Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Hai, 2 tháng 10, 2023

TIN THẾ GIỚI CẬP NHẬT :02/10/2023 - Duke Nguyên


Giải Nobel Y Khoa 2023vinh danh hai nhà khoa học giúp phát triển vac-xin chống Covid Giải Nobel Y Khoa 2023 về tay nhà nghiên cứu người Hungrary, bà Katalin Kariko, và đồng nghiệp người Mỹ, Drew Weissman. Ủy ban Nobel hôm nay 02/10/2023 vinh danh hai nhà khoa học đã có những đóng góp to lớn chống Covid nhờ phát minh công nghệ ARN thông tin.Nhà khoa học người Hungary Katalin Kariko (P) và khoa học gia người Mỹ Drew Weissman đoạt giải Nobel Y Học 2023. © AP - Business Wire Thanh Hà  Nhờ phát minh này mà vac-xin chống Covid đã được cho ra đời trong một thời gian « ngắn kỷ lục », giúp ngăn chặn một trong những mối « đe dọa lớn nhất đối với sức khỏe con người ».
<!>
Hai nhà nghiên cứu Katalin Kariko và Drew Weissman cùng làm việc tại Đại Học Pennsylvanie - Hoa Kỳ. Cả hai từng đoạt nhiều giải thưởng danh giá, như Lasker Award hồi năm 2021. Từ năm 2005, họ đã bắt đầu nghiên cứu công nghệ thông tin ARN và nhờ đó các viện bào chế dược phẩm Pfizer/BioNTech và Moderna đã nhanh chóng cho ra đời vac-xin chống Covid, đối phó với virus SARS-CoV-2.

Giải thưởng Y Khoa là giải thưởng đầu tiên của mùa Nobel. Giải Nobel Văn Học và Hòa Bình rất được chú ý trong bối cảnh địa chính trị căng thẳng hiện nay. Hai giải thưởng nói trên sẽ được công bố vào Thứ Năm và Thứ Sáu 05-06/10.

Tổng thống Biden khẳng định Mỹ « không bỏ rơi » Ukraina

Chính quyền Mỹ đang ra sức trấn an Ukraina. Sau khi Hạ Viện từ chối thông qua gói viện trợ mới 24 tỷ đô la cho chính quyền Kiev, tổng thống Joe Biden hôm Chủ Nhật 01/10/2023 nhấn mạnh Hoa Kỳ sẽ « không bỏ rơi » Ukraina. Nhà Trắng cho biết thêm đã đạt được với chủ tịch Hạ Viện Mỹ về một « dự luật riêng » liên quan đến các khoản viện trợ cho Ukraina. Kiev xác nhận bộ Quốc Phòng Mỹ cam kết tiếp tục các chương trình đào tạo cho quân nhân Ukraina.

 
Tổng thống Mỹ Joe Biden phát biểu tại Nhà Trắng, ngày 01/10/2023. AP - Manuel Balce Ceneta
Thanh Hà
Trong cuộc họp báo hôm 01/09/2023, tổng thống Mỹ Biden giải thích là đảng Cộng Hòa cam kết tiếp tục yểm trợ Ukraina bằng cách sẽ tổ chức một cuộc bỏ phiếu riêng, liên quan đến viện trợ quân sự cho Kiev, và trong « mọi trường hợp » viện trợ của Hoa Kỳ cho Ukraina « không bị gián đoạn ».

Tại Kiev, tổng thống Volodymyr Zelensky khẳng định « không gì làm suy yếu công cuộc đấu tranh chống quân xâm lược Nga ». Bộ trưởng Quốc Phòng Ukraina, Rustem Umerov, được hãng tin Anh Reuters trích dẫn, cho biết đồng nhiệm Mỹ, tướng Lloyd Austin đã trấn an là các chương trình đạo tạo cho binh sĩ Ukraina sẽ tiếp diễn và Ukraina vẫn được Hoa Kỳ « yểm trợ mạnh mẽ trên các mặt trận ».

Báo chí chính thức của Nga hài lòng trước những dấu hiệu rạn nứt về quyết tâm hỗ trợ Ukraina của phương Tây mà đứng đầu là Mỹ, cũng như kết quả bầu cử lập pháp ở Slovakia hôm 01/10/2023 với thắng lợi của phe thân Nga.

Thông tín viên Anissa El Jabri từ Matxcơva tường thuật :

« Ngay từ sáng Chủ Nhật, truyền thôngNga đã bày tỏ sự hài lòng với kết quả bầu cử Slovakia, và nhất là trước ‘chiến thắng của đảng chống lại việc gửi vũ khí sang Ukraina’. Trên đây là những hàng tựa lớn của báo chí Matxcơva sáng nay, 02/10.

Một số báo nhấn mạnh nhiều vào sự chia rẽ trong khối châu Âu. Báo Kommersant khẳng định ‘Slovakia có thể trở thành một vấn đề lớn thách thức sự đoàn kết của Liên Âu’. Những tờ báo chính thức khác cũng tập trung nhiều vào thời sự Hoa Kỳ. Tờ Konsomolskaya Pravda đắc thắng chạy tựa : Mỹ ‘không bỏ một xu cho Ukraina’. Còn báo Vesti đi xa hơn khi cho rằng ‘dân Mỹ vất bỏ những gì không quan trọng đối với họ : đó là Ukraina’.

Thời sự trong hai ngày cuối tuần cho phép xác nhận những định kiến đã bắt rễ sâu trong hàng ngũ tinh hoa ở Nga và trong suy nghĩ của Vladimir Putin. Đó là cùng với thời gian, các nền dân chủ phương Tây dễ bị tổn thương trước những mối chia rẽ. Điều đó minh chứng cho kế hoạch B của một cuộc chiến tiêu hao đang diễn ra tại Ukraina. Matxcơva câu giờ và khai thác tất cả những dấu hiệu để lộ điểm yếu của phương Tây ».

Cuộc họp « lịch sử » cấp ngoại trưởng Liên Âu tại Kiev
Để khẳng định tình đoàn kết và quyết tâm của toàn khối sát cánh với Ukraina trong cuộc chiến chống Nga xâm lược, hôm nay ngoại trưởng 27 thành viên Liên Hiệp Châu Âu họp tại thủ đô Kiev. Đây cũng là một cử chỉ mang tính biểu tượng mạnh mẽ vào lúc Ukraina đang nỗ lực vận động để được gia nhập khối này.
« thảo luận không chính thức »
Đến Kiev sáng nay, ngoại trưởng Pháp, Catherine Colonna tuyên bố Nga chớ ảo tưởng rằng Liên Hiệp Châu Âu sẽ « mệt mỏi » vì chiến tranh Ukraina. Triệu tập một cuộc họp tại một quốc gia ngoài khối là một « động thái ngoại giao mạnh mẽ » thể hiện quyết tâm của khối này đứng về phía Ukraina một cách « lâu dài » và Ukraina là một « thành viên của đại gia đình châu Âu». Tuy nhiên, lãnh đạo ngành ngoại giao Liên Hiệp Châu Âu Josep Borrell lưu ý là cuộc họp tại Kiev sẽ không đưa ra bất kỳ một quyết định cụ thể nào », bởi đây chỉ là một cuộc

Luân Đôn đầu tư 4 tỷ bảng Anh cho chương trình tàu ngầm AUKUS

Bộ trưởng Quốc Phòng Anh, Grant Shapps, hôm qua 01/10/2023, cho biết, Luân Đôn đã ký với công ty quân sự BAE Systems (BAES.L) một hợp đồng trị giá 4 tỷ bảng Anh (4,9 tỷ đô la) trong khuôn khổ thỏa thuận của liên minh AUKUS với Úc và Hoa Kỳ để chế tạo tàu ngầm tấn công.


Tổng thống Mỹ Joe Biden (G), thủ tướng Úc Anthony Albanese (T) và thủ tướng Anh Rishi Sunak (P) tại căn cứ hải quân ở San Diego, California,Mỹ, ngày 13/03/2023. AP - Stefan Rousseau
Phan Minh
Theo bộ trưởng Quốc Phòng Grant Shapps, được hãng tin Anh Reuters trích dẫn, “khoản đầu tư trị giá nhiều tỷ bảng này vào chương trình tàu ngầm AUKUS sẽ giúp sản xuất một loại tàu ngầm có khả năng ‘tìm và diệt’ mà Anh Quốc đang cần.”

BAE Systems cho biết việc sản xuất tàu ngầm sẽ bắt đầu được tiến hành vào cuối thập kỷ này và chiếc tàu SSN-AUKUS đầu tiên sẽ được xuất xưởng vào cuối những năm 2030. Ngoài ra, hợp đồng này cũng tài trợ việc xây dựng cơ sở hạ tầng của BAE Systems ở Barrow-in-Furness, miền tây bắc nước Anh, tạo ra thêm 5.000 việc làm.

Giám đốc điều hành BAE Systems, Charles Woodburn cho biết : “Khoản tài trợ này củng cố sự hỗ trợ của chính phủ dành cho doanh nghiệp tàu ngầm của Anh Quốc và cho phép chúng tôi hoàn thiện thiết kế, cũng như đầu tư vào các kỹ năng và cơ sở hạ tầng quan trọng để hỗ trợ lâu dài an ninh quốc gia của Anh”.

Vào tháng 03/2023, Hoa Kỳ, Úc và Anh đã tiết lộ chi tiết kế hoạch của AUKUS cung cấp cho Canberra các tàu ngầm tấn công chạy bằng năng lượng hạt nhân từ đầu những năm 2030 để chống lại tham vọng của Trung Quốc ở khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương.

Thượng Karabakh : Hàng nghìn người Armenia biểu tình ở Bruxelles tố cáo “sự đồng lõa” của châu Âu

Hàng nghìn người gốc Armenia, hôm qua 01/10/2023, đã biểu tình trước trụ sở của Ủy Ban Châu Âu ở Bruxelles, Bỉ, để tố cáo sự thụ động của châu Âu sau cuộc tấn công chớp nhoáng của Azerbaijan tái chiếm khu vực Thượng Karabakh, nơi phe ly khai Armenia kiểm soát trong ba thập kỷ qua.


Người Armenia biểu tình ở Bruxelles, Bỉ, tố cáo sự thụ động của Liên Âu sau cuộc tấn công của Azerbaijan tái chiếm Thượng Karabakh, ngày 01/10/2023. AFP - SIMON WOHLFAHRT
Phan Minh
Theo AFP, tập trung đông đảo tại bùng binh Robert-Schuman, những người biểu tình đã lên án Liên Âu (EU) nhắm mắt làm ngơ trước thảm kịch mà người dân Armenia đang hứng chịu, để đổi lại nhận được khí đốt của Azerbaijan, được Liên Âu mua để bù đắp lượng khí đốt thiếu hụt sau khi quay lưng lại với khí đốt của Nga.

Về phần mình, ngoại trưởng Pháp Catherine Colonna, hôm qua, thông báo sẽ tới Armenia vào ngày mai 03/10 để “tái khẳng định sự ủng hộ của Pháp đối với chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Armenia”.

Sau khi mất Thượng Karabakh, giờ đây, người dân Armenia đang thực sự hoài nghi về vai trò và uy tín của đồng minh Nga trong việc bảo vệ những quyền lợi của Armenia, theo tường trình của đặc phái viên Daniel Vallot từ Yerevan :

« Hướng về châu Âu và từ bỏ liên minh với Nga : không còn nghi ngờ gì nữa, đối với cư dân Yerevan này, đó là lựa chọn mà Armenia phải đưa ra. Với giọng nói mang đầy sự phẫn nộ và cay đắng, Ani lên án Matxcơva đã bỏ rơi đất nước của bà đối mặt với Azerbaijan.

Ani nói : “Họ nói là bạn của chúng tôi và bảo vệ chúng tôi, nhưng ngược lại, họ chẳng làm gì cả ! Chúng tôi thoát khỏi ảnh hưởng của Nga sớm chứng nào, thì tốt chừng nấy”.

Nhưng từ bỏ liên minh với Nga mang lại rủi ro cho Yerevan. Thương nhân đến từ thủ đô Armenia lo lắng về những hậu quả mà Armenia phải đối mặt nếu đột ngột cắt đứt quan hệ với Nga.

Ông cho biết : “Họ không phải là một đồng minh đáng tin cậy, nhưng nếu chúng tôi gây hấn với họ, họ sẽ cắt đứt quan hệ thương mại và cắt khí đốt ngay trước mùa đông ! Và vào lúc đó, chúng tôi sẽ xin khí đốt của ai, chẳng lẽ đi xin Azerbaijan ?”

Còn theo những người đối lập với thủ tướng Armenia Nikol Pashinian, chính việc thủ tướng xa lánh Matxcơva đã khiến Nga bỏ rơi nhà lãnh đạo Armenia, và khiến ông thua cuộc chiến… Mặc dù vậy, rõ ràng là sự thụ động của Matxcơva trong cuộc xung đột đã khiến nhiều người Armenia thay đổi quan điểm về đồng minh Nga, cho đến nay vẫn được coi là thiết yếu, nhưng dường như giờ đây, không còn khả năng bảo đảm an ninh cho Armenia ».

Indonesia khánh thành tuyến xe lửa cao tốc đầu tiên tại Đông Nam Á

Tổng thống Joko Widodo hôm nay 02/10/2023 khánh thành tuyến tàu cao tốc « nhanh nhất, hiện đại nhất » nối liền thủ đô Jakarta với thành phố Bandung trong vỏn vẹn 45 phút, tàu chạy với tốc độ 350 km/ giờ. Tuyến tàu được khai trương trễ mất gần 5 năm so với dự kiến ban đầu, giá thành cũng cao hơn đến 3 tỷ đô la so với hợp đồng Indonesia từng ký kết với các đối tác Trung Quốc.


Một tàu cao tốc trong lễ khai trương tuyến đường sắt cao tốc đầu tiên của Đông Nam Á, tại ga Padalarang ở Bandung, Indonesia, ngày 02/10/2023. AP - Achmad Ibrahim
Thanh Hà
Phát biểu với báo giới, tổng thống Indonesia tự hào về tuyến xe lửa cao tốc dài 140 km nối liền Jakarta với Bandung, « một biểu tượng hiện đại » của đất nước, đặc biệt là trong lĩnh vực giao thông. Đây cũng là tuyến đường xe lửa « nhanh nhất của toàn khu vực Đông Nam Á ».

Dự án được khởi động năm 2016 trong khuôn khổ chương trình « Một Vành Đai, Một Con Đường » do Bắc Kinh đề xuất và dự trù hoàn tất 2 năm sau đó.

Ngân Hàng Phát Triển Trung Quốc cấp 75 % chi phí cho dự án. Trong khâu xây dựng, tập đoàn Đường Sắt Quốc Tế Trung Quốc, một chi nhánh của tập đoàn Đường Sắt Trung Quốc CREC, liên doanh với tập đoàn Đường Sắt Quốc Gia Indonesia.

Theo hãng tin AP, tuyến đường cao tốc nối liền thủ đô Jakarta với thành phố lớn thứ nhì của Indonesia là Bandung, nhẽ ra đã bắt đầu hoạt động từ năm 2019. Nhưng công trình xây dựng liên tục bị chậm trễ, một phần do đại dịch Covid. Phí tổn ban đầu ước tính gần 67 ngàn tỷ rupiah, tương đương với khoảng 4,5 tỷ đô la Mỹ, nhưng chung cuộc tổng chi phí lên tới 7,3 tỷ đô la.

Ba Lan : Khoảng một triệu người biểu tình phản đối chính phủ

« Gần một triệu người » Ba Lan - theo số liệu của chính quyền, hôm qua 01/10/2023, đã biểu tình tại trung tâm thủ đô Vacxava để phản đối chính phủ bảo thủ và đảng cầm quyền Pháp luật và Công lý (PiS) trước thềm cuộc tổng tuyển cử sẽ diễn ra vào ngày 15/10/2023.


Biểu tình phản đối chính phủ Ba Lan, tại Vacxava, ngày 01/10/2023. Agencja Wyborcza.pl via REUTERS - Maciek Jazwiecki/Agencja Wyborcz
Phan Minh
Phát ngôn viên tòa thị chính Vacxava, Monika Beuth, nói với AFP rằng đây là cuộc biểu tình lớn nhất mà thủ đô Ba Lan từng ghi nhận.

Từ Vacxava, thông tín viên Martin Chabal cho biết cụ thể :

Theo số liệu của chính quyền thành phố, có gần 1 triệu người tuần hành trên đường phố thủ đô Vacxava để phản đối đảng cầm quyền và kêu gọi người dân Ba Lan bỏ phiếu ủng hộ phe đối lập. Mọi người đều tự hào khi thấy có rất nhiều người ủng hộ dự án dân chủ và ủng hộ Liên Âu của phe đối lập. Ngoài ra, còn có rất nhiều cờ của Liên Hiệp Châu Âu bay phấp phới cùng với quốc kỳ Ba Lan.

Mặc dù không phải tất cả mọi người đều ủng hộ đảng đối lập, song tất cả đều chỉ trích đảng PiS cầm quyền về việc xung đột với Bruxelles, xâm phạm quyền của những người thuộc cộng đồng LGBT hay chính sách rất hà khắc về phá thai.

Cuộc tuần hành gợi lại nhiều kỷ niệm cho những người từng xuống đường biểu tình phản đối chính quyền Xô Viết vào những năm đầu thập niên 1990. Một cụ bà 102tuổi cầm biểu ngữ đã khiến đám đông xúc động khi bà nói hy vọng vẫn còn sống để chứng kiến đảng PiS bị hất cẳng sau cuộc bầu cử.

Một số người tham gia biểu tình nhằm kêu gọi người dân Ba Lan tham gia đông đảo cuộc bầu cử trong 2 tuần tới. Theo các cuộc thăm dò, 40% người Ba Lan không có ý định đi bỏ phiếu, nhưng phe đối lập hy vọng sẽ giành được nhiều phiếu bầu sau cuộc biểu tình ở Vacxava.

Slovakia: Thủ tướng tương lai tái khẳng định chủ trương không cấp vũ khí cho Ukraina

Tại Slovakia, sau chiến thắng trong cuộc bầu cử Quốc Hội của đảng Smer-SD, vào hôm nay 02/10/2023, lãnh đạo đảng này là cựu thủ tướng Robert Fico đã được tổng thống Zuzana Caputova trao quyền thành lập chính phủ mới. Là người nổi tiếng thân Matxcơva và chống lại việc chi viện quân sự cho láng giềng Ukraina đang bị Nga xâm lược, ngay từ hôm qua, Robert Fico, người gần như chắc chắn sẽ trở lại làm thủ tướng Slovakia, đã không ngần ngại tái khẳng định các chủ trương được cho là thân Nga.


Lãnh đạo đảng Smer-SSD Robert Fico (G) phát biểu trong cuộc họp báo tại Bratislava sau cuộc bầu cử Quốc Hội Slovakia, ngày 01/10/2023. REUTERS - RADOVAN STOKLASA
Trọng Nghĩa
Theo hãng tin Pháp AFP, phát biểu với các nhà báo vào hôm qua sau khi có kết quả rõ rệt về chiến thắng của đảng Smer-SD, ông Robert Fico đã khẳng định ngay : « Đất nước và người dân Slovakia có những vấn đề quan trọng hơn là quan hệ với Ukraina ».

Là người đã vận động tranh cử với những lời kêu gọi cải thiện quan hệ với Nga, đồng thời cam kết đình chỉ viện trợ quân sự cho Ukraina, với khẩu hiệu gây sốc - « không một viên đạn nào cho Ukraina », nhân vật này cho biết quan điểm của ông « không thay đổi ».

Theo ông Fico, lập trường của đảng Smer-SD là « sẵn sàng giúp đỡ Ukraina về mặt nhân đạo… sẵn sàng giúp đỡ việc tái thiết Nhà nước », nhưng không sẵn sàng trang bị vũ khí cho Ukraina.

Theo nhật báo Anh The Guardian, lập trường thân Matxcơva của người được chỉ định lập chính phủ Slovakia, đã làm dấy lên lo ngại là ông sẽ cùng với thủ tướng Hungary Viktor Orban, môt lãnh đạo thân Nga khác, thách thức sự đồng thuận của Liên Hiệp Châu Âu trong việc hỗ trợ Ukraina.

Theo hãng tin Pháp AFP, trong cuộc bầu cử Quốc Hội ngày 30/09 vừa qua, đảng cánh tả Smer-SD đã về đầu, giành được tổng cộng 42 trên tổng số 150 ghế dân biểu. Để thành lập chính phủ, đảng này có thể liên minh với đảng trung tả Hlas-SD, có 27 ghế trong Quốc Hội mới, và đảng cực hữu SNS có 10 ghế. Liên minh của ba đảng này như vậy sẽ chiếm được 79 ghế, đủ đa số để cầm quyền.

Chính quyền Kiev dĩ nhiên rất lo ngại trước việc một người thân Matxcơva lên cầm quyền tại một nước cho đến nay đã tích cực hỗ trợ cho cuộc chiến chống Nga. Slovakia thuộc diện các nước tài trợ nhiều nhất cho Ukraina, tính theo tỷ lệ với GDP.

Phản ứng sau chiến thắng của đảng thân Nga Smer SD trong cuộc bầu cử Quốc Hội Slovakia, ngoại trưởng Ukraina vào hôm nay đã tỏ thái độ rất thận trọng, tuyên bố « tôn trọng sự lựa chọn của người dân Slovakia », đồng thời cho rằng hiện vẫn còn quá sớm để dự đoán về tương lại quan hệ giữa hai nước.

Trả đũa vụ khủng bố ở Ankara, Thổ Nhĩ Kỳ tấn công lực lượng Kurdistan ở Irak

Ngay trong ngày 01/10/2023 quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đã oanh kích các vùng tự trị của người Kurdistan ở miền bắc Irak, nhằm trả đũa vụ khủng bố, « vô hiệu hóa » nhóm vũ trang mang tên Đảng Lao Động Kurdistan PKK, một tổ chức bị Ankara đưa vào danh sách « khủng bố ».


Lực lượng an ninh canh gác bên ngoài bộ Nội Vụ Thổ Nhĩ Kỳ tại Ankara, nơi xảy ra vụ tấn công tự sát hôm 01/10/2023. REUTERS - CAGLA GURDOGAN
Thanh Hà
PKK nhận là tác giả vụ tấn công tự sát hôm Chủ Nhật 01/10 nhắm vào trụ sở Tổng Cục An Ninh, ngay trong khuôn viên bộ Nội Vụ Thổ Nhĩ Kỳ và gần tòa nhà Quốc Hội. Vụ việc diễn ra vào lúc Quốc Hội Thổ Nhĩ Kỳ chuẩn bị xem xét việc kết nạp Thụy Điển vào NATO.

Hãng tin Pháp AFP lưu ý PKK là cái gai trong quan hệ giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Thụy Điển và cũng chính vì hồ sơ gai góc này mà Ankara chậm trễ cho phép Thụy Điển gia nhập Liên Minh Bắc Đại Tây Dương.

Thông tín viên Anne Andlauer từ Istanbul giải thích :

« Trong những năm gần đây, mỗi lần Thổ Nhĩ Kỳ bị tấn công, các giới chức luôn nhanh chóng xác định danh tánh thủ phạm. Đó có thể là nhóm vũ trang PKK hay chi nhánh của nhóm này hoạt động tại Syria và đó cũng có thể là tổ chức Nhà Nước Hồi Giáo Daech. PKK gần như luôn xác nhận trách nhiệm là tác giả các vụ tấn công, nhưng nhóm Daech thì không bao giờ.

Lần này, PKK lên tiếng trước khi bị các giới chức Thổ Nhĩ Kỳ chỉ mặt. Trong thông cáo đăng qua kênh tuyền thông Firat, thân cận với nhóm vũ trang Kurdistan, PKK nhận là tác giả vụ đánh bom tự sát tại Ankara. Nhóm này khẳng định đã nhắm vào bộ Nội Vụ, nằm cách không xa trụ sở Quốc Hội Thổ Nhĩ Kỳ.

Vụ tấn công diễn ra đúng vào ngày Quốc Hội khai mạc khóa họp mới. PKK gián tiếp cho biết là họ có thể đánh mạnh hơn và gây nhiều thiệt hại hơn nếu như ra tay vào một thời điểm khác. Do vậy, đây mới chỉ là một lời ‘cảnh cáo’ gửi đến chính quyền Ankara.

Vài giờ sau vụ nổ, phát biểu trước Quốc Hội, tổng thống Recep Tayyip Erdogan tránh nêu đích danh PKK nhưng gọi vụ tấn công này là một động thái mới của quân khủng bố. Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cam kết ‘tiếp tục truy lùng cả ở trong nước lẫn hải ngoại cho đến khi nào tiêu diệt được đến tên khủng bố cuối cùng’.

Đã bị suy yếu ở Thổ Nhĩ Kỳ, tổ chức PKK thường xuyên bị quân đội nước này tấn công ở phía bắc Irak và Syria ».

 

Không có nhận xét nào: