Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Tư, 8 tháng 5, 2024

ĐIỂM TIN 8/5/2024 - Đỗ Long


Mỹ kêu gọi Nga rút quân khỏi Ukraine để bảo vệ lực lượng "Nếu Tổng thống (Nga Vladimir) Putin và các quan chức Nga lo lắng quân của họ ở Ukraine bị tấn công bằng vũ khí của nước khác, thì cách đơn giản nhất là rút quân về", người phát ngôn Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ John Kirby phát biểu tại cuộc họp báo hôm 6/5. "Thật liều lĩnh và vô trách nhiệm khi lãnh đạo của một cường quốc có vũ khí hạt nhân lại đe dọa theo cách của ông ấy (Tổng thống Putin), liên quan đến khả năng sử dụng vũ khí hạt nhân. 
<!>
Chúng tôi vẫn theo dõi việc này rất chặt chẽ. Tôi có thể nói với bạn rằng chúng tôi chưa thấy điều gì, bất chấp những tuyên bố cứng rắn, có thể khiến chúng tôi thay đổi lập trường răn đe chiến lược của mình", ông Kirby nói thêm.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Matthew Miller cho biết hiện chưa có dấu hiệu nào cho thấy Nga có thể sử dụng vũ khí hạt nhân ở Ukraine.

"Tuyên bố của Nga - tuyên bố hạt nhân của họ - là liều lĩnh và vô trách nhiệm trong suốt cuộc xung đột này. Điều đó nói lên rằng, chúng tôi không thấy bất kỳ lý do nào để điều chỉnh lập trường hạt nhân của mình để đáp lại những tuyên bố này, cũng như không có dấu hiệu nào cho thấy Nga đang chuẩn bị sử dụng vũ khí hạt nhân ở Ukraine", người phát ngôn nói.

Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Nga Dmitry Medvedev nhấn mạnh, Mỹ, Anh, Pháp và các quốc gia phương Tây khác nên coi cuộc tập trận của Nga như một lời nhắc nhở về việc leo thang xung đột Ukraine có thể đưa họ đến đâu.

Ông Medvedev đề cập đến những thảo luận gần đây của phương Tây về khả năng triển khai quân đội NATO đến Ukraine, cũng như khuyến khích Kiev sử dụng vũ khí viện trợ để tấn công vào lãnh thổ Nga.

Ngoại trưởng Anh David Cameron nói với Reuters tuần trước rằng Kiev "có quyền" sử dụng tên lửa do Anh cung cấp để tấn công các mục tiêu sâu bên trong lãnh thổ Nga. Trong khi đó, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron khẳng định ông không thể loại trừ việc triển khai quân tới Ukraine trong một số điều kiện nhất định.

Nga ra tối hậu thư quân sự cho Anh


Hôm thứ Hai (6/5), Bộ Ngoại giao Nga đã tuyên bố với Đại sứ Anh Nigel Casey rằng Moscow sẽ trả đũa nhắm vào Anh tại Ukraine hoặc khu vực khác nếu Kyiv sử dụng tên lửa do Anh cung cấp để tấn công vào lãnh thổ Nga.

Đại sứ Casey được triệu tập tới Bộ Ngoại giao Nga sau khi Ngoại trưởng Anh David Cameron nói với tờ Reuters rằng Ukraine có quyền sử dụng tên lửa tầm xa do Anh gửi để tấn công sâu vào Nga.

Trong một tuyên bố sau cuộc họp, Bộ Ngoại giao Nga cho biết: “Ông Casey đã được cảnh báo rằng, phản ứng [của Nga] trước các cuộc tấn công có sử dụng vũ khí Anh của Ukraine trên lãnh thổ Nga có thể [nhắm vào] bất kỳ cơ sở và thiết bị quân sự nào của Anh trên lãnh thổ Ukraine và hơn thế nữa”.

Mỹ và các đồng minh trước đây khi giao vũ khí tầm xa cho Kyiv đã nói rằng chúng chỉ có thể được sử dụng trên các vùng lãnh thổ mà Ukraine tuyên bố là của họ gồm bán đảo Crimea, Cộng hòa Nhân dân Donetsk và Lugansk, cũng như các khu vực Kherson và Zaporozhye.

Theo Bộ Ngoại giao Nga, những tuyên bố của Ngoại trưởng Anh Cameron ngược lại “trên thực tế đã công nhận đất nước của ông là một bên trong cuộc xung đột”.

Bộ này cho biết thêm, Nga nhìn nhận những bình luận của ông Cameron là “bằng chứng về sự leo thang nghiêm trọng cũng như sự xác nhận việc tham gia ngày càng nhiều của London vào các hoạt động quân sự bên phía Kyiv”.

Ông Casey được yêu cầu “hãy nghĩ về những hậu quả thảm khốc không thể tránh khỏi sau các động thái mang tính thù địch như vậy từ London và ngay lập tức hãy bác bỏ một cách dứt khoát và rõ ràng nhất những tuyên bố khiêu khích hiếu chiến của người đứng đầu Bộ Ngoại giao [Anh].”

Trước đó trong cùng ngày, Bộ Quốc phòng Nga đã thông báo về các cuộc tập trận nhằm kiểm tra việc triển khai vũ khí hạt nhân chiến thuật. Quân đội nước này cho hay Tổng thống Vladimir Putin đã ra lệnh tập trận sau “những tuyên bố khiêu khích và đe dọa” của các quan chức phương Tây.

Moscow hy vọng các cuộc tập trận sẽ “hạ nhiệt những ‘cái đầu nóng nảy’ tại các thủ đô phương Tây và giúp họ lường được những hậu quả thảm khốc tiềm ẩn do những rủi ro chiến lược mà họ gây ra”, cũng như “ngăn họ vừa hỗ trợ các hành động khủng bố cho chế độ Kyiv vừa bị lôi kéo vào một cuộc đối đầu vũ trang trực tiếp với Nga”, Bộ Ngoại giao Nga lên tiếng biết trong một tuyên bố sau đó.

Đại sứ Pháp Pierre Levy cũng được Bộ Ngoại giao Nga triệu tập, tuy nhiên Moscow vẫn chưa tiết lộ chi tiết về cuộc gặp.

Ba Lan phát hiện thiết bị nghe lén trong phòng họp của Chính phủ


Các nhân viên an ninh đặc nhiệm của Ba Lan đã phát hiện và tháo dỡ những thiết bị nghe lén trong một căn phòng, nơi hội đồng bộ trưởng dự kiến họp vào ngày 7/5.

"Cơ quan Bảo vệ Nhà nước hợp tác với Cơ quan An ninh Nội địa đã phát hiện và tháo dỡ các thiết bị có thể được sử dụng để nghe lén trong phòng, nơi diễn ra cuộc họp của Hội đồng Bộ trưởng theo kế hoạch diễn ra trong hôm nay ở thành phố Katowice", người phát ngôn Cơ quan An ninh Nội địa Ba Lan Jacek Dobrzynski chia sẻ trên X.

Ông không bình luận về nguồn gốc của các thiết bị này nhưng cho biết cuộc họp sẽ diễn ra như dự kiến vào lúc 10 giờ GMT(17 giờ Việt Nam). Ông Dobrzynski cũng nói thêm, "các cơ quan đang tiến hành điều tra sâu hơn về vấn đề này" mà không cung cấp thông tin chi tiết về số lượng hoặc thông số liên quan các thiết bị được phát hiện.

Trong một cuộc phỏng vấn với trang Onet, ông Dobrzyński nói rằng các thiết bị này đã được phát hiện trong một cuộc "khám xét tiêu chuẩn" vốn được thực hiện bất cứ khi nào các quan chức cấp cao tổ chức họp.

Ông nói thêm rằng, các nhà điều tra sẽ vào cuộc truy tìm "ai đã cài đặt những thiết bị này và chúng nhằm mục đích gì".

Là trung tâm vận chuyển hỗ trợ quân sự của phương Tây cho Ukraine trong cuộc chiến kéo dài hơn 2 năm với Nga, Ba Lan đã được đặt trong tình trạng cảnh giác cao độ về hoạt động gián điệp.

Hôm 6/5, chính phủ Ba Lan cho biết đang xác minh liệu một thẩm phán nước này, người từng có quyền truy cập vào thông tin bí mật và đã xin tị nạn chính trị ở Belarus, có tham gia các hoạt động gián điệp hay không.

Hà Lan sẽ giao phi cơ chiến đấu F-16 cho Ukraina vào mùa thu

Hà Lan có kế hoạch gửi phi cơ chiến đấu F-16 tới Ukraina vào mùa thu năm nay.
Bộ trưởng Quốc phòng Hà Lan Kajsa Ollongren cho biết: “Hy vọng mọi điều kiện để bắt đầu giao hàng sẽ được đáp ứng thành công, bao gồm đào tạo phi công Ukraina, đào tạo nhân viên phục vụ và chuyển giao phi cơ thực tế. Chúng tôi đang đi theo lịch trình này và nếu như mọi việc suôn sẻ thì Ukraina sẽ nhận được chiếc phi cơ F-16 đầu tiên từ Đan Mạch vào mùa hè này, Hà Lan dự kiến sẽ thực hiện vào mùa thu”.

Được biết, Đan Mạch và Hà Lan là những nước đầu tiên đồng ý cung cấp cho Ukraina phi cơ chiến đấu F-16. Trong khi Đan Mạch quyết định trao 19 chiếc F-16, thì Hà Lan tuyên bố sẽ chuyển 42 chiếc cho Ukraina. Tòa Bạch Ốc xác nhận Kyiv sẽ nhận phi cơ chiến đấu từ nước thứ ba sau khi hoàn thành khóa đào tạo phi công.

Trước đó các phương tiện truyền thông quốc tế đồng loạt đưa tin, những chiếc phi cơ chiến đấu F-16 đầu tiên có thể xuất hiện trên bầu trời Ukraina vào khoảng tháng 6 năm nay.

F-16 là phi cơ chiến đấu hạng nhẹ đa năng thế hệ thứ tư do tập đoàn Lockheed Martin sản xuất. phi cơ được thiết kế để có thể thực hiện các nhiệm vụ ném bom mục tiêu mặt đất lẫn đánh chặn trên không.

Hiện tại, các phi công Ukraina đang được huấn luyện. Khóa đào tạo nhằm mục đích chuẩn bị cho đội ngũ vận hành thiết bị do Mỹ sản xuất một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất có thể.

Động thái mới bất ngờ của cựu Tổng tư lệnh Ukraine Zaluzhnyi trên Facebook gây 'bão' mạng


Sau một thời gian dài "ở ẩn", cựu Tổng tư lệnh Ukraine Valerii Zaluzhnyi mới đây tái xuất trên mạng bằng một bài đăng mới trên Facebook. Động thái mới của ông Zaluzhnyi thu hút sự chú ý đặc biệt của người Ukraine, New Voice of Ukraine đưa tin.

Theo đó, hôm 4/5 mới đây, chia sẻ về kỹ năng bắn súng ấn tượng của mình khi bắn trúng vỏ đạn bằng khẩu súng ngắn Glock 17, cựu Tổng tư lệnh Lực lượng vũ trang Ukraine, Valerii Zaluzhnyi - vốn được nhiều người Ukraine xem là "người hùng" viết trên Facebook rằng: "25 mét. Glock 17. Vẫn còn thuốc súng trong ổ đạn”.

Kèm theo bài viết là bức ảnh một viên đạn bị bắn nát vỏ. Bài viết của ông Zaluzhnyi ngay lập tức thu hút sự chú ý đặc biệt của người Ukraine khi nhận được hàng nghìn lượt thích và hàng trăm bình luận.

Đa số người hâm mộ đã bày tỏ niềm vui khi ông Zaluzhnyi hoạt động trở lại trên mạng xã hội và khuyến khích ông tích cực tương tác hơn trên Facebook.

“Với bài viết ngắn ngủi này nhưng ngài đã thực sự làm tôi vui lên và khiến tôi mỉm cười lần đầu tiên sau bao ngày buồn bã và tuyệt vọng. Tôi đã rất nhớ ngài!", tình nguyện viên Victoria Miroshnichenko viết bên dưới bài đăng của tướng Zaluzhnyi.

"Ngài Valerii Zaluzhnyi, hãy đăng bài viết ở đây thường xuyên hơn. Chỉ cần đăng một bài là tâm trạng của tôi đã được cải thiện, mọi chuyện dễ dàng hơn một chút vì tôi nhận ra rằng tất cả vẫn chưa mất đi và vẫn còn hy vọng”, nhân viên y tế Oksana Ruban bình luận.

Cử tri Ấn Độ đi bầu dưới sức nóng nung người quá 40 độ C

Khi anh Karan Shah, 32 tuổi, đi bầu tại tiểu bang Gujarat ở miền Tây Ấn Độ, anh và bà mẹ 59 tuổi cùng đem theo bên mình những chai nước uống và trái cây để chống lại cái nóng hừng hực ngoài trời. Rồi để tránh phải xếp hàng dài chờ đợi, cả hai bèn đến phóng phiếu vào sáng sớm, theo nguồn tin Đài BBC hôm Thứ Ba, 7 Tháng Năm.
Hai mẹ con anh Shah nằm trong số hàng triệu cử tri Ấn Độ cùng nhau đi bỏ phiếu trong vòng ba của cuộc tổng tuyển cử ở Ấn Độ vào hôm Thứ Ba. Các phòng phiếu tại tất cả 94 hạt tuyển cử ở 12 tiểu bang trên toàn quốc đều mở cửa hoạt động.
Cứ năm năm một lần, cuộc tổng tuyển cử ở Ấn Độ diễn ra vào Tháng Tư và Tháng Năm, lúc mà cả cử tri lẫn các giới chức điều hành phòng phiếu đều phải đối phó với thời tiết mùa Hè nóng nực vô cùng.

Nhưng, đặc biệt trong năm nay, dân chúng tại Ấn Độ cùng nhiều phần đất khác ở Á Châu đều phải trải qua một trong những mùa Hè nóng bức nhất từ xưa tới nay.
Năm ngoái, ít nhất cũng có tới chín người dân Ấn Độ chết vì hậu quả của thời tiết nóng bức trên toàn quốc.

Hồi Tháng Tư, một vị bộ trưởng của liên bang, là Nitin Gadkari, đã ngất xỉu khi đang nói chuyện tại một cuộc vận động bầu cử tại tiểu bang Maharashtra ở miền Tây. Chỉ mấy hôm trước đó, tại thành phố Kolcata ở miền Đông, nhiệt độ đã vụt lên tới 43 độ C, khiến một xướng ngôn viên thời tiết đã ngất đi lúc đang cập nhật hóa tình hình thời tiết trong ngày. Sau đó, cô này cho biết nhiệt độ trong phòng phát hình bỗng nóng rực lên vì hệ thống máy lạnh đột ngột bị cháy vì quá tải.

Nhưng tình trạng nóng bức như thế này vẫn chưa hết ngay đâu. Cơ quan theo dõi thời tiết của Ấn Độ đã tiên đoán sẽ còn có thêm nhiều đợt nóng bức kéo dài nữa trong suốt Tháng Năm này.

Các giới chức phụ trách bầu cử trên toàn quốc Ấn Độ từng tìm các biện pháp đối phó với sức nóng gay gắt vào mùa này bằng cách cung cấp thật nhiều nước uống cho các phòng phiếu và kéo dài thời gian bỏ phiếu ra. Nhiều chuyên gia cho rằng chính thời tiết khắc nghiệt năm nay đã làm cho số cử tri đi bỏ phiếu giảm bớt đi.

Về phần các cử tri, nhiều người cho biết họ rất sợ thời tiết nóng bức như thế này, và ai nấy đều áp dụng các biện pháp đề phòng. Bà Sukhada Khandge, cư dân Quận Pune ở tiểu bang Maharashtra, cho biết bà luôn luôn che phủ mặt mũi và thân mình khi bước ra ngoài để đi làm bổn phận công dân của mình vào hôm Thứ Ba

Không có nhận xét nào: