Cuối Tuần Này, Thứ Hai: Là “Memorial Day!” Lễ Chiến Sĩ Trận Vong 2024.
Trong Tinh Thần Nhớ Ơn Những Người Nằm Xuống, Để Chúng Ta Được Hưởng Độc Lập Tự Do Kính Mời Quý Niên Trưởng, Quý Chiến Hữu, Đồng Hương Tham Dự Thật Đông: Ngày Tưởng Niệm Chiến Sĩ Trận Vong Tại San Jose Với Chủ Đề: “Họ Đã Hy Sinh Tất Cả!”
Lúc 11 giờ sáng, Thứ Hai, ngày 27 tháng 5, năm 2024
Tại Oakhill Funeral Home And Memorial Park
300 Curtner Ave, San Jose. CA
NÉN HƯƠNG NGÀY CHIẾN SĨ TRẬN VONG
Anh nằm xuống cho mọi người được sống
Nén hương lòng tôi dâng thắp cho anh
Yêu quê hương anh đã phải lên đường
Vì sự sống biết bao người còn ở lại .
Lửa xa trường lòng anh không quản ngại
Thân xác này anh xin gởi lại đây
Dù xương rơi thịt nát ở cõi nầy
Anh vẫn mãi một lòng yêu tổ quốc .
Tôi xin hướng về anh lòng kính phục
Hình ảnh người Chiến Sĩ Trận Vong
Đất nước này luôn tưởng nhớ tên anh!
Tượng bia đá vẫn còn đây mãi mãi!
Lễ Chiến Sĩ Trận Vong
(Tánh Thiện)
Ngày Lễ Chiến Sĩ Trận Vong Hoa Kỳ
-Thứ Hai tới này, ngày 27 tháng 5 năm 2024, Mỹ, là ngày lễ lớn, toàn Quốc Gia Tưởng Niệm, Nhớ Ơn những người Lính nam nữ Mỹ, những người con yêu của Tổ Quốc, đã vì nước hy sinh, vì dân chiến đấu, đã nằm xuống, cho người dân, cho đất nước.
Theo nghi thức tưởng niệm, cả nước, Quốc kỳ Mỹ được treo rũ cho đến quá ngọ giờ địa phương. Người Mỹ ưu tiên trong ngày này, là đi viếng nghĩa trang tử sĩ và các tượng đài tử sĩ Mỹ để tưởng niệm. Để thấm với ý nghĩa: “Tự Do không phải là món quà biếu không. Quốc gia nào muốn có hưởng quà quý báu này, phải trả bằng xương bằng máu! của biết bao nhiêu người Lính đã nằm xuống!”
Đầu tiên trong ngày Lễ, tất cả chúng ta, xin dành một phút, đặt cánh tay vào tim, cúi đầu Tưởng Niệm, về sự hy sinh cao quý của Họ. Họ đã chết, để chúng ta được sống! Cái chết cho Tổ Quốc, là những cái chết đẹp nhất! muôn đời bất diệt! Mà ai đã là người Lính, cũng sẵn sàng dâng hiến!” theo tinh thần “Tổ Quốc, Danh Dự và Trách Nhiệm!”
Hình ảnh quen thuộc của nước Mỹ kỷ niệm Lễ Chiến sĩ trận vong
Nước Mỹ sẽ kỷ niệm Ngày Chiến sĩ trận vong, nhằm vinh danh những người đã hy sinh trong quá trình phục vụ đất nước.
Ngày Chiến sĩ trận vong (Memorial Day) được tổ chức thường niên vào thứ hai cuối cùng của tháng 5. Vào ngày này, người Mỹ sẽ viếng thăm các nghĩa trang và đài tưởng niệm chiến tranh, cờ Mỹ cũng được để rủ tới trưa theo giờ địa phương. (Ảnh: AP)
Mackenzie Griffith, 3 tuổi, cắm cờ trước một ngôi mộ tại Nghĩa trang Quốc gia Riverside, hạt Riverside, Califonia. Ông của cô bé, một binh sĩ đã hy sinh trong Thế chiến thứ hai, được chôn cất tại đây. (Ảnh: AP)
Thống đốc bang New Jersey, Chris Christie (giữa), cùng tại nghĩa trang tưởng niệm ở Wrightstown, New Jersey. (Ảnh: AP)
Một người đàn ông cắm lại những lá cờ bị đổ tại nghĩa trang tưởng niệm cựu chiến binh ở Wrightstown, New Jersey. (Ảnh: AP)
Thành viên đội Hướng đạo sinh 450 và 278 đi đầu trong lễ diễu hành kỷ niệm Lễ Chiến sĩ trận vong ở Nghĩa trang Quốc gia Memphis, Memphis, Tennessee. (Ảnh: AP)
Stevon Spears, 17 tuổi, thành viên Đội Hướng đạo sinh 445 chào cờ trong lễ kỷ niệm Chiến sĩ trận vong ở Nghĩa trang Quốc gia Memphis, Memphis, Tennessee. (Ảnh: AP)
Cựu chiến binh lực lượng không quân, nhân viên cảnh sát thành phố Anaheim, Brennan Leininger, đã rất buồn khi biết hơn một nửa trong số 150.000 ngôi mộ ở Nghĩa trang Quốc gia Riverside chưa được cắm cờ. Sau đó, ông đã quyết định chi hơn 15.000 USD để mua 21.600 lá cờ và cùng 200 tình nguyện viên ở Quận Cam gắn lên những ngôi mộ. Ông hy vọng năm sau sẽ dành đủ tiền để mua cờ cho toàn bộ 150.000 ngôi mộ. (Ảnh: AP)
Matthew Russell, 11 tuổi, chuẩn bị cắm cờ trước bia mộ của các chiến sĩ trong lễ Chiến sĩ trận vong tại Nghĩa trang Quốc gia Memphis, Memphis. (Ảnh: AP)
Các binh sĩ vừa hoàn thành việc trang trí cho ngôi mộ của Thomas Brown, người đã hy sinh trong cuộc chiến tranh tại Iraq hồi năm 2008. (Ảnh: AFP)
Một binh sĩ mang cờ tới Khu vực 60, nơi chôn cất những người đã hy sinh trong khi phục vụ trong chiến tranh Afghanistan và Iraq tại Nghĩa trang Quốc gia Arlington, Washington, trước Ngày Chiến sĩ trận vong. (Ảnh: AFP)
Các thành viên của Chiến dịch Sấm Rền (Rolling Thunder) chào cờ tại khu National Mall trước lễ Chiến sĩ trận vong. (Ảnh: AP)
Năm Nay, Nhớ Tham Dự, Ngày Tưởng Niệm Chiến Sĩ Trận Vong Tại San Jose
Với Chủ Đề: “Họ Đã Hy Sinh Tất Cả!”
Lúc 11 giờ sáng, Thứ Hai, ngày 27 tháng 5, năm 2024
Tại Oakhill Funeral Home And Memorial Park
300 Curtner Ave, San Jose. CA
Ngày Lễ Chiến Sĩ Trận Vong
(Kiều Mỹ Duyên)
Memorial Day – ngày tưởng niệm những quân nhân Hoa Kỳ đã hy sinh, tử nạn trong quá trình phục vụ đất nước.
Hồn tử sĩ gió ù ù thổi
Mặt chinh phu trăng dõi dõi soi
Chinh phu tử sĩ mấy người
Nào ai mạc mặt, nào ai gọi hồn?
Dấu binh lửa, nước non như cũ
Kẻ hành nhân qua đó chạnh thương
Phận trai già cõi chiến trường
Chàng Siêu mái tóc điểm sương mới về
Tưởng chàng trải nhiều bề nắng nỏ
Ba thước gươm, một cỗ nhung yên
Xông pha gió bãi trăng ngàn
Tên reo đầu ngựa, giáo lan mặt thành
Áng công danh trăm đường rộn rã
Những nhọc nhằn nào đã nghỉ ngơi
Nỗi lòng biết ngỏ cùng ai
Thiếp trong cánh cửa, chàng ngoài chân mây.
(Chinh Phụ Ngâm Khúc, Đoàn Thị Điểm)
Chinh phụ ngâm khúc là tác phẩm tuyệt vời của bà Đoàn Thị Điểm, sống trong thời chinh chiến, hình ảnh hào hùng của người chiến sĩ là thần tượng của các cô gái.
Nhưng ngày Chiến Sĩ Trận Vong sao mà buồn thế? Đường phố vắng lặng, mọi người không ra đường, không khí vắng lặng hình như để tưởng nhớ các chiến sĩ đã hy sinh. Từng phái đoàn tiến về phía nghĩa trang để đặt vòng hoa ghi ơn người đã hy sinh và những gia đình có thân nhân đã hy sinh ở sa trường cũng đến nghĩa trang thăm viếng. Người đã hy sinh đa số là người trẻ tình nguyện ra chiến trường. Người trẻ vào quân trường chọn binh chủng hào hùng rồi hy sinh.
Hôm nay là ngày Chiến Sĩ Trận Vong, Memorial Day, xin đốt nén nhang và dâng lên những tràng hoa tươi để tưởng nhớ các chiến sĩ đã hy sinh vì Tổ Quốc. Tất cả các nghĩa trang quân đội của Mỹ được viếng thăm. Người hiện hữu nghĩ đến người vắng bóng. Người tị nạn Việt Nam nhớ đến người thân yêu của mình đã hy sinh ở chiến trường, nhớ đến thương phế binh, cô nhi quả phụ ở quê nhà sống vất vả lầm than trong mấy chục năm qua.
(Hình: Tượng đài chiến sĩ Việt Mỹ, thành phố Westmister.)
Tượng đài chiến sĩ Việt Mỹ ở thành phố Westminster đầy hoa tươi. Ngày thường, tượng đài chiến sĩ Việt Mỹ cũng rực rỡ hoa tươi, người ở đây, người ở xa về thăm người thân, hoặc du lịch đều đến thăm tượng đài này. Một người lính Việt Nam, một người lính Mỹ đứng sừng sững dưới ánh nắng chói chang. Dù ở nơi nào, rừng sâu núi thẳm hay đồng bằng sông Cửu Long, người chiến sĩ Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa vẫn chiến đấu đến viên đạn cuối cùng. Tin Mừng, San Jose, năm nay cũng có Tượng Đài Chiến Sĩ Việt Mỹ giống thế!
Tôi còn nhớ ngày đại hội kỷ niệm 300 năm thành lập của binh chủng Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ ở khách sạn Marriot, thành phố Anaheim, California năm nào. Bước vào cửa là ánh nến mờ mờ với những bàn ăn trải khăn trắng, nhưng không có thực khách, vì những bàn này dành cho những chiến sĩ đã hy sinh, nhưng những chiến hữu của họ không quên họ trong ngày hội ngộ nơi này. Tôi phỏng vấn một sĩ quan trẻ người Mỹ gốc Việt vừa từ chiến trường Afghanistan về Hoa Kỳ, sĩ quan này khi ra chiến trận là Đại Úy khi trở về là Thiếu Tá được thăng chức tại mặt trận, tôi hỏi tân Thiếu Tá:
– Mơ ước của Thiếu Tá là gì?
Người sĩ quan cao lớn trong bộ quân phục còn đượm sương gió của sa trường nói một cách tự tin:
– Hy vọng làm tướng chỉ huy hạm đội Liên Hiệp Quốc bảo vệ Á Châu Thái Bình Dương.
Người nào cũng có mơ ước của mình, tôi chúc người trẻ này sẽ đạt được ý nguyện của mình. Lớn lên trong một đất nước chiến tranh, sự hy sinh cao cả nhất là hy sinh tánh mạng của mình. Người này có thể cho người kia tiền bạc, danh vọng, địa vị trong xã hội, nhưng cho cái mạng của mình là quý giá nhất, là hy sinh cho Tổ Quốc, hy sinh mạng của mình cho người khác sống. Người mẹ bồng con ra bờ sông, cắt tay lấy máu của mình để lo cho con sống, còn mình thì chết, vì lúc đó không có thức ăn. Người mẹ tị nạn Cộng Sản hy sinh mạng của mình cho con của mình, nhưng ở đây với người lính, sự hy sinh mạng của mình cho Tổ Quốc, hy sinh mạng của mình cho đồng bào mình sống, sự hy sinh đó thật đáng ngưỡng mộ và vô cùng cao cả.
Cảm phục các Chiến Sĩ đã hy sinh vì Tổ Quốc, nếu người nào được may mắn siêu thoát thì quá tốt đẹp, còn nếu người nào bị chết oan ức thì hồn còn lảng vảng đâu đây, tội nghiệp quá! Người đến viếng các nghĩa trang, người nào nét mặt cũng nghiêm trang, thành khẩn cầu nguyện cho người đã mất. Sự mất mát lớn nhất là người thân của mình ra đi không bao giờ trở lại.
(Hình: Đồng bào Bắc California tham gia lễ tưởng niệm Chiến Sĩ Trận Vong năm vừa qua. Năm Nay Với Chủ Đề: “Họ Đã Hy Sinh Tất Cả!”
Lúc 11 giờ sáng, Thứ Hai, ngày 27 tháng 5, năm 2024
Tại Oakhill Funeral Home And Memorial Park
300 Curtner Ave, San Jose. CA)
Nghĩ đến người đã quá vãng, nghĩ đến các chiến sĩ đã hy sinh vì Tổ Quốc, người đã đi nhưng người vẫn ở quanh ta. Tôi có niềm tin mãnh liệt, người chết linh thiêng lắm sẽ phù hộ cho chúng ta. Các chiến sĩ Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa đã đi nhưng luôn phù hộ cho người dân trong nước sẽ có một ngày đời sống khá hơn, và người ở hải ngoại sẽ có ngày về khi quê hương thật sự có Tự Do, Dân Chủ và Nhân Quyền.
Hỡi những chiến sĩ anh hùng xin phù hộ cho những người đang sống dưới chế độ Cộng Sản sẽ có một ngày có Tự Do, Dân Chủ và Nhân Quyền.
Người chiến sĩ đã ra đi làm tròn bổn phận của công dân tốt, nhưng vong linh của người chiến sĩ vẫn còn hiện hữu ở bên ta, linh hồn của họ vẫn còn phảng phất đâu đây. Gia đình, người thân, bạn hữu đâu thể nào quên được người thân của họ, đồng bào làm sao quên được những người đã hy sinh vì đất nước. Nhiều đồng hương về từ các quốc gia trên thế giới hàng năm về thăm nhà đều đến đốt nhang ở nghĩa trang Biên Hòa để tưởng niệm người đã mất, dù họ đã mất hơn nửa thế kỷ, theo đạo Phật có người đã đầu thai thành người ở trên nhân gian, nhưng vẫn có người còn tưởng niệm đến họ, không quên họ.
Hằng ngày, hàng tỷ người trên thế giới cầu nguyện: cầu nguyện cho thế giới được bình yên, cầu nguyện không có chiến tranh, không có máu đổ, cầu nguyện cho mọi người yêu thương nhau một cách chân thật, người giàu giúp đỡ người nghèo, nước giàu giúp cho nước nghèo phát triển về kinh tế, giáo dục, y tế và môi trường và cầu nguyện cho mọi người được sống trong hạnh phúc.
Hôm nay, người Việt Nam lưu vong khắp nơi trên thế giới, không quên những chiến sĩ VNCH đã hy sinh, dù bên này hay bên kia Thái Bình Dương trong lòng vẫn đầy tình thương yêu chân thành.
Hỡi các anh chiến sĩ Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa có linh thiêng về đây phù hộ cho hậu duệ của các anh đi vào dòng chính, hành pháp, lập pháp và tư pháp. Người trẻ dù quốc tịch gì vẫn là người Việt Nam, vẫn yêu nước Việt Nam và mong cho đất nước thật sự có Tự Do, Dân Chủ và Nhân Quyền.
(Kiều Mỹ Duyên)
Truyện ngắn, cảm động, để thấy, lòng tốt lan tỏa như khói hương, nhân Ngày Chiến Sĩ Trận Vong:
Cám ơn Anh! Những Người Lính!
-Tôi đặt hành lý vào hộc ở trên đầu rồi ngồi xuống ghế. Đây là chuyến bay dài, làm tôi ước gì mình, có một quyển sách hay để đọc qua giờ trên chuyến bay. Quên không mang sách theo, thì thôi, có lẽ tôi cũng cần chợp mắt một chút.
Vừa lúc trước khi máy bay cất cánh, một nhóm, gồm 10 người Lính trẻ, men theo lối đi và ngồi hết vào các chỗ trống rải rác còn lại. Có lẽ họ không đủ quân số, để dùng mày nay quân sự. Chẳng có gì để làm, tôi bắt đầu gợi chuyện người lính ngồi gần nhất:
- Các cậu đi tới đâu vậy?
- Petawawa. Chúng em sẽ ở đó hai tuần, để thụ huấn thêm một chương trình huấn luyện đặc biệt chuyên môn, sau đó sẽ bổ sung quân số đến chiến trường A Phú Hãn! Nơi đó đang cần tụi em.
Sau khi máy bay cất cánh độ một tiếng, thì tiếng loa thông báo là trên máy bay, có bán thức ăn nhẹ đựng trong bao, giá 10 mỹ kim.
Cũng còn lâu lắm, chuyến bay mới tới phía miền Đông, nên tôi quyết định mua một bao đồ ăn, để vừa ăn vừa giết thì giờ! Khi tôi móc bóp lấy tiền, thì chợt nghe một người Lính hỏi bạn mình là có muốn mua thức ăn không.
- Không! Giá quá mắc! Bao “Lunch” gì mà tới 10$!
-Thôi thì tụi mình ráng chờ tới căn cứ vậy.
Và anh Lính trẻ gật gù đồng ý với bạn.
Tôi đảo mắt nhìn chung quanh thì thấy mấy người Lính khác, cũng không có ý định mua gì cả, mặc dù lúc đó cũng đã tới giờ ăn trưa rồi.
Có lẽ lương người Lính, không cho phép họ được xài hoang phí như thế. Một ý nghĩ chợt đến trong đầu, tôi gọi người nữ tiếp viên tới, đưa cho bà 100$ và nói:
- Xin bà vui lòng lấy thức ăn cho những người Lính nầy.
Người tiếp viên cầm tiền, hiểu ra ngay, ngạc nhiên nắm chặt lấy tay tôi, qua đôi mắt long lanh ngấn lệ vì xúc động, bà ngõ lời cám ơn tôi và nghẹn ngào:
- Con trai tôi cũng là một quân nhân trẻ, nó 20 tuổi, đang chiến đấu tại Iraq. Nghĩa cử tử tế nầy của ông, như đang dành cho nó vậy. Cám ơn ông.
Rồi bà xăng xái, mỉm cười tươi, đi lấy 10 bịch đồ ăn trao cho tất cả các người Lính trên tàu bay. Những người Lính trẻ, sau khi nhận, và nghe lời giải thích của bà tiếp viên, người gần thì nói lời cám ơn, người xa giơ cánh tay, chụm bàn tay lại thành “số một!”
Sau đó bà dừng lại chỗ tôi hỏi:
- Thưa ông dùng gì ạ? Bò, gà, cá hảo hạng, kể cả rượu bia, loại gì!
- Xin cho tôi gà, và ly rượu mạnh không pha.
Tôi trả lời bà ta xong, giật mình ngạc nhiên, vì theo tôi biết chắc hạng economy (cá kèo) bây giờ, chỉ có BOB thôi mà. Đây là sự tiếp đãi dành cho những khách hạng nhất!
Người nữ tiếp viên đi về phía trước của máy bay, độ vài phút sau trở lại, với nguyên khay thức ăn nóng hổi, dành cho hành khách có vé thượng hạng! Bà trịnh trọng nói với tôi:
- Đây là tấm lòng tri ân nho nhỏ, của những người trên chuyến bay nầy đối với ông.
Sau khi ăn xong, uống chút rượu, với tâm trạng sảng khoái nhẹ nhàng, tôi bước tới phòng vệ sinh ở phía sau cùng. Trên đường đi, một người đàn ông thình lình, đứng lên chận tôi lại nói:
- Tôi rất cảm phục việc ông làm, xin ông cho tôi được chia phần mà vui lòng nhận cho.
Nói xong, ông ta dúi vào tay tôi 50 mỹ kim.
Sau đó không lâu, viên phi công trưởng rời buồng lái, vừa đi vừa nhìn số ghế ghi trên hộc hành lý, linh cảm khiến tôi thầm mong ông ta đừng kiếm tôi. Nhưng Chúa ơi! Ông ta dừng lại ngay hàng ghế của tôi, rồi cười thật tươi và chìa tay ra nói:
- Tôi muốn hân hạnh được bắt tay ông!
Cực chẳng đã, tôi mở dây an toàn, đứng dậy bắt tay viên phi công trưởng.
Với giọng hân hoan, ông ta nói thật lớn, cố ý để mọi người cùng nghe:
- Trước khi lái máy bay dân sự, tôi cũng đã từng là một quân nhân! và là phi công chiến đấu. Có một lần vào nhà hàng, cũng có người bao trả tiền tôi mua thức ăn. Điều đó thực sự thể hiện cả một tấm lòng tốt đẹp, mà những người Lính chúng tôi không bao giờ quên!
Tất cả những người Lính đều đứng dậy, cả một tràng pháo tay tán thưởng vang dội, tiếng vỗ tay lan ra con tầu, làm tôi đỏ bừng mặt vì mắc cở.
Chỉ với một hành động nhỏ nhặt tầm thường của tôi, mà đánh động lương tâm, lòng tốt của con người mạnh đến thế sao?
Vì chuyến bay quá dài, nên có một lúc, tôi phải đi bộ về phía trước để giãn gân cốt, thì bỗng nhiên có một nam hành khách ngồi trên tôi độ sáu dãy, đưa tay ra bắt và để lại trong tay tôi cũng 50 mỹ kim.
Bầu không khí trên chuyến bay thật nhẹ nhàng và chan hoà ấm áp tình người, cho tới khi máy bay hạ cánh. Tôi lấy hành lý và bắt đầu bước ra, khi vừa tới cửa máy bay, thì một người đàn ông chận tôi lại và nhét nhanh vào túi áo tôi một thứ gì đó, xong ông ta vội vã bước đi, mà không nói một lời. Lôi túi ra, lại thêm 50$ nữa!
Nếu tính ra, tôi chỉ chi, bỏ ra có 100$, mà bây giờ thu lại, lời to! tới 150$! Kiếm được 50$ dễ dàng đến thế sao! À! Quên! Còn lời cả một bữa ăn, ly rượu, thiệc ngon miệng nữa chứ.
Đã thế, còn hưởng những tràng pháo tay nổ như pháo!...ngày Tết!
Đúng là khi ta làm phải, việc tốt, thì không bao giờ lỗ lã cả. Lời ngay trước mắt!
Tôi vui vẻ bước nhanh ra cửa phi trường, thì còn thấy mấy người Lính trẻ, đứng thành hàng, kiểm soát quân trang, quân dụng, điểm danh, để chuẩn bị về căn cứ. Tôi tiến tới trao cho họ 150 mỹ kim và nói:
- Từ phi trường về tới trại phải khá xa. 3 người khách trên máy bay, nhờ tôi trao cho các cậu chút tài chánh, vì biết bây giờ cũng đã tới giờ để mỗi cậu dằn bụng một cái sandwich chứ!
Rất nhiều người thương mến và Chúa sẽ ban ơn cho các Cậu.
Các người Lính trẻ, một lần nữa lại cùng hô vang lời Cám ơn!
Mười người Lính trẻ trong ngày hôm đó, chắc đã rời chuyến bay, trong tâm trạng yêu thương và kính mến những hành khách đồng hành.
Chưa bao giờ tôi có cảm giác sung sướng, hạnh phúc như thế. Tôi hăng hái bước tới xe, với lời thì thầm nguyện cầu, cho tất cả sau trận chiến sẽ được trở về trong an bình.
Những chàng trai nầy đã hy sinh, sự an nguy, sống chết của bản thân mình, tất cả cho quê hương đồng bào, mà tôi chỉ biếu họ có một vài phần ăn. So sánh với sự hy sinh của họ, thật là quá ít ỏi, nếu không muốn nói, là chỉ là một phần ngàn!
Nghĩ xa hơn nữa, người cựu chiến binh, khi chiến ở các mặt trận ngoài biên cương Tổ Quốc, đã từng đánh đổi cả cuộc đời, khi viết lên chi phiếu trắng, đề tên người nhận là “Hiệp Chủng Quốc!” mà số tiền có thể là chính sinh mạng của họ! Mẹ Tổ Quốc thường nhận tiền tử và cùng một lúc, cả tử thi của họ!
Đó là một vinh dự tối cao, lẽ ra cả đất nước phải dành sự ngưỡng mộ cho họ, nhưng than ôi!
Có nhiều người đã không cần biết tới và bỏ quên họ! trong cả chiều dài đời sống yên bình.
Hên lắm nhớ đến họ, khi thân xác họ đã vùi sâu trong lòng đất!
Nghĩ cũng buồn, con vật, tỉ như con chó, còn biết ơn sống chết với chủ mình, nhưng nhiều con người thì …không!
Bản tính mà, khi Chúa chữa lành bệnh cho 10 người phong cùi, chỉ có 1 người trở lại cám ơn Chúa, mà người đó, thật ngậm ngùi thay, lại không phải là người…Do Thái!
Tin Quốc Tế Đó Đây
Đề Nghị Truy Nã Thủ Tướng Do Thái: Tổng Thống Mỹ Mạnh Mẽ Bảo Vệ Đồng Minh, Paris Tuyên Bố Ủng Hộ CPI
(Hình: Thủ tướng Do Thái Benjamin Netanyahu tham dự lễ tưởng niệm các nạn nhân Holocaust, tại thủ đô Jerusalem, ngày 6/5/2024.)
-Đài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) đưa tin cho hay hôm 20/5/2024, Chưởng lý Karim Khan chính thức đề nghị Tòa Hình sự Quốc tế (ICC/CPI) phát lệnh truy nã Thủ tướng Do Thái Benjamin Netanyahu và Bộ trưởng Quốc phòng Do Thái cùng nhiều lãnh đạo tổ chức Palestine Hamas với các cáo buộc phạm tội ác chiến tranh tại Gaza.
Mỹ và nhiều nước đồng minh chỉ trích đề nghị này là "quá đáng", trong khi Pháp tuyên bố ủng hộ CPI. Từ Miami (tiểu bang Florida, Hoa Kỳ), thông tín viên đài RFI, David Thomson tường thuật:
Hiếm khi thấy Joe Biden tỏ cơn giận một cách công khai. Nhưng sau khi Chưởng lý CPI đề nghị truy nã nhắm vào Thủ tướng Benjamin Netanyahu và lãnh đạo phe Hamas Yayah Sinwar, Tổng thống Mỹ, đang làm lễ mừng tháng di sản Do Thái tại Mỹ trong cùng ngày, đã nói thẳng:
"Tôi xin nói rõ là chúng tôi bác đề nghị truy nã của Tòa Hình sự Quốc tế nhắm vào lãnh đạo Do Thái. Bất kể hệ lụy của lệnh này như thế nào, không có chuyện đánh đồng Do Thái với Hamas".
Tổng thống Mỹ nhân dịp này còn nhắc lại lập trường của Tòa Bạch Ốc liên quan đến việc sử dụng từ "diệt chủng".
Ông nói: "Rõ ràng là Do Thái muốn làm tất cả những gì có thể để bảo vệ thường dân. Trái với những cáo buộc do Tòa Công lý Quốc tế đưa ra nhằm vào Do Thái, những gì đang diễn ra ở Gaza không phải là diệt chủng. Chúng tôi bác bỏ ý tưởng này".
Một lập trường cũng bị chính đảng của ông phản đối và có nguy cơ khiến Joe Biden phải trả giá đắt vào tháng 11 tới đây. Sự hậu thuẫn của ông dành cho Do Thái đang làm cho điểm tín nhiệm của ông bị sụt giảm mạnh ở những nhóm thiểu số, một bộ phận cử tri quan trọng để giành thắng lợi cuộc bầu cử Tổng thống trong sáu tháng tới.
Theo thông tấn xã AFP, ngay sau phát biểu của Chưởng lý CPI, các nước phương Tây đã có những phản ứng trái chiều. Lãnh đạo ngành ngoại giao Liên Hiệp Âu Châu (EU), Josep Borrell cho biết "lưu ý" quyết định của ICC. Nước Ý Ðại Lợi, thông qua lời Ngoại trưởng Antonio Tajani, có cùng lập trường với Mỹ khi cho rằng "không thể chấp nhận" khi đặt Hamas và Do Thái ngang hàng. Quan điểm này cũng được Đức cùng chia sẻ. Trong thông cáo, Bộ Ngoại giao Đức đánh giá đề nghị truy nã cùng lúc lãnh đạo Do Thái và phe Hamas, đang "tạo ra một ấn tượng sai lầm về sự tương đồng".
Riêng tại Pháp, chính trường bị chia rẽ. Nếu như Bộ Ngoại giao Pháp tuyên bố ủng hộ CPI, giới chức lãnh đạo các chính đảng cánh hữu và cực hữu Pháp lên án một sự "tương đồng không thể chấp nhận", một sự "song hành đáng xấu hổ".
Về phần mình, chính phủ Do Thái tuyên bố đề nghị truy nã của Chưởng lý ICC là "đáng khinh", đồng thời xem đấy như là một "nỗ lực của Chưởng lý Karim Khan nhằm từ chối cho Do Thái quyền tự vệ và bảo đảm việc trả tự do cho các con tin còn bị giam giữ ở dải Gaza".
Iran Ấn Định Ngày Bầu Tổng Thống Mới Sau Khi Tổng Thống Raissi Tử Nạn
(Hình: Những người dự tang lễ Tổng thống Ebrahim Raïssi, Tabriz, Iran, ngày 21/5/2024.)
-Đài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) đưa tin cho hay tang lễ Tổng thống Iran, Ebrahim Raissi, tử nạn hôm 19/5/2024, bắt đầu được cử hành từ hôm 20/5, ở Tabriz, thủ phủ của tỉnh Đông Azerbaijan và kéo dài trong 5 ngày. Chính phủ Iran cũng đã thông báo cuộc bầu cử Tổng thống sẽ diễn ra vào ngày 28/6.
Sau tang lễ ở Tabriz, thi hài ông Raissi sẽ được chuyển đến thành phố thánh Qom, trước khi được đưa về về thủ đô Tehran. Nhưng hôm 20/5, đã có hàng ngàn người tập trung tại quảng trường Valiasr, Tehran mang theo chân dung của ông Raissi để vĩnh biệt vị cố Tổng thống 63 tuổi. Giáo chủ Iran Ayatollah Khamenei chủ trì buổi cầu nguyện ở Tehran vào tối nay. Và cuối cùng, thi hài ông Raissi sẽ được đưa về quê hương, tỉnh Mashhad (phía Đông bắc). Lễ an táng sẽ được cử hành vào tối 23/5.
Trong bài phát biểu vài tiếng đồng hồ trước khi qua đời, cố Tổng thống Raissi tái khẳng định sự ủng hộ của Iran đối với Palestine, một trọng tâm trong chính sách đối ngoại của nước này kể từ Cách mạng Hồi giáo năm 1979. Tất cả các đồng minh của Cộng hòa Hồi giáo, bao gồm tổ chức Palestine Hamas, Hezbollah Lebanon và Syria, cũng đã bày tỏ tình cảm kính trọng và thương tiếc đối với ông Raissi.
Lên nắm quyền từ năm 2021, ông Raissi được cho sẽ là người kế nhiệm giáo chủ Iran Khamenei. Vì vậy, sau vụ tai nạn, câu hỏi về người kế nhiệm giáo chủ được đặt ra. Trả lời RFI Pháp ngữ, chuyên gia về Iran của Trung tâm Nghiên cứu Etopia, ông Jonathan Piron phân tích:
"Cái chết của ông Ebrahim Raissi cũng đặt ra các câu hỏi về người sẽ kế vị chức vụ lãnh tụ tối cao Iran. Chúng ta đều biết rằng năm nay, lãnh tụ Khamenei đã ngoài 84 tuổi. Ở Iran, ngày càng có nhiều người bàn tán về việc ai sẽ kế vị ông. Trong những tháng gần đây, Hội đồng chuyên gia Iran (định chế bầu và miễn nhiệm giáo chủ) cũng đã được đổi mới và hiện đã loại bỏ hoàn toàn những người cực hữu. Trên thực tế, mọi thứ đã được thực hiện để chuẩn bị cho quá trình kế nhiệm này.
Trước đó có hai cái tên thường được nhắc tới. Người thứ nhất là ông Mojtaba, con trai lãnh tụ đương nhiệm Khamenei và người thứ hai là ông Ebrahim Raissi. Hiện giờ, chỉ còn lại một ứng cử viên là ông Mojtaba, nhưng ông này không nổi tiếng và cũng không được đánh giá cao. Trong tình hình hỗn loạn như hiện nay, liệu ai sẽ là người lên kế nhiệm? Liệu sẽ có những cái tên khác chuẩn bị ra tranh cử hay không? Chúng ta sẽ phải theo dõi tiếp trong những tuần sắp tới".
EU Thống Nhất Dùng Lợi Nhuận Từ Tài Sản Phong Tỏa của Nga Để Trang Bị Vũ Khí Cho Ukraine
(Hình: Cờ Liên Hiệp Âu Châu (EU) bên ngoài trụ sở Ủy ban Âu Châu tại Brussels, thủ đô của Bỉ, ngày 1/3/2023.)
-Ngày 21/5/2024, các nước thuộc Liên Hiệp Âu Châu (EU) thông báo rằng họ đã đạt được thỏa thuận sử dụng lợi nhuận thu được từ tài sản bị phong tỏa của Nga để cung cấp hỗ trợ quân sự cho Ukraine và giúp xây dựng lại đất nước bị chiến tranh tàn phá này.
EU gồm 27 quốc gia đang nắm giữ khoảng 210 tỉ Euro (225 tỉ Mỹ kim) tài sản của Ngân hàng Trung ương Nga, phần lớn bị đóng băng ở Bỉ, để trả đũa cuộc chiến của Mạc Tư Khoa chống lại Ukraine. Người ta ước tính rằng tiền lãi từ số tiền đó có thể mang lại khoảng 3 tỉ Euro (3,3 tỉ Mỹ kim) mỗi năm.
Ukraine đang khao khát có được vũ khí và đạn dược khi Nga đang đẩy mạnh lợi thế quân sự.
EU cho biết 90% số tiền này sẽ được đưa vào một quỹ đặc biệt được gọi là Cơ sở Hòa bình Âu Châu mà nhiều nước EU đã sử dụng để hoàn trả số vũ khí và đạn dược mà họ gửi đến Ukraine.
10% còn lại sẽ được đưa vào ngân sách EU. Các chương trình mà quỹ này tài trợ sẽ giúp củng cố ngành công nghiệp quốc phòng của Ukraine hoặc giúp tái thiết, nếu một số quốc gia phản đối việc sử dụng phần của họ cho mục đích quân sự.
Một nhóm nhỏ các quốc gia thành viên, đặc biệt là Hung Gia Lợi, từ chối cung cấp vũ khí cho Ukraine.
Các viên chức cho biết đợt tài trợ đầu tiên có thể sẽ có vào tháng 7.
Ukraine: Tổng Thống Zelensky Trách Cứ Đồng Minh Viện Trợ Quân Sự "Trễ Một Năm"
(Hình: Tổng thống Ukraine, ông Volodymyr Zelensky trả lời phỏng vấn hãng tin Anh Reuters, ngày 20/5/2024.)
-Trả lời phỏng vấn của thông tấn xã Reuters hôm 20/5/2024, Tổng thống Ukraine, ông Volodimir Zelensky đã bày tỏ tiếc nuối rằng những quyết định hỗ trợ quân sự của các đồng minh phương Tây cho Kyiv tốn quá nhiều thời gian và hầu như đều được đưa ra "trễ một năm".
Tổng thống Zelensky hoan nghênh các đồng minh cung cấp viện trợ quân sự cho Ukraine và đánh giá đây là một "bước tiến lớn", nhưng ông đồng thời lấy làm tiếc là "bước tiến" này lại đến "sau hai bước lùi". Theo nguyên thủ Ukraine, các quyết định viện trợ của Mỹ và phương Tây đã đến muộn "khoảng 1 năm" so với tình hình thực tế, đặc biệt là trong bối cảnh quân đội Ukraine đang gặp khó khăn ở phía Đông và Đông-Bắc đất nước.
Cũng nhân dịp này, Tổng thống Ukraine nhấn mạnh là các đồng minh cần tham gia "trực tiếp hơn" vào cuộc chiến bằng cách giúp Kyiv đánh chặn phi đạn của Nga trên bầu trời Ukraine và cho phép Kyiv sử dụng vũ khí của phương Tây để chống lại các thiết bị quân sự của Mạc Tư Khoa ở gần biên giới.
Đang có mặt tại Kyiv, hôm 20/5, Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock cũng kêu gọi các đồng minh cung cấp các hệ thống phòng không cho Kyiv để bảo vệ nước này khỏi "cơn mưa phi đạn và drone của Nga". Theo bà, tình hình tại đây đã "trở nên tồi tệ hơn nhiều sau các đợt không kích quy mô lớn của Nga nhằm vào cơ sở hạ tầng dân sự và cuộc tấn công tàn bạo của Nga ở khu vực Kharkov".
Về phía Mỹ, trong lễ khai mạc Hội nghị thượng đỉnh Nhóm Liên lạc Quốc phòng Ukraine lần thứ 22, Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin khẳng định rằng Hoa Thịnh Ðốn sẽ tiếp tục cung cấp hỗ trợ quân sự cho Kyiv, trong đó bao gồm "đạn 155mm và tổ hợp pháo Himars, các hệ thống phòng không và hệ thống chống thiết giáp". Theo ông, đây là một cam kết rất quan trọng, đặc biệt là trong thời điểm "đầy thử thách" như hiện nay khi lực lượng Nga "sẽ cố gắng tiến xa hơn nữa trong những tuần tới và tạo ra một vùng đệm dọc biên giới Ukraine".
Tổng Thống Pháp Bất Ngờ Công Du Nouvelle-Calédonie
(Ảnh AFP - Ludovic Marin, tư liệu: Tổng thống Pháp Emmanuel Macron phát biểu tại Quảng trường Cây Dừa, Nouméa, Nouvelle-Calédonie, Pháp, ngày 26/7/2023.)
-Một ngày sau khi kết thúc cuộc họp của Hội Đồng Quốc Phòng, cuộc họp thứ ba trong vòng chưa đầy một tháng, điện Elysée thông báo, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron tối hôm 21/5/2024, lên đường đến Nouvelle-Calédonie. Vùng lãnh thổ hải ngoại của Pháp tại Nam Thái Bình Dương bị rúng động vì bạo lực bùng phát từ hôm 13/5.
Trong cuộc họp Hội đồng Quốc phòng, Phát ngôn viên chính phủ, bà Prisca Thevenot cho biết Tổng thống Pháp đã thông báo ngay trong tối 20/5, ông đi Nouvelle-Calédonie để "thiết lập một phái bộ" đối thoại, trong "tinh thần trách nhiệm". Tuy nhiên, bà Thevenot không cung cấp chi tiết về "phái bộ" này, cũng như thời gian nguyên thủ Pháp ở lại Nouvelle-Calédonie.
Phát ngôn viên chính phủ cho biết là "việc lập lại trật tự là điều tiên quyết cho bất kỳ cuộc đối thoại", và nhấn mạnh rằng chính phủ "theo đuổi việc xây dựng một giải pháp chính trị cho vùng lãnh thổ". Cũng theo bà Prisca Thevenot, Thủ tướng Gabriel Attal cũng sẽ có chuyến công du Nouvelle-Calédonie trong những tuần sắp tới.
Hôm 20/5, kết thúc cuộc họp, Tổng thống Pháp thông báo khai triển thêm binh sĩ "một thời gian" nhằm "bảo vệ các tòa nhà công quyền" tại quần đảo Nam Thái Bình Dương, đồng thời giảm nhẹ gánh nặng cho các lực lượng an ninh (cảnh sát và Hiến binh) tại chỗ. Tình trạng khẩn cấp được ban hành hồi giữa tuần trước vẫn được duy trì.
Theo ghi nhận của thông tấn xã AFP, tuy có những "tiến bộ rõ nét" trên phương diện an ninh, nhưng về đêm, nhiều nơi vẫn có bạo động. Thủ phủ Nouméa và vùng phụ cận tiếp tục là nơi đối đầu với lực lượng an ninh và thậm chí tại nhiều nơi, các rào chắn đã được dựng lên trong đêm.
Dấu hiệu khác cho thấy lực lượng an ninh khó khăn kiểm soát tình hình: Phi trường quốc tế thông báo vẫn đóng cửa đối với các chuyến bay thương mại cho đến ngày thứ Bảy 25/5. Việc di tản du khách Úc Ðại Lợi và Tân Tây Lan hiện là ưu tiên hàng đầu. Canberra và Wellington hôm nay, thông báo điều nhiều chuyến bay đến di tản công dân.
Tính đến hôm 21/5, các cuộc bạo động nổ ra đã làm 6 người thiệt mạng, trong đó có hai Hiến binh. Paris đã khai triển một lực lượng an ninh hùng hậu 2.700 người để ngăn chặn bạo lực. Trước nguy cơ khủng hoảng lan rộng thành nội chiến, từ cánh tả cho đến cực hữu, các đảng chính trị tại Pháp kêu gọi tạm hoãn kế hoạch cải cách Hiến pháp mở rộng thành phần cử tri, được cho là nguồn cội của xung đột giữa phe đòi độc lập và những người trung thành với chính phủ.
Tuy nhiên, theo thông tấn xã AFP, nhiều đại diện của phe chống độc lập, trong cuộc họp báo tại Nouméa, hối thúc chính phủ tiếp tục xem xét cải cách Hiến pháp. Theo họ, việc rút lui Dự thảo này có lẽ sẽ là một "sai lầm nghiêm trọng" mang lại lẽ phải cho những "kẻ đập phá, cướp bóc và nổi dậy", theo lời Nghị sĩ vùng Nouvelle-Calédonie, ông Nicolas Metzdorf.
Bạo Động Tại Nouvelle-Calédonie: Pháp Khai Triển Thêm Quân Đội Để "Bảo Vệ Các Công Sở"
(Hình REUTERS - Benoit Tessier: Tổng thống Pháp Emmanuel Macron (thứ 2 từ phải qua) chủ trì cuộc họp của Hội đồng Quốc Phòng về tình hình vùng lãnh thổ hải ngoại Nouvelle-Calédonie, điện Elysée, ngày 20/5/2024.)
-Ngày 20/5/2024, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron chủ trì cuộc họp Hội đồng Quốc phòng nhằm tìm cách vãn hồi trật tự tại Nouvelle-Calédonie, lãnh thổ hải ngoại. Đây là cuộc họp thứ ba của nguyên thủ Pháp với Hội đồng Quốc phòng trong vòng chưa đầy một tuần.
Kết thúc cuộc họp, Tổng thống Pháp thông báo khai triển thêm binh sĩ "một thời gian" nhằm "bảo vệ các tòa nhà công quyền" tại quần đảo Nam Thái Bình Dương, đồng thời giảm nhẹ gánh nặng cho các lực lượng an ninh (cảnh sát và Hiến binh) tại chỗ. Tình trạng khẩn cấp được ban hành hồi giữa tuần trước vẫn được duy trì.
Theo ghi nhận của thông tấn xã AFP, tuy có những "tiến bộ rõ nét" trên phương diện an ninh, nhưng về đêm, nhiều nơi vẫn có bạo động. Thủ phủ Nouméa và vùng phụ cận tiếp tục là nơi đối đầu với lực lượng an ninh và thậm chí tại nhiều nơi, các rào chắn đã được dựng lên trong đêm.
Dấu hiệu khác cho thấy lực lượng an ninh khó khăn kiểm soát tình hình: Phi trường quốc tế thông báo vẫn đóng cửa đối với các chuyến bay thương mại cho đến ngày 25/5. Việc di tản du khách Úc Ðại Lợi và Tân Tây Lan hiện là ưu tiên hàng đầu. Canberra và Wellington hôm 21/5, thông báo điều nhiều chuyến bay đến di tản công dân.
Tính đến hôm 21/5, các cuộc bạo động nổ ra đã làm 6 người thiệt mạng, trong đó có hai Hiến binh. Paris đã khai triển một lực lượng an ninh hùng hậu 2.700 người để ngăn chặn bạo lực. Trước nguy cơ khủng hoảng lan rộng thành nội chiến, từ cánh tả cho đến cực hữu, các đảng chính trị tại Pháp kêu gọi tạm hoãn kế hoạch cải cách Hiến pháp mở rộng thành phần cử tri, được cho là nguồn cội của xung đột giữa phe đòi độc lập và những người trung thành với chính phủ.
Tuy nhiên, theo thông tấn xã AFP, nhiều đại diện của phe chống độc lập, trong cuộc họp báo tại Nouméa, hối thúc chính phủ tiếp tục xem xét cải cách Hiến pháp. Theo họ, việc rút lui Dự thảo này có lẽ sẽ là một "sai lầm nghiêm trọng" mang lại lẽ phải cho những "kẻ đập phá, cướp bóc và nổi dậy", theo lời Nghị sĩ vùng Nouvelle-Calédonie, ông Nicolas Metzdorf.
Hoa Kỳ Giúp Phi Luật Tân Phát Triển Năng Lượng Nguyên Tử
(Ảnh: Tổng thống Mỹ Joe Biden (P) tiếp đồng nhiệm Phi Luật Tân, Ferdinand Marcos Jr., tại Phòng Bầu Dục, Tòa Bạch Ốc, Hoa Thịnh Ðốn, ngày 1/5/2023.)
-Ngày 21/5/2024, chính quyền Manila và Hoa Thịnh Ðốn đã nhất trí về chương trình đào tạo về xây dựng và khai thác các nhà máy điện nguyên tử cho Phi Luật Tân. Đây là bước tiếp theo trong thỏa thuận hợp tác về nguyên tử song phương được ký tháng 11/2023, mở đường cho Mỹ đầu tư vào năng lượng nguyên tử ở nước đồng minh Đông Nam Á.
Trong khuôn khổ thỏa thuận được ký ngày 21/5, Bộ Năng lượng Phi Luật Tân và Quỹ Giáo dục Hoa Kỳ-Phi Luật Tân sẽ cấp nhiều khoản học bổng, tổ chức các chương trình trao đổi để công dân Phi Luật Tân có thể nghiên cứu sâu về năng lượng nguyên tử dân sự và các loại năng lượng tái tạo.
Trong buổi họp báo tại thủ đô Manila của Phi Luật Tân, Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Daniel Kritenbrink, phụ trách các vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương, khẳng định Thỏa thuận "sẽ hỗ trợ Phi Luật Tân phát triển nguồn nhân lực có tay nghề cần thiết để xây dựng cơ sở hạ tầng năng lượng sạch, kể cả năng lực khai thác các nhà máy điện nguyên tử mũi nhọn". Còn Bộ trưởng Năng lượng Raphael Lotilla cho rằng "chương trình đào tạo tân tiến" sẽ giúp Phi Luật Tân có "nguồn lực cần thiết" cho lĩnh vực này.
Theo thông tấn xã AFP, Thỏa thuận về Năng lượng Nguyên tử được 2 Tổng thống Joe Biden và Marcos Jr. ký vào tháng 11/2023 bên lề thượng đỉnh Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Á Châu-Thái Bình Dương (APEC) ở San Francisco (Hoa Kỳ). Phi Luật Tân cam kết tuân thủ quy định cấm sử dụng kỹ thuật nguyên tử được chuyển giao để sản xuất vũ khí nguyên tử.
Hoa Kỳ cũng dự tính thành lập một Tổ công tác về Công nghiệp Nguyên tử Dân sự ở Đông Nam Á và đặt trụ sở ở thủ đô Manila của Phi Luật Tân. Theo Thứ trưởng Kritenbrink, tổ công tác này có nhiệm vụ "kết nối đối tác Phi Luật Tân với các doanh nghiệp Hoa Kỳ để hướng tới một nguồn năng lượng sạch và an toàn".
Phi Luật Tân đang phải đối mặt với tình trạng thiếu điện nghiêm trọng do lưới diện thường xuyên gặp trục trặc và giá điện cũng thuộc hàng cao nhất khu vực. Hơn một nửa sản lượng điện phụ thuộc vào điện than gây ô nhiễm môi trường. Ở một số khu vực, như Malampaya cung cấp 40% điện cho đảo chính Luzon, trữ lượng khí đốt sắp cạn kiệt trong vài năm tới. Để đạt mục tiêu về khí hậu, chính quyền Manila hướng tới các loại năng lượng tái tạo (không kể điện nguyên tử), dự tính chiếm khoảng 50% sản lượng điện từ nay đến năm 2024
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét