Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Tư, 18 tháng 5, 2022

Độc đáo nghề ép đậu phộng chảy ra tiền - Bảy Hiền


(Dân trí) - Đầu tháng 5, mùa thu hoạch đậu phộng (lạc hay đậu phộng) vào thời kỳ cao điểm. Đậu phộng nhiều cũng khiến các lò ép dầu tại Quảng Nam đỏ lửa suốt ngày đêm. Những ngày này, đến các vùng nông thôn ở Quảng Nam, đâu đâu cũng thấy bà con nhổ, phơi đậu phộng... để chuẩn bị ép dầu. Đây là một "lệ làng" đã có từ lâu đời.
<!>


Có kinh nghiệm hơn 40 năm làm nghề ép dầu, ông Huỳnh Anh (72 tuổi, trú huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam) cho biết, khoảng cuối tháng 4 là người dân khắp nơi lại ùn ùn mang đậu đến các cơ sở ép dầu để ép
.

Trước đây người dân thường dùng bộng (máy ép) bằng gỗ để ép dầu. Ngày nay bộng ép dầu bằng thủy lực đã ra đời, với lực ép mạnh, vì vậy dầu thu được cũng nhiều hơn.

Nghề ép dầu đậu phộng ở Quảng Nam có gì độc đáo?


Riêng một số công đoạn như hông (hấp) đậu và đóng gói bột đậu chín đưa vào máy ép vẫn làm thủ công để giữ được chất lượng của dầu khi được ép ra.


Nồi hông đậu được đan khít bằng gỗ, bên ngoài trét một lớp cám để hơi không thoát ra ngoài. Dưới đáy nồi được đan thưa để lấy hơi lên, trên thì có nắp đậy.


Theo ông Anh, để có được những mẻ dầu vàng óng phải trải qua nhiều công đoạn. Đầu tiên, đậu khô được cho vào máy để tách vỏ. Sau khi tách xong, đậu được xay nhuyễn rồi đưa vào lò hông.


Đây là khâu quan trọng nhất, quyết định đến chất lượng của dầu. Mỗi nồi hông chứa tối đa 200kg bột đậu. Khi bột được cho vào nồi thì người thợ phải đóng chặt từng cây chêm để tạo khoảng trống cho hơi nước bốc lên làm chín đều bột.


Bột đậu sẽ được hông cho đến khi trên vành nắp xuất hiện những "giọt mồ hôi nước", lúc này người thợ dùng một thanh cây to đánh đều bột đậu để cho chín đều và nhanh hơn
.

Sau khi hấp chín, bột đậu sẽ được cho vào bao bố và người thợ sẽ dùng tay ép chặt thành bánh trước khi chuyển vào khuôn máy ép.


"Mỗi lần máy ép được hơn 100 bánh. Trung bình cứ trên 3 kg đậu sẽ ép được 1 lít dầu. Mỗi ngày cơ sở này có thể ép được hơn 1.000 kg đậu, thu về hơn 7 triệu đồng", ông Anh bộc bạch.


Ông Nguyễn Văn Thơ (62 tuổi), chủ cơ sở ép dầu phộng tại xã Tam Xuân 1 cho biết mỗi ký dầu sau khi ép xong có tiền công 8.000 đồng. Nếu một ngày làm liên tục từ sáng sớm đến tối, mỗi lao động ở đây có thể thu về từ 500.000-600.000 đồng.


Với người dân Quảng Nam, dầu đậu phộng được xem là "vàng" và là sản phẩm mang giá trị tinh hoa của miền quê, vừa ngon lại không có chất bảo quản nên có thể để cả năm cũng không hư hỏng.
 
"Năm nay gia đình tôi làm 250 kg đậu, ép được hơn 65 lít dầu và hơn 200 kg bánh. Dầu này rất quý nên tôi chỉ bán một ít còn lại để dùng quanh năm và gửi cho con cái ở xa", ông Cao Văn Thành (60 tuổi, trú huyện Núi Thành) chia sẻ. ra... "vàng"

Không có nhận xét nào: