Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Bảy, 28 tháng 5, 2022

Nhạc sĩ Đặng Thế Phong


Nhạc sĩ Đặng Thế Phong sinh ngày 14 tháng 04 năm 1918 tại thành phố Nam Định. Là con thứ hai của một gia đình có 6 anh em, 2 trai 4 gái. Cha ông là Đặng Hiển Thế, Thông phán Sở Trước bạ Nam Định.
Cảm ơn Quý Cô Bác, Anh Chị đã ghé thăm Vàng Son! Tư liệu trên Vàng Son được sưu tầm và tổng hợp từ các Quý Báo, Quý Đài trong và ngoài nước. Bằng việc nhấp vào đường dẫn gốc ở mục trích dẫn, Quý Cô Bác, Anh Chị có thể xem đầy đủ nội dung bài viết, đồng thời góp phần ủng hộ các phóng viên, biên tập viên - những người đã dày công biên soạn, chắt lọc để đem đến cho chúng ta những nguồn tư liệu tuyệt vời ♥
<!>
Vì cha mất sớm, gia cảnh túng thiếu, Đặng Thế Phong phải bỏ học khi đang theo học năm thứ hai bậc thành chung tại trường trung học Saint Thomas d’Aquin. Ông lên Hà Nội vẽ cho một số tờ báo và học với tư cách dự thính tại trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương tới năm 1939. Trong một kỳ thi, Đặng Thế Phong vẽ bức tranh cảnh một thân cây cụt. Giáo sư, họa sĩ người Pháp Tardieu chấm bài, khen ngợi nhưng nói rằng: Em Đặng Thế Phong sẽ không sống lâu được!

Cuộc đời Đặng Thế Phong rất long đong, lận đận, ông phải sống lang bạt và trải qua nhiều nghề. Tháng 02 năm 1941, Đặng Thế Phong lang thang vào Sài Gòn rồi sang Campuchia. Tại Nam Vang, ông có mở một lớp dạy nhạc và đến tháng 08 năm 1941 ông trở lại Hà Nội.

Sự nghiệp âm nhạc của Đặng Thế Phong chỉ có ba nhạc phẩm và đều rất nổi tiếng là:Đêm Thu – viết cho lửa trại của học sinh Hà Nội 1940;
Con Thuyền Không Bến – hoàn chỉnh tại Nam Vang, trình diễn lần đầu tại rạp Olympia, Hà Nội năm 1941;
Giọt Mưa Thu – viết vào những ngày cuối đời trên giường bệnh (1942).

Cả ba ca khúc của ông đều viết về mùa thu, trong số đó: Con Thuyền Không Bến và Giọt Mưa Thu được xếp vào những tác phẩm bất hủ của tân nhạc Việt Nam. Giọt Mưa Thu cũng là cảm hứng cho nhạc sĩ Hoàng Dương sáng tác bài Tiếc Thu nổi tiếng. Nhiều ý kiến cho rằng Trịnh Công Sơn đã ảnh hưởng bởi Giọt Mưa Thu khi viết ca khúc đầu tay Ướt Mi.

Theo Phạm Duy, các sáng tác của Đặng Thế Phong là những bài hát khởi đầu cho dòng “nhạc thu” Việt Nam, được tiếp nối xuất sắc bởi Văn Cao và Đoàn Chuẩn.

Theo Doãn Mẫn, Đặng Thế Phong và Lê Thương là hai nhạc sĩ tiền chiến có những sáng tác đậm hồn dân tộc nhất: “Đặng Thế Phong là người hết sức tài hoa. anh chơi được rất nhiều nhạc cụ. Anh sáng tác Giọt Mưa Thu, Con Thuyền Không Bến từ khi còn rất trẻ. Đáng tiếc, anh mất quá sớm. Có thể nói sự ra đi của anh là một tổn thất lớn đối với bạn bè và cho cả những người yêu mến âm nhạc Việt Nam”.

Đặng Thế Phong mất năm 24 tuổi vì bệnh lao trên một căn gác số 9 phố Hàng Đồng, Nam Định, ngày 02 tháng 08 năm 1942.

– Bài viết: Đặng Thế Phong
– Nguồn tin: Wikipedia
– Đường dẫn: https://vi.wikipedia.org/
– Thời gian khai thác: 2021.07.07 22:13 VST
Những sáng tác để đờiCon Thuyền Không Bến
Những sáng tác khác

Theo Phạm Duy thì Đặng Thế Phong có sáng tác một ca khúc nữa là Sáng Rừng.

Trong một bài viết của nhạc sĩ Trương Quang Lục thì Đặng Thế Phong có những sáng tác: Sáng Trăng, Sáng Trong Rừng, Sầm Sơn ..

Báo Tiền phong số ra ngày 11 tháng 01 năm 2006 đăng tư liệu về một nhạc phẩm mới tìm thấy của ông: Gắng Bước Lên Chùa, lời của nhà văn trinh thám Phạm Cao Củng.

Không có nhận xét nào: