Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Sáu, 6 tháng 5, 2022

HÀ NỘI...! - KD


Năm 1831 vua Minh Mạng lập ra tỉnh Hà Nội: tỉnh nằm trong (nội) hai con sông (hà) là sông Hồng và sông Đáy. Năm 1831, vua Minh Mạng cải tổ lại bộ máy hành chính, bỏ các trấn, chia cả nước làm 29 tỉnh, trong đó có tỉnh Hà Nội gồm kinh thành Thăng Long cũ và huyện Từ Liêm, phủ Ứng Hòa, phủ Lý Nhân và phủ Thường Tín, lấy khu vực kinh thành xưa kia làm tỉnh lỵ và lấy thành mới xây làm tỉnh thành của Hà Nội. Trấn thành Thăng Long bị hạ xuống làm tỉnh thành Hà Nội và cái tên Hà Nội cũng bắt đầu từ đó.
<!>
Năm 1835, Minh Mạng ra lệnh hạ thấp thành Hà Nội vì nó quá cao so với hoàng thành ở Huế. Do đó, tường thành bị xén bớt 1 thước 8 tấc (0,72m), nghĩa là chỉ còn cao hơn 3m. Năm 1848, Tự Đức cho phá dỡ những cung điện còn lại trong thành Hà Nội, những đồ chạm trổ mỹ thuật bằng gỗ, bằng đá để đưa vào Huế.

Dù các đời vua sau Minh Mạng có thay đổi số tổng, xã, thôn nhưng cơ bản tỉnh Hà Nội vẫn bao gồm 4 phủ như thời Minh Mạng.

Khi Việt Nam tiếp xúc với phương Tây, tên Hán-Việt của Hà Nội Đông Kinh, được viết thành Tonkin và được người châu Âu dùng phổ biến. Năm 1873, người Pháp bắt đầu tiến đánh Hà Nội, đến năm 1875, tỉnh Hà Nội không còn nguyên vẹn. Trước sức ép của người Pháp, vua Tự Đức phải cắt hơn 18ha của huyện Thọ Xương cho họ lập khu lãnh sự (còn gọi là khu nhượng địa Đồn Thủy, nay tương ứng khu vực Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 đến Bảo tàng Lịch sử quốc gia).

Từ năm 1887, Hà Nội trở thành thủ phủ của Đông Dương thuộc Pháp.

Năm 1882, Pháp đánh thành Hà Nội lần thứ hai rồi chiếm hết huyện Thọ Xương, địa giới hành chính tỉnh Hà Nội lại tiếp tục thay đổi. Năm 1883, họ lập tòa Công sứ ở phố Hàng Gai, thiết lập các cơ quan cai trị, cho xây nhà làm việc vào năm 1885 để phục vụ cho mục đích bình định toàn xứ Bắc Kỳ.

Những việc làm này cũng là bước chuẩn bị cho việc ra đời thành phố nhượng địa Hà Nội trên đất tỉnh Hà Nội. Trong phiên họp Hội đồng Bảo hộ Bắc Kỳ ngày 2-5-1886, Tổng trú sứ Paul Bert đã tuyên bố: “Hà Nội sẽ ngày càng trở thành một thành phố châu Âu, phải mau chóng xây dựng các công trình giao thông, nhà cửa, chợ búa, lò mổ. Để chỉ huy công việc này cần phải có một chính quyền coi sóc đặc biệt cho Hà Nội. Chính quyền này chỉ có thể là một ủy ban thành phố”. Tuyên bố đó cho thấy chính phủ Pháp đang thực hiện ý đồ biến một phần đất tỉnh Hà Nội thành thành phố nhượng địa.

Ngày 19-7-1888, Toàn quyền Đông Dương ra nghị định, theo đó đứng đầu thành phố Hà Nội và Hải Phòng là Đốc lý kiêm Chủ tịch Hội đồng thành phố. Chức vụ này dành riêng cho người Pháp - do Thống sứ Bắc Kỳ đề xuất và Toàn quyền Đông Dương ra quyết định bổ nhiệm. Giúp việc cho Đốc lý còn có hai cấp phó. Còn Hội đồng thành phố gồm 16 người nhưng chỉ có 4 người Việt, còn lại là người Pháp. Nghị định cũng quy định: Hội đồng thành phố họp mỗi năm 4 lần để quyết định các vấn đề và nó chỉ có giá trị khi được Thống sứ Bắc Kỳ thông qua.

Ngày 1-10-1888, vua Đồng Khánh ra chỉ dụ cắt toàn bộ huyện Thọ Xương, một phần nhỏ huyện Vĩnh Thuận cho Pháp lập thành phố nhượng địa. Thực ra, chỉ dụ đó chỉ là hợp thức hóa những quyết định mà người Pháp đã làm trước đó. Trong khoảng thời gian này, Thống sứ Bắc Kỳ cho lập một bản đồ vẽ tay chỉ giới thành phố Hà Nội, theo đó, ranh giới phía Bắc tỉnh Hà Nội là hồ Trúc Bạch, phía Nam là khu nhượng địa Đồn Thủy, phía Tây là thành Hà Nội và Văn Miếu. Diện tích thời kỳ đầu là 945ha với dân số là 100.000 người. Hội đồng thành phố khóa đầu cũng cho đúc huy hiệu hình tròn, hai bên có hai con rồng, ở giữa nhô lên thanh kiếm, trên cao là mặt trời màu đen, xung quanh là tường thành. Không rõ người Pháp hay người Việt vẽ nhưng huy hiệu có tính biểu trưng khá cao khi sử dụng truyền thuyết và di tích lịch sử Thăng Long.

Dù trở thành thành phố nhưng những ngày đầu Hà Nội vẫn là thành phố bảo hộ, chưa thực sự là thuộc địa nên vẫn còn nha huyện Thọ Xương mà lỵ sở ở thôn Tiên Thị (nay tương ứng với phố Ngõ Huyện) để giải quyết những việc như thu thuế, điều tra xét hỏi, giải quyết các tranh chấp...

Ngày 26-1-1896, Toàn quyền Đông Dương ra nghị định do Chánh Thư ký của quan Toàn quyền là J.Foures ký chuyển trị sở tỉnh Hà Nội vào vùng đất làng Cầu Đơ thuộc tổng Thanh Oai Thượng, huyện Thanh Oai.

Một sự kiện lớn xảy ra vào năm 1902 làm thay đổi vị thế của thành phố là Quốc hội Pháp đã quyết định Hà Nội là Thủ đô của Liên bang Đông Dương gồm: Trung Kỳ, Bắc Kỳ, Lào và Campuchia. Thủ đô liên bang không thể trùng tên với một tỉnh nên ngày 3-5-1902, Toàn quyền Đông Dương Paul Doumer đã ra nghị định đổi tên tỉnh Hà Nội thành tỉnh Cầu Đơ. Vì Cầu Đơ là tên Nôm của một làng, giờ mang đặt cho tỉnh lớn nằm sát Thủ đô của Liên bang Đông Dương nên có nhiều ý kiến đề nghị Toàn quyền Đông Dương cho đổi tên khác. Và ngày 6-12-1904, quan Toàn quyền đã ra nghị định đổi tên Cầu Đơ thành Hà Đông

Năm 1940, thành phố bị phát xít Nhật xâm chiếm và đến năm 1945 Hà Nội được giải phóng và là nơi đặt các cơ quan của Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Từ 1946 đến 1954, Hà Nội là chiến địa ác liệt giữa Việt Minh và quân đội Pháp. Sau khi được giải phóng vào ngày 10 tháng 10 năm 1954, Hà Nội trở thành thủ đô của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Trong Chiến tranh Việt Nam, các công trình giao thông của Hà Nội như cầu và đường tàu bị bom đạn phá hủy, tuy nhiên ngay lập tức được sửa chữa. Trong thời gian này Hà Nội được xưng tụng là "Thủ đô của phẩm giá con người". Hà Nội trở thành thủ đô của toàn Việt Nam sau ngày Bắc Nam thống nhất 2 tháng 7 năm 1976.!

Không có nhận xét nào: