Israel soi thấu lòng đất, do thám hệ thống đường hầm Hamas Sơ đồ kỹ thuật “hyperspectral imaging” dò tìm các vật thể dưới lòng đất rồi định dạng chúng (Hình minh họa: Marcel Buchhorn/HyLab/UAF) – Viễn tượng của “một cuộc tác chiến không kiểm soát được trong khu thành thị tại Gaza” là một trong các lý do khiến Israel phải trì hoãn kế hoạch tấn công thẳng vào Gaza như kế hoạch ban đầu, tờ New York Times loan tin hôm Thứ Sáu, 27 Tháng Mười. Những phác giác về đường hầm của Hamas tại Gaza của con tin Yocheved Lifshitz, 85 tuổi, mới được quân bạo động Hamas phóng thích hồi đầu tuần này, đã khiến cho quân đội Israel quay sang nhờ vả kỹ thuật tấn tiến để do thám hệ thống đường hầm chằng chịt bên dưới Dải Gaza ...
<!>
Trước khi phiêu lưu vào một cuộc chiến chẳng hề “dễ ăn” chút nào với quân khủng bố từng gây ngạc nhiên và thương vong lớn cho thường dân và cả lực lượng an ninh Israel hồi đầu tháng này, theo tin của SpyTalk, một tạp chí chuyên về các vấn đề tình báo, quốc phòng và ngoại giao có trụ sở ở Philadelphia.
Với tình trạng các con tin đều bị phân tán mỏng ra thành từng nhóm nhỏ và giam giữ bên trong các đường hầm tách biệt nhau, binh lính Israel phải định rõ vị trí của họ trong nỗ lực cứu họ ra trước khi thanh toán các tay bạo động Hamas và phá hủy các hang ổ kỳ bí dưới mặt đất của họ.
Và để làm được việc này, Israel bắt buộc phải dùng tới kỹ thuật thám sát phức tạp có khả năng xuyên thấu mặt đất để quyết định số phận của các con tin và kết quả của trận đánh mà họ lao vào.
Kỹ thuật “hyperspectral imaging,” mà Israel cần tới, sử dụng các bộ phận cảm ứng trong các máy thám sát điện tử siêu xuyên thấu để khám phá vị trí chính xác của người và vật, võ khí, chất nổ cùng các vật thể khác nằm sâu bên dưới mặt đất, điều mà Hamas vô cùng sợ hãi.
Những bộ phận cảm ứng bên trong các máy thám sát điện tử của Israel có thể được lắp trên các máy bay drone giữ nhiệm vụ thám báo bên trên không phận Dải Gaza.
Tuy nhiên, các máy thám sát tân tiến này không thể xuyên thấu qua các đoạn đường hầm được tăng cường độ dày bằng bê-tông hoặc bằng các lá chắn thép vững chãi. Và điều oái oăm là chúng lại không thể phân biệt được ai là Israel và ai là Hamas, tức ai là chánh và ai là tà, trong cuộc chiến đang làm nhức đầu biết bao chiến lược gia lão luyện của thế giới ngày nay.
Chiến tranh Cận Đông : Gia tăng cường độ oanh kích Hamas, Israel cam kết tăng viện trợ nhân đạo tại miền nam dải Gaza
Sau gần 48 giờ dồn dập oanh tạc vào Gaza, quân đội Israel kêu gọi dân chúng tiếp tục di tản về phía nam dải Gaza. Đây là nơi « an toàn hơn » và trong ngày Chủ Nhật 29/10/2023, « viện trợ nhân đạo sẽ được gia tăng ». Cùng lúc, Israel loan báo đã nhắm vào « 450 mục tiêu quân sự » của phong trào Hamas, trong lúc thủ tướng Benjamin Netanyahu khẳng định « chiến tranh đã bước sang giai đoạn mới » và đây là cuộc chiến « dài hơi ».
Trả lời báo chí tối qua, thủ tướng Israel khẳng định : « Chiến tranh trên dải Gaza sẽ kéo dài ». Israel sẽ chiến đấu « trên bộ, trên biển và trên không để tiêu diệt kẻ thù ở trên mặt đất và cả dưới lòng đất ».
Thông tín viên thường trực Michel Paul từ Jerusalem cho biết thêm về tình hình tại chỗ :
« Phải nói là tình hình rất hỗn loạn. Israel khẳng định tăng cường các chiến dịch tấn công, huy động lực lượng không quân và pháo binh dồn dập oanh kích dải Gaza, đồng thời mở rộng các chiến dịch trên bộ. Bên quân đội xác nhận đã vô hiệu hóa nhiều cơ sở hạ tầng dưới lòng đất của phong trào Hamas tại Gaza, hàng chục chiến binh của tổ chức này không còn khả năng chiến đầu. 450 mục tiêu đã bị nhắm tới trong 24 giờ qua.
Tính đến sáng nay, phía Israel có hai quân nhân bị thương. Cùng lúc trên các mạng xã hội, một lần nữa, quân đội Israel kêu gọi thường dân Palestine ở phía bắc Gaza di tản về phía nam vùng lãnh thổ này và hứa sẽ đẩy mạnh các hoạt động cứu trợ nhân đạo trong ngày hôm nay. Cũng tại Gaza, các hệ thống điện thoại, mạng internet đang từng bước được phục hồi.
Ngoài ra ở phía bắc Israel, quân đội thông báo đã đánh vào nhiều mục tiêu được cho là thuộc về lực lượng Hồi Giáo Liban Hezbollah. Hành động này nhằm trả đũa hàng loạt các vụ tấn công xuất phát từ miền nam Liban ».
Elon Musk nói sẽ đưa Starlink vào Gaza để giúp các tổ chức nhân đạo duy trì liên lạc
Thứ 7 (28/10), tỷ phú Elon Musk cho biết Starlink của SpaceX sẽ hỗ trợ các kết nối liên lạc ở Gaza với "các tổ chức viện trợ được công nhận quốc tế". Đáp lại, Bộ trưởng Truyền thông Israel nói rằng Israel sẽ chống lại động thái này.
Sau làn sóng không kích của Israel hôm thứ 7, mất kết nối điện thoại và Internet đã khiến người dân ở Dải Gaza không thể liên lạc với nhau, cũng như bị cô lập khỏi thế giới.
Các tổ chức nhân đạo quốc tế cho biết tình trạng mất điện, bắt đầu từ cuối ngày thứ 6, đã làm tình hình vốn đã tuyệt vọng trở nên tồi tệ hơn, bởi nó cản trở hoạt động cứu người cũng như ngăn cản các tổ chức cứu trợ liên lạc với đội ngũ nhân viên làm việc tại hiện trường của họ.
Phản ứng trước bài đăng trên X của ông Musk, Bộ trưởng Truyền thông Israel Shlomo Karhi cho biết Israel “sẽ sử dụng mọi phương tiện sẵn có để chống lại kế hoạch này”.
Ông Karhi viết: “HAMAS sẽ sử dụng nó cho các hoạt động khủng bố”. Ông nói thêm rằng “không còn nghi ngờ gì nữa về điều đó, chúng tôi biết điều đó và Musk cũng biết điều đó”.
Đáp lại, tỷ phú công nghệ cho biết ông “không quá ngây thơ”. Ông hứa sẽ “kiểm tra an ninh với chính phủ Mỹ và Israel trước khi bật dù chỉ một thiết bị đầu cuối”.
Ngay sau khi Nga phát động chiến dịch quân sự tại Ukraine, Elon Musk đã cung cấp cho Kiev nhiều thiết bị đầu cuối Starlink. Các vệ tinh Starlink được cho là rất quan trọng trong việc duy trì kết nối Internet ở một số khu vực, bất chấp nỗ lực gây nhiễu của Nga.
Chiến tranh Cận Đông :Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ lên án Israel tiến hành một vụ thảm sát ở Gaza
Chiến tranh Israel–Hamas đang dẫn đến một cuộc khủng hoảng ngoại giao nghiêm trọng giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Israel, cũng như là với phương Tây. Sau hơn 20 ngày Israel phong tỏa toàn bộ dải Gaza, phát biểu tại một cuộc tập hợp ở Istanbul hôm 28/10/2023, tổng thống Recep Tayyip Erdogan tố cáo Israel tiến hành một cuộc « thảm sát » nhắm vào thường dân Palestine và phạm « tội ác chiến tranh ».
Cáo buộc nói trên của Ankara nhắm vào phương Tây một ngày trước lễ kỷ niệm 100 năm ngày thành lập Cộng Hòa Thổ Nhĩ Kỳ. Từ Istanbul, thông tín viên Anne Andlauer giải thích :
« ‘Thủ phạm chính của vụ thảm sát tại Gaza là phương Tây’. Tổng thống Recep Tayyip Erdogan đã tuyên bố như trên trước những người ủng hộ ông và tố cáo phương Tây, xin trích, ‘muốn khởi động lại một cuộc thánh chiến giữa Lưỡi Liềm và Cây Thánh Giá’, biểu tượng của đạo Hồi và Công Giáo. Ông Erdogan cho rằng Israel chỉ là một ‘con cờ’ trong những tính toán đó.
Ông Erdogan ca ngợi Hamas là một lực lượng ‘giải phóng’ Palestine. Trước khi hoàn toàn đứng về phía người Palestine, tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ từng có thái độ thận trọng và cân bằng, bởi ông kỳ vọng đứng ra làm trung gian hòa giải giữa Israel và phong trào Hamas. Ankara cũng từng muốn tránh làm xấu đi quan hệ với nhà nước Do Thái mà Thổ Nhĩ Kỳ đã dày công sưởi ấm trở lại sau nhiều năm gián đoạn.
Thế nhưng Israel gia tăng cường độ các đợt oanh kích nhắm vào Gaza, đối với thành phần cử tri và các đồng minh chính trị của mình, cũng như với chính bản thân, ông Erdogan không thể tiếp tục giữ thế cân bằng, bởi tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ vốn đã gắn bó với sự nghiệp của Palestine. Diễn văn hôm qua là một thông điệp Recep Tayyip Erdogan gửi đến cộng đồng quốc tế cũng như là với chính công luận trong nước. Ông muốn chứng mình là một tiếng nói công kích phương Tây, là một nhà bảo vệ người Palestine và qua đó, bảo vệ đạo Hồi trên sân khấu quốc tế ».
Để đáp trả Ankara, Israel hôm nay triệu hồi nhân viên ngoại giao tại Thổ Nhĩ Kỳ sau những cáo buộc « nghiêm trọng » của tổng thống Erdogan.
Tình báo Anh: Tổn thất của Nga trong trận đánh Avdiivka có thể thuộc diện nặng nề nhất trong năm 2023
Trong bản cập nhật thông tình báo công bố ngày 28/10/2023, bộ Quốc Phòng Anh cho biết Matxcơva đã tung đến tám lữ đoàn vào trận đánh nhằm chiếm đóng thị trấn Avdiivka thuộc tỉnh Donetsk ở Ukraina. Tuy nhiên, tình hình cho đến nay vẫn chưa dứt điểm khiến Matxcơva phải hứng chịu tỷ lệ thương vong lớn nhất từ đầu năm đến nay.
Theo bộ Quốc Phòng Anh, Nga đã khởi xướng một “nỗ lực tấn công lớn” vào giữa tháng 10 tại khu vực Avdiivka, một thị trấn công nghiệp nằm cách Donetsk 15 km về phía bắc, điều động đến chiến trường các đơn vị thuộc 8 lữ đoàn. Chiến sự đã diễn ra một cách dữ dội, nhưng Nga vẫn chưa chiếm được thị trấn trọng yếu này.
Bản tin cho rằng lực lượng Nga có thể đã phải chịu một trong những tỷ lệ thương vong cao nhất vào năm 2023. Tổng thống Ukraina Volodymyr Zelenskiy hôm thứ Sáu vừa qua đã tuyên bố rằng lực lượng Nga đã mất ít nhất một lữ đoàn quân – tức là từ 4.000 đến 5.000 người - khi cố gắng tiến vào Avdiivka.
Vào hôm qua, đến lượt lực lượng vũ trang Ukraina cho rằng kể từ khi bắt đầu cuộc xâm lược toàn diện vào năm ngoái, Nga đã mất 298.420 binh sĩ. Số liệu này tuy nhiên không được xác minh độc lập.
Chiến sự không chỉ diễn ra trên lãnh thổ Ukraina. Bộ Quốc Phòng Nga vào sáng nay, 29/10, cho biết là lực lượng của họ đã bắn hạ 36 chiếc drone bay của Ukraina tấn công vào khu vực Biển Đen và bán đảo Crimée trong đêm hôm qua rạng sáng hôm nay.
Ngoài vùng Crimée, bộ Ngoại Giao Nga vào hôm qua cũng tố cáo Ukraina đã dùng 3 chiếc drone “cố tình tấn công” một nhà máy điện hạt nhân ở khu vực biên giới Kursk của Nga mà không gây thiệt hại hay làm tăng mức độ phóng xạ.
Phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Nga nói thêm là “một trong những chiếc drone chở đầy chất nổ đã đâm vào một kho chứa chất thải hạt nhân, làm hư hại các bức tường của cơ sở này, hai chiếc còn lại đã rơi xuống một khu vực hành chính.”
Liên minh Châu Âu cam kết tiếp tục hỗ trợ cho Ukraina ‘trong chừng mực cần thiết’
Hội nghị thượng đỉnh EU tiếp tục lên án mạnh mẽ cuộc chiến tranh xâm lược mà Nga tiến hành chống lại Ukraina, và tuyên bố rằng sự ủng hộ dành cho người dân Ukraina vẫn không thay đổi. Đồng thời Liên bang Nga và giới lãnh đạo nước này phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về sự tàn phá và những tội ác đã gây ra.
Điều này được đưa ra trong kết luận được các nhà lãnh đạo Liên Minh Châu Âu thông qua trong cuộc họp thượng đỉnh của Hội đồng Châu Âu vừa qua.
“Hội đồng Châu Âu nhắc lại sự lên án kiên quyết đối với cuộc chiến tranh xâm lược của Nga chống lại Ukraina, và rằng hành động này rõ ràng là vi phạm Hiến chương Liên hợp quốc, đồng thời tái khẳng định sự ủng hộ kiên định của Liên Minh Châu Âu đối với độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Ukraina trong các biên giới được quốc tế công nhận và các quyền vốn có của nước này.”
Liên Minh Châu Âu cũng cam kết sẽ tiếp tục cung cấp hỗ trợ mạnh mẽ về tài chính, kinh tế, nhân đạo, quân sự và ngoại giao cho Ukraina và người dân nước này “trong chừng mực cần thiết”.
Trung Quốc lưu ý Mỹ về những “trắc trở” trên con đường tiến tới thượng đỉnh song phương tại San Francisco
Cho dù đã đồng ý trên nguyên tắc với phía Mỹ về việc tổ chức một cuộc gặp giữa tổng thống Mỹ Joe Biden và chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bên lề Hội Nghị Thượng Đỉnh APEC ở San Francisco vào tháng 11 tới đây, bộ Ngoại Giao Trung Quốc vào hôm nay, 29/10/2023 đã dẫn lời ngoại trưởng Vương Nghị cảnh cáo rằng "con đường tới hội nghị thượng đỉnh San Francisco sẽ không bằng phẳng".
Theo hãng tin Anh Reuters, nhân chuyến ghé thăm Washington, ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã đồng ý làm việc với phía Mỹ về một cuộc gặp song phương Joe Biden-Tập Cận Bình, dự kiến sẽ diễn ra bên lề hội nghị thượng đỉnh Diễn DànHợp Tác Kinh Tế Châu Á-Thái Bình Dương.
Thế nhưng trong một bài phát biểu hôm qua, 28/10, tại một sự kiện của nhóm nghiên cứu chiến lược Mỹ AspenStrategy Group, ông Vương Nghị lại lưu ý rằng con đường dẫn đến hội nghị thượng đỉnh Tập-Biden sẽ không suôn sẻ và không theo chế độ "lái tự động".
Vào tháng trước, cơ quan an ninh hàng đầu của Trung Quốc từng cho rằng bất kỳ cuộc gặp giữa hai lãnh đạo Mỹ-Trung tại San Francisco đều phải tùy thuộc vào "mức độ chân thành" của Hoa Kỳ.
Theo ngoại trưởng Trung Quốc, Washington và Bắc Kinh cần "quay trở lại Bali", đề cập đến cuộc gặp cuối cùng giữa hai ông Biden và Tập Cận Bình bên lề hội nghị thượng đỉnh Nhóm 20 trên đảo nghỉ mát Indonesia vào tháng 11 năm ngoái.
Đối với ông Vương Nghị, hai bên phải thực hiện sự đồng thuận đã đạt được khi đó: "loại bỏ can thiệp, vượt qua trở ngại, tăng cường đoàn kết và gặt hái kết quả".
Theo hãng tin Anh Reuters, các tuyên bố của ngoại trưởng Trung Quốc nhằm ám chỉ đến những khó khăn trong việc sắp xếp cuộc gặp thượng đỉnh giữa chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và tổng thống Mỹ Joe Biden.
Reuters nhắc lại rằng tổng thống Mỹ Biden đã gửi lời mời dự thượng đỉnh APEC đến ông Tập Cận Bình, tuy nhiên, nhà lãnh đạo Trung Quốc chưa xác nhận tham gia.
Nếu được tổ chức, cuộc gặp thượng đỉnh tại San Francisco sẽ là lần trao đổi đầu tiên giữa hai lãnh đạo Mỹ Trung kể từ cuộc gặp ở Bali (Indonesia) nhân Hội nghị G20 vào tháng 11/2022.
Nhà tài phiệt gốc Hoa tiết lộ nguyên nhân cái chết ông Lý Khắc Cường
Nhà tài phiệt gốc Hoa, Thẩm Đống (Shen Dong/沈栋), tác giả cuốn “Red Roulette” nổi tiếng, đã đăng tin trên nền tảng mạng xã hội X nói rằng, thủ tướng Lý Khắc Cường rất có thể đã chết dưới hệ thống của ĐCSTQ.
Tác giả Thẩm Đống tin rằng, những tin đồn hiện đang lan truyền trên Internet nói ông Lý Khắc Cường chết vì bị ám sát giống một thuyết âm mưu hơn.
Ông nói rằng dựa trên những gì ông đã biết trước đây, ông Lý Khắc Cường lẽ ra phải chết vì nguyên nhân tự nhiên, nhưng ông cũng chỉ ra rằng ông Lý Khắc Cường đã vô tình bị giết bởi các quy định của ĐCSTQ.
Tác giả Thẩm Đống đăng bài nói rằng: “Năm 2011, chỉ vài tháng trước khi ông Tập Cận Bình và ông Lý Khắc Cường lên nắm quyền, đã có các cuộc thảo luận trong Bộ Chính trị Trung Quốc về việc liệu họ có phù hợp để cùng lúc đảm nhiệm chức lãnh đạo thứ nhất và thứ hai hay không, vì lý do thể chất của họ.
Tác giả Thẩm Đống cũng đưa ra một ví dụ: “Tôi nhớ rõ một quan chức cấp cao đã phải nằm chờ trên bàn mổ mấy tiếng đồng hồ, cho đến khi Bộ Chính trị phê duyệt mới được làm phẫu thuật. Lúc đó tôi rất ngạc nhiên, tưởng tượng ra một quan chức cấp cao của ĐCSTQ không mặc gì, nằm bất tỉnh trên bàn mổ, xung quanh là một nhóm bác sĩ và y tá. Ca phẫu thuật cứu sống ông chỉ có thể được thực hiện khi có sự chấp thuận của Bộ Chính trị Trung Quốc.
Trên thực tế, tình trạng này không phải là trường hợp cá biệt, mà là thực tế trong các lãnh đạo cao nhất của ĐCSTQ, cựu thủ tướng Chu Ân Lai là một ví dụ rất điển hình.
Theo Wikipedia, khi các bác sĩ chẩn đoán ông Chu Ân Lai mắc bệnh ung thư bàng quang giai đoạn đầu vào năm 1972, cựu lãnh đạo Mao Trạch Đông đã lần đầu tiên ngăn chặn việc điều trị cho ông bằng “ba chỉ thị”, và sau đó trì hoãn việc điều trị cho ông với lý do phải tiến hành khám, theo dõi và điều trị trong “hai bước”. Cuối cùng khiến ông Chu bị bỏ lỡ thời kỳ điều trị tốt nhất. Cuốn sách “Chu Ân Lai những năm cuối đời” nói rằng, Mao muốn Chu chết sớm nên đã đưa ra một lý do “trung thực và công bằng” để không cho Chu được chữa trị.
Tác giả Thấm Đống ước tính: Ở Trung Quốc ngày nay, các dịch vụ y tế dành cho ông Lý Khắc Cường có thể cần có sự chấp thuận cá nhân của ông Tập Cận Bình. Vì vậy, người ta có thể cho rằng ông Lý Khắc Cường đã vô tình bị giết bởi các quy định của ĐCSTQ.
Cái chết của ông Lý Khắc Cường được coi là sự kết thúc của Đoàn Thanh niên Cộng sản. Trong thời gian cầm quyền, đặc biệt là trong nhiệm kỳ thứ hai, ông Lý Khắc Cường đã bị ông Tập Cận Bình thuộc thế hệ đỏ thứ hai, dồn ép và đàn áp, và trở thành người ngoài chính quyền ông Tập.
Sau cái chết đột ngột của ông Lý Khắc Cường, một câu đối bi thương do một cựu sinh viên Đại học Bắc Kinh viết đã được lưu truyền ra nước ngoài, rằng: “Tôi đã cẩn thận suốt mười năm. Dù giữ mình trong sạch nhưng tôi đã sống một cuộc đời khốn khổ; tôi chỉ còn cách một bước, nhưng tôi đã chọn cách dũng cảm rút lui khỏi thác ghềnh và vẫn phải chết một cách vô ích, thật sự bất lực”.
Không biết đây có phải là sự “sáng tạo” của cựu sinh viên Đại học Bắc Kinh về ông Lý Khắc Cường hay không, nhưng những câu đối đã khắc họa một cách sống động cái nhìn tổng thể của ngoại giới về ông Lý Khắc Cường.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét