên Câu Lạc Bộ Văn Hóa VN Paris.

  Nhà Văn HÀ NGỌC BÍCH

Tên thật, và cũng là bút hiệu. Quê quán Vĩnh Long. Du học Pháp về nước cuối thập niên 50. GS Tiến sĩ Vật lý. Dạy Đại Học Khoa Học Sài Gòn. Là tác giả những sách giáo khoa Vật Lý, Hóa Học trước năm 1975.

Tác phẩm xuất bản ở hải ngoại: Những Rặng Trâm Bầu (tập truyện). Cộng tác với những báo hải ngoại: Nhân Bản, Đại Chúng, Viên Giác, Nguồn, Cỏ Thơm, Forum Việt Nam… Thành Viên Câu Lạc Bộ VHVN Paris.

Nhà văn Hà Ngọc Bích sống ẩn dật tiêu dao ở một làng nhỏ vùng Normandie phía Bắc nước Pháp. Dù ba phần tư cuộc đời của ông ở xứ người nhưng tâm hồn vẫn chân quê, chất chứa hình bóng quê hương với những rạng trâm bầu, mùa nước lũ. Ông thấm nhuần tư tưởng Phật giáo nên văn phong cũng nhẹ nhàng thanh thoát đượm đầy triết lý cao siêu đó. 

  Nhà Thơ KHUÊ TRAI

Tên thật là Vũ Quốc Thúc, sinh ngày 5 tháng 8 năm 1920 tại Nam Định, Bắc Việt. Tiến sĩ Luật. Thạc sĩ Đại Học Kinh tế, Pháp. Giám Đốc Trường Luật Hà Nội (1951-1954). Khoa trưởng Trường Luật Sài gòn (1957-1963). Giáo sư các viện Đại Học Sài gòn, Đà Lạt và Học Viện Quốc Gia Hành Chánh (1954 -1975). Giáo sư Viện Đại Học XII(1978-1988).

Ngoài công việc giảng huấn ông Vũ Quốc Thúc từng giữ chính về kinh tế trong thời kỳ từ 1946 tới 1975 như : Ủy Viên Hành Chính Kháng Chiến cấp tỉnh, Công cán Ủy viên Phủ Thủ Tướng Chính Phủ Trung Ương Lâm Thời, Bộ Trưởng Quốc Gia Giáo Dục, Thống Đốc Ngân Hàng Quốc Gia, Cố Vấn Phủ Tổng Thống, Phó Chủ Tịch Hội Đồng Kinh Tế Quốc Gia, Quốc Vụ Khanh đặc trách Tái Thiết và Phát triển…

Tác giả một số sách và nhiều bài khảo luận về các vấn đề chính trị, kinh tế bằng tiếng Việt và tiếng Pháp. Đồng tác giả Phúc Trình Staley-Vũ Quốc Thúc(1961) và Phúc Trình Lilienthal-Vũ Quốc Thúc(1968). 

Kinh tế công xã Việt Nam, viết bằng tiếng Pháp (L’économie communaliste du Vietnam. Ed.Presse Universitaire, Hanoi, 1951). Đây là tác phẩm đầu tiên của người Việt Nam nghiên cứu một cách có hệ thống về kinh tế xã thôn.

Thời đại của tôi (hồi ký) gồm 2 cuốn, Cuốn I dài 400 trang với phụ đề “Nhìn Lại 100 Năm Lịch Sử” viết về những nét chính yếu trong sinh hoạt chính trị xã hội của Việt nam trong thế kỷ XX. Cuốn II dài 700 trang với phụ đề “Đời Tôi Trải Qua Các Thời Biến” viết chi tiết về cuộc đời của tác giả. Có thể coi cuốn II này mới là phần chính của bộ Hồi ký..

Lilienthal, D.E. & Vu, Quoc Thuc. The Postwar Development of the Republic of Vietnam: Policies and Programs. New York: Praeger, 1970.

Thành Viên Ba Lê thi Xã và Câu Lạc Bộ VHVN Paris.

  Nhà Văn TIỂU TỬ

Tên thật là Võ Hoài Nam, sinh quán Tây Ninh, Việt Nam, định cư tại Paris, Pháp quốc.

Tốt nghiệp kỹ sư vào năm 1955 tại Marseille.

Giáo sư các trường trung học Pétrus Trương Vĩnh Ký niên khóa 1955-1956.

Làm việc cho hãng xăng Shell Việt Nam từ tháng 10 năm 1956 đến 30 tháng tư năm 1975. 

Vượt biên năm 1979 và định cư tại Pháp.

Làm việc cho công ty nhà nước tại Côte d’Ivoire. Hiện đang nghỉ hưu tại Paris.

Khởi sự viết từ trước năm 1975 phụ trách mục biếm văn « trò đờỉ trên nhật báo Tiến.

Cộng tác với nhiều tập san, tạp chí ở hải ngoại.

Tác phẩm đã xuất bản:

Những Mảnh Vụn (Làng Văn 204). Bài Ca Vọng Cổ (2006).

Chị Tư Ụ (2012). Chuyện Thuở Giao Thời (2014).

Tuyển Tập Tiểu Tử (Người Việt 2016).

Ông là thành viên Câu Lạc Bộ Văn Hóa VN Paris.

Mười mấy năm qua trên các diễn đàn mạng, và tạp chí văn học ở hải ngoại xuất hiện một cây bút có lối văn rất đặc thù xử dụng ngôn ngữ những địa phương khác nhau thể hiện trong cách diễn tả phong tục tập quán lối suy nghĩ của người miền Nam. Ngoài viết văn nhà văn Tiểu Tử còn là một họa sĩ có đôi bàn tay khéo léo để vẽ những bức tranh sơn dầu bằng những đường nét hình tượng độc đáo. Ông vẽ rất đẹp và đã vẽ phông cho các tuồng tích cải lương, vẽ ký họa, biếm họa cho các nhật báo Sài gòn thuở ấy, điển hình là tờ báo Tiến. Dấn thân qua những lãnh vực nghệ thuật hội họa, cải lương, cộng với kinh nghiệm của báo chí đã giúp cho ông nhiều chất liệu sống để sáng tác. Cải lương giúp cho ông có cái nhìn nội tâm về các nhân vật diễn tả những tình cảm ẩn chứa trong từng vai, nhất là cách trích đoạn tuồng. Hội họa giúp cho ông có cái nhìn về cận ảnh, viễn ảnh, phân cảnh và màu sắc, báo chí giúp cho ông có cái óc quan sát và ghi nhận. Thừa hưởng những thứ trên nhà văn Tiểu Tử đã hòa vào tâm hồn mình để đưa vào tiểu thuyết, ông đã dùng lối văn giản dị nhưng ý tưởng sâu sắc, câu chữ trong đối thoại chọn lọc có ẩn ý. Nhà văn Tiểu Tử đã dùng một lối văn hiện thực phê phán chế độ xã hội chủ nghĩa VN sau năm 1975 ở miền Nam, ở đó đầy rẫy những bất công, nhân quyền bị chà đạp thân phận con người bị ngược đãi chất ngất những lời than tiếng dân ai oán. Nhà văn đã thu những hình ảnh đó và đồng cảm với những nỗi đau của họ qua ngòi bút đã tạo một sắc thái riêng nhưng giữ được nét đặc thù của tiếng mẹ đẻ. Những cống hiến đó nhà văn Tiểu Tử đã lưu lại những trang sách Việt trên xứ người một phần về giai đoạn lịch sử.

  Nhà Thơ PHẠM TRỌNG CHÁNH, bút hiệu Nhất Uyên, sinh năm 1951 tại Phan Thiết. Du học từ năm 1970. Tiến sĩ Khoa Học Giáo Dục Viện Đại Học Paris V René Descartes.

Tác giả:  

– Chiêm Bao Trắng, Sàigon 1969 

– Bóng Thời Gian, nxb Thanh Long, Bruxelles 1973 

– Cánh Chim Từ Vùng Lửa Đỏ, thơ Nhất Uyên, nhạc Tôn Thất Lập, Paris HSVST 1974 

– Giáo Dục Việt Nam Thời Pháp Thuộc 1939-1945, EHESS Paris 

– Giáo Dục Nam Việt Nam 1954-1975, URD, Paris 

– Thơ Tình Nhất Uyên, Huy Cận- Xuân Diệu đề tựa, Khuê Văn Paris 

– Truyện Thơ Odyssée Thi Hào Homère (12110 câu thơ lục bát), Khuê Văn, Paris 2006. Sử thi Iliade Thi Hào Homère (16931 câu thơ lục bát), Khuê Văn, 20O8 

– Tự Điển Tình Yêu Bằng Thơ Tình Xuân Diệu (Toàn bộ di cảo do Xuân Diệu ký thác), Khuê Văn, Paris 2011 

– Hồ Xuân Hương Nàng Là Ai, Paris, Khuê Văn 2000 

–  Nguyễn Du Mười Năm Gió Bụi Và Mối Tình Hồ Xuân Hương, Khuê Văn, Paris 2011. 

Sáng tác văn học trên các báo, tạp chí Sài gon từ năm 1964: Tiếng Chông, Thời Nay, Khởi Hành, Ban Mây Tần. Tác giả nhiều công trình biên khảo về văn học Việt Nam trên các báo chí trong và ngoài nước, và trên site chimvietcànhnam, khoahocnet, diendantheky, tapchivanhoanghean.

Ông là thành viên Câu Lạc Bộ Văn Hóa VN Paris.

Nhà Biên Khảo TRẦN TAM NGUYÊN, Sinh năm 1942. Tốt nghiệp Văn Khoa Saigon. Tốt nghiệp ESSEC-ISSEC-IMD Paris. Sinh hoạt : Giáo sư - Tham vụ ngoại giao - Giám đốc kiểm soát quản trị và chiến lược - Nhạc sĩ trong ban nhạc Phượng ca Paris, Tiếng tơ đồng Paris … - Viết cho báo Cỏ Thơm, Từ Quang …

Tác phẩm : - Thế Giới Của Nàng Phương Lan (tiểu thuyết phóng tác dựa trên lịch sử triết học tây phương). – Dòng Đời Trôi (tùy bút). – Bộ Sách Chiến Lược Quản Trị Và Phát Triển Xí Nghiệp. – Contes Berceurs De Grand-Mère. – Tám Bước Đi Đến Hạnh Phúc Trong Phật Giáo Tây Tạng. – Con Đường Đạt Đến Bồ Đề Tâm Trong Phật Giáo Tây Tạng. – Sự Thức Tỉnh Nổi Dậy.

Ông là thành viên Câu Lạc Bộ Văn Hóa VN Paris.

  Nhà Văn VÕ ĐỨC TRUNG, là cựu giáo chức, đã từng làm việc ở nhà xuất bản Sài Gòn ngày trước. Tác giả nhiều tập truyện, biên khảo. Là một người khiêm tốn giữ được phẩm chất của một cựu giáo chức. Khi sang định cư ở thành phố Lille cực Bắc của Pháp, dù nơi ấy rất ít người Việt nhưng ông vẫn tiếp tực viết truyện, cộng tác với các tạp chí ở hải ngoại, và đã xuất bản một số tác phẩm truyện ngắn hay. Ông là một trong số ít nhà văn ở hải ngoại còn giữ được chất “miệt vườn,” của  miền Nam trong văn chương mình, đã làm nổi bật tính chất đặc thù các nhân vật trong truyện, đó cũng là điểm đặc sắc trong những tác phẩm của ông.

Ông là người chủ trương Thi Tập Một Phần Tư Thế Kỷ Thi Ca Hải Ngoại cùng với các Nhà thơ Đỗ Bình, Nữ sĩ Nguyễn Thị Vinh, Nhà văn Nguyễn Hữu Nhật, GS Nguyễn Thùy, GS Võ Thu Tịnh.

Ông làm chủ biên Cuốn An Khê Nguyễn Bính Thinh, Hoài Niệm, với sự góp mặt của Hoàng Ngọc Hiển, Nguyễn Vy Khanh, Nguyễn Thiên Thụ, Nguyễn Ang Ca, Nguyễn Song Anh, Nguyễn Tánh Ðệ, Trần Minh Tâm. 

Nhà văn Võ Đức Trung cùng với Họa sĩ Hiếu Đệ đã viết chung nhiều tác phẩm.

Ông là thành viên Câu Lạc Bộ Văn Hóa VN Paris. 

  Nhà Biên Khảo PHẠM BÁ NHA, sinh ngày 17.02.1938 tại xã Quyết Bình, quận Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình. Ông đã nhập tu vào Trường Thử ở Trì Chính, rồi Tiểu Chủng Viện Phúc Nhạc, Phát Diệm (1951-1954). Đất nước chia đội, Ông theo Tiểu Chủng Viện di cư vào Nam, ở Phú Nhuận, Sài Gòn (1954-1960). Từ 1960 đến 1962 đã được nhập học hai năm triết học tại Đại Chủng Viện Phát Diệm Di Cư ở số 98 Chi Lăng, Gia Định. Sau đó, vào cuối năm 1962, vì lý do sức khoẻ, ông đã rời Đại Chủng Viện và được mời dậy học cho trường Trí Đức ở Chí Hòa. Năm 1963, đậu bằng tú tài ban C văn chương, ông được thâu làm công chức Phủ Tổng Thống, khởi đầu với chức vụ nhân viên, rồi được thăng bậc chủ sự, và được bổ nhiệm Phụ Tá Chánh Sở. 

Đồng thời ông được bổ nhiệm làm giáo sư trường Văn Hóa Quân Đội ở đường Lê Văn Duyệt, từ 1963 đến 1974. Vào năm 1968, ông theo học khóa 3/68 Sỹ Quan Thủ Đức trong 10 tháng, được tốt nhiệp cấp bậc Chuẩn Úy Trừ Bị ngày 23.11.1968.

Ghi tên học Đại Học Văn Khoa Sài Gòn, tốt nghiệp cử nhân Giáo Khoa Nhân Văn. Năm 1975, được thăng cấp bậc Trung Úy Trừ Bị, vừa làm công chức Phủ Tổng Thống, vừa làm giáo sư trường Văn Hóa Quân Đội.

Ngoài ra thầy còn là giáo sư một số trường tư thục Công Giáo, như trường Trung Học Thánh Mẫu đệ I và đệ II cấp ở Gia Định, trường Mai Khôi ở Chí Hòa. Cử nhân giáo khoa Nhân Văn, ông chính yếu dậy bốn môn: Việt Văn, Lịch sử, Địa lý và Công Dân Giáo Dục.

Từ năm 1975, cộng sản chiếm toàn thể đất nước Việt Nam, như bao nhiêu công chức và quân nhân sĩ quan quân đội Việt Nam Cộng Hòa, giáo sư Phạm Bá Nha phải đi học tập cải tạo đến 1982 tại Quảng Ninh, và Thanh Hóa.

Tác giả một số sách Biên khảo, ngoài ra còn cộng tác một số tạp chí ở hải ngoại.

Hiện ông đang phụ trách tờ báo giáo xứ. 

  Nữ Sĩ VÂN NƯƠNG, khuê danh Trần Thị Vân Chung, pháp danh Tuệ Nguyệt, sinh ngày 01/01/1919 tại Thanh Hóa, mãn phần ngày 11/01/2015, tại Sarlat vùng Dordogne, miền Nam nước Pháp, hưởng thọ 96 tuổi. Bà là phu nhân Luật sư Lê Ngọc Chấn, từng là Bộ trưởng Quốc phòng thời Ðệ nhất Cộng Hòa Miền Nam, cựu Ðại sứ VNCH tại Anh quốc. Bà là hội viên của Thi đàn Quỳnh Dao, Hội Thơ phái nữ đầu tiên thành lập năm 1962 tại Sài-Gòn, với cụ Cao Ngọc Anh (con quan đại thần Cao Xuân Dục) làm niên trưởng kỳ I, quy tụ bao nhà thơ nữ trổi vượt như Ðào Vân Khanh (mẹ nhạc sĩ Vũ Thành), rồi Mộng Tuyết, Tôn Nữ Hỷ Khương, Uyển Hương, Vân Nương, Tuệ Nga, Cao Mỵ Nhân. 

Bà là thành viên Ba Lê Thi Xã, Câu Lạc Bộ Văn Hóa VN Paris. Đã xuất bản nhiều thi tập. Ngoài ra còn cộng tác với nhiều tạp chí ở hải ngoại. 

Nữ Sĩ MINH CHÂU THÁI HẠC OANH

Sinh năm: 1922 tại Huế, chánh quán làng Qui Thiện, phủ Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị. Thân phụ: Cụ Đông Các Thái Văn Toản, Thân mẫu: Cụ Bà Nguyễn Phước Lương Cầm. Tốt nghiệp Quốc gia Cao Đẳng MỹThuật và Sư Phạm Hội Họa. Bà là giáo sư các trường trung học kỹ thuật Huế, Sài Gòn, Régina Mundi. 

Bà và Bà Trương Thị Thịnh trước năm 1975 là hai nữ họa sĩ và giáo sư chính thức giảng dạy trường Quốc Gia Cao Ðẳng Mỹ Thuật. Năm 1971 bà triển lãm tranh lụa tại Ðại Hàn và Nhật Bản. Năm1972 đã trưng bày một cuộc triển lãm tranh lụa và sơn dầu tại Alliance Française Sài Gòn, bức tranh Tứ Ðức được ông Nguyễn Tấn Ðời cựu dân biểu VNCH, cựu chủ tịch phòng thương mại Sài Gòn, chủ tịch Tổng giám đốc Tín Nghĩa ngân hàng mua với gía 500.000 đồng để tặng bà vợ.

Bức tranh Sắc Sắc Không Không đã được Trung tướng Nguyễn Hữu Có mua với giá 70 ngàn thời đó. Năm 1977 tham dự triển lãm salon “ Artistes Français “ ở Grand Palais, tại Paris. Bà vốn là hậu duệ trong một gia đình hoàng tộc, trong đó có rất nhiều danh nhân thi sĩ mà thơ của họ còn truyền tụng mãi hôm nay như Tùng Thiện Vương…

Bà là tác giả nhiều tập thơ. Hội trưởng Ba Lê Thi Xã và là thành viên Câu lạc bộ Văn Hóa VN Paris. 

Nữ sĩ Minh Châu là một khuôn mặt tiêu biểu ở Paris về sự đam mê văn học nghệ thuật. Bà bệnh bại liệt phải ngồi trên xe lăn, lâu ngày dáng cong tựa cây cung, như vầng trăng khuyết sắp tàn. Ở tuổi 93 bà vẫn cặm cụi trên những bản tranh, những trang bản thảo thơ như đang cố chống chỏi với thời gian để hoàn thành tác phẩm cuối đời. Một hành trình không mỏi nhưng tuổi đời và sức khỏe của bà không thể chống chỏi với thời gian nên bà đã mất trong đống bản thảo thơ và tranh!

Nữ Sĩ QUỲNH LIÊN

Tên thật là Công Tằng Tôn Nữ Quỳnh Liên. 

Bút hiệu : Quỳnh Liên Thuộc Hoàng Tộc, dòng dõi Tuy Lý Vương, và là phu nhân của thi sĩ Hương Bình Cao Văn Chiểu.

Đã xuất bản nhiều thi tập.

Bà là thành viên của Ba Lê Thi Xã và Câu Lạc Bộ Văn Hóa VN Paris và là lớp tiền bối trong làng thơ hải ngoại.  

Nữ Sĩ THÂN THỊ NGỌC QUẾ, Sinh năm 1918, Quê quán: Thừa Thiên - Huế.

Tác phẩm thơ:

- Giọt nước cành sen

- Thư gửi muôn trùng

 Bà là thành viên Ba Lê Thi Xã.

  Điêu Khắc Gia ANH TRẦN 

Tên thật Đặng Vũ Trần Anh, theo chồng là BS Khang qua Pháp vào đầu thập niên 1950. Bà theo học Études à l’Académie Julian de Chaumière à Paris, từ năm 1963 dến 1968. 

École Nationale des Arts Appliqués et Métiers d’Art sous direction de Maitre de Volti 1968-1972.   

Đã triển lãm tác phẩm riêng nhiều lần ở Paris, và nhiều lần triển lãm chung tác phẩm cùng với các nhà điêu khắc khác. 

Đoạt nhiều giải thưởng Vàng, Bạc, Đồng Quốc gia ở Paris.

Ngoài ra Bà còn vẽ tranh, sáng tác thơ, biên khảo viết sách tôn giáo. Bà là một trong những giọng ngâm thơ hiếm ở Paris được Nữ nghệ sĩ Bích Thuận truyền dạy. Sau năm 1975 nghệ sĩ Anh Trần đã dùng nhà riêng của mình cho đến lúc lìa đời, làm nơi hội tụ các văn nghệ sĩ Paris đến trao đổi nghệ thuật thơ văn, hội họa và điêu khắc. 

Nhà Biên Khảo TRẦN THANH HIỆP

Sinh ngày 11 tháng 10 năm 1927 tại Hà Tĩnh, Trung Phần.

Trú quán : Paris, Pháp Quốc

Tốt nghiệp Cao Đẳng  Công Pháp Đại học Aix-en-Provence

Tốt nghiệp Cao Đẳng Chính Trị Học Đại học Paris II

Cựu luật sư Tòa Thượng Thẩm Saigon và Tòa Thượng Thẩm Paris.

Nguyên giảng sư các Trường Đại học Chính trị, Kinh doanh Dalat, Trường Chiến Tranh Chính trị

Nguyên Hội viên Hội Đồng Nhân Sĩ VNCH

Cựu Bộ trưởng Lao Động (Chính phủ Phan Huy Quát) VNCH

Nguyên Cố vấn Pháp lý Phủ thủ tướng (Chính phủ Nguyễn Văn Lộc)

Thành viên Phái đoàn Hoà Đàm Paris

Cựu chủ tịch Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại

Chủ tịch đương chức Trung Tâm Việt Nam về Nhân Quyền (Paris)

Ông là thành viên Câu Lạc Bộ Văn Hóa VN Paris.

  Nhà Văn TỪ NGUYÊN, nhà báo tên thật là Trần Văn Ngô, sinh ngày 4 tháng 1 năm 1937 tại Huế. 

Lúc trẻ học Trung học Khải Định (Huế), Đại học Luật khoa Sài Gòn. Bằng cao học Luật. 

Làm việc tại Việt Nam Thông Tấn Xã từ năm 1960, cộng tác với nhiều báo ở Sài Gòn. Giảng dạy môn Báo chí học tại Ban Báo Chí Học, trường Chính Trị Kinh Doanh, Đại học Đà Lạt, tại Đại học Cửu Long, Sài Gòn.

Ông rất hăng say những sinh hoạt văn học trong cộng đồng, và cũng là một trong số người tích cực nhất của hội Văn Bút VN tại Paris, từng là tổng thư ký Trung Tâm Âu Châu Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại.

Tác phẩm :

Cơ Sở truyền Thông VNCH 1968,  Săn Tin, Viết Tin, Sài Gòn 1974, (1988), Tài Liệu Căn Bản về Nhân Quyền(1980), Sinh Hoạt Cộng Đồng (1982).Bộ tiểu thuyết: Bé Kim 1,2 và 3,(1992-1993) Ngàn Khơi (1993)…. Ngoài ra Ông còn soạn nhạc, trước năm 1975 ông là một trong nhóm trưởng của phong trào Du Ca Việt Nam do hai nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang và Đinh Gia Lập thành lập vào năm 1966 tại miền Nam Việt Nam. (Du ca là một đoàn thể hoạt động về văn hóa và văn nghệ phục vụ cộng đồng, xuất hiện cùng lúc với phong trào làm công tác xã hội của sinh viên, học sinh.) 

Nhà Văn MẠNH BÍCH

Tên thật là Nguyễn Mạnh Yên, sinh năm 1929 tại Thừa Thiên trong một gia đình nho phong. 

Ông là một Nhà giáo, Nhà văn, Nhạc sĩ. 

Tốt nghiệp cử nhân văn chương Pháp và cao học văn minh Pháp tại Đại Học Đường Sàigòn. 

Ông đã giảng dạy môn văn chương Việt Nam tại các trường trung học Pháp ở Sàigòn như Jean-Jacques Rousseau, Marie Curie, Regina Pacis, Taberd và dạy môn Văn chương Pháp tại Viện Đại Học Vạn Hạnh, và Institut français.

Định cư tại Pháp, ông tiếp tục giảng dạy môn văn chương Pháp tại các trường trung học Georges Brassens và André Maurois thuộc Académie de Versailles. 

Trong lãnh vực âm nhạc Thôn Trăng là tác phẩm đầu tay ông sáng tác từ lúc còn trẻ. Ra hải ngoại ông sáng thêm nhiều ca khúc như: Tình Ca Người Vượt Biển, Ngoài Song, Không Bao Giờ Em Khóc, Giọt Sương, Mùa Xuân Mưa bay, Bé Cười, Anh Ghép Têm Em Vào Tên Anh, Tình Già, Về Với Paris, Còn mãi Yêu Em, Trăng rằm Tháng Tám, La Valse Du Bonheur“.

Những tác phẩm văn chương gồm bộ Tam Thức:

Dòng Sông Trầm Lặng, Lá Rụng, Gió Cuốn Mây Bay.

Tập biên khảo: Tam Giáo và Việt Tính do Bạn Văn xb 12. 2001, và những tác phẩm bằng tiếng Pháp, trong đó có cuốn Le VietNam Crucifié nói lên những nỗi thống khổ của dân Việt qua những cuộc tranh chấp ý thức hệ trên thế giới. Ông được giải thưởng văn chương của Hội Nhà Văn Pháp Ngữ Quốc Tế (Association Des Écrivains De Langue Française). 

Ông là cựu chủ tịch Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại, thành viên Câu Lạc Bộ Văn Hóa VN Paris.

  Nhà Văn PHAN THỊ TRỌNG TUYẾN, sinh năm 1951 tại Bến Tre. Là Giáo sư Tiến sĩ, du học Pháp năm 1969. Làm báo thời sinh viên, viết cho các báo Văn, Văn Học, Hợp Lưu…Đây là một người dấn thân cho văn học, cho nhân quyền không ngừng nghỉ.

Sách đã in: Mùa hè, một nơi khác -  Một trang đời - Mùa xuân và những con dã tràng.

Sách in chung: tuyển tập “Những Mảng Rời”  với Lê Tài Điển (Pháp, 2012) – “Trần Văn Thạch, Cây Bút Chống Cường Quyền Áp Bức” với Trần Mỹ Châu (2014).

  Nhà Biên Khảo TRỊNH KHẢI, sanh năm 1938 tại Saigon (VN), là một nhà trí thức Phật Đạo. Nguyên Thanh Tra Tổng Nha Kỹ Thuật Bộ Quốc Gia Giáo Dục (Việt Nam Cộng Hòa). Nguyên Thanh Tra Trung Ương Bộ Quốc Gia Giáo Dục (Việt Nam Cộng Hòa). Ancien Ingénieur Chef de projet chez Schlumberger Industries (France). 

Ancien Ingénieur Responsable de projet chez Schlumberger Industries (France). Membre de l'Association des Écrivains Combattants – AEC - fondée en 1919 et reconnue d'utilité publique (France).

Tác giả (tác phẩm viết qua Pháp ngữ) :

 - Par la Science, comprendre l’Essence de la Voie du Bouddha, (420 pages), Éditions Thélès (Paris).

 - Les Spiritualités Orientales et le Socialisme avec Doctrine. (Préface du Professeur : Vũ Quốc Thúc), (225 pages), Éditions Thélès (Paris).

 - La Science du Dharma, La Métaphysique de Nâgârjuna, La Méditation bouddhiste (Yogâcâra), Éditions Edilivre Classique Collection (Paris).

Ông là thành viên Câu Lạc Bộ Văn Hóa VN Paris.

  Nhạc Sĩ PHẠM ĐÌNH LIÊN, sinh năm 1935 tại Huế (Trung Việt), trúng tuyển kỳ thi Học bổng Quốc-Trưởng Toàn quốc vào tháng 7 năm 1954 và được Chính-phủ gửi sang Pháp du học tại Paris bắt đầu từ niên-khóa 1954-1955. Đỗ bằng Tiến sĩ Đệ tam cấp (Doctorat 3e cycle) về Vật lý Hạt nhân và bằng Tiến sĩ Quốc gia Khoa học Vật lý (Doctorat d'Etat ès Sciences Physiques).

Nguyên giáo sư tại Đại Học Minnesota (Hoa-kỳ) và tại Đại học Grenoble (Pháp). 

Với 60 publications scientifiques có giá trị, Phạm Đình Liên được mời làm Hội-viên của Hội "Association Américaine pour le Progrès de la Science", một hội rất tiếng tăm ở Mỹ, do các Prix Nobel de Physique sáng lập. 

Đã theo học biểu-diễn Tây ban Cầm (độc tấu cổ điển, đệm đàn hòa âm) cùng với sáng tác nhạc trong nhiều năm với hai Giáo sư nổi tiếng ở Pháp : Romain Worschech và Ida Presti (Tây ban Cầm thứ nhì trên Thế giới sau Andrés Ségorra). Tác phẩm đầu tay "Hẹn Một Ngày Về" ra đời năm 1957 tại Paris để tặng người vợ tương lai. Từ năm 1999, giáo sư Phạm Đình Liên về hưu và cùng với phu-nhân Minh-Cầm và bốn con sống tại Paris. Đôi uyên ương (vợ hát, chồng đàn) Minh-Cầm và Phạm Đình Liên đã thực hiện và đã ra mắt hai CD "Việt Nam Mến Yêu 1 và 2" tại Paris vào những năm 2004 và 2005. Năm 2010, CD "Tình Khúc Tha Hương" đã được ra mắt tại Paris do sự cộng tác của ba nhạc sĩ Lê Mộng Nguyên, Phạm Đình Liên và Đỗ Bình. Năm 2012, CD "Tình Khúc Phạm Đình Liên" gồm 10 ca khúc (Từ "Hẹn Một Ngày Về" cho đến "Nỗi Lòng Anh") đã được ra mắt tại Paris.

 Là một thành viên của CLB Văn Hóa Việt Nam tại Paris gần ngót 14 năm, Phạm Đình Liên luôn luôn theo dõi và ước mong CLB Văn Hóa Việt Nam tại Paris được sáng ngời hoài để gieo sáng cho nền Văn Hóa Việt Nam. 

  Nhà Biên Khảo MỸ PHƯỚC

Tên thật Nguyễn Thanh. Bút hiệu Mỹ Phước Nguyễn Thanh.

Sinh năm 1949 tại xã Mỹ Phước, Thủ Dầu Một. 

Cựu học sinh các trường Đức Minh, Les Lauriers, Huỳnh Thị Ngà. 

Cựu sinh viên Đại học Khoa học Sài Gòn. Chuyên sưu tầm bưu ảnh, tài liệu về Sài Gòn và Nam Kỳ Lục Tỉnh. 

Bắt đầu viết từ năm 2009 trên Tam Cá Nguyệt San Cỏ Thơm. Thành viên Câu Lạc Bộ Văn Hóa VN Paris. 

Nhà Văn TỪ THỨC

Tên thật là Trần Công Sung.

Làm báo, viết văn, hiện sống ở Paris. 

Thành viên Câu Lạc Bộ Văn Hóa VN Paris.

  Nhà Văn TỪ TRÌ, sinh ngày 17-03-1936 tại Hà Nội.

Tốt nghiệp Viện Chính Trị Học Paris (Sciences Po.), Tốt nghiệp Viện Cao Học Quốc Tế (Institut des Hautes Etudes Internationales de Paris), Cao Học Chính Trị Học (DEA de Sciences Politiques).

Hoạt động nghề nghiệp :

Trước 1975 : Giám đốc Nha Viện Trợ Kỹ Thuật tại Tổng Nha Kế Hoạch trực thuộc Phủ Tổng Thống Phó giám đốc nha Kinh Tế Tài Chánh bộ Ngoại Giao. 

Đệ Nhất Tham Vụ Toà Đại Sứ VNCH tại Tokyo (Nhật).

Sau 1975 Chargé d’études au Secrétariat général du gouvernement (Services du Premier Ministre). Hưu trí từ năm 2002.

Hoạt động văn hóa :

Trước 1975 : Phụ trách mục chính trị quốc tế của Tạp chí Bách Khoa Cộng tác với các tập san như Nghiên Cứu Hành Chánh, Tập San Quốc Phòng, Phát Triển Xã Hội và nhật báo Tự Do. 

Sau 1975 : Cộng tác với tập san Làng Xưa Phố cũ, Duo, Văn Bút Âu châu, bản tin Tin Văn, Thế kỷ 21, tuần báo Đất Việt, nhật báo Người Việt (Cali) v…v… 

Sáng tác :

- Tập truyện Quê Hương Chìm Sâu Trong Dĩ Vãng (nhà xuất bản Đất Việt, California, 2004)

- L’ombre du passé (Nxb L’Harmattan, 2010)

- Les Fleurs de l’Etranger (Editions Verone, Paris, 2016)

Huy chương Việt Nam Cộng Hòa : Mỹ Bội Tinh, đệ nhị hạng Công chánh và Giao Thông Vận Tải. Bội Tinh đệ nhất hạng Pháp : Chevalier de l’Ordre National du Mérite Jean TU TRI.

Thành viên Câu Lạc Bộ Văn Hóa VN Paris.

  Nhà Phê Bình ĐẶNG TIẾN

- Đặng Tiến là một phê bình và tiểu luận gia.

- Bút hiệu Nam Chi.

- Sinh ngày 30 tháng 3 năm 1940 tại xã Hòa Tiến, TP. Đà Nẵng.

- Năm 1960, vào Sài Gòn học Đại học Văn Khoa - 1963 ra trường, đi dạy tại trường cấp 3 A.Yersin (Đà Lạt).

- Từ 1966, sang Berne (Thụy Sĩ) làm ngoại giao.

- Từ 1968, tới Pháp, tiếp tục học tại Đại học Paris và bắt đầu công việc dạy Pháp văn 4 ngày (18 giờ)/tuần cho một trường cấp 3 ở Orléans (cách Paris 100km).

- Cùng với GS Tạ Trọng Hiệp, thành lập ra Ban Việt học tại ĐH Paris 7, giảng dạy ở đây từ 1969 - 2005, với 4 giờ/1 tuần.

- Hiện sống tại Orléans Pháp.

- Trước năm 1975, ông xuất bản phê bình văn học ở Nam Việt Nam, trong đó có  cuốn sách “Vũ trụ thơ”, một nghiên cứu về Nguyễn Du, Bà huyện Thanh Quan, Tản Đà, Hàn Mặc Tử và Đinh Hùng (Sài Gòn: Giao Điểm, 1972).

TÁC PHẨM ĐÃ XUẤT BẢN :

- Vũ Trụ Thơ II - nxb Thư Ấn Quán, 2008.

- Thơ - Thi Pháp và Chân Dung - NXB Phụ nữ 2009. 

BIÊN LUẬN:

- Hữu Loan, Đèo Cả.

- Người Pháp Đọc Sách.

- Nguồn Sáng Vô Minh.

- Phạm Duy: Thơ Phổ Nhạc.

- Chuyện Rồng Năm Nhâm Thìn.

- Đức Tin Trong Nguồn Thơ Hàn Mạc Tử.

Nhà Nghiên Cứu Văn Học TẠ TRỌNG HIỆP

Sinh ngày 18/10/1933 tại làng Thụy Khuê (làng Giấy), cạnh Hồ Tây, Hà Nội; từ trần hồi 21 giờ ngày 25 tháng 10 năm 1996, ngoại ô Paris. Hưởng thọ 63 tuổi.

Xuất thân từ một gia đình văn học. Quê cha ở Hưng Yên, quê mẹ Nam Ðịnh.

Cha là Tạ Ðình Bính, một trong hai chủ bút của Hà Thành Ngọ Báo, và mẹ là Phùng Thị Vị, đã từng viết trong Hà Thành Ngọ Báo dưới bút hiệu Mỹ Chân những năm 30. 

Tạ Trọng Hiệp theo gia đình vào Huế, rồi ra Ðà Nẵng. 

Ở đây ông học tiếp một năm ở trường trung học công và bắt đầu tiếp xúc với chữ Hán. Năm 1948, gia đình vào Sài Gòn rồi năm 1949 cả nhà sang Pháp. Tạ Trọng Hiệp ở lại Sài Gòn làm việc để tự túc và tự học. 

Năm 1951, ông sang Pháp. Tại Pháp vừa đi học, vừa đi làm. Học hàm thụ ở École Universelle, thi tú tài, rồi theo học ở đại học Sorbonne. Ðồng thời học chữ Hán ở trường Sinh Ngữ Ðông Phương (École Nationale des Langues Orientales). 

Năm 1953 đến thụ giáo giáo sư Hoàng Xuân Hãn trong vòng một năm. Chính giáo sư Hoàng Xuân Hãn đã dẫn ông vào con đường nghiên cứu Hán Nôm. 

Năm 1956-1957 xong cử nhân văn chương, ông học thêm ngôn ngữ học, lịch sử văn hóa Trung Quốc, lịch sử tôn giáo và ngữ âm học. Ngoài ra, từ 1957 ông còn học thêm ở trường Cao Học Thực Hành (École Pratique des Hautes Etudes) trực thuộc Sorbonne, với giáo sư Maurice Durand. Chính giáo sư Durand đã giới thiệu ông vào làm việc tại Trung Tâm Nghiên Cứu Khoa Học Pháp (CNRS) từ cuối năm 1958, về ngành Ngôn Ngữ và Văn Minh Ðông Phương mà ông phụ trách về Lịch Sử và Ngôn Ngữ Việt Nam, dưới sự điều khiển của giáo sư Durand cho tới khi ông mất vì bệnh ung thư năm 1967. 

Sau đó là dưới sự điều khiển của giáo sư Demiéville - người mà trong 20 năm cuối đời nổi tiếng là người thầy của ngành Hán học - cho tới khi ông mất năm 1979. 

Năm 1970, Ðại học Paris VII muốn mở một ban Việt Học. Tạ Trọng Hiệp sáng lập ra ban Việt Học bắt đầu trường ở đường Censier rồi sau dọn sang đường Jussieu mà ông là giáo sư Hán Nôm cho tới ngày mất.

Ông là thành viên của Société Asiatique (Hội Á Châu). 

Tủ sách của Tạ Trọng Hiệp cũng là một di sản văn hóa lớn lao cho giới nghiên cứu văn học. Sau khi ông mất, người con lớn là Tạ Huy Tuân lo việc bảo quản, đã gói ghém toàn bộ thư viện đem về Foucarmont, Normandie (Pháp). 

Tạ Trọng Hiệp làm việc âm thầm và những công trình của ông thể hiện phần lớn như những báo cáo cho Trung Tâm Nghiên Cứu Khoa Học Pháp. 

Ông là vai chính trong việc phát hiện bộ Ðại Việt Sử Ký Toàn Thư, bản Nội Các Quan Bản, còn giữ được trong tủ sách của giáo sư Demiéville.

Ông cũng phát hiện những đoạn Lê Quý Ðôn chép lại sách Trung Quốc mà không đề rõ xuất xứ, và đặt vấn đề khảo sát lại Vân Ðài Loại Ngữ của Lê Quý Ðôn. 

Ông đã tham gia đắc lực vào việc hình thành Thư Mục Di Sản Hán Nôm từ đời Lý Trần đến ngày nay.

Ông đã dịch và chú giải Hải Trình Chí Lược của Phan Huy Chú, cùng với Claudine Salmon và Phan Huy Lê. 

Dịch và chú giải cùng với Claudine Salmon, một số bài thơ chữ Hán của Cao Bá Quát chưa được mọi người biết đến.

Nhiều công trình nghiên cứu còn đang dang dở dưới dạng bản thảo chưa in, trong đó có chương trình Tuyển Tập Văn Bia Bi Ký Việt Nam từ thời Lý Trần đến ngày nay. Ðây là chương trình cộng tác giữa trường Viễn Ðông Bác Cổ và Viện Hán Nôm Hà Nội. 

Sự nghiên cứu của Tạ Trọng Hiệp về Văn Bản Học và Thư Tịch Học, không chỉ riêng ở việc phát hiện các bản văn, mà còn ở chính phần chú giải, hiệu đính, người đọc mới cảm thấy sự học rộng của ông. Tính cách khoa học, trật tự làm việc nghiêm túc và cẩn trọng đến độ chi ly, toàn bích. 

  Dịch Giả PHAN HUY ĐƯỜNG

Sinh năm 1945 tại Hà Nội, qua đời tại Paris ngày 4 tháng 10 năm 2019. Vào năm 1963 ông du học tại Paris và theo ngành dược nhưng  bỏ ngành này chỉ sau một năm vì “không thích, không muốn sống chỉ để kiếm tiền”. Ông tốt nghiệp cử nhân ngành kinh tế nhưng cũng bỏ ngành này vì “không tin” và đổ lỗi cho Karl Marx. Ông quay sang học tin học và sống bằng nghề này. Phan Huy Đường bắt đầu dịch văn chương Việt Nam sang tiếng Pháp và tiếng Anh vào thập niên 1990.

Đã từng làm việc trong ngành tin học. Đang phụ trách “Bộ sách văn chương Việt Nam” tại Nhà xuất bản Philippe Picquier. Ngoài các tác phẩm, dịch phẩm được liệt kê dưới đây, ông còn đã viết nhiều bài được đăng tải trên báo chí Hoa Kỳ, Pháp, Ý, Việt Nam (trong và ngoài nước). Ông đã phụ đề cho các bộ phim Cyclo và À la verticale de l’été của đạo diễn Trần Anh Hùng, và cũng đã dịch cùng Nina McPherson một số tác phẩm văn chương Việt Nam sang Anh ngữ.

TÁC PHẨM

Conception et réalisation assistées par ordinateur de logiciels de gestion (Masson, Paris, 1983).

Un amour métèque, nouvelles (L’Harmattan, Paris, 1994).

Littérature contemporaine du Vietnam (article dans Dictionnaire universel de la littérature contemporaine, PUF, Paris, 1995).

Vẫy gọi nhau làm người (NXB Hồng Lĩnh, Hoa Kỳ, 1996).

Penser librement (Éditions Chronique Sociale, Lyon, 2000).

Tư duy tự do (NXB Đà Nẵng, 2006).

DỊCH PHẨM

La messagère de Cristal [Thiên sứ, Phạm Thị Hoài], (Éditions des Femmes, Paris, 1990).

Les Paradis aveugles [Những thiên đường mù, Dương Thu Hương], (Éditions des Femmes, Paris, 1991).

Roman sans titre [Tiểu thuyết vô đề, Dương Thu Hương], (Éditions des Femmes, Paris, 1992).

Terre des éphémères [15 auteurs], (Éditions Philippe Picquier, Paris, 1994).

Le chagrin de la guerre [Nỗi buồn chiến tranh, Bảo Ninh], (Éditions Philippe Picquier, Paris, 1994).

En Traversant le fleuve [11 auteurs], (Éditions Philippe Picquier, Paris, 1996).

Au-delà Des Illusions [Bên kia bờ ảo vọng, Dương Thu Hương], (Éditions Philippe Picquier, Paris, 1996).

Est-ce que tu m’aimes? [Có yêu em không?, Khánh Trường], (Éditions Philippe Picquier, Paris, 1997).

En dehors de la vérité [Bên ngoài sự thật, Nguyễn Thị Minh Ngọc], (Maison Antoine Vitez, 1997).

Sous une pluie d’épines [Mùa mưa gai sắc, Trần Vũ], (Flammarion, 1998).

Myosotis [Lưu ly, Dương Thu Hương], (Éditions Philippe Picquier, Paris, 1998).

De loin… ma Patrie & Siècle [Từ xa… Tổ Quốc & Thế kỷ, Nguyễn Duy và Lê Bi], (Association Maison de la Poésie, 1997).

Terre des oublis [Chốn vắng, Dương Thu Hương], (Éditions Sabine Wespieser, 2006).

  Nhà Biên Khảo NGUYỄN TẤN PHƯỚC:

Tiến sĩ Nguyễn Tấn Phước, bút hiệu khác : Vi Anh và Cát Sỹ, sinh ngày 17/01/1936 tại Saigon. Tốt nghiệp Triết học, Thần học, tu đức Cát Minh, lịch sử các tôn giáo tại 3 Đại học Công giáo Toulouse, Angers và Paris, ISTR, MEP, và Sorbonne Paris (EPHE) (1965 - 1974) - Cao Đẳng Mỹ-Thuật Gia Định (1954) - Đại học Văn khoa Saigon (1955) - Tiếng hát trong Ca Đoàn Bách Âm: Petits Chanteurs à la Croix de Bois (DCCT - 1950) và Tiếng Vọng Tình Thương Đài Pháp Á (VCTĐ Đức Bà Saigon 1953). 

Giải thưởng POÈTE ÉMÉRITE của Thư Viện Thi Văn Quốc Tế (BIP) Paris 1998.

Thành viên các Hội đoàn Văn-Học:

* Ecrivains Combattants de France (AEC Paris). 

* Société des Poètes Français (1901-2010 Paris).

* Pen Club Français (Paris). 

* Terpsichore, Poésie en Vexin, les Poètes de Montmartre/ 

* Les Poètes du Dimanche, la Plume de l’Écritoire.

* Thành viên Câu Lâc Bộ Văn Hóa VN Paris.

Tác phẩm: 

* Tuyển tập Kỷ-Niệm Tam Bách Chu Niên Thánh Nữ TÊRÊSA AVILA, Giáo Hội do Đan-viện Cát Minh Saigon, xb 1971 (Tu-đức Thần học Thi văn).

* TÊRÊSA Thành Avila, Nữ Tiến Sĩ Giáo Hội (nữ Đan viên Cát Minh Saigon). 

* GIOAN THÁNH GIÁ Và Ngọn Lửa Thần Linh (dòng xb, 1971).

* TÊRÊSA Thành Lisieux Và Đường Thơ Ấu Thiêng Liêng - Ý Nghĩa Sự Đau Khổ. 

*Mgr. Dom. Marie HỒ NGỌC CẨN (1876-1948), 2è évêque du Việt-Nam, homme spirituel, lettré et fondateur de la Congrégation de ND du Rosaire (Paris 2010). 

* Lịch Sử Và Sứ Điệp Đức Mẹ LAVANG (báo Nước Trời). 

* Ý Nghĩa Một Sự Tôn Thánh Tử Đạo Việt Nam (báo Nhân Quyền).

* Động Và Tĩnh Của Đông Phương (Báo Tiếng gọi Dân tộc). 

*Triết Lý Của Lương Thực Á Châu (Tuyển Tập Terpsichore).

* Bát Phúc Của Chư Thánh Tử Đạo Việt Nam Và Cái Nghèo Của Đức Kitô (Lời Chúa). 

* Theo Bước Chân Người Và Bài Ca Hòa Bình Thánh Phan Sinh (Saigon nghĩa thư xb. Oslo) dưới ánh sáng Phúc Âm. 

Sách song ngữ: 

* Les Chants Divins (Chí Tôn Ca của Nguyễn Hữu Nhật), Anh Em-Oslo 2003.

* Une Route Interminable (Đường Thiên Lý của Linh Linh Ngọc), Gió Đông-La Mirada 2004 USA. 

* Giải Oan Lập Một Đàn tràng : Thơ Cặp Kính Gẫy của Phạm Quỳnh - 2001 USA. 

* Aperçu Historique Du Clergé Catholique De L’Eglise Du Việt Nam (1933-2010), Paris. 

* Les Béatitudes : Promesse Dans L’AT. Réalisation dans le NT. Cursillo Paris 2003. 

* La Liberté Cartésienne D’Après J.P. SARTRE (Paris 2009). 

* Epicure Et La Philosophie Du Plaisir Rationnel (Paris 2010).

* Kinh Dịch: Âm Dương Và Ngũ Hành (Paris 2011). 

* Chúa Thánh Linh Và Bảy Ân Thánh Thần (Paris 2012).

  Nhà Biên Khảo LẠI NHƯ BẰNG

- Du học qua Pháp năm 1963 

- Cựu học sinh Albert Sarraut (Hà Nội), Chasseloup Laubat & Jean-Jacques Rousseau (Sài Gòn) 

- Cao Học Kinh Tế (Paris), Kỹ sư Điện Toán (Paris) 

- Hưu trí năm 2010 

- Chủ biên báo “Hương Sen” (1990-2000) 

- Webmaster trang “Nguời Cư Sĩ”  (Khởi đầu năm 2000) 

- Webmaster trang “Chim Việt Cành Nam” (Khởi đầu 18-5-2000).

Tác Phẩm

Phạm Quỳnh

- Đi Tìm Một Chủ Nghĩa Quốc Gia (Nguyên tác tiếng Pháp : Phạm Quỳnh / Dịch Việt : Lại Như Bằng).

Tranh luận về Chữ Quốc Ngữ

- Tiếng Pháp Và Nền Học Chính Tại Đông Dương, 1889 (Etienne Aymonier / Lại Như Bằng dịch và chú giải)

- Tiếng Pháp, Quốc Ngữ Và Nền Học Chính Tại Đông Dương – Trả lời Ông Aymonier (E. Roucoules / Lại Như Bằng dịch và chú giải).

Nền học chính tại Nam Kỳ cuối thế kỷ 19 qua tài liệu của người Pháp

- Khảo Luận Về Nền Học Chính Tại Nam Kỳ (Etude sur l’instruction publique en Cochinchine / E. Roucoules, 1889 / [ PDF ] (Tác giả : Emile Roucoules / Lại Như Bằng trích dịch).

Bối Cảnh

- Các Tỉnh (Provinces) Và Địa Hạt Nam Kỳ (cho đến 1876).

- Các Phân Khu Hành Chánh Và Địa Hạt Nam Kỳ  ( từ 1876).

- Dân Số Nam Kỳ Năm 1887.

- Các Trường Học Tại Bắc Kỳ Năm 1886/1889.

- Bảng Nhật Sự (Ephémérides) [trích : Annuaire de la Cochinchine Française, 1870...].

Trường Học

- Các Trường Học Tại Nam Kỳ Từ Năm 1870 Đến Năm 1889 (trích : Annuaire de la Cochinchine Française, 1870...).

Nhân Sự Học Chính

- Học Chính Nam Kỳ, Nhân Sự Trong Những Năm 1871 – 1874 – 1887 / [ PDF ].

- Học Chính Bắc Kỳ, Nhân Sự Trong Năm 1889 (trích : Annuaire de la Cochinchine Française,1870...).

Điều hành học chính

- Thông tư Nha Nội Vụ (Circulaire de la Direction de l’Intérieur) ngày 25 tháng 6 năm 1877 : Phải Tôn Trọng Quyền Lựa Chọn Của Cha Mẹ Trong Việc Cho Hay Không Cho Con Em Đến Trường Học (Trích từ : Répertoire Alphabétique de Législation & de Réglementation de la Cochinchine, 1889 par MM E. Lafont et J-B. Fonssagrives, Tome 4).

Thời đại tư tưởng

- Giê-Su Qua Cái Nhìn Của Người Phật Tử (tác giả : GS André Bareau / Lại Như Bằng dịch).

 - Phong Trào Chấn Hưng Phật Giáo Tại Việt Nam, Tại Các Nước Trung Quốc Và Nhật Bản / [PDF].

Nhà Thơ HÀM THẠCH, tên thật là Nguyễn Xuân Nhẫn. Sinh năm 1921 tại Hà Tĩnh, Việt Nam. Mất năm 1996 tại Bourg La Reine, Pháp. 

Học lực: Tú tài 1 và 2 Ban C Văn chương – Cử nhân, Cao học 1 và 2 Đại Học Luật Khoa Saigon – Đang soạn Luận án Tiến sĩ bằng Pháp ngữ với đề tài “Les Droits d’Auteur” thì di tản sang Pháp năm 1975.

Nghề nghiệp: Lúc trẻ dạy học tại Thanh Hóa – Năm 1944 cùng vợ và ba con di cư vào Saigon, hành nghề buôn bán – Đầu thập niên 60, làm Chủ tịch Nghiệp Đoàn Xuất Nhập Cảng kiêm Phó Chủ tịch Phòng Thương Mãi Saigon -  Đồng sáng lập Ba Lê Thi Xã, thành viên Câu Lạc Bộ Văn Hóa VN Paris.

Nhà Thơ HƯƠNG BÌNH, tên thật Cao Văn Chiểu, sinh quán tại Cố Đô Huế.

1932-1943: Nguyên Hiệu Trưởng trường Phú Xuân (Huế).

1951-1956: Giữ chức vụ Hội Đồng Liên Hiệp Pháp (Conseiller L’Union Française).

Dân biểu, Nghị sĩ thời Đệ Nhất và Đệ Nhị Cộng Hòa.

1971: Làm Sứ Thần tại Tòa Thánh Vatican (La Mã). Đại diện Lương Nông Quốc Tế.

Nhà Thơ SONG THÁI, tên thật Phạm Công Huyền, sinh năm 1914, thôn Tống Thỏ, tổng Trực Nội, Phủ Thái Ninh, tỉnh Thái Bình. Ông là nhà biên khảo, nhà diễn thuyết. Tác giả hàng ngàn bài thơ nhưng cuối đời mới in một tập thơ. Ngoài ra ông còn cộng tác với nhiều tạp chí hải ngoại. Ông sống 101 tuổi, là thành viên Ba Lê Thi Xã (F.A.O) tại Rome, La Mã. Đồng sáng lập Hội Ba Lê Thi Xã.

Người Việt đặt chân lên xứ Pháp từ lâu nhưng đến những thập niên 40, 50, 60 và nhất là sau năm 1975 của thế kỷ trước mới có một số đông nghệ sĩ đến Paris.

Những Nhạc sĩ đã sáng tác những ca khúc tiền chiến nổi tiếng từng vang bóng một thời :

Nhạc sĩ Đan Trường : Trách Người Đi, nhạc sĩ  Lương Ngọc Châu: Tiếng Hát Lênh Đênh, nhạc sĩ Lê Mộng Nguyên: Trăng Mờ Bên Suối, nhạc sĩ Trần Văn Khê : Đi Chơi Chùa Hương, nhạc sĩ Lê Trạch Lựu :  Em Tôi. 

Những Nhạc Sĩ Có Ca Khúc Vang Bóng Trước Năm 1975 : 

Nhạc sĩ Trịnh Hưng : Lối Về Xóm Nhỏ , Tôi yêu. Nhạc sĩ Xuân Lôi : Nhạt Nắng, Tiếng Hát Quê Hương. Nhạc sĩ Lam Phương : Chuyến Đò Vĩ Tuyến, Kiếp Nghèo. Nhạc sĩ  Mạnh Bích : Thôn Trăng. Nhạc sĩ Trần Văn Trạch : Chiếc Đồng Hồ Tay, Chuyến Xe lửa. Nhạc sĩ Anh Việt Thanh : Vùng Lá Me Bay. Nhạc sĩ Xuân Vinh : Chuyện Tình Đã Mất. Nhạc sĩ Vũ Thái Hòa : Tự Tình.

Paris còn có một số những nhạc sĩ sáng tác những ca khúc hay và giá trị từ trước năm 1975 và sau này, nhưng tác giả ít phổ biến :

Nhạc sĩ : Đào Tuấn Ngọc, Bồng Phạm Văn Thoại, Anh Huy, Đỗ Bình, Lê Phương, Nguyễn Đình Tuấn, Minh Nhật, Phạm Văn Đức, Bửu Phôi, Trần Quang Hải,  Jules Tambicannou, Lê Phương, Ngô Càn Chiếu, Hàn Lệ Nhân, Ngân Đoài, Nguyễn Minh Mạch, Khúc Lan, Nguyễn Thị Ngọc Diễm, Lê Khắc Thanh Hoài, Nguyễn Hồng Anh, Minh Sơn, Cát Tưởng, Lê Như Quốc Khánh, Linh Chi, Quách Vĩnh Thiện, Trang Thanh Trúc, Nguyễn Đức, Cổ Ngư, Nguyễn Minh Châu, Phạm Đăng, Michel Tùng, Mộng Trang, Vũ Hạ, Đình Đại, Đinh Dũng, Trang Bá Tùng.

Nghệ Sĩ Diễn Ngâm : Bích Thuận, Diệu Khánh, Linh Chi, Thúy Hằng, Thụy Hương, Thụy Khanh, Ngọc Xuân, Đặng Trần Vận, Đỗ Bình, Ngân Đoài, Đinh Thuấn.

Nghệ sĩ Chèo cổ : Kim Chính.

Nhà Thơ Thi Vũ Võ Văn Ái

Võ Văn Ái là một nhà thơ, nhà báo, nhà đấu tranh cho nhân quyền Việt Nam. Làm thơ với  i bút hiệu là Thi Vũ. 

Ông sinh ra sinh ra trên dãy Hoàng Liên Sơn vùng biên giới Việt Hoa, từ khi 5 tuổi thì gia đình dọn về ở Huế. Năm 1955, ông đi sang Pháp du học theo ngành văn chương ở đại học Sorbonne.

Sáng lập và điều hành tờ Quê Mẹ Paris từ năm 1978 …

Những tập thơ đã xuất bản:

– Mùa Xuân Xa, thơ, Paris 1966

– Mùa Rêu, thơ, Paris 1966

– Je Vous Parle De Ces Jours Absents, thơ, Paris 1968

– War Resistance and War Reality, tham luận, Paris 1968

– Un Ramo D’Incenso, thơ, Isola d’Oro, Ý đại lợi, 1968

– Tiếng Kêu Trầm Thống Trước Sự Tàn Phá Con Người, tiểu luận, Lá Bối, Saigon 1968

– Bất Bạo Động và Bất Tạo động, Vạn Hạnh, Saigon 1968

– Answer of Fire, thơ, Unicorn Press, Hoa Kỳ 1969

– Hoa Nắng, thơ, An Tiêm, Saigon 1969

– Twelve Poems, thơ, Unicorn Press, Hoa Kỳ 1969

– Kinh Ruột Tuệ Giác Siêu Việt (hay Biện chứng Phá Mê Trừ Khổ, dịch và chú giải bản kinh Prajnaparamita Hrdaya Sutra), Rừng Trúc, Paris 1973

– Thơ Tình Cho Người Lính, thơ, Rừng Trúc, Paris 1973

– Nos Pas, thơ, PJ Faulkner, Paris 1975

– Nguyễn Trãi, Sinh Thức và Hành Động, khảo luận, Quê Mẹ, Paris 1981 (in lần 3, 1990)

– Mẹ, Quê Mẹ, Paris 1984

– Gọi Thầm Giữa Paris, Quê Mẹ, Paris 1985

– Luận Chiến Nước Ngoài, Quê Mẹ, Paris (in lần 2, 1991)

– Freedom of Religion and Belief : a World Report (Vietnam Chapter), Routlege Press, London 1997

– Religious Freedom in the World : a global report on freedom and persecution (Vietnam Chapter), Center for Religious Freedom, Freedom House, USA 2000

– Human Rights and Asian Values: the case of Vietnam, Nordic Institute of Asian Studies, “Democracy in Asia” series, Curzon Press, London 2000.

Ca sĩ vang bóng một thời trước năm 1975 :

Cao Thái, Thanh Hùng, Thanh Phong, Minh Nhật, Quốc Anh, Kim Nga, Bích Chiêu, Bạch Yến, Mỹ Hòa, Hương Lan, Phượng Mai,  Julie Quang, Phương Hồng Ngọc, Kim Anh, Thanh Mai, Họa Mi, Pauline Ngọc, Hồng Chi.

Ca Sĩ Nổi tiếng Ở Paris: 

Ngọc Hải, Kim Thu, Bạch Thảo, Thanh Thanh, Julia Thanh, Lệ Thanh, Ngọc Xuân, Như Nguyện, Quỳnh Tư, Tố Lan, Mai Anh, Tuyết Dung, Thu Sương, Đỗ Quyên, Bích Xuân, Ngọc Châu, Tuấn Phương, Văn Tấn Phát, Anh Sơn, BS Lai, Ngân Đoài, Văn Tấn Phước, Kim Tuấn, Phạm Đăng, May Nith,  Quang Tuấn, Quang Minh.

Nhạc Sĩ XUÂN LÔI, tên thật là Phạm Xuân Lôi, Ông sinh ngày 21 tháng 10 năm 1917 tại Hà Nội, và mất ngày 29 tháng 8 năm 2006 tại Paris.

Là một trong những nhạc sĩ thuở ban đầu của nền tân nhạc Việt Nam. Ông rất đa tài, sử dụng rất nhiều nhạc khí Tây phương. 

Trong sáng tác ông là một trong những người nhạc sĩ đầu tiên đã đem nhạc Tây phương phối hợp với nhạc ngũ cung Việt Nam làm phong phú nhạc dân tộc.

Dù cao tuổi nhạc sĩ Xuân Lôi vẫn mang tiếng đàn Bầu, tiếng kèn Saxo ténor, Saxo alto đi khắp nơi phục vụ thiện nguyện cho công chúng.

Sáng chế đàn Xuân Lôiphone gồm 39 lon bia bằng thiếc (một loại đàn gõ) với ba bát độ.

Tác phẩm xuất bản:

Chèo Cổ

Dạy Đàn Tranh

Tiếng Hát Quê Hương

Hồi Ký Xuân Lôi

Tiếng Hát Quê Hương 1958, giải nhất cuộc thi sáng tác quốc gia.

Bài Hát Cho Người Tự Do 1961, giải nhất cuộc thi sáng tác của Đài Phát Thanh Quân Đội.

Những nhạc phẩm tiêu biểu :

Nhạt Nắng, Gió Hiền, Đường Chiều, Bâng Khuâng, Bài Hát Cho Người Tự Do, Tiếng Hát Quê Hương. …

  Nhạc Sĩ, Ca Sĩ  TRẦN VĂN TRẠCH

Tên thật là Trần Quang Trạch, sinh năm 1924 ở Mỹ Tho, sinh trưởng trong một gia đình toàn là những nhân vật có tiếng về Cổ Nhạc Việt Nam. Tuy trong gia đình có những nhân vật khoa bảng lỗi lạc về âm nhạc như anh ruột giáo sư tiến sĩ âm nhạc Trần Văn Khê, cháu ruột tiến sĩ âm nhạc Trần Quang Hải... Trần Văn Trạch phải nói được nhiều người Việt Nam biết đến hơn cả.

Ông Trần Văn Trạch có khiếu âm nhạc từ nhỏ, biết nhiều về Cổ Nhạc, thông thạo đàn kìm và tỳ bà, hát Vọng Cổ rất “mùi”, nhưng lại thích Tân Nhạc hơn.

Sau khi học xong trường Trung Học Mỹ Tho, Đến khoảng năm 1947, nghệ sĩ Trần Văn Trạch bắt đầu trình diễn những bài hát hài hước. 

Sau khi học xong trường Trung Học Mỹ Tho, Đến khoảng năm 1947, nghệ sĩ Trần Văn Trạch bắt đầu trình diễn những bài hát hài hước. 

Những bản nhạc hài hước đầu tiên ông trình bày là những bản sáng tác bởi nhạc sĩ Lê Thương đã kể ở trên.

Nhưng về sau, vì nhu cầu trình diễn, ông Trần Văn Trạch đã tự sáng tác ra những bản nhạc hài hước để tự mình trình diễn lấy. Bản nhạc Anh Phu Xích Lô là sáng tác đầu tiên của ca nhạc sĩ Trần Văn Trạch.

Những bài hát nổi tiếng ngày đó là Cái Đồng Hồ Tay, Cây Bút Máy, Anh Chàng Thất Nghiệp, Sở Vòi Rồng, Đừng Có Lo, Tôi Đóng Xi-Nê, Ba Chàng Đi Hỏi Vợ, Chiếc Ô-Tô Cũ, Chuyến Xe Lửa Mùng 5.

Một bản nhạc phải nói hầu như ngày xưa người Việt Nam nào cũng phải biết đến, vì được ông hát đi hát lại mỗi tuần khi có xổ số tại rạp Thống Nhất, Sài Gòn và sau này trực tiếp truyền thanh qua đài phát thanh Sài Gòn. Tuần lễ nào người dân nước Việt ở khắp nơi đều nghe thấy tiếng người nghệ sĩ trình bày bài này qua làn sóng điện. Đó là bài hát Xổ Số Kiến Thiết Quốc Gia, do Trần Văn Trạch viết và hát. Không hài

hước một chút nào cả là bản nhạc hùng mạnh Chiến Xa Việt Nam.

Ngoài sáng tác nhạc và hát ông còn là trưởng ban nhạc Sầm Giang của đài phát thanh Pháp Á, vào khoảng thập niên 1950. Ban này gồm những ca sĩ nổi tiếng đương thời như Linh Sơn, Tâm Vấn, Minh Diệu, Mạnh Phát, Tôn Thất Niệm...

Trần Văn Trạch không chỉ hoạt động trong lãnh vực âm nhạc. Cũng trong thập niên 1950, khi điện ảnh vẫn còn là một môn nghệ thuật phôi thai ở Việt Nam, Trần Văn Trạch đã đóng cùng với nữ nghệ sĩ Kim Cương trong những phim như Lòng Nhân Đạo, Giọt Máu Rơi... và về sau còn làm đạo diễn điện ảnh cho những phim như Thoại Khanh Châu Tuấn (do Kim Cương và Vân Hùng đóng), Trương Chi Mỵ Nương (do Trang Thiên Kim và La Thoại Tân đóng)...

Nhưng có lẽ công trình ông đóng góp nhiều nhất cho nghệ thuật là những buổi Đại Nhạc Hội, với chuyện sáng tác và trình diễn những bản nhạc hài hước đã kể trên.

Danh từ Đại Nhạc Hội chỉ những buổi trình diễn ca nhạc xen kẽ với kịch, ảo thuật... tại các rạp hát, do chính ông Trần Văn Trạch đặt ra, bắt đầu từ khoảng năm 1949. Dĩ nhiên một trong những tiết mục quan trọng nhất của những buổi Đại Nhạc Hội này là màn hát nhạc hài hước của chính Trần Văn Trạch.

Với những chương trình Đại Nhạc Hội, Trần Văn Trạch đã trình diễn rất nhiều tại Sài Gòn. Danh tiếng của ông nổi như cồn. Ông đã đi khắp các tỉnh ở miền Nam, và ra cả miền Bắc trước Hiệp Định Genève 1954 chia cắt đất nước.

Về sau có những người khác theo quan niệm của ông tổ chức Đại Nhạc Hội cũng rất thành công, như nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ, nữ nghệ sĩ Kim Cương...

Sau “Giải Phóng 1975”, Trần Văn Trạch bị kẹt lại Việt Nam và ông cũng vẫn đi lưu diễn thường xuyên cho đến khi qua Pháp năm 1977. Từ đó, ở Paris, ngoài việc mưu sinh hàng ngày, ông cũng vẫn có những hoạt động âm nhạc như băng nhạc và video Hài Hước Trần Văn Trạch, trình diễn nhạc ở Pháp hay ở Úc, Hoa Kỳ... và hoạt động xã hội, nhất là trong những buổi hát giúp quyên tiền cho những con tàu về lại biển Đông vớt những người Việt vượt biển, tỵ nạn.

Năm 1994, nghệ sĩ Trần Văn Trạch qua đời tại Paris, bệnh ung thư gan.

NGHỆ SĨ VÀ NHẠC CỔ TRUYỀN :

Nhạc sĩ MICHEL MỸ

 Giáo Sư TRẦN VĂN KHÊ

Vào đầu thập niên 50 của thế kỷ trước phải kể đến nhạc sĩ Michel Mỹ là người Pháp có mẹ là người Việt. Là cựu công chức cao cấp của chính phủ Pháp khi hồi hương về Pháp ông mang theo một số đàn cổ nhạc Việt Nam gồm đàn kìm, đàn nhị, đàn tranh và guitare phím lõm…Ông là nhạc sĩ đờn ca tài tử nhưng chơi điêu luyện các loại nhạc khí này, độc tấu đàn kìm những bài Trăng Thu Dạ Khúc, Phụng Hoàng và  ca những bài ca cổ rất mùi … Chữ “tài tử” ở đây không có nghĩa là “không chuyên nghiệp” vì trong số đờn ca tài tử có những người tài nghệ là những bực thầy, họ chơi rất bài bản, những ngón đờn điêu luyện những chữ trong bài ca nhấn độc đáo, tuyệt vời. Trong những sinh hoạt văn hóa của người Pháp ở Paris thỉnh thoảng nhạc sĩ Michel Mỹ được mời diễn thuyết về đề tài Đông Dương, vào những dịp đó ông thường giới thiệu nhạc dân tộc Việt Nam cho công chúng Pháp thưởng thức. Ông vừa đàn vừa hát những bài Tứ Đại Oán, Dạ Cổ Hoài Lang, tiếng hát quyện tiếng đàn khoan nhặt trầm bổng nghe tha thiết buồn bã, thoáng như cả một khung trời quê hương miền Nam được hòa vào âm nhạc làm xao xuyến tâm người tha hương ! 

Ban nhạc Phượng Ca trong 1 buổi biểu diễn tại Ý (DR)

Giáo Sư PHƯƠNG OANH,  tốt nghiệp trường Quốc Gia Âm Nhạc và Kịch Nghệ Sài Gòn năm 1962, sau đó bà trở thành giảng viên tại Nhạc Viện Quốc Gia Cao Đẳng Sài Gòn từ năm 1964 đến 1975. Sau khi định cư ở Pháp năm 1975, bà tiếp tục hoạt động âm nhạc và được mời làm giảng viên tại Nhạc Viện Quốc Gia Pháp để giảng dạy về Âm Nhạc Truyền Thống Việt Nam từ năm 1977 đến năm 2011. Giáo sư Phương Oanh là người thành lập nhóm Phượng Ca, đã hoạt động nhiều năm trên đất Pháp. Bà đã đào tạo rất nhiều học trò, trong số đó có người nay đã trở thành giáo sư dạy ở các Nhạc Viện ở Pháp.

Giáo Sư TRƯƠNG THỊ QUỲNH HẠNH

    Tốt nghiệp Trường Quốc Gia Âm Nhạc và Kịch Nghệ Sài Gòn năm 1966. Hai năm sau bà được mời về làm phụ giảng bộ môn Nhạc Cụ Truyền Thống tại trường, và tốt nghiệp cử nhân Đại Học Văn Khoa Sài Gòn. 

Bà được học bổng sang Pháp và bảo vệ thành công xuất sắc luận án tiến sĩ nhân chủng học âm nhạc học với hạng tối danh dự tại Đại Học Paris IV Sorbonne, Pháp, vào năm 2009. 

Bà đoạt huy chương vàng Giải Văn Học Nghệ Thuật ở Việt Nam, huy chương vàng Giải Văn Hóa Thành Phố Paris, Pháp, năm 2006.

Giáo Sư Quỳnh Hạnh hiện là giám đốc Nhà Văn Hóa Cổ Truyền Việt Nam tại Paris, thường tổ chức diễn hành Văn Hóa Việt Nam vào dịp Tết cổ truyền. Bà đã sáng tác và hòa thanh cho năm tập khúc viết cho Đàn Tranh Bầu, và 18 tập khúc này được trình diễn thành công rực rỡ tại nhiều buổi hòa nhạc ở Paris và quốc tế.

  Giáo Sư NGUYỄN THANH VÂN, tên thật Lê Thanh Vân, đam mê nhạc cổ truyền dân tộc từ khi tuổi đời còn rất nhỏ. Bà bước vào trường nhạc và đã đạt được những thành công:

Năm 1971, nhận chứng chỉ “ Lịch Sử Âm Nhạc Việt Nam  và Nhạc Lý Âm Nhạc Tây Phương”. Cũng trong năm này, bà đã dành được giải thưởng  cuộc thi “ Âm Nhạc Quốc Gia.”

Năm 1972, tốt nghiệp cao đẳng tại “Viện Quốc Gia Âm Nhạc Và Kịch Nghệ Sài Gòn”, bộ môn “Đàn Tranh” và “Ca Cổ”. Bà cũng được cấp chứng chỉ sư phạm cùng năm. Về kinh nghiệm chuyên môn: Là thành viên trong nhóm văn nghệ sinh viên “Nguồn Sống”, và đã từng trình diễn ở đài truyền hình Sài Gòn năm 1969.

Năm 1972, giảng dạy âm nhạc tại trường trung học “Tống Phước Hiệp” tỉnh Vĩnh Long.

Trong những năm 1973, 1974 được “Viện Quốc Gia Âm Nhạc Huế” tuyển chọn cho đài truyền hình Huế. Từ 1973 đến tháng 3 - 1975, bà là giáo sư tại “Viện Quốc Gia Âm Nhạc Huế”.

Bà sang Pháp cùng gia đình năm 1990. Tiếp tục giảng dạy và trình diễn đàn tranh tại Paris, Nice, Avignon, Lyon.....Cũng đã từng được mời biểu diễn ở Âu Châu và Mỹ. 

  Giáo Sư HỒ THỤY TRANG

Sinh năm 1964 tại Sài Gòn, tốt nghiệp loại ưu Nhạc viện Thành phố năm 1986 và bắt đầu sự nghiệp giảng dạy từ đó. 

Năm 2003, bà qua Pháp định cư tại Créteil. 

Bà là người Việt thứ ba được chính phủ Pháp chính thức công nhận là giáo sư âm nhạc Việt Nam tại Pháp.

  Nghệ Sĩ BẠCH YẾN và TRẦN QUANG HẢI

Ở Paris nếu kể đến những người tích cực phổ biến nhạc cổ truyền dân tộc cho công chúng Pháp và công chúng nhiều nước trên thế giới thì cặp nghệ sĩ Bạch Yến Trần Quang Hải là hăng say nhất. Anh chị đã trình diễn hơn 350 buổi nhạc cổ truyền tại 70 quốc gia trên thế giới từ hơn 40 năm. Nhạc sĩ Trần Quang Hải đã có hơn 10 đĩa đàn tranh do anh trình diễn. Đĩa đầu tiên xuất bản năm 1971 tại Paris với nhan đề "Đàn tranh: cithare vietnamienne par Trần Quang Hải" do hãng Le chant du monde phát hành tại Paris. Đó là đĩa hát với 6 trang viết về lịch sử đàn tranh, đối chiếu đàn tranh Việt với các loại đàn tranh của Nhựt, Trung Quốc và Hàn quốc. 

Về sáng tác giáo sư Trần Quang Hải có nhiều loại khác nhau từ nhạc đàn tranh đến tân nhạc, nhạc điện thanh (musique électro acoustique). 

Giáo sư Trần Quang Hải và nữ nghệ sĩ Bạch Yến là nghệ sĩ Việt Nam duy nhứt được giải thưởng của Académie du disque Charles Cros của Pháp vào năm 1983. Nhạc sĩ Trần Quang Hải là nghệ sĩ Việt nam duy nhứt được gắn huy chương Légion d'Honneur của Pháp vào năm 2002.

Những nghệ Sĩ Cải Lương Vang Bóng Một Thời Trên Sân Khấu Miền Nam Trước Năm 1975:

Sau biến cố năm 1975 nhiều văn nghệ sĩ bỏ  nước ra đi trong số đó có những nghệ sĩ cải lương đã từng vang bóng một thời trên sân khấu Miền Nam năm xưa, họ đã đến định cư ở Paris : 

Nữ nghệ sĩ Kim Chung, nữ nghệ sĩ Bích Thuận, nữ nghệ sĩ Mộng Tuyền, nữ nghệ sĩ Tài Lương, nữ nghệ sĩ Hà Mỹ Xuân, nữ nghệ sĩ Hà Mỹ Liên, nữ nghệ sĩ Hương Lan, nữ nghệ sĩ Kiều Lệ Mai, nữ nghệ sĩ Bạch Lê, nữ nghệ sĩ Phượng Mai.

Nghệ sĩ Hữu Phước, nghệ sĩ Thành Được, nghệ sĩ Phương Thanh, nghệ sĩ Dũng Thanh Lâm, nghệ sĩ Hoàng Long, nghệ sĩ Hương Huyền, nghệ sĩ Thanh Bạch, nghệ sĩ  Chí Tâm, nghệ sĩ Minh Đức, nghệ sĩ Hoàng Minh Phương, nghệ sĩ Hùng Tiến, nghệ sĩ Tony Hiếu, nghệ sĩ Minh Thanh...

Sàn Gỗ Màn Nhung:

  Nhà văn TRẦN TRUNG QUÂN, khởi thủy là soạn giả Cải lương, sau đó qua Pháp trở thành nhà văn theo khuynh hướng hiện thực, và là tác giả của nhiều cuốn sách. Ông còn là một nhà báo chuyên nghiệp, và là chủ nhiệm kiêm chủ bút tờ báo Ép Phê. Thời gian những năm gần đây nhà văn Trần Trung Quân được giới trí thức văn nghệ sĩ Paris đánh giá như một học giả vì sự hiểu biết văn học và kiến thức uyên bác của ông. Trong một sinh hoạt văn học nghệ thuật  do Câu Lạc Bộ Văn Hóa Paris tổ chức, nhà văn TrầnTrung Quân phát biểu về sân khấu miền Nam:

"Cải lương là tổng hợp của tất cả những văn hoa tinh túy, văn hóa của người Việt Nam đưa lên sân khấu. Soạn giả muốn viết một tuồng Cải lương phải có 3 điều kiện, thứ nhất am hiểu về điển tích, thứ nhì am hiểu về nhạc lý, thứ ba văn chương phải có văn chương của Cải lương. Về nhạc lý trong Cải lương gồm tất cả những bản nhạc xuất phát từ triều đình ở miền Nam được hình thành từ 9 đời chúa Nguyễn.

Soạn giả đầu tiên có công làm ra bộ môn Cải lương phải kể đến ông Trương Di Mạnh, Mộc Hoán, Nguyễn Chánh Sắc, sau đó là ông Hồ Văn Trung tức nhà văn Hồ Biểu Chánh, ông Đỗ Văn Rỡ, ông Cao Hoài Sang. Tất cả những ông đó là Đốc Phủ Sứ ngày xưa. Muốn đờn ca xướng hát phải có đời sống khá giả. Muốn viết ra một kịch phẩm phải có trình độ, phương tiện, khả năng, đa số các ông Đốc phủ đó theo Tây học, họ muốn cách mạng làm sao cho người Việt Nam có một bộ môn là nhạc riêng của mình, đó là về phần Cải lương trình diễn. 

Dạ Cổ Hoài Lang (DCHL), đêm nghe tiếng trống nhớ chồng, là một bản nhạc cổ do ông Cao Văn Lầu sáng tác, lấy từ bản Nam ai của Tô Huệ chức cẩm hồi văn. Bản DCHL viết mỗi câu 2 nhịp, sau này chuyển sang 4 nhịp. Tới soạn giả Kiên Giang mới viết câu Vọng cổ 32 nhịp. Năm 1960, soạn giả Viễn Châu viết thành 64 nhịp. Tại sao phải 32 nhịp và 64 nhịp? Thông thường ở nhịp 2 nhịp, người nghệ sĩ ca không được, nó không đủ để có hơi ngâm, thành thử phải kéo dài nhịp thêm chút xíu nữa, thêm nhịp phải thêm chữ viết, câu Vọng cổ bắt buộc viết theo luật ngũ âm: hò, xang, xự, cống, liu. Mỗi 5 chữ là một nhịp, cho đến 32 nhịp thì hoàn tất một câu Vọng cổ. Thời gian 32 nhịp để cho người ca có thì giờ ngân rồi xuống giọng. Còn 64 nhịp là do ông Viễn Châu viết ca dòn, ca gấp rút như Lệ Thủy, Mỹ Châu, trường hợp đó lại khác".

GSTS âm nhạc Quỳnh Hạnh bổ túc thêm:

"Thoạt đầu bản DCHL lên dây theo dây Bắc, sau chuyển sang dây Nam. Về thanh âm điệu thức của dây Nam có nghĩa là buồn và tâm sự. Về nguồn gốc trích từ 20 bản tổ của nhạc Cải lương miền Nam thì bản DCHL lấy nét nhạc trong 4 bài oán đó là: Tứ Đại, Phụng Hoàng, Giang Nam và Phụng Cầu. Theo một truyền thuyết khác thì nói rằng bài DCHL lấy gốc ở bài Hành Vân từ Huế đem vô". 

Những Nghệ Sĩ, Từng Ca Vọng Cổ Trên Sân Khấu Paris:

Nữ nghệ sĩ Mỹ Hòa, nữ nghệ sĩ Kim Hoa, nữ nghệ sĩ Kim Anh, nữ nghệ sĩ Ngọc Xuân, nữ nghệ sĩ Thy Mai,  nữ nghệ sĩ Phương Khanh, nữ nghệ sĩ Kim Chi, nữ nghệ sĩ Hải Yến, nữ nghệ sĩ Trúc Tiên...(Nghệ sĩ Mỹ Hòa trước năm1975 ở Sài Gòn là ca sĩ trong ban tam ca : Ba Con Mèo, và từng đóng một số phim. Ngọc Xuân là ca sĩ, Hải Yến là giáo sư tiến sĩ). 

Bác sĩ Lai, nghệ sĩ Lý Kim Thành, nghệ sĩ Dương Kỵ…

Những Soạn giả: Soạn giả Tây Giang Tử, soạn giả Trần Trung Quân. Hồ Trường An.

Đàn Kìm: Nhạc sĩ Michel Mỹ, giáo sư Nguyễn Xuân Phong

Đàn Vọng Cổ : Nhạc sĩ Minh Thanh, Minh Đức, nhạc sĩ Mai Thanh Hùng, nhạc sĩ Văn Được, nhạc sĩ Văn Trực.

Đàn Bầu: nhạc sĩ Xuân Lôi, nhạc sĩ Đoàn Văn Linh, nhạc sĩ Trọng Lễ.

Đàn Tranh: Giáo sư Trần Văn Khê, TS Thuyết Phong, giáo sư Trần Quang Hải, giáo sư Phương Oanh , giáo sư Quỳnh Hạnh, giáo sư Nguyễn Thanh Vân, giáo sư Hồ Thụy Trang, bác sĩ Thu Thảo.

Nghệ sĩ Trúc Tiên, thuộc thế hệ tiếp nối. 

Đỗ Bình

  Trả lời cuộc phóng vấn của đài RFI ngày 17 tháng 5 năm 2020 : Võ sư Phan Toàn Châu :

« Tôi dạy võ tại Pháp từ năm 1975 lúc mới qua đây tị nạn. Tuần lễ thứ hai đặt chân đến Pháp là tôi được trời thương cho đi dạy võ, theo lời mời của võ sư Le Conte Vĩnh Long và tiếp tục tới bây giờ để sống. 

Trả lời cuộc phóng vấn của đài RFI ngày 17 tháng 5 năm 2020 : Võ sư Phan Toàn Châu :

« Tôi dạy võ tại Pháp từ năm 1975 lúc mới qua đây tị nạn. Tuần lễ thứ hai đặt chân đến Pháp là tôi được trời thương cho đi dạy võ, theo lời mời của võ sư Le Conte Vĩnh Long và tiếp tục tới bây giờ để sống. 

Tại Việt Nam, thời học sinh, tôi có dạy võ tại trường Marie Curie. Tại Pháp, người dạy võ lên đến vài ngàn nhưng sống bằng dạy võ thì rất ít. Tôi nghĩ không tới 50 người sống về nghề võ. Tôi bước vào nghề này từ thời sinh viên vì cuộc sống du học sinh thời 1975 rất khó khăn. Mặc dù đậu vào Đại Học Sư Phạm Sài Gòn và qua Pháp lấy được bằng cử nhân, mình thấy võ cho mình rất nhiều cho nên mình không bỏ võ được. 

Sau khi suy nghĩ kỹ, mình tiếp tục nghề võ. Nghề võ nó rất tự do và cho mình rất nhiều nên mình muốn làm một cái gì đó cho võ và cho võ Việt Nam. Với gần 45 năm dạy võ tại Pháp, nhờ võ mà mình đi được khắp nơi trên thế giới : châu Âu, châu Á, châu Mỹ, châu Phi... Mình có mặc cảm võ biền nên phải viết văn. Năm nay, sau 44 năm dạy võ, tôi có mấy trăm môn sinh đai đen, cao nhất là đệ lục đẳng. Tôi hân hạnh viết quyển sách đầu tiên về võ thuật Việt Nam và bằng hình màu. Tổng cộng 11 tựa sách, trong đó có những chuyện cổ tích về võ thuật Việt Nam… với mục đích truyền bá để cho người Việt Nam và thế giới biết Việt Nam có võ sư biết văn và võ ... » 

Võ Sư ĐÀO TUẤN NGỌC

  Sinh năm 1939 tại Hải Phòng. Phụ mẫu là người Thổ-Khối, tỉnh Bắc Ninh. Thuở nhỏ theo học hết trung học chương trình phổ thông Pháp tại các trường Thầy giòng Sư Huynh La San : Hải Phòng, Nha Trang,Taberd Sài Gòn. Năm 1965 Tối nghiệp Đại Học Sư Phạm Sài Gòn ban văn khoa Pháp. Giáo sư Pháp ngữ và Âm Nhạc trường trung học Nguyễn trung Trực Rạch Giá (Kiên Giang). Cũng thời gian này mở trường truyền bá cho thanh thiếu niên rất nồng nhiệt. 

Năm 1972, bỏ ngành giáo dục, nhập ngũ làm võ sư trong Thiết đoàn 22 vùng III chiến thuật, rồi tại Bộ Chỉ huy Thiết giáp và khối Cận vệ Phủ Tổng Thống. 

Cũng trong năm 1972  ông là một trong ba người VN đầu tiên thi đậu bằng Huyền đai đệ tứ đẳng Thái Cực Đạo Đại Hàn tại Việt Nam trong cuộc thi toàn quốc do Bộ Chỉ Huy Quân Lực Đại Hàn tổ chức. Cuối năm 1974, đảm nhận chức vụ Ủy viên (giám đốc) kỹ thuật Tổng Cuộc VN Thái Cực Đạo cho đến biến cố 1975. Ông là người sáng lập ra môn phái Việt Quyền Đạo, phối hợp tinh hoa kỹ thuật những môn võ Thái Cực Đạo (Đại Hàn), Không Thủ Đạo, Nhu Đạo (Nhật bản), võ Thái, thành một môn võ mới cho Việt Nam và Thế giới.

1975 Ly hương, định cư tại Paris, Pháp. 1979 Mở lớp Việt Quyền Đạo tại Paris dạy cho môn sinh thuộc nhiều chủng tộc.

Thi lấy văn bằng chuyên môn Cao đẳng Quốc tế Mậu dịch (Paris). Năm 1985 chính thức lập Hội Văn Hóa và Võ Thuật Việt Quyền Đạo tại Paris.

Ba lần thăm cổ võ môn đồ các võ đường Việt Quyền Đạo ở Úc Đại Lợi và Hòa Kỳ.  Ngoài ra ông còn sáng tác nhạc với Tuyển tập « Đào Tuấn Ngọc 50 Tình Khúc, Một Đời Sáng Tác ». Tổ chức ba buồi Nhạc thính phòng giới thiệu Tình Khúc Đào Tuấn Ngọc ở Paris.

  NHỮNG NGÀY LỄ VĂN HÓA :

Dù xa quê hương nhưng hàng năm cộng đồng người Việt vẫn tổ chức những ngày lễ : Tết Nguyên Đán, Vu Lan, và Tết Trung Thu, Lễ Hai Bà Trưng (vào tháng hai âm lịch).

Ban Tế Tự của cộng đồng:

Phan Thế Nghiệp, Nguyễn Đức Tăng, Hoàng Đức Phương, Nguyễn Bá Lăng, Nguyễn Như Giác, Đặng Vũ Chính, Đặng Vũ Lợi, Phạm Công Khanh, Năm Châu, Trần Trọng Sự, Lê Thanh Xuân, Nguyễn Mạnh Hà, Nguyễn Hải Triều Âm.

Ban Tế Tự Hội Hành Thiện:

Tế Tổ của họ Đặng Vũ, họp gia đình vào dịp Tết Nguyên Đán nên có khá đông đồng hương tham dự.

Trong ban Tế Tự có các ông Đặng Vũ Nhuế, Đặng Vũ Biền, Đặng Vũ Lợi, Đặng Vũ Chính, và hai cháu Đặng Vũ Phúc (con ông Lợi), Đặng Vũ Minh (con Ông Chính). Ông Hoàng Đức Phương đánh trống hát Đông Xướng, 1 người Tây Xướng..

NHỮNG TÁC PHẨM BÁO CHÍ BUỔI ĐẦU Ở HẢI NGOẠI

- Tác phẩm Việt ngữ xuất hiện đầu ở Mỹ:

Võ Phiến, tập Tùy Bút Thư Gởi Bạn, năm 1976.

Ly Hương ( Tiểu thuyết) viết chung với Lê Tất Điều, năm 1977. 

Nguyên Vẹn, năm 1978.

Thơ Cao Tần, năm 1978.

Tập thơ Đất Khách của Thanh Nam.

Thủy Mộ Quan của Viên Linh.

 Lớp Sóng Phế Hưng (Hợp Lưu) của Hồ Trường An (Pháp).

- Bút ký: 

Ngẩng Mặt Nhìn Trăng Sáng, Hoàng Khởi Phong.   

Nguyễn Khắc Ngữ, Những Ngày Cuối Cùng của VNCH.

BÁO CHÍ VIỆT NGỮ

Có thể xem các nhà văn Võ Phiến, Lê Tất Điều, Thanh Nam là những người ban đầu khai phá nền văn học báo chí ở Mỹ tính từ năm 1975 đến năm 1982.

Ở Mỹ vào tháng 4 năm 1978 nhà văn Võ Phiến và nhà văn Lê Tất Điều chủ trương Tạp chí Văn Học Nghệ Thuật ở Cali, do nhà văn Mai Thảo làm chủ biên. Đây là tờ báo đầu tiên, ra được 13 số thì đình bản vào tháng 9 năm 1979. Tháng 7 năm 1982 nhà văn Mai Thảo ra mắt số Văn đầu tiên và làm chủ biên. Đến tháng 5 năm 1985 Võ Phiến và Lê Tất Điều cho tái bản tạp chí Văn nhưng cũng chỉ được 8 số phải đình bản. Tháng 2 năm 1986 tờ báo đổi tên thành tờ Văn Học do nhà văn Nguyễn Mộng Giác trông coi.

Ở Seattle, cũng năm 1978 nhà văn Thanh Nam làm Tổng Thư ký tờ Đất Mới đến ngày ông qua đời vào 2 tháng 6 năm 1985. Tháng 12 năm 1978 Nhà báo Đỗ Ngọc Yến sáng lập Tuần báo Người Việt ở Cali, sau trở thành Nhật báo đến nay và là tờ Nhật báo đông độc giả người Việt nhất ở Mỹ.

Ở Canada năm 1984 tạp chí Làng Văn của Nhạc sĩ Nguyễn Hữu Nghĩa và Nhà báo Nguyên Hương chủ trương.

Và ở Úc Tạp chí Việt Luận của Nguyễn Hưng Quốc chủ trương.

Báo chí ở Mỹ thịnh hành nhất từ 1984 - 1985 có khoảng 600 tờ báo, những năm sau đó giảm xuống còn 300 tờ. Đến năm 1990 còn lại khoảng 100 tờ.

Tháng 5 năm 1989 Cơ Quan Người Việt cho ra đời thêm tờ Thế Kỷ 21, tạp chí Chính trị Thời sự Văn Học.

Nguyệt san Thời Tập của Nhà thơ Viên Linh ra được 11 số phải đình bản. Năm 1996 Viên Linh cho ra mắt tờ Khởi Hành.

Năm 1991 Nhóm Hợp Lưu ra đời do Họa sĩ  Khánh Trường chủ trương.

Tháng 6 năm 1992 Nhóm Trân Sa ở Toronto cho ra đời tờ Trăm Con, được 14 số phải đình bản vào tháng 9 năm1993. Mùa thu năm 1994 Tạp chí Thơ Khế Iêm, Đỗ Khiêm, Phan Tấn Hải.

1998 Nguyễn Hưng Quốc cho ra tạp chí Việt ở Úc.

BÁO CHÍ VIỆT NGỮ Ở PARIS

Trước năm 1975 báo Giáo Xứ là tờ báo Việt ngữ đầu tiên ở Pháp do linh mục Trần Thanh Giản phụ trách. Kế đến Nguyệt san Hương Quê của tòa đại sứ VNCH phát hành do TS Trần Minh Trâm và Lê Thị Phương Trà phụ trách.Tiếp theo tờ Nhân Bản do Tổng hội SV Paris thực hiện. Tờ Xuyên Việt do Nhóm Sinh viên Công giáo Paris thực hiện. Hội Việt kiều yêu nước theo CS ra tờ Đoàn Kết do Nguyễn Văn Ty phụ trách. Nhóm trí thức thiên tả ra tờ Khoa Học Xã Hội do GS Hoàng Xuân Hãn phụ trách. 

Sau Năm 1975 làn sóng tị nạn Cộng Sản của người Việt ồ ạt đến Pháp. Tờ Đoàn Kết của nhóm trí thức cộng sản bị đình bản, tờ Diễn Đàn được thực hiện do nhóm trí thức thuộc thành phần thứ ba do GS Nguyễn Ngọc Giao phụ trách. Tờ Con Ong năm xưa ở Sài gòn được tái bản ở Paris do Nhà báo Trần Tam Tiệp và nhà thơ Minh Đức Hoài Trinh thực hiện. Văn Phòng Liên Lạc các Hội Đoàn ra báo tam cá nguyệt thực hiện do: TS Trần Bình Tịnh, Nhà báo Phạm Hữu, Ông Đinh Văn Ngọc, Ông Nguyễn Tấn Hớn.. Tờ Đường Mới do Ông Huỳnh Bá Yết Dương thực hiện. Nguyệt san Chiến Hữu do Nhà báo Phạm Hữu thực hiện. Nguyệt san Ái Hữu do Sinh viên Orsay  phụ trách. Nguyệt san Vùng Dậy do Trung tướng Trần Văn Trung phụ trách. Tờ báo Pháp ngữ Droit de L’homme do Linh mục Trần Thanh Giản thực hiện. Nguyệt san Tiếng Gọi Dân Tộc do KS Võ Long Triều thực hiện. Tờ nhật báo Tin Tức song ngữ do Nhà báo Nguyễn Đình Nhân và TS Đặng Phương Nghi thực hiện. Nguyệt san Ý Dân do KS Dương Văn Lợi thực hiện. Nguyệt san Sự Thật do Nhà báo Hứa Vạng Thọ chủ trương, chủ bút Ngô Quốc Dũng. Thờ Ép Phê do Nhà báo Trần Trung Quân thực hiện, Nguyệt san Nạng Gỗ do Ông Nguyễn Quang Hạnh, Ông Nguyễn Đức Tăng thực hiện. Nguyệt san Chiến Sỹ VNCH do nhà báo Phạm Văn Đức chủ nhiệm, Tờ Bạn Đường do Nhà báo Từ Ngọc Lê thực hiện. Tờ Thông Luận do KS Nguyễn Gia Kiểng thực hiện. Nguyệt san Viễn Tượng Việt Nam do LS Trần Thanh Hiệp và GS Vũ Thiện Hân thực hiên. Tập san Hội Y Giới phụ trách BS Tạ Thanh Minh, BS Phạm Tu Chính,  Báo Hàng Không do KS Nguyễn Xuân Lang phụ trách. Báo Ái Hữu Lê Ngọc Hân Mỹ Tho do Nhà thơ Âu Dương Trọng Lễ phụ trách. Báo Ái Hữu Pétrus Ký do LS Nguyễn Văn Hoàng thực hiện. Báo Âu Du do TS Ngô Nguyên Dũng thực hiện…Báo Văn Lang do Hội Việt Tộc thực hiện.

TRUYỀN THÔNG

Đài Radio Sài Gòn BS Trần Duy Tâm phụ trách.

Ban biên tập: TS Trần Bình Tịnh, Nhạc sĩ Trần Văn Trạch, GS Nguyễn Vô Kỷ, Nhà văn Đỗ Bình, Nhà biên khảo Nguyễn Đức Tăng. 

Đài Radio Á Châu Nhà báo Tô Vũ phụ trách.

Ban biên tập: GS Nguyễn Ngọc Chân,  Nhà báo Nguyễn Thừa Thính.

Đài Radio Cộng Đồng, Tiếng Nói  Người Việt Quốc Gia tại Pháp. Phụ trách biên tập:

Tôn Thất Vinh, Vân Hải, Phạm Anh Dũng, Nguyễn Đình Châu.

Đài RGB, do địa phương Cergy chủ trương. Ban biên tập nhà văn Đỗ Bình….

Đài RFI, do chính phủ Pháp chủ trương. Ban biên tập: Bạch Thái Quốc, Tú Anh, Thanh Phương, Trọng Nghĩa, Ánh Nguyệt, Quản Mỹ Lan, Thụy Khê, Hồng Biên,hụy My,  Nguyễn Bảo Hưng, Tuấn Thảo,Đức Bình, Đức...

NHỮNG TẬP SAN TƯ TƯỞNG VĂN HỌC NGHỆ THUẬT

Tập san Định Hướng do GS Nguyễn Đăng Trúc chủ trương. Tuyển tập Làng Xưa Phố Cũ do TS Nguyễn Văn Hướng chủ trương. Tuyển tập Văn Bút Âu Châu do nhà văn Từ Nguyên chủ trương. Tạp chí Quê Mẹ do Nhà báo Võ Văn Ái thực hiện. Tạp chí Tự Do, người chủ trương GS Phạm Việt Tuyền, sau TS Đặng Vũ Chính làm chủ nhiệm, GS Đặng Phương Nghi chủ bút. Nguyệt san Ngày Mới do nhà văn Diễm Thy chủ nhiệm, Lê Trân chủ bút. Nguyệt san Diễn Đàn Người Việt do nhà báo Lê Đình Điểu chủ trương. Nguyệt san Hoa Tình Thương do nhà văn Nguyễn Văn Xuyên chủ trương, chủ bút nhà thơ Đỗ Bình. Nguyệt san Văn Lang do GS Hoàng Đức Phương, Phan Thế Nghiệp chủ trương. Ngoài ra còn có nguyệt san Hoằng Pháp do chùa Linh Sơn chủ trương. Nguyêt san Khánh Anh do chùa Khánh Anh chủ trương và Nguyệt san Giáo Xứ do Giáo xứ chủ trương, GS Phạm Bá Nha chủ bút.

THƯ VIỆN

Thư viện Cergy do Nhà văn Đỗ Bình chủ trương. Thư Viện Diên Hồng do GS Bạch Thái Hà chủ trương. Thư Viện Giáo Xứ VN Paris do Linh mục Đinh Đồng Thượng Sách chủ trương. Thư Viện Chùa Khánh Anh do Hòa thượng Thích Minh Tâm chủ trương.

TRUNG TÂM SINH HOẠT CỘNG ĐỒNG

Viện Pháp Á. Hội Y Sĩ.

Trụ sở Tổng Hội Sinh Viên Paris.

Nhà thờ Saint Hyppolyte.

HỘI ĐOÀN

Hội Y Giới VN Tự Do: BS Lê Quang Thuận.

Hội Y Giới: BS Tạ Thanh Minh. 

Hội Y Sĩ Việt Nam: BS Trần Quang Lộc.    

Hội Chuyên Gia : KS Nguyễn Ngọc Danh.

Hội Văn Hóa Việt Nam, Nhà văn Đỗ Bình

Hội Liên Trường : Ông Trần Bình San.

Hội Đồng Hương Huế : GS Thái Hạc Oanh.

Hội Ái Hữu Hành Thiện : KS Đặng Vũ Nhuế.

Hội Thanh Niên Tị Nạn: Ông Nguyễn Ngọc Liêm.

Hội Gia Long: GS Nguyễn Minh Khánh.

Hội Gia Long Âu Châu : Bà  Thiên Nga.

Hội Trưng Vương

Hội Ái Hữu Pétrus Ký: LS Nguyễn Văn Hoàng. 

Hội Jean Jacques Rousseau: KS Nguyễn Ngọc Cường. 

Cộng Đồng Người Việt Quốc gia tại Pháp: sáng lập, Cựu Đại tá Mai Viết Triết.

Hội Cựu Quân Nhân: Cựu Trung Tướng Trần Văn Trung,

Tập Thể Chiến Sĩ VNCH: Cựu Đại tá BS Hoàng Cơ Lân.

Hội Hải Quân Hàng Hải: Ông Đặng Vũ Lợi,

Hội Cựu Quân Nhân Miền Tây Nước Pháp : Ông Nguyễn Văn Bé, Ông Trần Văn Thông. 

Hội Không Quân : Cựu Đại tá Châu Hữu Lộc, Nguyễn Phúc Tửng, Nguyễn Long Nhan.

Hội Võ Bị Đà Lạt: Ông Phạm Văn Đức. 

Hội CSQG: Ông Võ Văn Phước.

Hội Hướng Đạo : Nghiêm Văn Thạch, Ông Đỗ Đăng Di. 

Chi Hội Phụ Nữ Âu Cơ Paris : Bà Dương Thúy Phượng

Hội Cao Niên: Trung Tướng  Trần Văn Trung, 

Hội Thương Phế Binh VNVH: Ông Nguyễn Quang Hạnh. 

Hội Ái Hữu Ngoại Giao: TTK Ông Nguyễn Đức Tăng. 

Hội Chuyên Gia VN : KS Nguyễn Ngọc Danh. 

Hội Văn Bút Quốc tế : Nhà văn Từ Nguyên. 

Nhà Văn Hóa Cổ Truyền Việt Nam : GS Trương Thị Quỳnh Hạnh.

Nhóm Phượng Ca: GS Phương Oanh, người thành lập.

Hội Việt Tộc: GS Hoàng Đức Phương.

Hội Ái Hữu Lê Ngọc Hân Nguyễn Đình Chiểu: Bà Phạm Thị Phia. 

Hội Ái hữu Công Chánh: KS Đỗ Hữu Hứa.  

Tổng hội Sinh viên Việt Nam tại Paris có thể xem là kế thừa từ Tổng hội Sinh viên Việt Nam tại Pháp, thành lập từ thập niên 1960 nhưng sau này tổ chức này suy yếu và tan rã, và từ đó THSVVN Paris ra đời. Lúc đầu, những hoạt động của THSVVNP mang đậm tính chất ái hữu nhưng theo thời gian, các hoạt động được tăng cường và biến đổi dần. Ngày nay, THSVVNP có thể được coi như một tổ chức đa diện hàng đầu của cộng đồng người Việt trong vùng Paris và lân cận. Ba mục tiêu của Hội là

Tranh đấu cho Tự do

Bảo tồn văn hóa

Xây dựng tương lai.

Ngoài những hoạt động thường xuyên được tổ chức như các hội thảo chuyên đề, giải thể thao, hội Tết, THSVVNP còn chú trọng những mặt sau đây :

Âm nhạc : Thành lập Văn Đoàn Lam Sơn phổ biến các ca khúc do nhóm tự sáng tác và phát hành băng nhạc.

Báo chí - thông tin : Phát hành Tờ Thông Tin Sinh Viên và báo Nhân Bản.

Hội Sinh Viên Orsay : Phát hànhTờ Ái Hữu, chủ nhiệm Phạm Minh Hoàng, Chủ bút Lệ Hằng.

Hội Ái Hữu Dược Sĩ Người Việt Hải Ngoại ở Paris do GS Đặng Vũ Biền làm Chủ tịch. Hội sinh hoạt Ngày Văn Hóa Việt Nam được tổ chức hằng năm tại Cư Xá Sinh Viên Paris.

Hội Thơ Ba Lê Thi Xã sáng lập do hai nhà thơ Hương Bình (GS Cao Văn Chiểu) và Hàm Thạch (GS Nguyễn Xuân Nhẫn), Hội trưởng là nữ sĩ Minh Châu GS Thái Hạc Oanh, Phó hội trưởng nhà thơ Phương Du Nguyễn Bá Hậu, Tổng thư ký nhà thơ Đỗ Bình. Trụ sở là một tòa nhà cao tầng tại số 14 Bld de Vaugirard, Paris 15è do tòa thị chính Paris cấp. Trích lời phát biểu của nhà thơ Phương Du về Ba Lê Thi Xã  đăng trên nguyệt  san Á Châu ở Paris, Việt Nam Forum ở Đức và Tuần báo Đại Chúng ở V.A, Hoa Kỳ:

«Ba Lê Thi Xã: là một hội thơ có khuynh hướng Đường Thi do hai cố thi sĩ Hương Bình Cao Văn Chiểu và Hàm Thạch Nguyễn Xuân Nhẫn sáng lập. Thời gian sau, Nữ sĩ Minh Châu Thái Hạc Oanh cùng với nhà thơ Phương Du là những cột trụ của Ba Lê Thi Xã. Hội quy tụ nhiều trí thức khoa bảng, như giáo sư đại học, bác sĩ, luật gia, học giả, dịch giả…vv... nhưng có tâm hồn thơ, nên có nhiều nguời đã thành danh trong làng thơ trước 75 và hiện nay. Thời gian trôi đi, nhiều nguời trong nhóm đã khuất như : nhà thơ Đào Trọng Đủ, nhà thơ Hương Bình Cao Văn Chiểu, nhà thơ Hàm Thạch Nguyễn Xuân Nhẫn, nhà thơ Bằng Vân Trần Văn Bảng, nhà thơ Đàn Đức Nhân, nhà thơ Huỳnh Khắc Dụng, nhà thơ Lương Giang Phạm Trọng Nhân, nhà thơ Phuợng Linh Đỗ Quang Trị, nhà thơ Nguyễn Thường Xuân, nhà thơ Việt Hoài, nữ sĩ Liên Trang Phạm Thị Ngoạn (Ái nữ cụ Phạm Quỳnh), nữ sĩ Thanh Liên, Nhà thơ Song Thái Phạm Công Huyền, nữ sĩ Minh Châu Thái Hạc Oanh, nhà thơ Vân Uyên Nguyễn Văn Ái, nhà thơ Hương Giang Thái Văn Kiểm, nhà thơ Phương Du Nguyễn Bá Hậu... Những nguời còn lại như : nữ sĩ Quỳnh Liên Công Tằng Tôn Nữ Quỳnh Liên, nữ sĩ Phạm Thị Nhung, nhà thơ Khuê Trai Vũ Quốc Thúc, nhà thơ Hoài Việt Nguyễn Văn Hướng, nhà thơ Hồ Trọng Khôi, nhà thơ Đỗ Bình …vv… Nhà thơ Đỗ Bình là người trẻ tuổi nhất đã bỏ ra nhiều công sức giúp ích rất đắc lực cho Ba Lê Thi Xã quy tụ những nhà văn nhà thơ hải ngoại.»

Hội Câu Lạc Bộ Văn Hóa VN Paris : Sáng lập Nhà văn Đỗ Bình, Chủ tịch GS Trần Văn Bảng, BS Nguyễn Bá Hậu, Nhà biên khảo Nguyễn Đức Tăng, BS Phan Khắc Tường...

Văn Phòng Liên Đới Xã Hội: Các ông Trần Minh Răn, Phan Lâm Khanh sáng lập. Ông Trần Minh Răn trách nhiệm điều hành. Đây là một hội mục đích làm việc thiện nguyện xã hội giúp đỡ những người đồng hương về mặt hành chánh, vấn đáp những luật lệ an sinh đến xã hội, hướng dẫn người đồng hương thăm những thắng cảnh đẹp, di tích lịch văn hóa, lịch sử của Pháp và các nước Âu Châu. Ngoài ra còn mở những lớp dạy Việt ngữ, Pháp ngữ, âm nhạc và hội họa, được sự hưởng ứng tham gia rất đông đồng hương đến giúp. Những khuôn mặt thiện nguyện : Phượng Anh, Dương Thúy Phượng, Tuyết Vân, Vương Yến, Vương Mai, Mai, Cô Hoa, Thuyết Mai, Thanh Hương, Vân Hạc, Trần Minh Răn, Phan Lâm Khanh, Maurice Thái, Nguyễn Lương Thận, Nguyễn Đức Tăng, Nguyễn Cao Đường, Bảo Tuấn, Võ Công Minh, Phạm Xuân Dũng, Nguyễn Bá Linh, Đoàn Trần Thiều, Khuất Duy Tường, Đỗ Bình.  

Trung Tâm Việt ngữ Văn Lang : Do Văn Phòng Liên Đới Xã Hội thành lập, giáo viên : Dương Thúy Phượng,  Vân Hạc, Nguyễn Cao Đường, Thanh Hương, Võ Công Minh dạy hội họa, Phạm Xuân Dũng dạy âm nhạc.

Lóp Việt Ngữ École sauvage do Cô Tôn Nữ Hoàng Mai sáng lập để dạy những trẻ em Việt. Ngoài ra cô giáo Mai còn phụ trách lớp Việt ngữ tại một trường trung học danh tiếng của Pháp là  Lycée Louis- le- Grand.

PARIS VÀ VĂN NGHỆ SĨ

Nghệ sĩ là người sáng tạo ra nghệ thuật mà nghệ thuật thì bao la vô tận. Một tác phẩm nghệ thuật đích thực bắt nguồn từ những ý nghĩ và cảm xúc thực không giả tạo vay mượn. Người nghệ sĩ không thể đem suy nghĩ hôm nay để luận về tâm cảnh người xưa vì thời gian và cảm xúc không hợp nhất. Nguồn cảm xúc của nghệ sĩ chợt đến và dễ tan biến như sương khói mây bay nhưng sẽ để lại cho đời tác phẩm. 

Những Đạo Diễn, Diễn Viên Điện Ảnh:

Đạo diễn: Eric Hung, (Lê Hùng), Hoàng Anh Tuấn, Trần Văn Trạch, Trần Anh Hùng.

Đạo diễn Sân khấu: Lê Phương.

Diễn viên: Kim Chung, trong phim Kiếp Hoa do hãng phim Công ty điện ảnh Kim Chung thực hiện.

Diễn viên Thu Trang trong phim Chúng tôi muốn sống của đạo diễn Vĩnh Noãn. Diễn viên Thu Trang tên thật là Công Thị Nghĩa đỗ TS Sử Học ở Paris.

Diễn viên Mỹ Hòa, diễn viên Phương Hồng Ngọc, diễn viên Mộng Tuyền, diễn viên Phạm Linh Đan, diễn viên Trần Nữ Yên Khê. Diễn viên Vũ Ngọc Tuân, một diễn viên trong giới điện ảnh Pháp vào thập niên 60. Diễn viên Ngọc Đức  khuôn mặt nổi của điện ảnh miền Nam trước năm 1975. Diễn viên phim ảnh Thanh Hùng, diễn viên Đỗ Thạch Dũng.

Họa sĩ :

Lê Phổ, Nguyễn Văn Thọ, Mai Trung Thứ, Vĩnh Ấn, Thái Tuấn, Minh Châu Thái Hạc Oanh, Dương Cẩm Chương,  Đỗ Văn Bình, Lê Tài Điển, Nguyễn Cầm, Võ Hoài Nam, Việt Hồ, Võ Văn ký, Võ Công Minh, Vũ Thái Hòa, Vũ Đình Lâm, Nguyễn Đức Tăng, Phạm Tăng… 

Điêu Khắc:

Điêu khắc gia Điền Phùng Thị, điêu khắc gia Anh Trần, điêu khắc gia Vương Thu Thủy, Phạm Trọng Chánh, Lê Tài Điển…

Những Giáo Sư, Học Giả, Nhà Biên Khảo:

GS Hoàng Xuân Hãn, GS Võ Thu Tịnh, GS Vũ Quốc Thúc, GS Nguyễn Thế Anh, GS Đặng Phương Nghi, GS Phạm Thị Nhung,  GS Hoàng Đức Phương, GS Nguyễn Bá Lăng, GS Bùi Sỹ Thành, GS Nguyễn Đăng Trúc, GS Đoàn Đức Nhân, GS Nguyễn Thị Hoàng, GS Lê Mộng Nguyên, GS Đỗ Mạnh Tri, GS Phạm Bá Nha, GS Lê Đình Thông, GS Nguyễn Phú Thứ,  GS Trần Văn Cảnh, GS Vũ Thiện Hân, GS Tôn Thất Long, GS Phạm Văn Ái, GS Đặng Tiến, GS Tạ Trọng Hiệp, GS Nguyễn Thùy, TS Thái Văn Kiểm, TS Phạm Trọng Chánh, BS Nguyễn Văn Ba, BS Nguyễn Bá Hậu, BS Nguyễn Đương Tịnh, BS Nguyễn Tối Thiện, LS Trần Thanh Hiệp, Nhà văn Trần Đại Sỹ, Nhà Biên khảo Bạch Phát Tú Tài Phạm Xuân Hy, Nhà Biên khảo Nguyễn Đức Tăng, Nhà Biên khảo Trần Văn Quyện Trần Khánh...

Trong mỗi tâm hồn người Việt khi rời quê hương ra đi đều mang theo hình bóng quê hương, trong số đó có những người ngày trước là những văn nghệ sĩ, có người sau này tha hương nhớ nhà làm thơ viết văn thành văn thi sĩ. Ba lê Thi Xã, một hội thơ Luật danh tiếng nhất Paris quy tụ nhiều nhà thơ nổi tiếng nhưng trong đó có một số người không thích in tác phẩm dù rằng đã viết hàng trăm bài thơ. Ở Paris rất nhiều tạp chí mang tính ái hữu, hội đoàn, nhưng cũng có những tạp chí mang tính chuyên nghiệp, có những nhà báo thật tận tụy đeo đuổi nghiệp báo đến cuối đời. Họ là những người có trình độ, học vị nhưng  quá say mê làm báo nên hầu hết trong số ấy phải sống bằng nghề khác để lấy tiền nuôi báo. Có thể kể :Nhà báo An Khê, Nhà báo Phạm Việt Tuyền, Nhà báo Trần Tam Tiệp, Nhà báo Võ Văn Ái, Nhà báo Ỷ Lan,Nhà báo Trần Trung Quân, Nhà báo Phạm Hữu, Nhà báo Tô Vũ, Nhà báo Đặng Phương Nghi, Nhà báo Nguyễn Đình Nhân, Nhà báo Lê Trân, Nhà báo Diễm Thy, Nhà báo Hứa Vạng Thọ, Nhà báo Từ Ngọc Lê, Nhà báo Bùi Tín. 

Những Nhà Báo:

Nhà báo An Khê, Nhà báo Trần Văn Ân, Nhà báo Phạm Việt Tuyền, Trần Tam Tiệp, Nhà báo Võ Văn Ái,  Nhà báo Trần Trung Quân, Nhà báo Nguyễn Trần, Nhà báo Thế Huy, Nhà báo Hứa Vạng Thọ, Nhà báo Ngô Quốc Dũng, Nhà báo Phạm Hữu, Nhà báo Đỗ Việt, Nhà báo Từ Ngọc Lê, Nhà báo Dương Văn Lợi, Nhà báo Phan Ngọc Khuê, Nhà báo Từ Thức, Nhà báo Bùi Tín, Nhà báo Nguyễn Văn Huy, Nhà báo Huỳnh Tâm, Nhà báo Lê Trân, Nhà báo Tô Vũ, Nhà báo Nguyễn Đình Nhân, Nhà báo Đặng Phương Nghi, Nhà báo Từ An, Nhà báo Lệ Hằng, Nhà báo Diễm Thy, Nhà báo Phương Mai, Nhà báo Ỷ Lan.

Nhà Phê Bình:

Thụy Khuê, Liễu Trương, Nguyễn Thị Hoàng, Nguyễn Hưng Quốc, Đặng Tiến, Hồ Trường An, Nguyễn Thùy, Võ Thu Tịnh.

Những Nhà Văn, Nhà Thơ: 

Nhà văn An Khê, Nhà văn Trần Văn Ân, Nhà văn Nguyễn Tiến Lãng, Nhà văn Duyên Anh, Nhà văn Trần Tam Tiệp, Nhà văn Hồ trường An, Nhà văn Từ Nguyên, Nhà văn Trần Đại Sĩ, Nhà văn Nguyễn Thùy, Nhà văn Bùi Văn Nhẫm, Nhà văn Mạch Bích, Nhà văn Từ trì, Nhà văn Từ Thức, Nhà văn Tiểu Tử, Nhà văn Kiệt Tấn, Nhà văn Nguyễn Vân Xuyên, Nhà văn Nguyễn Đương Tịnh, Nhà văn Bình Huyên, Nhà văn Võ Đức Trung, Nhà văn Vũ Thư Hiên, Nhà văn Cổ Ngư, Nhà văn Bùi Tĩnh, Nhà văn Ngọc Khôi, Nhà văn Sĩ Liêm, Nhà văn Sĩ Trung, Nhà văn Trần Song Thu, Nhà văn Trần Trung Quân, Nhà văn Lucien Trọng, Trần Vũ. Nhà văn Sơn Khanh  Nguyễn Văn Lộc, Nhà dịch thuật Nghiêm Xuân  X. ( trưởng nam của Tổng Trấn Nghiêm Xuân Thiện), Nhà dịch thuật Phan Huy Đường, Nhà dịch thuật Nguyễn Tấn Phước, Nhà dịch thuật Đặng Quốc Cơ, Nhà dịch thuật Nguyễn Thị Phượng Anh, Nhà dịch thuật Liều Phong.

Nhà thơ Đào Trọng Đủ, nhà thơ Hương Bình Cao Văn Chiểu, nhà thơ Hàm Thạch Nguyễn Xuân Nhẫn, nhà thơ Bằng Vân Trần Văn Bảng, nhà thơ Đàn Đức Nhân, nhà thơ Huỳnh Khắc Dụng, nhà thơ Lương Giang Phạm Trọng Nhân, nhà thơ Phuợng Linh Đỗ Quang Trị, nhà thơ Nguyễn Thường Xuân, Nhà thơ Song Thái Phạm Công Huyền, nhà thơ Vân Uyên Nguyễn Văn Ái, nhà thơ Hương Giang Thái Văn Kiểm, nhà thơ Khuê Trai Vũ Quốc Thúc, nhà thơ Phương Du Nguyễn Bá Hậu, nhà thơ Hoài Việt Nguyễn Văn Hướng, nhà thơ Hồ Trọng Khôi, nhà thơ Đỗ Bình, Nhà thơ Nhất Uyên, Nhà thơ Vũ Linh, Nhà thơ Cung Chi (Linh mục Đinh Đồng Thượng Sách) Nhà thơ Vũ Nguyên Bích Quốc Hùng, tác giả Lời ca khúc Mưa Chiều Kỷ Niệm, Nhà thơ Gia Trạng Lê Ngọc Quỳnh, Văn Bá Nguyễn Văn Ba, Nhà thơ Tôn Thất Phú Sĩ, Nhà thơ Thi Vũ, Nhà thơ Thế Huy, Nhà thơ Trọng Lễ, Nhà thơ Trịnh Cơ. 

Nhà Văn, Nhà Thơ Nữ:

Nhà văn Thanh Phương, Nhà văn Tiêu Nương, Nhà văn Phan Thị Trọng Tuyến, Nhà văn Ỷ Lan, Nhà văn Diễm Thy, Nhà văn Huyền Châu, Nhà văn Miêng, Nhà văn Trần thị Diệu Tâm, Nhà văn Đặng Mai Lan, Nhà văn Trúc Thanh, Nhà văn Mai Ninh, Nhà văn Quỳnh Dao, Nhà văn Vân Hải, Nhà văn Dương Thu Hương, Nhà thơ Vân Nương, Nhà thơ Minh Châu Thái Hạc Oanh, Nhà thơ Thái Ngộ Khê, Nhà thơ Thân Thị Ngọc Quế, Nhà thơ  Liên Trang Phạm Thị Ngoạn (Ái nữ cụ Phạm Quỳnh),  Nhà thơ Thanh Liên, Nhà thơ Quỳnh Liên Công Tằng Tôn Nữ Quỳnh Liên, Nhà thơ Phạm Thị Nhung, Nhà thơ Hà Lan Phương, Nhà thơ Thụy Khanh, Nhà thơ Dã Thảo, Nhà thơ Bích xuân, Nhà thơ Thụy Hương, Nhà thơ Thiên Định, Nhà thơ Chân Phương Lê Mỹ, Nhà thơ  Việt Dương Nhân, Hoàng Minh Tâm, Nhà thơ Hoàng Bích Đào, Nhà thơ Tôn Nữ Ngọc Ninh, Nhà thơ Xuân Nương, Nhà thơ Ngọc Thanh, Nhà thơ Huyền Mi, Nhà thơ Nguyễn Mây Thu, Nhà thơ CaroleThanh Hương, Nhà thơ Thy Thảo.

NHỮNG NGƯỜI MỘT THỜI VANG BÓNG: 

Nhà Thơ BẰNG VÂN

  Tên thật Trần Văn Bảng sinh năm 1909, từ trần ngày 25 tháng 11 năm 1996, hưởng thọ 88 tuổi. Tốt nghiệp Y Khoa Đại học Hà Nội năm 1940, nếu tính từ năm 1935 (khóa đầu tiên có luận án Tiến sĩ Y khoa trình ở Đại học Y Khoa Hà Nội) đến niên khóa 1940 thì BS Trần văn Bảng là 1 trong số 115 bác sĩ đầu tiên ra trường ở Đại Học Y Khoa Hà Nội. Cùng khóa năm đó có các Bác sĩ Thái Can, Vũ Minh Ngọc, Tôn Thất Tùng, Trương Duy Thụ, Phạm Văn Triển… Bác Sĩ Trần Văn Bảng hành nghề Y sĩ ở phòng mạch tư, dạy học ở Đại Học Y Khoa Hà Nội và Sàigòn.

Cựu giám đốc bệnh viên Chợ Quán. Năm 1977 ông qua Pháp định cư ở Créteil, Val de Marne ngoại ô Paris. Bác sĩ tiếp tục viết văn, làm thơ với nhiều bút hiệu Bằng Vân, Lưu Văn Vong, Sĩ Ngông. Tác phẩm để lại: những tập thơ nhỏ như Mảng Vui (1971), Mếu Cười (1979), Huyền Thoại Tình và Thơ (1981), Duyên Thơ Tình Bạn (1985), Thơ Dịch Bằng Vân, Sợi Tơ Lòng (1995), Sống Đẹp Chết Đẹp (1995), Thơ Tục Cổ Kim viết chung với nhiều người, nhiều bài viết trên Tập San Y Học của Nghiệp Đoàn Y Sĩ Việt Nam Cộng Hòa trước năm 1975, trên các Đặc San các Hội Y Sĩ tại Hải Ngoại sau 1975, tác phẩm cuối cùng Thư Mục Y Giới, Văn Thi Nghệ Sĩ (do 2 hội Y Sĩ Gia Nã Đại và Pháp hoàn tất năm 1997). 

Là một trong số những nhà thơ đặc biệt ở Paris, ông có phong cách tiêu dao nhưng làm thơ Mếu Cười. Ông là lớp thi sĩ tiêu biểu năm xưa như Vũ Hoàng Chương, Đinh Hùng, Thái Can, Nguyên Sa.…, và là mẫu «thi sĩ » của Hội Ba Lê Thi Xã không những làm thơ hay mà còn có một lối sống rất nghệ sĩ. Ông là một giáo sư y khoa giỏi nghề nhưng mê thơ. Sự tích cực cho văn học đã làm nâng cao giá trị những nhà thơ ở Paris. Ông là thành viên Câu Lạc Bộ Văn Hóa VN Paris.

  Nhà Thơ HOÀI VIỆT

Tên thật là Nguyễn Văn Hướng, sinh năm 1931 tại làng Ngọc Anh Huế. 

Tác phẩm:

Tôi Yêu (thơ,1962)

Tình Em Nho Nhỏ (thơ in năm 1962)

Ngày Mẹ Về (thơ 1978)

Quê Người (thơ in năm 1987). 

Amour et liberté (1995) thơ Pháp ngữ

Mai Vàng Đất Việt (với Ái Liên) họa truyện(1998)

Chút Tình Cho Huế (thơ, 2000)

Mây ngàn (với Vũ Hối) (2002) thi họa tam ngữ

La Dame de la pleine lune (2011) chuyện song ngữ

Tình thương và Minh Triết ( với Khánh Vân) (2008) thi họa song ngữ

Prix Michel Ange du « Cercle Européen de la poésie, des Arts et des lettres »  

Thuở còn rất trẻ ông theo những phong trào chống Thực dân đòi độc lập tự do cho dân tộc. Công việc đang dở dang, bị truy nã nên đã qua Pháp du học năm 1955, đỗ tiến sĩ và trở thành nhà nghiên cứu khoa học thuộc: Trung Tâm Nghiên Cứu Khoa Học Quốc Gia Pháp, nhưng rất thiết tha văn hóa dân tộc, và Bút hiệu Hoài Việt mang ý nghĩa này. Ông là một trong nhóm chủ trương Bộ tuyển tập Làng Xưa Phố Cũ gồm những bài thơ, truyện ngắn và biên khảo và Bộ Duo song ngữ văn chương Pháp Việt. Trong một số truyện ngắn như: Ngọc Anh, Máu Đẫm Cành Xoài… ông diễn tả khung cảnh, sự việc, và tâm lý nhân vật rất tỉ mỉ. Ngôn ngữ trong truyện được đãi lọc, câu văn mạch lạc, trong sáng, bố cục chặt chẽ và có ý tưởng. Ông có khiếu viết văn nhưng rất tiếc ông lại không viết truyện nhiều! 

Ông là thành viên Ba Lê Thi Xã và  Câu Lạc Bộ Văn Hóa VN Paris.

  Nhà Thơ HỒ TRỌNG KHÔI, là tên thật, sinh trưởng tại Huế, sinh năm 1923 tại Cố đô Phú Xuân (Thuận Hóa). Ông qua Pháp định cư vào thập niên 1960, là nhà cựu ngoại giao Pháp. Ông sáng tác thơ từ thuở còn rất trẻ và làm thơ rất nhanh. Thơ ông hay, và đã có trên 500 bài thơ.

Tác phẩm:  Thương Về Quê Mẹ (thơ)

Dòng Thơ Tình Sử (thơ)

Tận Thế Hay Không ?( Lược Khảo và Tiểu Luận) 1999.

Sẽ Xuất Bản:

Tạo Hóa Và Thân Phận Chúng Ta (Tiểu Luận)

Ông thường tham dự những sinh hoạt văn hóa và là một diễn giả nổi tiếng về văn học ở Paris. Ngoài ra nhà thơ còn cộng tác với nhiều tạp chí văn học ở hải ngoại. Ông là thành viên Ba Lê Thi Xã, và Câu Lạc Bộ Văn Hóa VN Paris. Thành Viên Văn Bút VN Âu Châu.

  Nhà Báo Nhà Văn TÔ VŨ, tên thật là Phạm Ngọc Huyền, cựu học sinh trường Bưởi, cựu sinh viên Đại học Hà Nội. Di cư vào Nam 1954, cựu công chức VNCH. Đi tu nghiệp Pháp thập niên 1960. Là sáng lập và chủ biên Đài phát thanh Á Châu tại Paris. Chủ biên Diễn Đàn Cà Kê, ký giả một số tạp chí hải ngoại.

Tác giả : Tiểu thuyết Hạnh, Tập Phiếm luận Cà Kê Dê Ngỗng.

Nhà văn Tô Vũ là một khuôn mặt nổi tiếng trong sinh hoạt cộng đồng ở Paris.

Về phương diện Văn Hóa ông là một diễn giả, thường giới thiệu tác phẩm và tác giả trong những buổi ra mắt sách. Tường thuật những sinh sinh hoạt cộng đồng trên Đài phát thanh Á Châu. Ông là thành viên Câu Lạc Bộ Văn Hóa VN Paris.

  Nhà Thơ CUNG CHI, tên thật là Đinh Đồng Thượng Sách, ông sinh ngày 15 tháng 8 năm 1939 tại Tử Nê, Bắc Ninh, thuở nhỏ được học chữ Nho với ông bác họ.

1950 vào tiểu chủng viện Antôn Ninh Đạo Ngạn, Bắc Ninh, học xong trung học phổ thông ở Hà Nội. 

1954 Vào Nam.

1958 Đậu tú tài, ghi tên học Đại Học Văn Khoa Sài Gòn. 

1959 lên học Giáo Hoàng Học Viện Đà Lạt.

1960 trở về tiếp tục học Đại Học Văn Khoa.

1963 Tốt nghiệp cử nhân giáo khoa Việt Hán Đại Học Văn Khoa Sài Gòn, sau đó đi dạy học ở trường Nguyễn Trãi. Hằng năm ông được mời chấm thi và chủ khảo một trung tâm Tú Tài. Lần chót chấm thi tú tài là năm 1965. Cũng trong năm 1965 ông đã trình tiểu luận cao học văn chương Trung Hoa ở Đại Học Văn Khoa Sài Gòn về đề tài :«Tính Chất Trữ Tình Trong Văn Chương Tào Thực», mà chủ khảo là giáo sư Nghiêm Toản. Đây là tiểu luận cao học văn chương Trung Hoa đầu tiên ở Đại Học Văn Khoa Sài Gòn». Khi vừa trình tiểu luận cao học xong thì Giáo sư Nghiêm Toản hỏi có muốn làm giảng viên dậy đại học không để ông giới thiệu. Nhưng ông đã cám ơn giáo sư và thưa rằng muốn tiếp tục đi tu. 

1966 Sang Pháp (Tập Viện Dòng Thánh Thể, Mayenne).

1968-1969: Đại Học Louvain (Bỉ).

1969-1972 : Học viện Công Giáo Paris (cử nhân thần học). 

Đêm Noël 24.12.1972, được thụ phong linh mục tại nhà thờ Dòng Thánh Thể, Paris Champs Elysées, quận 8.

1986 Tiến sĩ (Paris 7), chuyên ngành Viễn Đông Học.

Nhà thơ Cung Chi sáng tác hơn 1000 bài thơ đủ loại : Đạo,Tâm Linh, Trào Phúng (Ngứa Mồn, Nụ Cười Lịch Sử,), Tự Trào (Quét Đỡ, Thơm Thay), Cảnh (Sa Mạc, Những bài thơ về Đền Đài, Cung Điện, Di Tích Lịch Sử Paris ), Xướng Họa, Tình Người, Tình Quê (Những Người Con Yêu, Ru Con)…qua nhiều bút hiệu : Cung Chi, Lương Nhi Tử, Chổi Cùn Giáo Xứ.

Những tác phẩm:

- Thương Ngàn Thương (bộ 3 tập), ‘2012) 

- Họ Là Ai (2013) (117 Bài thơvề 117Thánh Tử Đạo VN)

- CD Thương Ngàn Thương(Ca khúc phổ thơ Cung Chi), Thư Viện Giáo Xứ Paris, 2014

- Tuyển tập thơ Cung Chi (2015) Lê Đình Thông

- Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolo II (2016) (cuộc đời bằng thơ về Đức JP II)

- Tuyển tập thơ Cung Chi (2017) (Thư Viện mừng 70 Năm GXVN/ Paris.) 

Sắp in:

- Tuyển tập thơ Cung Chi (45 năm LM)

- Thương Ngàn Thương (tập IV)

Tâm hồn của linh mục Đinh Đồng Thượng Sách luôn hướng về Chúa, ngài chọn con đường mục vụ là được vác Thánh Giá theo Chúa nên đã quên mình để phục vụ người khác làm vinh danh Chúa, cho dù gian nan khó khăn nguyện đi đến hơi thở cuối cùng. Phải có ý chí và đức tin vững mạnh mới vượt qua những thử thách, những cám dỗ mà nhiều người đồng tu đã bỏ cuộc! Trong con người linh mục có chất thơ, khi nguồn thi hứng trỗi dậy thì chẳng có nhà thơ nào không phóng bút ghi lại những rung cảm bất chợt mà chỉ có thi sĩ mới cảm nhận được. Cung Chi  mang tâm hồn thi nhân nên nặng nợ với tình thơ, như kiếp tằm nhả tơ thi sĩ đã hóa thân vào cuộc sống tha nhân, hòa với nhịp thở của nhân gian nên cảm thông được nỗi buồn của nhân thế mà viết lên vần thơ. Khi say đắm thơ nghĩa là bước vào mộng, vào thế giới mơ hồ đầy ảo tưởng làm cho con người linh mục không khỏi buồn, thương cảm cho những tâm hồn yếu đuối, sa ngã trước thói đời! Làm sao mà không xót xa khi nhìn thấy những cuộc tình tan vỡ mà ngày trước chính linh mục là người làm chủ lễ cho cuộc hôn phối của hai tâm hồn trẻ yêu nhau, kết hợp thành một trước mặt Thiên Chúa, nay họ chia tay! Nhà thơ đã buồn cho cái buồn của người khác.

  Nhà Thơ VÂN UYÊN

Tên thật: Nguyễn Văn Ái, sinh năm 1920 tại Hà Nội và mất năm 2015 tại Paris. 

Sang Pháp học Y Khoa vào giữa thập niên 40 và đã tốt nghiệp bác sĩ trở về nước năm 1955 của thế kỷ trước. 

Ông nguyên là viện trưởng viện Pasteur Việt Nam (Sài Gòn, Đà Lạt, Nha Trang 1955-1975), giáo sư Y Khoa Đại Học Sài Gòn bộ môn Vi-Sinh-Vật-Học, từ năm 1955- 1975. 

Ông là anh ruột của thi nhạc sĩ Tử Phác, người từng vang bóng một thời có những nhạc phẩm tiền chiến :Tiếng Hát Quay Tơ ,Tiếng Hát Lênh Đênh..vv…. Tử Phác là thư ký tờ báo Nhân Văn Giai Phẩm, và cũng là nạn nhân bị tù đày trong vụ án Nhân Văn Giai Phẩm năm xưa!

Nhà thơ Vân Uyên là tác giả 4 thi tập: Những Vần Thơ Lưu Niệm, Tình Thơ Paris, Duyên Kiếp Thiên Tình,Nghĩa Nợ Tình. 

Những tác phẩm trước năm 75: Khoa Học và Đức Tin, Giới Thiệu Tư Tưởng của Teilhard de “Chardin” do Kim Lai Ấn Quán xuất bản Sài Gòn 1965. Ông là thành viên Câu Lạc Bộ Văn Hóa VN Paris.

Giáo sư Nguyễn Văn Ái dù là một nhà Khoa học nhưng mang tâm hồn thi sĩ luôn hướng đến một 'chân trời lãng du' để tìm trong cõi thơ bồng bềnh những sự hiện hữu mà khoa học chưa, hoặc không thể chứng minh được. Nguồn thơ dạt dào đến với thi nhân  nào có hẹn thời gian dù ở thuở thanh xuân hay lúc xế chiều. Nhà thơ Vân Uyên bắt đầu làm thơ khi tuổi đời đã cao nhưng thơ ông mượt mà, kỹ thuật vững vàng điêu luyện. Ông làm thơ không phải để trở thành thi sĩ mà chỉ cùng thơ tri kỷ những lời thổn thức tiềm ẩn sâu kín trong tâm hồn.

  Nhà Thơ VĂN BÁ

Tên thật là Nguyễn Văn Ba sinh năm 1927 tại Gò Công, Định Tường, Tiền Giang. Trong thời gian theo học Y Khoa Hà Nội ông có thụ giáo Hán văn với cụ Tử An Trần Lê Nhân (Cử nhân Hán Học-tác giả Cổ Học Tinh Hoa). Ông sang Pháp du học và tốt nghiệp Nhãn Khoa Chuyên Môn Đại học Paris, Thủ khoa khóa 1961. Nguyên Giảng nghiệm viên tại trung tâm nghiên cứu Khoa học quốc gia Pháp. (Centre National de la Recherche Scientifique C.N.R.S).

Bác sĩ nhãn khoa Văn Bá làm thơ từ nhỏ.

Đã xuất bản:

Thơ : Nén Hương Hoài Niệm (1955), ở Sài Gòn trước khi du học, và tái bản 1998. Hương Tình Yêu (1999). Thơ Văn Bá được vào hợp tuyển năm 1998.

Kịch : Lưu Bình Dương Lễ, Hồn Trương Ba da anh hàng thịt, Cổ Loa, Tri Âm, Lệ Chi Viên. Hai vở kịch Lưu Bình Dương Lễ và Hồn Trương Ba da anh hàng thịt được diễn nhiều lần ở Paris.

Ngoài ra Văn Bá còn viết và xuất bản những tập biên khảo, tiểu thuyết song ngữ. Ông là trưởng nhóm Văn Đoàn Văn Bá, một hội quy tụ một số nhà khoa bảng đã có tuổi rất yêu nghệ thuật sân khấu nên tự tập dượt để trình diễn những trích đoạn vở cải lương, những tuồng kịch cổ, hay những sáng tác mới cống hiến cho công chúng. Ông là thành viên Câu Lạc Bộ Văn Hóa VN Paris.

  Nhà Văn HÀ NGỌC BÍCH

Tên thật, và cũng là bút hiệu. Quê quán Vĩnh Long. Du học Pháp về nước cuối thập niên 50. GS Tiến sĩ Vật lý. Dạy Đại Học Khoa Học Sài Gòn. Là tác giả những sách giáo khoa Vật Lý, Hóa Học trước năm 1975.

Tác phẩm xuất bản ở hải ngoại: Những Rặng Trâm Bầu (tập truyện). Cộng tác với những báo hải ngoại: Nhân Bản, Đại Chúng, Viên Giác, Nguồn, Cỏ Thơm, Forum Việt Nam… Thành Viên Câu Lạc Bộ VHVN Paris.

Nhà văn Hà Ngọc Bích sống ẩn dật tiêu dao ở một làng nhỏ vùng Normandie phía Bắc nước Pháp. Dù ba phần tư cuộc đời của ông ở xứ người nhưng tâm hồn vẫn chân quê, chất chứa hình bóng quê hương với những rạng trâm bầu, mùa nước lũ. Ông thấm nhuần tư tưởng Phật giáo nên văn phong cũng nhẹ nhàng thanh thoát đượm đầy triết lý cao siêu đó. 

Nhà Thơ KHUÊ TRAI

Tên thật là Vũ Quốc Thúc, sinh ngày 5 tháng 8 năm 1920 tại Nam Định, Bắc Việt. Tiến sĩ Luật. Thạc sĩ Đại Học Kinh tế, Pháp. Giám Đốc Trường Luật Hà Nội (1951-1954). Khoa trưởng Trường Luật Sài gòn (1957-1963). Giáo sư các viện Đại Học Sài gòn, Đà Lạt và Học Viện Quốc Gia Hành Chánh (1954 -1975). Giáo sư Viện Đại Học XII(1978-1988).

Ngoài công việc giảng huấn ông Vũ Quốc Thúc từng giữ chính về kinh tế trong thời kỳ từ 1946 tới 1975 như : Ủy Viên Hành Chính Kháng Chiến cấp tỉnh, Công cán Ủy viên Phủ Thủ Tướng Chính Phủ Trung Ương Lâm Thời, Bộ Trưởng Quốc Gia Giáo Dục, Thống Đốc Ngân Hàng Quốc Gia, Cố Vấn Phủ Tổng Thống, Phó Chủ Tịch Hội Đồng Kinh Tế Quốc Gia, Quốc Vụ Khanh đặc trách Tái Thiết và Phát triển…

Tác giả một số sách và nhiều bài khảo luận về các vấn đề chính trị, kinh tế bằng tiếng Việt và tiếng Pháp. Đồng tác giả Phúc Trình Staley-Vũ Quốc Thúc(1961) và Phúc Trình Lilienthal-Vũ Quốc Thúc(1968). 

Kinh tế công xã Việt Nam, viết bằng tiếng Pháp (L’économie communaliste du Vietnam. Ed.Presse Universitaire, Hanoi, 1951). Đây là tác phẩm đầu tiên của người Việt Nam nghiên cứu một cách có hệ thống về kinh tế xã thôn.

Thời đại của tôi (hồi ký) gồm 2 cuốn, Cuốn I dài 400 trang với phụ đề “Nhìn Lại 100 Năm Lịch Sử” viết về những nét chính yếu trong sinh hoạt chính trị xã hội của Việt nam trong thế kỷ XX. Cuốn II dài 700 trang với phụ đề “Đời Tôi Trải Qua Các Thời Biến” viết chi tiết về cuộc đời của tác giả. Có thể coi cuốn II này mới là phần chính của bộ Hồi ký..

Lilienthal, D.E. & Vu, Quoc Thuc. The Postwar Development of the Republic of Vietnam: Policies and Programs. New York: Praeger, 1970.

Thành Viên Ba Lê thi Xã và Câu Lạc Bộ VHVN Paris.

  Nhà Văn TIỂU TỬ

Tên thật là Võ Hoài Nam, sinh quán Tây Ninh, Việt Nam, định cư tại Paris, Pháp quốc.

Tốt nghiệp kỹ sư vào năm 1955 tại Marseille.

Giáo sư các trường trung học Pétrus Trương Vĩnh Ký niên khóa 1955-1956.

Làm việc cho hãng xăng Shell Việt Nam từ tháng 10 năm 1956 đến 30 tháng tư năm 1975. 

Vượt biên năm 1979 và định cư tại Pháp.

Làm việc cho công ty nhà nước tại Côte d’Ivoire. Hiện đang nghỉ hưu tại Paris.

Khởi sự viết từ trước năm 1975 phụ trách mục biếm văn « trò đờỉ trên nhật báo Tiến.

Cộng tác với nhiều tập san, tạp chí ở hải ngoại.

Tác phẩm đã xuất bản:

Những Mảnh Vụn (Làng Văn 204). Bài Ca Vọng Cổ (2006).

Chị Tư Ụ (2012). Chuyện Thuở Giao Thời (2014).

Tuyển Tập Tiểu Tử (Người Việt 2016).

Ông là thành viên Câu Lạc Bộ Văn Hóa VN Paris.

Mười mấy năm qua trên các diễn đàn mạng, và tạp chí văn học ở hải ngoại xuất hiện một cây bút có lối văn rất đặc thù xử dụng ngôn ngữ những địa phương khác nhau thể hiện trong cách diễn tả phong tục tập quán lối suy nghĩ của người miền Nam. Ngoài viết văn nhà văn Tiểu Tử còn là một họa sĩ có đôi bàn tay khéo léo để vẽ những bức tranh sơn dầu bằng những đường nét hình tượng độc đáo. Ông vẽ rất đẹp và đã vẽ phông cho các tuồng tích cải lương, vẽ ký họa, biếm họa cho các nhật báo Sài gòn thuở ấy, điển hình là tờ báo Tiến. Dấn thân qua những lãnh vực nghệ thuật hội họa, cải lương, cộng với kinh nghiệm của báo chí đã giúp cho ông nhiều chất liệu sống để sáng tác. Cải lương giúp cho ông có cái nhìn nội tâm về các nhân vật diễn tả những tình cảm ẩn chứa trong từng vai, nhất là cách trích đoạn tuồng. Hội họa giúp cho ông có cái nhìn về cận ảnh, viễn ảnh, phân cảnh và màu sắc, báo chí giúp cho ông có cái óc quan sát và ghi nhận. Thừa hưởng những thứ trên nhà văn Tiểu Tử đã hòa vào tâm hồn mình để đưa vào tiểu thuyết, ông đã dùng lối văn giản dị nhưng ý tưởng sâu sắc, câu chữ trong đối thoại chọn lọc có ẩn ý. Nhà văn Tiểu Tử đã dùng một lối văn hiện thực phê phán chế độ xã hội chủ nghĩa VN sau năm 1975 ở miền Nam, ở đó đầy rẫy những bất công, nhân quyền bị chà đạp thân phận con người bị ngược đãi chất ngất những lời than tiếng dân ai oán. Nhà văn đã thu những hình ảnh đó và đồng cảm với những nỗi đau của họ qua ngòi bút đã tạo một sắc thái riêng nhưng giữ được nét đặc thù của tiếng mẹ đẻ. Những cống hiến đó nhà văn Tiểu Tử đã lưu lại những trang sách Việt trên xứ người một phần về giai đoạn lịch sử.

Nhà Thơ PHẠM TRỌNG CHÁNH, bút hiệu Nhất Uyên, sinh năm 1951 tại Phan Thiết. Du học từ năm 1970. Tiến sĩ Khoa Học Giáo Dục Viện Đại Học Paris V René Descartes.

Tác giả:  

– Chiêm Bao Trắng, Sàigon 1969 

– Bóng Thời Gian, nxb Thanh Long, Bruxelles 1973 

– Cánh Chim Từ Vùng Lửa Đỏ, thơ Nhất Uyên, nhạc Tôn Thất Lập, Paris HSVST 1974 

– Giáo Dục Việt Nam Thời Pháp Thuộc 1939-1945, EHESS Paris 

– Giáo Dục Nam Việt Nam 1954-1975, URD, Paris 

– Thơ Tình Nhất Uyên, Huy Cận- Xuân Diệu đề tựa, Khuê Văn Paris 

– Truyện Thơ Odyssée Thi Hào Homère (12110 câu thơ lục bát), Khuê Văn, Paris 2006. Sử thi Iliade Thi Hào Homère (16931 câu thơ lục bát), Khuê Văn, 20O8 

– Tự Điển Tình Yêu Bằng Thơ Tình Xuân Diệu (Toàn bộ di cảo do Xuân Diệu ký thác), Khuê Văn, Paris 2011 

– Hồ Xuân Hương Nàng Là Ai, Paris, Khuê Văn 2000 

–  Nguyễn Du Mười Năm Gió Bụi Và Mối Tình Hồ Xuân Hương, Khuê Văn, Paris 2011. 

Sáng tác văn học trên các báo, tạp chí Sài gon từ năm 1964: Tiếng Chông, Thời Nay, Khởi Hành, Ban Mây Tần. Tác giả nhiều công trình biên khảo về văn học Việt Nam trên các báo chí trong và ngoài nước, và trên site chimvietcànhnam, khoahocnet, diendantheky, tapchivanhoanghean.

Ông là thành viên Câu Lạc Bộ Văn Hóa VN Paris.

Nhà Biên Khảo TRẦN TAM NGUYÊN, Sinh năm 1942. Tốt nghiệp Văn Khoa Saigon. Tốt nghiệp ESSEC-ISSEC-IMD Paris. Sinh hoạt : Giáo sư - Tham vụ ngoại giao - Giám đốc kiểm soát quản trị và chiến lược - Nhạc sĩ trong ban nhạc Phượng ca Paris, Tiếng tơ đồng Paris … - Viết cho báo Cỏ Thơm, Từ Quang …

Tác phẩm : - Thế Giới Của Nàng Phương Lan (tiểu thuyết phóng tác dựa trên lịch sử triết học tây phương). – Dòng Đời Trôi (tùy bút). – Bộ Sách Chiến Lược Quản Trị Và Phát Triển Xí Nghiệp. – Contes Berceurs De Grand-Mère. – Tám Bước Đi Đến Hạnh Phúc Trong Phật Giáo Tây Tạng. – Con Đường Đạt Đến Bồ Đề Tâm Trong Phật Giáo Tây Tạng. – Sự Thức Tỉnh Nổi Dậy.

Ông là thành viên Câu Lạc Bộ Văn Hóa VN Paris.

  Nhà Văn VÕ ĐỨC TRUNG, là cựu giáo chức, đã từng làm việc ở nhà xuất bản Sài Gòn ngày trước. Tác giả nhiều tập truyện, biên khảo. Là một người khiêm tốn giữ được phẩm chất của một cựu giáo chức. Khi sang định cư ở thành phố Lille cực Bắc của Pháp, dù nơi ấy rất ít người Việt nhưng ông vẫn tiếp tực viết truyện, cộng tác với các tạp chí ở hải ngoại, và đã xuất bản một số tác phẩm truyện ngắn hay. Ông là một trong số ít nhà văn ở hải ngoại còn giữ được chất “miệt vườn,” của  miền Nam trong văn chương mình, đã làm nổi bật tính chất đặc thù các nhân vật trong truyện, đó cũng là điểm đặc sắc trong những tác phẩm của ông.

Ông là người chủ trương Thi Tập Một Phần Tư Thế Kỷ Thi Ca Hải Ngoại cùng với các Nhà thơ Đỗ Bình, Nữ sĩ Nguyễn Thị Vinh, Nhà văn Nguyễn Hữu Nhật, GS Nguyễn Thùy, GS Võ Thu Tịnh.

Ông làm chủ biên Cuốn An Khê Nguyễn Bính Thinh, Hoài Niệm, với sự góp mặt của Hoàng Ngọc Hiển, Nguyễn Vy Khanh, Nguyễn Thiên Thụ, Nguyễn Ang Ca, Nguyễn Song Anh, Nguyễn Tánh Ðệ, Trần Minh Tâm. 

Nhà văn Võ Đức Trung cùng với Họa sĩ Hiếu Đệ đã viết chung nhiều tác phẩm.

Ông là thành viên Câu Lạc Bộ Văn Hóa VN Paris. 

  Nhà Biên Khảo PHẠM BÁ NHA, sinh ngày 17.02.1938 tại xã Quyết Bình, quận Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình. Ông đã nhập tu vào Trường Thử ở Trì Chính, rồi Tiểu Chủng Viện Phúc Nhạc, Phát Diệm (1951-1954). Đất nước chia đội, Ông theo Tiểu Chủng Viện di cư vào Nam, ở Phú Nhuận, Sài Gòn (1954-1960). Từ 1960 đến 1962 đã được nhập học hai năm triết học tại Đại Chủng Viện Phát Diệm Di Cư ở số 98 Chi Lăng, Gia Định. Sau đó, vào cuối năm 1962, vì lý do sức khoẻ, ông đã rời Đại Chủng Viện và được mời dậy học cho trường Trí Đức ở Chí Hòa. Năm 1963, đậu bằng tú tài ban C văn chương, ông được thâu làm công chức Phủ Tổng Thống, khởi đầu với chức vụ nhân viên, rồi được thăng bậc chủ sự, và được bổ nhiệm Phụ Tá Chánh Sở. 

Đồng thời ông được bổ nhiệm làm giáo sư trường Văn Hóa Quân Đội ở đường Lê Văn Duyệt, từ 1963 đến 1974. Vào năm 1968, ông theo học khóa 3/68 Sỹ Quan Thủ Đức trong 10 tháng, được tốt nhiệp cấp bậc Chuẩn Úy Trừ Bị ngày 23.11.1968.

Ghi tên học Đại Học Văn Khoa Sài Gòn, tốt nghiệp cử nhân Giáo Khoa Nhân Văn. Năm 1975, được thăng cấp bậc Trung Úy Trừ Bị, vừa làm công chức Phủ Tổng Thống, vừa làm giáo sư trường Văn Hóa Quân Đội.

Ngoài ra thầy còn là giáo sư một số trường tư thục Công Giáo, như trường Trung Học Thánh Mẫu đệ I và đệ II cấp ở Gia Định, trường Mai Khôi ở Chí Hòa. Cử nhân giáo khoa Nhân Văn, ông chính yếu dậy bốn môn: Việt Văn, Lịch sử, Địa lý và Công Dân Giáo Dục.

Từ năm 1975, cộng sản chiếm toàn thể đất nước Việt Nam, như bao nhiêu công chức và quân nhân sĩ quan quân đội Việt Nam Cộng Hòa, giáo sư Phạm Bá Nha phải đi học tập cải tạo đến 1982 tại Quảng Ninh, và Thanh Hóa.

Tác giả một số sách Biên khảo, ngoài ra còn cộng tác một số tạp chí ở hải ngoại.

Hiện ông đang phụ trách tờ báo giáo xứ. 

  Nữ Sĩ VÂN NƯƠNG, khuê danh Trần Thị Vân Chung, pháp danh Tuệ Nguyệt, sinh ngày 01/01/1919 tại Thanh Hóa, mãn phần ngày 11/01/2015, tại Sarlat vùng Dordogne, miền Nam nước Pháp, hưởng thọ 96 tuổi. Bà là phu nhân Luật sư Lê Ngọc Chấn, từng là Bộ trưởng Quốc phòng thời Ðệ nhất Cộng Hòa Miền Nam, cựu Ðại sứ VNCH tại Anh quốc. Bà là hội viên của Thi đàn Quỳnh Dao, Hội Thơ phái nữ đầu tiên thành lập năm 1962 tại Sài-Gòn, với cụ Cao Ngọc Anh (con quan đại thần Cao Xuân Dục) làm niên trưởng kỳ I, quy tụ bao nhà thơ nữ trổi vượt như Ðào Vân Khanh (mẹ nhạc sĩ Vũ Thành), rồi Mộng Tuyết, Tôn Nữ Hỷ Khương, Uyển Hương, Vân Nương, Tuệ Nga, Cao Mỵ Nhân. 

Bà là thành viên Ba Lê Thi Xã, Câu Lạc Bộ Văn Hóa VN Paris. Đã xuất bản nhiều thi tập. Ngoài ra còn cộng tác với nhiều tạp chí ở hải ngoại. 

Nữ Sĩ MINH CHÂU THÁI HẠC OANH

Sinh năm: 1922 tại Huế, chánh quán làng Qui Thiện, phủ Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị. Thân phụ: Cụ Đông Các Thái Văn Toản, Thân mẫu: Cụ Bà Nguyễn Phước Lương Cầm. Tốt nghiệp Quốc gia Cao Đẳng MỹThuật và Sư Phạm Hội Họa. Bà là giáo sư các trường trung học kỹ thuật Huế, Sài Gòn, Régina Mundi. 

Bà và Bà Trương Thị Thịnh trước năm 1975 là hai nữ họa sĩ và giáo sư chính thức giảng dạy trường Quốc Gia Cao Ðẳng Mỹ Thuật. Năm 1971 bà triển lãm tranh lụa tại Ðại Hàn và Nhật Bản. Năm1972 đã trưng bày một cuộc triển lãm tranh lụa và sơn dầu tại Alliance Française Sài Gòn, bức tranh Tứ Ðức được ông Nguyễn Tấn Ðời cựu dân biểu VNCH, cựu chủ tịch phòng thương mại Sài Gòn, chủ tịch Tổng giám đốc Tín Nghĩa ngân hàng mua với gía 500.000 đồng để tặng bà vợ.

Bức tranh Sắc Sắc Không Không đã được Trung tướng Nguyễn Hữu Có mua với giá 70 ngàn thời đó. Năm 1977 tham dự triển lãm salon “ Artistes Français “ ở Grand Palais, tại Paris. Bà vốn là hậu duệ trong một gia đình hoàng tộc, trong đó có rất nhiều danh nhân thi sĩ mà thơ của họ còn truyền tụng mãi hôm nay như Tùng Thiện Vương…

Bà là tác giả nhiều tập thơ. Hội trưởng Ba Lê Thi Xã và là thành viên Câu lạc bộ Văn Hóa VN Paris. 

Nữ sĩ Minh Châu là một khuôn mặt tiêu biểu ở Paris về sự đam mê văn học nghệ thuật. Bà bệnh bại liệt phải ngồi trên xe lăn, lâu ngày dáng cong tựa cây cung, như vầng trăng khuyết sắp tàn. Ở tuổi 93 bà vẫn cặm cụi trên những bản tranh, những trang bản thảo thơ như đang cố chống chỏi với thời gian để hoàn thành tác phẩm cuối đời. Một hành trình không mỏi nhưng tuổi đời và sức khỏe của bà không thể chống chỏi với thời gian nên bà đã mất trong đống bản thảo thơ và tranh!

Nữ Sĩ QUỲNH LIÊN

Tên thật là Công Tằng Tôn Nữ Quỳnh Liên. 

Bút hiệu : Quỳnh Liên Thuộc Hoàng Tộc, dòng dõi Tuy Lý Vương, và là phu nhân của thi sĩ Hương Bình Cao Văn Chiểu.

Đã xuất bản nhiều thi tập.

Bà là thành viên của Ba Lê Thi Xã và Câu Lạc Bộ Văn Hóa VN Paris và là lớp tiền bối trong làng thơ hải ngoại. 

Nữ Sĩ THÂN THỊ NGỌC QUẾ, Sinh năm 1918, Quê quán: Thừa Thiên - Huế.

Tác phẩm thơ:

- Giọt nước cành sen

- Thư gửi muôn trùng

 Bà là thành viên Ba Lê Thi Xã.

  Điêu Khắc Gia ANH TRẦN 

Tên thật Đặng Vũ Trần Anh, theo chồng là BS Khang qua Pháp vào đầu thập niên 1950. Bà theo học Études à l’Académie Julian de Chaumière à Paris, từ năm 1963 dến 1968. 

École Nationale des Arts Appliqués et Métiers d’Art sous direction de Maitre de Volti 1968-1972.   

Đã triển lãm tác phẩm riêng nhiều lần ở Paris, và nhiều lần triển lãm chung tác phẩm cùng với các nhà điêu khắc khác. 

Đoạt nhiều giải thưởng Vàng, Bạc, Đồng Quốc gia ở Paris.

Ngoài ra Bà còn vẽ tranh, sáng tác thơ, biên khảo viết sách tôn giáo. Bà là một trong những giọng ngâm thơ hiếm ở Paris được Nữ nghệ sĩ Bích Thuận truyền dạy. Sau năm 1975 nghệ sĩ Anh Trần đã dùng nhà riêng của mình cho đến lúc lìa đời, làm nơi hội tụ các văn nghệ sĩ Paris đến trao đổi nghệ thuật thơ văn, hội họa và điêu khắc. 

Nhà Biên Khảo TRẦN THANH HIỆP

Sinh ngày 11 tháng 10 năm 1927 tại Hà Tĩnh, Trung Phần.

Trú quán : Paris, Pháp Quốc

Tốt nghiệp Cao Đẳng  Công Pháp Đại học Aix-en-Provence

Tốt nghiệp Cao Đẳng Chính Trị Học Đại học Paris II

Cựu luật sư Tòa Thượng Thẩm Saigon và Tòa Thượng Thẩm Paris.

Nguyên giảng sư các Trường Đại học Chính trị, Kinh doanh Dalat, Trường Chiến Tranh Chính trị

Nguyên Hội viên Hội Đồng Nhân Sĩ VNCH

Cựu Bộ trưởng Lao Động (Chính phủ Phan Huy Quát) VNCH

Nguyên Cố vấn Pháp lý Phủ thủ tướng (Chính phủ Nguyễn Văn Lộc)

Thành viên Phái đoàn Hoà Đàm Paris

Cựu chủ tịch Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại

Chủ tịch đương chức Trung Tâm Việt Nam về Nhân Quyền (Paris)

Ông là thành viên Câu Lạc Bộ Văn Hóa VN Paris.

  Nhà Văn TỪ NGUYÊN, nhà báo tên thật là Trần Văn Ngô, sinh ngày 4 tháng 1 năm 1937 tại Huế. 

Lúc trẻ học Trung học Khải Định (Huế), Đại học Luật khoa Sài Gòn. Bằng cao học Luật. 

Làm việc tại Việt Nam Thông Tấn Xã từ năm 1960, cộng tác với nhiều báo ở Sài Gòn. Giảng dạy môn Báo chí học tại Ban Báo Chí Học, trường Chính Trị Kinh Doanh, Đại học Đà Lạt, tại Đại học Cửu Long, Sài Gòn.

Ông rất hăng say những sinh hoạt văn học trong cộng đồng, và cũng là một trong số người tích cực nhất của hội Văn Bút VN tại Paris, từng là tổng thư ký Trung Tâm Âu Châu Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại.

Tác phẩm :

Cơ Sở truyền Thông VNCH 1968,  Săn Tin, Viết Tin, Sài Gòn 1974, (1988), Tài Liệu Căn Bản về Nhân Quyền(1980), Sinh Hoạt Cộng Đồng (1982).Bộ tiểu thuyết: Bé Kim 1,2 và 3,(1992-1993) Ngàn Khơi (1993)…. Ngoài ra Ông còn soạn nhạc, trước năm 1975 ông là một trong nhóm trưởng của phong trào Du Ca Việt Nam do hai nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang và Đinh Gia Lập thành lập vào năm 1966 tại miền Nam Việt Nam. (Du ca là một đoàn thể hoạt động về văn hóa và văn nghệ phục vụ cộng đồng, xuất hiện cùng lúc với phong trào làm công tác xã hội của sinh viên, học sinh.)

Nhà Văn MẠNH BÍCH

Tên thật là Nguyễn Mạnh Yên, sinh năm 1929 tại Thừa Thiên trong một gia đình nho phong. 

Ông là một Nhà giáo, Nhà văn, Nhạc sĩ. 

Tốt nghiệp cử nhân văn chương Pháp và cao học văn minh Pháp tại Đại Học Đường Sàigòn. 

Ông đã giảng dạy môn văn chương Việt Nam tại các trường trung học Pháp ở Sàigòn như Jean-Jacques Rousseau, Marie Curie, Regina Pacis, Taberd và dạy môn Văn chương Pháp tại Viện Đại Học Vạn Hạnh, và Institut français.

Định cư tại Pháp, ông tiếp tục giảng dạy môn văn chương Pháp tại các trường trung học Georges Brassens và André Maurois thuộc Académie de Versailles. 

Trong lãnh vực âm nhạc Thôn Trăng là tác phẩm đầu tay ông sáng tác từ lúc còn trẻ. Ra hải ngoại ông sáng thêm nhiều ca khúc như: Tình Ca Người Vượt Biển, Ngoài Song, Không Bao Giờ Em Khóc, Giọt Sương, Mùa Xuân Mưa bay, Bé Cười, Anh Ghép Têm Em Vào Tên Anh, Tình Già, Về Với Paris, Còn mãi Yêu Em, Trăng rằm Tháng Tám, La Valse Du Bonheur“.

Những tác phẩm văn chương gồm bộ Tam Thức:

Dòng Sông Trầm Lặng, Lá Rụng, Gió Cuốn Mây Bay.

Tập biên khảo: Tam Giáo và Việt Tính do Bạn Văn xb 12. 2001, và những tác phẩm bằng tiếng Pháp, trong đó có cuốn Le VietNam Crucifié nói lên những nỗi thống khổ của dân Việt qua những cuộc tranh chấp ý thức hệ trên thế giới. Ông được giải thưởng văn chương của Hội Nhà Văn Pháp Ngữ Quốc Tế (Association Des Écrivains De Langue Française).

Ông là cựu chủ tịch Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại, thành viên Câu Lạc Bộ Văn Hóa VN Paris.

  Nhà Văn PHAN THỊ TRỌNG TUYẾN, sinh năm 1951 tại Bến Tre. Là Giáo sư Tiến sĩ, du học Pháp năm 1969. Làm báo thời sinh viên, viết cho các báo Văn, Văn Học, Hợp Lưu…Đây là một người dấn thân cho văn học, cho nhân quyền không ngừng nghỉ.

Sách đã in: Mùa hè, một nơi khác -  Một trang đời - Mùa xuân và những con dã tràng.

Sách in chung: tuyển tập “Những Mảng Rời”  với Lê Tài Điển (Pháp, 2012) – “Trần Văn Thạch, Cây Bút Chống Cường Quyền Áp Bức” với Trần Mỹ Châu (2014).

  Nhà Biên Khảo TRỊNH KHẢI, sanh năm 1938 tại Saigon (VN), là một nhà trí thức Phật Đạo. Nguyên Thanh Tra Tổng Nha Kỹ Thuật Bộ Quốc Gia Giáo Dục (Việt Nam Cộng Hòa). Nguyên Thanh Tra Trung Ương Bộ Quốc Gia Giáo Dục (Việt Nam Cộng Hòa). Ancien Ingénieur Chef de projet chez Schlumberger Industries (France). 

Ancien Ingénieur Responsable de projet chez Schlumberger Industries (France). Membre de l'Association des Écrivains Combattants – AEC - fondée en 1919 et reconnue d'utilité publique (France).

Tác giả (tác phẩm viết qua Pháp ngữ) :

 - Par la Science, comprendre l’Essence de la Voie du Bouddha, (420 pages), Éditions Thélès (Paris).

 - Les Spiritualités Orientales et le Socialisme avec Doctrine. (Préface du Professeur : Vũ Quốc Thúc), (225 pages), Éditions Thélès (Paris).

 - La Science du Dharma, La Métaphysique de Nâgârjuna, La Méditation bouddhiste (Yogâcâra), Éditions Edilivre Classique Collection (Paris).

Ông là thành viên Câu Lạc Bộ Văn Hóa VN Paris.

  Nhạc Sĩ PHẠM ĐÌNH LIÊN, sinh năm 1935 tại Huế (Trung Việt), trúng tuyển kỳ thi Học bổng Quốc-Trưởng Toàn quốc vào tháng 7 năm 1954 và được Chính-phủ gửi sang Pháp du học tại Paris bắt đầu từ niên-khóa 1954-1955. Đỗ bằng Tiến sĩ Đệ tam cấp (Doctorat 3e cycle) về Vật lý Hạt nhân và bằng Tiến sĩ Quốc gia Khoa học Vật lý (Doctorat d'Etat ès Sciences Physiques).

Nguyên giáo sư tại Đại Học Minnesota (Hoa-kỳ) và tại Đại học Grenoble (Pháp). 

Với 60 publications scientifiques có giá trị, Phạm Đình Liên được mời làm Hội-viên của Hội "Association Américaine pour le Progrès de la Science", một hội rất tiếng tăm ở Mỹ, do các Prix Nobel de Physique sáng lập. 

Đã theo học biểu-diễn Tây ban Cầm (độc tấu cổ điển, đệm đàn hòa âm) cùng với sáng tác nhạc trong nhiều năm với hai Giáo sư nổi tiếng ở Pháp : Romain Worschech và Ida Presti (Tây ban Cầm thứ nhì trên Thế giới sau Andrés Ségorra). Tác phẩm đầu tay "Hẹn Một Ngày Về" ra đời năm 1957 tại Paris để tặng người vợ tương lai. Từ năm 1999, giáo sư Phạm Đình Liên về hưu và cùng với phu-nhân Minh-Cầm và bốn con sống tại Paris. Đôi uyên ương (vợ hát, chồng đàn) Minh-Cầm và Phạm Đình Liên đã thực hiện và đã ra mắt hai CD "Việt Nam Mến Yêu 1 và 2" tại Paris vào những năm 2004 và 2005. Năm 2010, CD "Tình Khúc Tha Hương" đã được ra mắt tại Paris do sự cộng tác của ba nhạc sĩ Lê Mộng Nguyên, Phạm Đình Liên và Đỗ Bình. Năm 2012, CD "Tình Khúc Phạm Đình Liên" gồm 10 ca khúc (Từ "Hẹn Một Ngày Về" cho đến "Nỗi Lòng Anh") đã được ra mắt tại Paris.

 Là một thành viên của CLB Văn Hóa Việt Nam tại Paris gần ngót 14 năm, Phạm Đình Liên luôn luôn theo dõi và ước mong CLB Văn Hóa Việt Nam tại Paris được sáng ngời hoài để gieo sáng cho nền Văn Hóa Việt Nam. 

  Nhà Biên Khảo MỸ PHƯỚC

Tên thật Nguyễn Thanh. Bút hiệu Mỹ Phước Nguyễn Thanh.

Sinh năm 1949 tại xã Mỹ Phước, Thủ Dầu Một. 

Cựu học sinh các trường Đức Minh, Les Lauriers, Huỳnh Thị Ngà. 

Cựu sinh viên Đại học Khoa học Sài Gòn. Chuyên sưu tầm bưu ảnh, tài liệu về Sài Gòn và Nam Kỳ Lục Tỉnh. 

Bắt đầu viết từ năm 2009 trên Tam Cá Nguyệt San Cỏ Thơm. Thành viên Câu Lạc Bộ Văn Hóa VN Paris. 

Nhà Văn TỪ THỨC

Tên thật là Trần Công Sung.

Làm báo, viết văn, hiện sống ở Paris. 

Thành viên Câu Lạc Bộ Văn Hóa VN Paris.

  Nhà Văn TỪ TRÌ, sinh ngày 17-03-1936 tại Hà Nội.

Tốt nghiệp Viện Chính Trị Học Paris (Sciences Po.), Tốt nghiệp Viện Cao Học Quốc Tế (Institut des Hautes Etudes Internationales de Paris), Cao Học Chính Trị Học (DEA de Sciences Politiques).

Hoạt động nghề nghiệp :

Trước 1975 : Giám đốc Nha Viện Trợ Kỹ Thuật tại Tổng Nha Kế Hoạch trực thuộc Phủ Tổng Thống Phó giám đốc nha Kinh Tế Tài Chánh bộ Ngoại Giao. 

Đệ Nhất Tham Vụ Toà Đại Sứ VNCH tại Tokyo (Nhật).

Sau 1975 Chargé d’études au Secrétariat général du gouvernement (Services du Premier Ministre). Hưu trí từ năm 2002.

Hoạt động văn hóa :

Trước 1975 : Phụ trách mục chính trị quốc tế của Tạp chí Bách Khoa Cộng tác với các tập san như Nghiên Cứu Hành Chánh, Tập San Quốc Phòng, Phát Triển Xã Hội và nhật báo Tự Do. 

Sau 1975 : Cộng tác với tập san Làng Xưa Phố cũ, Duo, Văn Bút Âu châu, bản tin Tin Văn, Thế kỷ 21, tuần báo Đất Việt, nhật báo Người Việt (Cali) v…v… 

Sáng tác :

- Tập truyện Quê Hương Chìm Sâu Trong Dĩ Vãng (nhà xuất bản Đất Việt, California, 2004)

- L’ombre du passé (Nxb L’Harmattan, 2010)

- Les Fleurs de l’Etranger (Editions Verone, Paris, 2016)

Huy chương Việt Nam Cộng Hòa : Mỹ Bội Tinh, đệ nhị hạng Công chánh và Giao Thông Vận Tải. Bội Tinh đệ nhất hạng Pháp : Chevalier de l’Ordre National du Mérite Jean TU TRI.

Thành viên Câu Lạc Bộ Văn Hóa VN Paris.

  Nhà Phê Bình ĐẶNG TIẾN

- Đặng Tiến là một phê bình và tiểu luận gia.

- Bút hiệu Nam Chi.

- Sinh ngày 30 tháng 3 năm 1940 tại xã Hòa Tiến, TP. Đà Nẵng.

- Năm 1960, vào Sài Gòn học Đại học Văn Khoa - 1963 ra trường, đi dạy tại trường cấp 3 A.Yersin (Đà Lạt).

- Từ 1966, sang Berne (Thụy Sĩ) làm ngoại giao.

- Từ 1968, tới Pháp, tiếp tục học tại Đại học Paris và bắt đầu công việc dạy Pháp văn 4 ngày (18 giờ)/tuần cho một trường cấp 3 ở Orléans (cách Paris 100km).

- Cùng với GS Tạ Trọng Hiệp, thành lập ra Ban Việt học tại ĐH Paris 7, giảng dạy ở đây từ 1969 - 2005, với 4 giờ/1 tuần.

- Hiện sống tại Orléans Pháp.

- Trước năm 1975, ông xuất bản phê bình văn học ở Nam Việt Nam, trong đó có  cuốn sách “Vũ trụ thơ”, một nghiên cứu về Nguyễn Du, Bà huyện Thanh Quan, Tản Đà, Hàn Mặc Tử và Đinh Hùng (Sài Gòn: Giao Điểm, 1972).

TÁC PHẨM ĐÃ XUẤT BẢN :

- Vũ Trụ Thơ II - nxb Thư Ấn Quán, 2008.

- Thơ - Thi Pháp và Chân Dung - NXB Phụ nữ 2009. 

BIÊN LUẬN:

- Hữu Loan, Đèo Cả.

- Người Pháp Đọc Sách.

- Nguồn Sáng Vô Minh.

- Phạm Duy: Thơ Phổ Nhạc.

- Chuyện Rồng Năm Nhâm Thìn.

- Đức Tin Trong Nguồn Thơ Hàn Mạc Tử.

Nhà Nghiên Cứu Văn Học TẠ TRỌNG HIỆP

Sinh ngày 18/10/1933 tại làng Thụy Khuê (làng Giấy), cạnh Hồ Tây, Hà Nội; từ trần hồi 21 giờ ngày 25 tháng 10 năm 1996, ngoại ô Paris. Hưởng thọ 63 tuổi.

Xuất thân từ một gia đình văn học. Quê cha ở Hưng Yên, quê mẹ Nam Ðịnh.

Cha là Tạ Ðình Bính, một trong hai chủ bút của Hà Thành Ngọ Báo, và mẹ là Phùng Thị Vị, đã từng viết trong Hà Thành Ngọ Báo dưới bút hiệu Mỹ Chân những năm 30. 

Tạ Trọng Hiệp theo gia đình vào Huế, rồi ra Ðà Nẵng. 

Ở đây ông học tiếp một năm ở trường trung học công và bắt đầu tiếp xúc với chữ Hán. Năm 1948, gia đình vào Sài Gòn rồi năm 1949 cả nhà sang Pháp. Tạ Trọng Hiệp ở lại Sài Gòn làm việc để tự túc và tự học. 

Năm 1951, ông sang Pháp. Tại Pháp vừa đi học, vừa đi làm. Học hàm thụ ở École Universelle, thi tú tài, rồi theo học ở đại học Sorbonne. Ðồng thời học chữ Hán ở trường Sinh Ngữ Ðông Phương (École Nationale des Langues Orientales). 

Năm 1953 đến thụ giáo giáo sư Hoàng Xuân Hãn trong vòng một năm. Chính giáo sư Hoàng Xuân Hãn đã dẫn ông vào con đường nghiên cứu Hán Nôm. 

Năm 1956-1957 xong cử nhân văn chương, ông học thêm ngôn ngữ học, lịch sử văn hóa Trung Quốc, lịch sử tôn giáo và ngữ âm học. Ngoài ra, từ 1957 ông còn học thêm ở trường Cao Học Thực Hành (École Pratique des Hautes Etudes) trực thuộc Sorbonne, với giáo sư Maurice Durand. Chính giáo sư Durand đã giới thiệu ông vào làm việc tại Trung Tâm Nghiên Cứu Khoa Học Pháp (CNRS) từ cuối năm 1958, về ngành Ngôn Ngữ và Văn Minh Ðông Phương mà ông phụ trách về Lịch Sử và Ngôn Ngữ Việt Nam, dưới sự điều khiển của giáo sư Durand cho tới khi ông mất vì bệnh ung thư năm 1967. 

Sau đó là dưới sự điều khiển của giáo sư Demiéville - người mà trong 20 năm cuối đời nổi tiếng là người thầy của ngành Hán học - cho tới khi ông mất năm 1979. 

Năm 1970, Ðại học Paris VII muốn mở một ban Việt Học. Tạ Trọng Hiệp sáng lập ra ban Việt Học bắt đầu trường ở đường Censier rồi sau dọn sang đường Jussieu mà ông là giáo sư Hán Nôm cho tới ngày mất.

Ông là thành viên của Société Asiatique (Hội Á Châu). 

Tủ sách của Tạ Trọng Hiệp cũng là một di sản văn hóa lớn lao cho giới nghiên cứu văn học. Sau khi ông mất, người con lớn là Tạ Huy Tuân lo việc bảo quản, đã gói ghém toàn bộ thư viện đem về Foucarmont, Normandie (Pháp). 

Tạ Trọng Hiệp làm việc âm thầm và những công trình của ông thể hiện phần lớn như những báo cáo cho Trung Tâm Nghiên Cứu Khoa Học Pháp. 

Ông là vai chính trong việc phát hiện bộ Ðại Việt Sử Ký Toàn Thư, bản Nội Các Quan Bản, còn giữ được trong tủ sách của giáo sư Demiéville.

Ông cũng phát hiện những đoạn Lê Quý Ðôn chép lại sách Trung Quốc mà không đề rõ xuất xứ, và đặt vấn đề khảo sát lại Vân Ðài Loại Ngữ của Lê Quý Ðôn. 

Ông đã tham gia đắc lực vào việc hình thành Thư Mục Di Sản Hán Nôm từ đời Lý Trần đến ngày nay.

Ông đã dịch và chú giải Hải Trình Chí Lược của Phan Huy Chú, cùng với Claudine Salmon và Phan Huy Lê. 

Dịch và chú giải cùng với Claudine Salmon, một số bài thơ chữ Hán của Cao Bá Quát chưa được mọi người biết đến.

Nhiều công trình nghiên cứu còn đang dang dở dưới dạng bản thảo chưa in, trong đó có chương trình Tuyển Tập Văn Bia Bi Ký Việt Nam từ thời Lý Trần đến ngày nay. Ðây là chương trình cộng tác giữa trường Viễn Ðông Bác Cổ và Viện Hán Nôm Hà Nội. 

Sự nghiên cứu của Tạ Trọng Hiệp về Văn Bản Học và Thư Tịch Học, không chỉ riêng ở việc phát hiện các bản văn, mà còn ở chính phần chú giải, hiệu đính, người đọc mới cảm thấy sự học rộng của ông. Tính cách khoa học, trật tự làm việc nghiêm túc và cẩn trọng đến độ chi ly, toàn bích. 

  Dịch Giả PHAN HUY ĐƯỜNG

Sinh năm 1945 tại Hà Nội, qua đời tại Paris ngày 4 tháng 10 năm 2019. Vào năm 1963 ông du học tại Paris và theo ngành dược nhưng  bỏ ngành này chỉ sau một năm vì “không thích, không muốn sống chỉ để kiếm tiền”. Ông tốt nghiệp cử nhân ngành kinh tế nhưng cũng bỏ ngành này vì “không tin” và đổ lỗi cho Karl Marx. Ông quay sang học tin học và sống bằng nghề này. Phan Huy Đường bắt đầu dịch văn chương Việt Nam sang tiếng Pháp và tiếng Anh vào thập niên 1990.

Đã từng làm việc trong ngành tin học. Đang phụ trách “Bộ sách văn chương Việt Nam” tại Nhà xuất bản Philippe Picquier. Ngoài các tác phẩm, dịch phẩm được liệt kê dưới đây, ông còn đã viết nhiều bài được đăng tải trên báo chí Hoa Kỳ, Pháp, Ý, Việt Nam (trong và ngoài nước). Ông đã phụ đề cho các bộ phim Cyclo và À la verticale de l’été của đạo diễn Trần Anh Hùng, và cũng đã dịch cùng Nina McPherson một số tác phẩm văn chương Việt Nam sang Anh ngữ.

TÁC PHẨM

Conception et réalisation assistées par ordinateur de logiciels de gestion (Masson, Paris, 1983).

Un amour métèque, nouvelles (L’Harmattan, Paris, 1994).

Littérature contemporaine du Vietnam (article dans Dictionnaire universel de la littérature contemporaine, PUF, Paris, 1995).

Vẫy gọi nhau làm người (NXB Hồng Lĩnh, Hoa Kỳ, 1996).

Penser librement (Éditions Chronique Sociale, Lyon, 2000).

Tư duy tự do (NXB Đà Nẵng, 2006).

DỊCH PHẨM

La messagère de Cristal [Thiên sứ, Phạm Thị Hoài], (Éditions des Femmes, Paris, 1990).

Les Paradis aveugles [Những thiên đường mù, Dương Thu Hương], (Éditions des Femmes, Paris, 1991).

Roman sans titre [Tiểu thuyết vô đề, Dương Thu Hương], (Éditions des Femmes, Paris, 1992).

Terre des éphémères [15 auteurs], (Éditions Philippe Picquier, Paris, 1994).

Le chagrin de la guerre [Nỗi buồn chiến tranh, Bảo Ninh], (Éditions Philippe Picquier, Paris, 1994).

En Traversant le fleuve [11 auteurs], (Éditions Philippe Picquier, Paris, 1996).

Au-delà Des Illusions [Bên kia bờ ảo vọng, Dương Thu Hương], (Éditions Philippe Picquier, Paris, 1996).

Est-ce que tu m’aimes? [Có yêu em không?, Khánh Trường], (Éditions Philippe Picquier, Paris, 1997).

En dehors de la vérité [Bên ngoài sự thật, Nguyễn Thị Minh Ngọc], (Maison Antoine Vitez, 1997).

Sous une pluie d’épines [Mùa mưa gai sắc, Trần Vũ], (Flammarion, 1998).

Myosotis [Lưu ly, Dương Thu Hương], (Éditions Philippe Picquier, Paris, 1998).

De loin… ma Patrie & Siècle [Từ xa… Tổ Quốc & Thế kỷ, Nguyễn Duy và Lê Bi], (Association Maison de la Poésie, 1997).

Terre des oublis [Chốn vắng, Dương Thu Hương], (Éditions Sabine Wespieser, 2006).

  Nhà Biên Khảo NGUYỄN TẤN PHƯỚC:

Tiến sĩ Nguyễn Tấn Phước, bút hiệu khác : Vi Anh và Cát Sỹ, sinh ngày 17/01/1936 tại Saigon. Tốt nghiệp Triết học, Thần học, tu đức Cát Minh, lịch sử các tôn giáo tại 3 Đại học Công giáo Toulouse, Angers và Paris, ISTR, MEP, và Sorbonne Paris (EPHE) (1965 - 1974) - Cao Đẳng Mỹ-Thuật Gia Định (1954) - Đại học Văn khoa Saigon (1955) - Tiếng hát trong Ca Đoàn Bách Âm: Petits Chanteurs à la Croix de Bois (DCCT - 1950) và Tiếng Vọng Tình Thương Đài Pháp Á (VCTĐ Đức Bà Saigon 1953). 

Giải thưởng POÈTE ÉMÉRITE của Thư Viện Thi Văn Quốc Tế (BIP) Paris 1998.

Thành viên các Hội đoàn Văn-Học:

* Ecrivains Combattants de France (AEC Paris). 

* Société des Poètes Français (1901-2010 Paris).

* Pen Club Français (Paris). 

* Terpsichore, Poésie en Vexin, les Poètes de Montmartre/ 

* Les Poètes du Dimanche, la Plume de l’Écritoire.

* Thành viên Câu Lâc Bộ Văn Hóa VN Paris.

Tác phẩm: 

* Tuyển tập Kỷ-Niệm Tam Bách Chu Niên Thánh Nữ TÊRÊSA AVILA, Giáo Hội do Đan-viện Cát Minh Saigon, xb 1971 (Tu-đức Thần học Thi văn).

* TÊRÊSA Thành Avila, Nữ Tiến Sĩ Giáo Hội (nữ Đan viên Cát Minh Saigon). 

* GIOAN THÁNH GIÁ Và Ngọn Lửa Thần Linh (dòng xb, 1971).

* TÊRÊSA Thành Lisieux Và Đường Thơ Ấu Thiêng Liêng - Ý Nghĩa Sự Đau Khổ. 

*Mgr. Dom. Marie HỒ NGỌC CẨN (1876-1948), 2è évêque du Việt-Nam, homme spirituel, lettré et fondateur de la Congrégation de ND du Rosaire (Paris 2010). 

* Lịch Sử Và Sứ Điệp Đức Mẹ LAVANG (báo Nước Trời). 

* Ý Nghĩa Một Sự Tôn Thánh Tử Đạo Việt Nam (báo Nhân Quyền).

* Động Và Tĩnh Của Đông Phương (Báo Tiếng gọi Dân tộc). 

*Triết Lý Của Lương Thực Á Châu (Tuyển Tập Terpsichore).

* Bát Phúc Của Chư Thánh Tử Đạo Việt Nam Và Cái Nghèo Của Đức Kitô (Lời Chúa). 

* Theo Bước Chân Người Và Bài Ca Hòa Bình Thánh Phan Sinh (Saigon nghĩa thư xb. Oslo) dưới ánh sáng Phúc Âm. 

Sách song ngữ: 

* Les Chants Divins (Chí Tôn Ca của Nguyễn Hữu Nhật), Anh Em-Oslo 2003.

* Une Route Interminable (Đường Thiên Lý của Linh Linh Ngọc), Gió Đông-La Mirada 2004 USA. 

* Giải Oan Lập Một Đàn tràng : Thơ Cặp Kính Gẫy của Phạm Quỳnh - 2001 USA. 

* Aperçu Historique Du Clergé Catholique De L’Eglise Du Việt Nam (1933-2010), Paris. 

* Les Béatitudes : Promesse Dans L’AT. Réalisation dans le NT. Cursillo Paris 2003. 

* La Liberté Cartésienne D’Après J.P. SARTRE (Paris 2009). 

* Epicure Et La Philosophie Du Plaisir Rationnel (Paris 2010).

* Kinh Dịch: Âm Dương Và Ngũ Hành (Paris 2011). 

* Chúa Thánh Linh Và Bảy Ân Thánh Thần (Paris 2012).

  Nhà Biên Khảo LẠI NHƯ BẰNG

- Du học qua Pháp năm 1963 

- Cựu học sinh Albert Sarraut (Hà Nội), Chasseloup Laubat & Jean-Jacques Rousseau (Sài Gòn) 

- Cao Học Kinh Tế (Paris), Kỹ sư Điện Toán (Paris) 

- Hưu trí năm 2010 

- Chủ biên báo “Hương Sen” (1990-2000) 

- Webmaster trang “Nguời Cư Sĩ”  (Khởi đầu năm 2000) 

- Webmaster trang “Chim Việt Cành Nam” (Khởi đầu 18-5-2000).

Tác Phẩm

Phạm Quỳnh

- Đi Tìm Một Chủ Nghĩa Quốc Gia (Nguyên tác tiếng Pháp : Phạm Quỳnh / Dịch Việt : Lại Như Bằng).

Tranh luận về Chữ Quốc Ngữ

- Tiếng Pháp Và Nền Học Chính Tại Đông Dương, 1889 (Etienne Aymonier / Lại Như Bằng dịch và chú giải)

- Tiếng Pháp, Quốc Ngữ Và Nền Học Chính Tại Đông Dương – Trả lời Ông Aymonier (E. Roucoules / Lại Như Bằng dịch và chú giải).

Nền học chính tại Nam Kỳ cuối thế kỷ 19 qua tài liệu của người Pháp

- Khảo Luận Về Nền Học Chính Tại Nam Kỳ (Etude sur l’instruction publique en Cochinchine / E. Roucoules, 1889 / [ PDF ] (Tác giả : Emile Roucoules / Lại Như Bằng trích dịch).

Bối Cảnh

- Các Tỉnh (Provinces) Và Địa Hạt Nam Kỳ (cho đến 1876).

- Các Phân Khu Hành Chánh Và Địa Hạt Nam Kỳ  ( từ 1876).

- Dân Số Nam Kỳ Năm 1887.

- Các Trường Học Tại Bắc Kỳ Năm 1886/1889.

- Bảng Nhật Sự (Ephémérides) [trích : Annuaire de la Cochinchine Française, 1870...].

Trường Học

- Các Trường Học Tại Nam Kỳ Từ Năm 1870 Đến Năm 1889 (trích : Annuaire de la Cochinchine Française, 1870...).

Nhân Sự Học Chính

- Học Chính Nam Kỳ, Nhân Sự Trong Những Năm 1871 – 1874 – 1887 / [ PDF ].

- Học Chính Bắc Kỳ, Nhân Sự Trong Năm 1889 (trích : Annuaire de la Cochinchine Française,1870...).

Điều hành học chính

- Thông tư Nha Nội Vụ (Circulaire de la Direction de l’Intérieur) ngày 25 tháng 6 năm 1877 : Phải Tôn Trọng Quyền Lựa Chọn Của Cha Mẹ Trong Việc Cho Hay Không Cho Con Em Đến Trường Học (Trích từ : Répertoire Alphabétique de Législation & de Réglementation de la Cochinchine, 1889 par MM E. Lafont et J-B. Fonssagrives, Tome 4).

Thời đại tư tưởng

- Giê-Su Qua Cái Nhìn Của Người Phật Tử (tác giả : GS André Bareau / Lại Như Bằng dịch).

 - Phong Trào Chấn Hưng Phật Giáo Tại Việt Nam, Tại Các Nước Trung Quốc Và Nhật Bản / [PDF].

Nhà Thơ HÀM THẠCH, tên thật là Nguyễn Xuân Nhẫn. Sinh năm 1921 tại Hà Tĩnh, Việt Nam. Mất năm 1996 tại Bourg La Reine, Pháp. 

Học lực: Tú tài 1 và 2 Ban C Văn chương – Cử nhân, Cao học 1 và 2 Đại Học Luật Khoa Saigon – Đang soạn Luận án Tiến sĩ bằng Pháp ngữ với đề tài “Les Droits d’Auteur” thì di tản sang Pháp năm 1975.

Nghề nghiệp: Lúc trẻ dạy học tại Thanh Hóa – Năm 1944 cùng vợ và ba con di cư vào Saigon, hành nghề buôn bán – Đầu thập niên 60, làm Chủ tịch Nghiệp Đoàn Xuất Nhập Cảng kiêm Phó Chủ tịch Phòng Thương Mãi Saigon -  Đồng sáng lập Ba Lê Thi Xã, thành viên Câu Lạc Bộ Văn Hóa VN Paris.

Nhà Thơ HƯƠNG BÌNH, tên thật Cao Văn Chiểu, sinh quán tại Cố Đô Huế.

1932-1943: Nguyên Hiệu Trưởng trường Phú Xuân (Huế).

1951-1956: Giữ chức vụ Hội Đồng Liên Hiệp Pháp (Conseiller L’Union Française).

Dân biểu, Nghị sĩ thời Đệ Nhất và Đệ Nhị Cộng Hòa.

1971: Làm Sứ Thần tại Tòa Thánh Vatican (La Mã). Đại diện Lương Nông Quốc Tế.

Nhà Thơ SONG THÁI, tên thật Phạm Công Huyền, sinh năm 1914, thôn Tống Thỏ, tổng Trực Nội, Phủ Thái Ninh, tỉnh Thái Bình. Ông là nhà biên khảo, nhà diễn thuyết. Tác giả hàng ngàn bài thơ nhưng cuối đời mới in một tập thơ. Ngoài ra ông còn cộng tác với nhiều tạp chí hải ngoại. Ông sống 101 tuổi, là thành viên Ba Lê Thi Xã (F.A.O) tại Rome, La Mã. Đồng sáng lập Hội Ba Lê Thi Xã.

Người Việt đặt chân lên xứ Pháp từ lâu nhưng đến những thập niên 40, 50, 60 và nhất là sau năm 1975 của thế kỷ trước mới có một số đông nghệ sĩ đến Paris.

Những Nhạc sĩ đã sáng tác những ca khúc tiền chiến nổi tiếng từng vang bóng một thời :

Nhạc sĩ Đan Trường : Trách Người Đi, nhạc sĩ  Lương Ngọc Châu: Tiếng Hát Lênh Đênh, nhạc sĩ Lê Mộng Nguyên: Trăng Mờ Bên Suối, nhạc sĩ Trần Văn Khê : Đi Chơi Chùa Hương, nhạc sĩ Lê Trạch Lựu :  Em Tôi. 

Những Nhạc Sĩ Có Ca Khúc Vang Bóng Trước Năm 1975 : 

Nhạc sĩ Trịnh Hưng : Lối Về Xóm Nhỏ , Tôi yêu. Nhạc sĩ Xuân Lôi : Nhạt Nắng, Tiếng Hát Quê Hương. Nhạc sĩ Lam Phương : Chuyến Đò Vĩ Tuyến, Kiếp Nghèo. Nhạc sĩ  Mạnh Bích : Thôn Trăng. Nhạc sĩ Trần Văn Trạch : Chiếc Đồng Hồ Tay, Chuyến Xe lửa. Nhạc sĩ Anh Việt Thanh : Vùng Lá Me Bay. Nhạc sĩ Xuân Vinh : Chuyện Tình Đã Mất. Nhạc sĩ Vũ Thái Hòa : Tự Tình.

Paris còn có một số những nhạc sĩ sáng tác những ca khúc hay và giá trị từ trước năm 1975 và sau này, nhưng tác giả ít phổ biến :

Nhạc sĩ : Đào Tuấn Ngọc, Bồng Phạm Văn Thoại, Anh Huy, Đỗ Bình, Lê Phương, Nguyễn Đình Tuấn, Minh Nhật, Phạm Văn Đức, Bửu Phôi, Trần Quang Hải,  Jules Tambicannou, Lê Phương, Ngô Càn Chiếu, Hàn Lệ Nhân, Ngân Đoài, Nguyễn Minh Mạch, Khúc Lan, Nguyễn Thị Ngọc Diễm, Lê Khắc Thanh Hoài, Nguyễn Hồng Anh, Minh Sơn, Cát Tưởng, Lê Như Quốc Khánh, Linh Chi, Quách Vĩnh Thiện, Trang Thanh Trúc, Nguyễn Đức, Cổ Ngư, Nguyễn Minh Châu, Phạm Đăng, Michel Tùng, Mộng Trang, Vũ Hạ, Đình Đại, Đinh Dũng, Trang Bá Tùng.

Nghệ Sĩ Diễn Ngâm : Bích Thuận, Diệu Khánh, Linh Chi, Thúy Hằng, Thụy Hương, Thụy Khanh, Ngọc Xuân, Đặng Trần Vận, Đỗ Bình, Ngân Đoài, Đinh Thuấn.

Nghệ sĩ Chèo cổ : Kim Chính. 

Nhà Thơ Thi Vũ Võ Văn Ái

Võ Văn Ái là một nhà thơ, nhà báo, nhà đấu tranh cho nhân quyền Việt Nam. Làm thơ với  i bút hiệu là Thi Vũ. 

Ông sinh ra sinh ra trên dãy Hoàng Liên Sơn vùng biên giới Việt Hoa, từ khi 5 tuổi thì gia đình dọn về ở Huế. Năm 1955, ông đi sang Pháp du học theo ngành văn chương ở đại học Sorbonne.

Sáng lập và điều hành tờ Quê Mẹ Paris từ năm 1978 …

Những tập thơ đã xuất bản:

– Mùa Xuân Xa, thơ, Paris 1966

– Mùa Rêu, thơ, Paris 1966

– Je Vous Parle De Ces Jours Absents, thơ, Paris 1968

– War Resistance and War Reality, tham luận, Paris 1968

– Un Ramo D’Incenso, thơ, Isola d’Oro, Ý đại lợi, 1968

– Tiếng Kêu Trầm Thống Trước Sự Tàn Phá Con Người, tiểu luận, Lá Bối, Saigon 1968

– Bất Bạo Động và Bất Tạo động, Vạn Hạnh, Saigon 1968

– Answer of Fire, thơ, Unicorn Press, Hoa Kỳ 1969

– Hoa Nắng, thơ, An Tiêm, Saigon 1969

– Twelve Poems, thơ, Unicorn Press, Hoa Kỳ 1969

– Kinh Ruột Tuệ Giác Siêu Việt (hay Biện chứng Phá Mê Trừ Khổ, dịch và chú giải bản kinh Prajnaparamita Hrdaya Sutra), Rừng Trúc, Paris 1973

– Thơ Tình Cho Người Lính, thơ, Rừng Trúc, Paris 1973

– Nos Pas, thơ, PJ Faulkner, Paris 1975

– Nguyễn Trãi, Sinh Thức và Hành Động, khảo luận, Quê Mẹ, Paris 1981 (in lần 3, 1990)

– Mẹ, Quê Mẹ, Paris 1984

– Gọi Thầm Giữa Paris, Quê Mẹ, Paris 1985

– Luận Chiến Nước Ngoài, Quê Mẹ, Paris (in lần 2, 1991)

– Freedom of Religion and Belief : a World Report (Vietnam Chapter), Routlege Press, London 1997

– Religious Freedom in the World : a global report on freedom and persecution (Vietnam Chapter), Center for Religious Freedom, Freedom House, USA 2000

– Human Rights and Asian Values: the case of Vietnam, Nordic Institute of Asian Studies, “Democracy in Asia” series, Curzon Press, London 2000.

Ca sĩ vang bóng một thời trước năm 1975 :

Cao Thái, Thanh Hùng, Thanh Phong, Minh Nhật, Quốc Anh, Kim Nga, Bích Chiêu, Bạch Yến, Mỹ Hòa, Hương Lan, Phượng Mai,  Julie Quang, Phương Hồng Ngọc, Kim Anh, Thanh Mai, Họa Mi, Pauline Ngọc, Hồng Chi.

Ca Sĩ Nổi tiếng Ở Paris: 

Ngọc Hải, Kim Thu, Bạch Thảo, Thanh Thanh, Julia Thanh, Lệ Thanh, Ngọc Xuân, Như Nguyện, Quỳnh Tư, Tố Lan, Mai Anh, Tuyết Dung, Thu Sương, Đỗ Quyên, Bích Xuân, Ngọc Châu, Tuấn Phương, Văn Tấn Phát, Anh Sơn, BS Lai, Ngân Đoài, Văn Tấn Phước, Kim Tuấn, Phạm Đăng, May Nith,  Quang Tuấn, Quang Minh.

Nhạc Sĩ XUÂN LÔI, tên thật là Phạm Xuân Lôi, Ông sinh ngày 21 tháng 10 năm 1917 tại Hà Nội, và mất ngày 29 tháng 8 năm 2006 tại Paris.

Là một trong những nhạc sĩ thuở ban đầu của nền tân nhạc Việt Nam. Ông rất đa tài, sử dụng rất nhiều nhạc khí Tây phương. 

Trong sáng tác ông là một trong những người nhạc sĩ đầu tiên đã đem nhạc Tây phương phối hợp với nhạc ngũ cung Việt Nam làm phong phú nhạc dân tộc.

Dù cao tuổi nhạc sĩ Xuân Lôi vẫn mang tiếng đàn Bầu, tiếng kèn Saxo ténor, Saxo alto đi khắp nơi phục vụ thiện nguyện cho công chúng.

Sáng chế đàn Xuân Lôiphone gồm 39 lon bia bằng thiếc (một loại đàn gõ) với ba bát độ.

Tác phẩm xuất bản:

Chèo Cổ

Dạy Đàn Tranh

Tiếng Hát Quê Hương

Hồi Ký Xuân Lôi

Tiếng Hát Quê Hương 1958, giải nhất cuộc thi sáng tác quốc gia.

Bài Hát Cho Người Tự Do 1961, giải nhất cuộc thi sáng tác của Đài Phát Thanh Quân Đội.

Những nhạc phẩm tiêu biểu :

Nhạt Nắng, Gió Hiền, Đường Chiều, Bâng Khuâng, Bài Hát Cho Người Tự Do, Tiếng Hát Quê Hương. …

  Nhạc Sĩ, Ca Sĩ  TRẦN VĂN TRẠCH

Tên thật là Trần Quang Trạch, sinh năm 1924 ở Mỹ Tho, sinh trưởng trong một gia đình toàn là những nhân vật có tiếng về Cổ Nhạc Việt Nam. Tuy trong gia đình có những nhân vật khoa bảng lỗi lạc về âm nhạc như anh ruột giáo sư tiến sĩ âm nhạc Trần Văn Khê, cháu ruột tiến sĩ âm nhạc Trần Quang Hải... Trần Văn Trạch phải nói được nhiều người Việt Nam biết đến hơn cả.

Ông Trần Văn Trạch có khiếu âm nhạc từ nhỏ, biết nhiều về Cổ Nhạc, thông thạo đàn kìm và tỳ bà, hát Vọng Cổ rất “mùi”, nhưng lại thích Tân Nhạc hơn.

Sau khi học xong trường Trung Học Mỹ Tho, Đến khoảng năm 1947, nghệ sĩ Trần Văn Trạch bắt đầu trình diễn những bài hát hài hước. 

Sau khi học xong trường Trung Học Mỹ Tho, Đến khoảng năm 1947, nghệ sĩ Trần Văn Trạch bắt đầu trình diễn những bài hát hài hước. 

Những bản nhạc hài hước đầu tiên ông trình bày là những bản sáng tác bởi nhạc sĩ Lê Thương đã kể ở trên.

Nhưng về sau, vì nhu cầu trình diễn, ông Trần Văn Trạch đã tự sáng tác ra những bản nhạc hài hước để tự mình trình diễn lấy. Bản nhạc Anh Phu Xích Lô là sáng tác đầu tiên của ca nhạc sĩ Trần Văn Trạch.

Những bài hát nổi tiếng ngày đó là Cái Đồng Hồ Tay, Cây Bút Máy, Anh Chàng Thất Nghiệp, Sở Vòi Rồng, Đừng Có Lo, Tôi Đóng Xi-Nê, Ba Chàng Đi Hỏi Vợ, Chiếc Ô-Tô Cũ, Chuyến Xe Lửa Mùng 5.

Một bản nhạc phải nói hầu như ngày xưa người Việt Nam nào cũng phải biết đến, vì được ông hát đi hát lại mỗi tuần khi có xổ số tại rạp Thống Nhất, Sài Gòn và sau này trực tiếp truyền thanh qua đài phát thanh Sài Gòn. Tuần lễ nào người dân nước Việt ở khắp nơi đều nghe thấy tiếng người nghệ sĩ trình bày bài này qua làn sóng điện. Đó là bài hát Xổ Số Kiến Thiết Quốc Gia, do Trần Văn Trạch viết và hát. Không hài

hước một chút nào cả là bản nhạc hùng mạnh Chiến Xa Việt Nam.

Ngoài sáng tác nhạc và hát ông còn là trưởng ban nhạc Sầm Giang của đài phát thanh Pháp Á, vào khoảng thập niên 1950. Ban này gồm những ca sĩ nổi tiếng đương thời như Linh Sơn, Tâm Vấn, Minh Diệu, Mạnh Phát, Tôn Thất Niệm...

Trần Văn Trạch không chỉ hoạt động trong lãnh vực âm nhạc. Cũng trong thập niên 1950, khi điện ảnh vẫn còn là một môn nghệ thuật phôi thai ở Việt Nam, Trần Văn Trạch đã đóng cùng với nữ nghệ sĩ Kim Cương trong những phim như Lòng Nhân Đạo, Giọt Máu Rơi... và về sau còn làm đạo diễn điện ảnh cho những phim như Thoại Khanh Châu Tuấn (do Kim Cương và Vân Hùng đóng), Trương Chi Mỵ Nương (do Trang Thiên Kim và La Thoại Tân đóng)...

Nhưng có lẽ công trình ông đóng góp nhiều nhất cho nghệ thuật là những buổi Đại Nhạc Hội, với chuyện sáng tác và trình diễn những bản nhạc hài hước đã kể trên.

Danh từ Đại Nhạc Hội chỉ những buổi trình diễn ca nhạc xen kẽ với kịch, ảo thuật... tại các rạp hát, do chính ông Trần Văn Trạch đặt ra, bắt đầu từ khoảng năm 1949. Dĩ nhiên một trong những tiết mục quan trọng nhất của những buổi Đại Nhạc Hội này là màn hát nhạc hài hước của chính Trần Văn Trạch.

Với những chương trình Đại Nhạc Hội, Trần Văn Trạch đã trình diễn rất nhiều tại Sài Gòn. Danh tiếng của ông nổi như cồn. Ông đã đi khắp các tỉnh ở miền Nam, và ra cả miền Bắc trước Hiệp Định Genève 1954 chia cắt đất nước.

Về sau có những người khác theo quan niệm của ông tổ chức Đại Nhạc Hội cũng rất thành công, như nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ, nữ nghệ sĩ Kim Cương...

Sau “Giải Phóng 1975”, Trần Văn Trạch bị kẹt lại Việt Nam và ông cũng vẫn đi lưu diễn thường xuyên cho đến khi qua Pháp năm 1977. Từ đó, ở Paris, ngoài việc mưu sinh hàng ngày, ông cũng vẫn có những hoạt động âm nhạc như băng nhạc và video Hài Hước Trần Văn Trạch, trình diễn nhạc ở Pháp hay ở Úc, Hoa Kỳ... và hoạt động xã hội, nhất là trong những buổi hát giúp quyên tiền cho những con tàu về lại biển Đông vớt những người Việt vượt biển, tỵ nạn.

Năm 1994, nghệ sĩ Trần Văn Trạch qua đời tại Paris, bệnh ung thư gan.

NGHỆ SĨ VÀ NHẠC CỔ TRUYỀN :

Nhạc sĩ MICHEL MỸ

 Giáo Sư TRẦN VĂN KHÊ

Vào đầu thập niên 50 của thế kỷ trước phải kể đến nhạc sĩ Michel Mỹ là người Pháp có mẹ là người Việt. Là cựu công chức cao cấp của chính phủ Pháp khi hồi hương về Pháp ông mang theo một số đàn cổ nhạc Việt Nam gồm đàn kìm, đàn nhị, đàn tranh và guitare phím lõm…Ông là nhạc sĩ đờn ca tài tử nhưng chơi điêu luyện các loại nhạc khí này, độc tấu đàn kìm những bài Trăng Thu Dạ Khúc, Phụng Hoàng và  ca những bài ca cổ rất mùi … Chữ “tài tử” ở đây không có nghĩa là “không chuyên nghiệp” vì trong số đờn ca tài tử có những người tài nghệ là những bực thầy, họ chơi rất bài bản, những ngón đờn điêu luyện những chữ trong bài ca nhấn độc đáo, tuyệt vời. Trong những sinh hoạt văn hóa của người Pháp ở Paris thỉnh thoảng nhạc sĩ Michel Mỹ được mời diễn thuyết về đề tài Đông Dương, vào những dịp đó ông thường giới thiệu nhạc dân tộc Việt Nam cho công chúng Pháp thưởng thức. Ông vừa đàn vừa hát những bài Tứ Đại Oán, Dạ Cổ Hoài Lang, tiếng hát quyện tiếng đàn khoan nhặt trầm bổng nghe tha thiết buồn bã, thoáng như cả một khung trời quê hương miền Nam được hòa vào âm nhạc làm xao xuyến tâm người tha hương ! 

Ban nhạc Phượng Ca trong 1 buổi biểu diễn tại Ý (DR)

Giáo Sư PHƯƠNG OANH,  tốt nghiệp trường Quốc Gia Âm Nhạc và Kịch Nghệ Sài Gòn năm 1962, sau đó bà trở thành giảng viên tại Nhạc Viện Quốc Gia Cao Đẳng Sài Gòn từ năm 1964 đến 1975. Sau khi định cư ở Pháp năm 1975, bà tiếp tục hoạt động âm nhạc và được mời làm giảng viên tại Nhạc Viện Quốc Gia Pháp để giảng dạy về Âm Nhạc Truyền Thống Việt Nam từ năm 1977 đến năm 2011. Giáo sư Phương Oanh là người thành lập nhóm Phượng Ca, đã hoạt động nhiều năm trên đất Pháp. Bà đã đào tạo rất nhiều học trò, trong số đó có người nay đã trở thành giáo sư dạy ở các Nhạc Viện ở Pháp.

Giáo Sư TRƯƠNG THỊ QUỲNH HẠNH

    Tốt nghiệp Trường Quốc Gia Âm Nhạc và Kịch Nghệ Sài Gòn năm 1966. Hai năm sau bà được mời về làm phụ giảng bộ môn Nhạc Cụ Truyền Thống tại trường, và tốt nghiệp cử nhân Đại Học Văn Khoa Sài Gòn. 

Bà được học bổng sang Pháp và bảo vệ thành công xuất sắc luận án tiến sĩ nhân chủng học âm nhạc học với hạng tối danh dự tại Đại Học Paris IV Sorbonne, Pháp, vào năm 2009. 

Bà đoạt huy chương vàng Giải Văn Học Nghệ Thuật ở Việt Nam, huy chương vàng Giải Văn Hóa Thành Phố Paris, Pháp, năm 2006.

Giáo Sư Quỳnh Hạnh hiện là giám đốc Nhà Văn Hóa Cổ Truyền Việt Nam tại Paris, thường tổ chức diễn hành Văn Hóa Việt Nam vào dịp Tết cổ truyền. Bà đã sáng tác và hòa thanh cho năm tập khúc viết cho Đàn Tranh Bầu, và 18 tập khúc này được trình diễn thành công rực rỡ tại nhiều buổi hòa nhạc ở Paris và quốc tế.

  Giáo Sư NGUYỄN THANH VÂN, tên thật Lê Thanh Vân, đam mê nhạc cổ truyền dân tộc từ khi tuổi đời còn rất nhỏ. Bà bước vào trường nhạc và đã đạt được những thành công:

Năm 1971, nhận chứng chỉ “ Lịch Sử Âm Nhạc Việt Nam  và Nhạc Lý Âm Nhạc Tây Phương”. Cũng trong năm này, bà đã dành được giải thưởng  cuộc thi “ Âm Nhạc Quốc Gia.”

Năm 1972, tốt nghiệp cao đẳng tại “Viện Quốc Gia Âm Nhạc Và Kịch Nghệ Sài Gòn”, bộ môn “Đàn Tranh” và “Ca Cổ”. Bà cũng được cấp chứng chỉ sư phạm cùng năm. Về kinh nghiệm chuyên môn: Là thành viên trong nhóm văn nghệ sinh viên “Nguồn Sống”, và đã từng trình diễn ở đài truyền hình Sài Gòn năm 1969.

Năm 1972, giảng dạy âm nhạc tại trường trung học “Tống Phước Hiệp” tỉnh Vĩnh Long.

Trong những năm 1973, 1974 được “Viện Quốc Gia Âm Nhạc Huế” tuyển chọn cho đài truyền hình Huế. Từ 1973 đến tháng 3 - 1975, bà là giáo sư tại “Viện Quốc Gia Âm Nhạc Huế”.

Bà sang Pháp cùng gia đình năm 1990. Tiếp tục giảng dạy và trình diễn đàn tranh tại Paris, Nice, Avignon, Lyon.....Cũng đã từng được mời biểu diễn ở Âu Châu và Mỹ. 

  Giáo Sư HỒ THỤY TRANG

Sinh năm 1964 tại Sài Gòn, tốt nghiệp loại ưu Nhạc viện Thành phố năm 1986 và bắt đầu sự nghiệp giảng dạy từ đó. 

Năm 2003, bà qua Pháp định cư tại Créteil. 

Bà là người Việt thứ ba được chính phủ Pháp chính thức công nhận là giáo sư âm nhạc Việt Nam tại Pháp.

Nghệ Sĩ BẠCH YẾN và TRẦN QUANG HẢI

Ở Paris nếu kể đến những người tích cực phổ biến nhạc cổ truyền dân tộc cho công chúng Pháp và công chúng nhiều nước trên thế giới thì cặp nghệ sĩ Bạch Yến Trần Quang Hải là hăng say nhất. Anh chị đã trình diễn hơn 350 buổi nhạc cổ truyền tại 70 quốc gia trên thế giới từ hơn 40 năm. Nhạc sĩ Trần Quang Hải đã có hơn 10 đĩa đàn tranh do anh trình diễn. Đĩa đầu tiên xuất bản năm 1971 tại Paris với nhan đề "Đàn tranh: cithare vietnamienne par Trần Quang Hải" do hãng Le chant du monde phát hành tại Paris. Đó là đĩa hát với 6 trang viết về lịch sử đàn tranh, đối chiếu đàn tranh Việt với các loại đàn tranh của Nhựt, Trung Quốc và Hàn quốc. 

Về sáng tác giáo sư Trần Quang Hải có nhiều loại khác nhau từ nhạc đàn tranh đến tân nhạc, nhạc điện thanh (musique électro acoustique). 

Giáo sư Trần Quang Hải và nữ nghệ sĩ Bạch Yến là nghệ sĩ Việt Nam duy nhứt được giải thưởng của Académie du disque Charles Cros của Pháp vào năm 1983. Nhạc sĩ Trần Quang Hải là nghệ sĩ Việt nam duy nhứt được gắn huy chương Légion d'Honneur của Pháp vào năm 2002.

Những nghệ Sĩ Cải Lương Vang Bóng Một Thời Trên Sân Khấu Miền Nam Trước Năm 1975:

Sau biến cố năm 1975 nhiều văn nghệ sĩ bỏ  nước ra đi trong số đó có những nghệ sĩ cải lương đã từng vang bóng một thời trên sân khấu Miền Nam năm xưa, họ đã đến định cư ở Paris : 

Nữ nghệ sĩ Kim Chung, nữ nghệ sĩ Bích Thuận, nữ nghệ sĩ Mộng Tuyền, nữ nghệ sĩ Tài Lương, nữ nghệ sĩ Hà Mỹ Xuân, nữ nghệ sĩ Hà Mỹ Liên, nữ nghệ sĩ Hương Lan, nữ nghệ sĩ Kiều Lệ Mai, nữ nghệ sĩ Bạch Lê, nữ nghệ sĩ Phượng Mai.

Nghệ sĩ Hữu Phước, nghệ sĩ Thành Được, nghệ sĩ Phương Thanh, nghệ sĩ Dũng Thanh Lâm, nghệ sĩ Hoàng Long, nghệ sĩ Hương Huyền, nghệ sĩ Thanh Bạch, nghệ sĩ  Chí Tâm, nghệ sĩ Minh Đức, nghệ sĩ Hoàng Minh Phương, nghệ sĩ Hùng Tiến, nghệ sĩ Tony Hiếu, nghệ sĩ Minh Thanh...

Sàn Gỗ Màn Nhung:

  Nhà văn TRẦN TRUNG QUÂN, khởi thủy là soạn giả Cải lương, sau đó qua Pháp trở thành nhà văn theo khuynh hướng hiện thực, và là tác giả của nhiều cuốn sách. Ông còn là một nhà báo chuyên nghiệp, và là chủ nhiệm kiêm chủ bút tờ báo Ép Phê. Thời gian những năm gần đây nhà văn Trần Trung Quân được giới trí thức văn nghệ sĩ Paris đánh giá như một học giả vì sự hiểu biết văn học và kiến thức uyên bác của ông. Trong một sinh hoạt văn học nghệ thuật  do Câu Lạc Bộ Văn Hóa Paris tổ chức, nhà văn TrầnTrung Quân phát biểu về sân khấu miền Nam:

"Cải lương là tổng hợp của tất cả những văn hoa tinh túy, văn hóa của người Việt Nam đưa lên sân khấu. Soạn giả muốn viết một tuồng Cải lương phải có 3 điều kiện, thứ nhất am hiểu về điển tích, thứ nhì am hiểu về nhạc lý, thứ ba văn chương phải có văn chương của Cải lương. Về nhạc lý trong Cải lương gồm tất cả những bản nhạc xuất phát từ triều đình ở miền Nam được hình thành từ 9 đời chúa Nguyễn.

Soạn giả đầu tiên có công làm ra bộ môn Cải lương phải kể đến ông Trương Di Mạnh, Mộc Hoán, Nguyễn Chánh Sắc, sau đó là ông Hồ Văn Trung tức nhà văn Hồ Biểu Chánh, ông Đỗ Văn Rỡ, ông Cao Hoài Sang. Tất cả những ông đó là Đốc Phủ Sứ ngày xưa. Muốn đờn ca xướng hát phải có đời sống khá giả. Muốn viết ra một kịch phẩm phải có trình độ, phương tiện, khả năng, đa số các ông Đốc phủ đó theo Tây học, họ muốn cách mạng làm sao cho người Việt Nam có một bộ môn là nhạc riêng của mình, đó là về phần Cải lương trình diễn. 

Dạ Cổ Hoài Lang (DCHL), đêm nghe tiếng trống nhớ chồng, là một bản nhạc cổ do ông Cao Văn Lầu sáng tác, lấy từ bản Nam ai của Tô Huệ chức cẩm hồi văn. Bản DCHL viết mỗi câu 2 nhịp, sau này chuyển sang 4 nhịp. Tới soạn giả Kiên Giang mới viết câu Vọng cổ 32 nhịp. Năm 1960, soạn giả Viễn Châu viết thành 64 nhịp. Tại sao phải 32 nhịp và 64 nhịp? Thông thường ở nhịp 2 nhịp, người nghệ sĩ ca không được, nó không đủ để có hơi ngâm, thành thử phải kéo dài nhịp thêm chút xíu nữa, thêm nhịp phải thêm chữ viết, câu Vọng cổ bắt buộc viết theo luật ngũ âm: hò, xang, xự, cống, liu. Mỗi 5 chữ là một nhịp, cho đến 32 nhịp thì hoàn tất một câu Vọng cổ. Thời gian 32 nhịp để cho người ca có thì giờ ngân rồi xuống giọng. Còn 64 nhịp là do ông Viễn Châu viết ca dòn, ca gấp rút như Lệ Thủy, Mỹ Châu, trường hợp đó lại khác".

GSTS âm nhạc Quỳnh Hạnh bổ túc thêm:

"Thoạt đầu bản DCHL lên dây theo dây Bắc, sau chuyển sang dây Nam. Về thanh âm điệu thức của dây Nam có nghĩa là buồn và tâm sự. Về nguồn gốc trích từ 20 bản tổ của nhạc Cải lương miền Nam thì bản DCHL lấy nét nhạc trong 4 bài oán đó là: Tứ Đại, Phụng Hoàng, Giang Nam và Phụng Cầu. Theo một truyền thuyết khác thì nói rằng bài DCHL lấy gốc ở bài Hành Vân từ Huế đem vô". 

Những Nghệ Sĩ, Từng Ca Vọng Cổ Trên Sân Khấu Paris:

Nữ nghệ sĩ Mỹ Hòa, nữ nghệ sĩ Kim Hoa, nữ nghệ sĩ Kim Anh, nữ nghệ sĩ Ngọc Xuân, nữ nghệ sĩ Thy Mai,  nữ nghệ sĩ Phương Khanh, nữ nghệ sĩ Kim Chi, nữ nghệ sĩ Hải Yến, nữ nghệ sĩ Trúc Tiên...(Nghệ sĩ Mỹ Hòa trước năm1975 ở Sài Gòn là ca sĩ trong ban tam ca : Ba Con Mèo, và từng đóng một số phim. Ngọc Xuân là ca sĩ, Hải Yến là giáo sư tiến sĩ). 

Bác sĩ Lai, nghệ sĩ Lý Kim Thành, nghệ sĩ Dương Kỵ…

Những Soạn giả: Soạn giả Tây Giang Tử, soạn giả Trần Trung Quân. Hồ Trường An.

Đàn Kìm: Nhạc sĩ Michel Mỹ, giáo sư Nguyễn Xuân Phong

Đàn Vọng Cổ : Nhạc sĩ Minh Thanh, Minh Đức, nhạc sĩ Mai Thanh Hùng, nhạc sĩ Văn Được, nhạc sĩ Văn Trực.

Đàn Bầu: nhạc sĩ Xuân Lôi, nhạc sĩ Đoàn Văn Linh, nhạc sĩ Trọng Lễ.

Đàn Tranh: Giáo sư Trần Văn Khê, TS Thuyết Phong, giáo sư Trần Quang Hải, giáo sư Phương Oanh , giáo sư Quỳnh Hạnh, giáo sư Nguyễn Thanh Vân, giáo sư Hồ Thụy Trang, bác sĩ Thu Thảo.

Nghệ sĩ Trúc Tiên, thuộc thế hệ tiếp nối.

Đỗ Bình

 

Không có nhận xét nào: