Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Ba, 31 tháng 5, 2022

Trung Quốc mở rộng ảnh hưởng ở các quốc đảo Thái Bình Dương


Ngoại trường đảo Salomon Jeremiah Manele (T) và đồng nhiệm Trung Quốc Vương Nghị trong buổi lễ đánh dấu thiết lập ngoại giao giữa hai bên, Bắc Kinh, 29/09/2019. AP - Mark Schiefelbein - Minh Anh
Hôm qua, 30/05/2022, các đảo quốc Thái Bình Dương đã bác bỏ đề xuất ký hiệp định an ninh chung với Bắc Kinh sau cuộc họp cấp ngoại trưởng tại Suva, thủ đô quần đảo Fidji, vì e ngại bị lôi kéo vào quỹ đạo của Trung Quốc. Giới chuyên gia có những đánh giá khác nhau về sự kiện này.
<!>
Hội nghị cấp ngoại trưởng này diễn ra trong khuôn khổ chuyến công du mười đảo quốc Thái Bình Dương của ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị, tập trung chủ yếu vào hợp tác ngoại giao, kinh tế và chính trị giữa Bắc Kinh với nhiều nước khác trong khu vực. Tuy cuộc họp không đưa ra một thỏa thuận mới nào, sự việc cũng khiến phương Tây lo ngại.

Theo Bastien Vandendyck, chuyên gia về quan hệ quốc tế và châu Đại Dương, Viện Công giáo Lille, nỗi lo của phương Tây là chính đáng, nhưng ông cũng cho rằng « Trung Quốc đang có một ảnh hưởng ngày càng lớn trong khu vực » và việc không đạt được một thỏa thuận chưa hẳn đồng nghĩa với thất bại.

Việc ngoại trưởng Trung Quốc có chuyến công du này đã là một thành công, vì cho đến giờ phương Tây chưa thực hiện một chuyến đi nào có tầm cỡ như thế. Trong khi đó, chính trị trong văn hóa châu Đại Dương được thực hiện chủ yếu là qua các hoạt động trao đổi. Và yếu tố văn hóa này đã được Trung Quốc đặt thành trọng tâm hoạt động ngoại giao của mình.

Chiến lược của Bắc Kinh được tiến hành trong dài hạn, từng bước, « chậm mà chắc ». Trước tiên là ở cấp độ kinh tế, hoặc biến những nước đó thành những con nợ (Samoa, Quần đảo Tonga), hoặc nắm giữ quyền khai thác những nguồn tài nguyên quan trọng (Papouasia, New Guinea hay Quần đảo Salomon). Một khi làm chủ được kinh tế, Bắc Kinh chuyển dần sang các thỏa thuận khác trong lĩnh vực chính trị, an ninh, rồi quốc phòng.

Thế nên, khi các đảo quốc Thái Bình Dương bác đề xuất thỏa thuận an ninh chung của Trung Quốc, vì lo ngại « bị lôi vào quỹ đạo của Trung Quốc », như cảnh báo của David Panuelo, tổng thống Liên bang Micronesia, đưa ra trước cuộc họp, sự việc làm lộ rõ « sự suy yếu » về ảnh hưởng của phương Tây, nhất là Mỹ trong ngay trong khu vực được cho là « sân sau nhà mình ».

Chuyên gia Bastien Vandendyck lưu ý, các nước thân phương Tây, thể hiện rõ qua việc công nhận Đài Loan, là những nước không hoàn toàn độc lập, như trường hợp của Liên bang Micronesia, Quần đảo Palaos, Quần đảo Bắc Mariannes, hay đảo Guam. Đó là những vùng lãnh thổ « tự do liên kết » với Mỹ. Điều đó cũng có nghĩa là Hoa Kỳ có một nghĩa vụ tài chính đối với những quốc đảo này. Như vậy, những nước này không làm chủ hoàn toàn chính sách đối ngoại của mình.

Câu hỏi đặt ra : Giờ đây, Úc và Mỹ muốn Trung Quốc ngưng mở rộng ảnh hưởng, liệu Bắc Kinh sẽ chấp nhận ? Theo chuyên gia Vandendyc, câu trả lời là « Không », bởi vì, trong cuộc đua tranh giành thế siêu cường hiện tại, bên nào cũng tìm cách bảo vệ vị thế bá quyền của mình tại Thái Bình Dương, nơi mà Mỹ và Úc nhìn thấy thế bá quyền của mình đang giảm dần vì hai lý do.

Thứ nhất, trong thời gian dài, Washington và Canberra đã không quan tâm đến khu vực, khi tự mãn cho đấy đã là sân sau nhà mình, mọi việc đã nằm trong tầm kiểm soát và sẽ « bất di bất dịch ». Thứ hai, nhìn từ góc độ ngoại giao và hỗ trợ phát triển, Mỹ và Úc đã không làm đầy đủ những điều cần thiết để bảo đảm duy trì những nước đó trong tầm ảnh hưởng của mình.

Giờ đây, Trung Quốc tiến hành một chính sách cực kỳ hiệu quả và trong dài hạn có thể nguy hiểm cho những nước đó. Ảnh hưởng của Trung Quốc được thể hiện rõ qua việc chiếm giữ nhiều nguồn tài nguyên quan trọng, chứ không phải vì những lợi ích nhân quyền và nhất là cho người dân bản địa.

Trong bối cảnh đó, nhằm bù đắp « những năm tháng đã mất », tân ngoại trưởng Úc Penny Won, cũng đã có một vòng công du các quốc đảo Thái Bình Dương ngay khi vừa nhậm chức, với hy vọng thuyết phục các nước này rằng « quan điểm thân Mỹ là đúng hướng ». Liệu Canberra có khôi phục lại được niềm tin? Chuyên gia Bastien Vandendyck cho rằng « còn quá sớm để đánh giá ! »

Không có nhận xét nào: