Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Hai, 2 tháng 5, 2022

Chuyện kỳ lạ về những cây cổ thụ khổng lồ ở miền Tây - Thiện Chi



Trong sân các ngôi đình cổ ở miền Tây có những gốc cây cổ thụ khổng lồ hàng trăm năm tuổi, gắn với câu chuyện vô cùng đặc biệt. Cây bàng đá trăm tuổi Tại đình thần Phụng Tường ở xã Song Phụng, huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng, hiện có cây bàng đá khổng lồ đã vài trăm tuổi. Cũng giống như các đình làng khác ở miền Tây, đình thần Phụng Tường là chỗ dựa tâm linh của các bậc tiền nhân trong buổi đầu đi khai làng, lập xóm. Điều đặc biệt ở đình thần Phụng Tường là có hai cây bàng đá khổng lồ trước sân. Người dân gọi là “cây bàng ông” và “cây bàng bà”. Đình thần Phụng Tường ở Sóc Trăng. Tiếc là “cây bàng ông” đã chết khô nhiều năm trước. Hiện trong sân đình chỉ còn cây bàng bà “mồ côi bạn”.
<!>
Bà Dương Thị Xê (80 tuổi, người trông coi đình thần Phụng Tường) kể, từ nhỏ bà đã thấy trong sân đình có hai cây bàng đá khổng lồ.

“Hồi khoảng 10 tuổi, tôi đã thấy hai cây bàng rất lớn trong đình thần Phụng Tường này rồi. Theo ước tính hai cây bàng này trên 400 năm tuổi. Hai cây bàng trong sân đình Phụng Tường gắn liền với ký ức, tuổi thơ của bao nhiêu người tại đây. Ngoài ra, hai cây bàng đá là điểm định vị của người dân trong làng.

Ngày xưa, nhiều người đi từ Trà Vinh sang thì cứ nhìn hai cây bàng đá mà định vị hướng để chèo xuồng về”, bà Xê nói và cho biết, nơi đây cũng là điểm hẹn giao liên của những chiến sĩ cách mạng thời chiến tranh.

Bà Dương Thị Xê cho biết, lúc nhỏ bà đã thấy hai cây bàng đá khổng lồ trong đình thần."Cây bàng đá bà" có chu vi hơn 10m, riêng phần gốc khoảng 30m, cao hơn 40m.
“Hằng năm, ban quản lý đình thuê người trèo lên cắt cây tầm gửi bám trên thân cây bàng. Tháng 3 Âm lịch, mọi người ở khắp nơi đổ về đình thần Phụng Tường để dâng hương và chiêm ngưỡng cây bàng đá”, bà Xê nói.

"Cây bàng đá bà" từ 400 - 500 năm tuổi.


Cây cao khoảng 40m..
.

Phần gốc của "cây bàng đá bà" nhiều người ôm không xuể.


Cây bàng đá trong đình thần Phụng Tường gắn với ký ức nhiều người.

“Cây bàng đá ông” sau khi chết khô đã được ông Mai Kiên, ở TP Sóc Trăng đến mua với giá 35 triệu đồng.

Ông Mai Kiên kể, hồi năm 2014, ông có dịp đi ngang qua đình thần Phụng Tường thì thấy hai cây bàng đá rất lớn, trong đó một cây đã chết khô nên ghé lại xem. Hỏi thăm người phụ trách đình, ông Kiên mới biết hai cây bàng đá này có từ mấy trăm năm trước nhưng một cây bị chết. Do cây quá lớn nên ban quản lý đình thần thuê người dân đến đốn.


Ông Mai Kiên bên gốc "cây bàng đá ông"

Theo lời người dân kể, có 1 nhóm người ở địa phương khác nhận lời đốn cây, nhưng mới hạ được một số nhánh cây thì họ bỏ ngang, không đốn nữa mà không nói lý do. Có người nói, sau khi hạ một số nhánh cây xuống, đêm tối nhóm người đó ngủ mơ thấy chuyện lạ nên bỏ đi luôn!? Từ đó, không ai nhận đốn cây nữa. Cứ thế, cây khô dần, nhiều phần bị mục.

Với cặp mắt làm nghề gỗ hàng chục năm, ông Mai Kiên nhận thấy cây bàng đá rất đẹp, hấp dẫn nên hỏi mua. Ban đầu, ông ra giá 30 triệu đồng, nhưng phía người phụ trách đình không đồng ý bán. Sau đó, ông mua được gốc bàng đá với giá 35 triệu đồng. Để đưa trọn vẹn gốc bàng lên, ông Kiên thuê hơn 10 công nhân đào sâu xuống đất, bứng hết rễ cây rồi thuê xe cần cẩu hạng nặng chuyển về TP Sóc Trăng.
 

Gốc "cây bàng đá ông" được ông Mai Kiên bảo quản trong kho ở TP Sóc Trăng.

“Các công nhân phải đào ròng rã 1 tháng trời mới bứng gốc cây lên được. Do gốc cây quá lớn, tôi thuê phần đất của dân có chiều ngang 15m để làm đường cho xe cẩu vào và bồi thường các cây xanh bị ảnh hưởng hư hại.

Ngoài ra, trên đường về tới TP. Sóc Trăng, tôi phải xin Sở GTVT cho xe chạy với vận tốc không khác gì đi bộ”, ông Kiên nói và cho biết, gốc bàng nặng khoảng 50 tấn.

Ngôi đình được 2 cây bồ đề buông rễ ôm chặt

Nhiều người nói rằng, khi về xứ Gò Công, Tiền Giang nhớ ghé thăm đình Tân Đông, còn gọi là đình Gò Táo, ở huyện Gò Công Đông. Đình Tân Đông được biết đến là ngôi đình “độc nhất vô nhị" Việt Nam vì được 2 cây bồ đề buông rễ ôm trọn.

Hai cây bồ đề buông rễ ôm trọn đình Tân Đông ở Tiền Giang.

Đình Tân Đông có 5 vòm cửa cổ kính, được rễ 2 cây bồ đề quấn lấy tạo thành những bức phù điêu sống động.

Theo các bậc cao niên, đình Tân Đông có từ thời vua Minh Mạng, kiến trúc hoa văn và họa tiết khắc nổi trên đình mang đặc trưng của kiến trúc đình thời Nguyễn. Thời kháng chiến chống Pháp, đình Tân Đông là nơi hội họp của các chiến sĩ cách mạng để bàn bạc kế sách đánh giặc. Đến giai đoạn đánh Mỹ, đình Tân Đông bị biến thành nơi giam giữ, trấn áp các gia đình có con em tham gia cách mạng…

Những chùm rễ cây bồ đề "ôm" chặt lấy những cột, khe tường như cánh tay khổng lồ với hàng trăm ngón ôm ấp, bảo vệ đình Tân Đông.


Bên cửa hông đình, một gốc bồ đề đồ sộ mọc lên, đâm xuyên qua mái.

Đình Tân Đông có 4 lệ cúng trong năm, gồm: hội kỳ yên, thượng điền, hạ điền và lễ cầu bông. Ngày 9/12/2010, UBND tỉnh Tiền Giang trao Bằng Công nhận di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh cho đình Tân Đông.

Anh Võ Minh Thành (ngụ Tiền Giang) cho biết: “Đình Tân Đông là nơi tham quan của nhiều du khách khi đến xứ Gò Công. Ngôi đình này độc đáo vì có hai cây bồ đề với chi chít rễ bám vào bức tường phía chính điện”.
  

Anh Võ Minh Thành tham quan đình Tân Đông.
 
Bên trong đình Tân Đông

Do đình Tân Đông xuống cấp trầm trọng, năm 2020, Sở VH-TT&DL Tiền Giang quyết định trùng tu, tôn tạo ngôi đình độc đáo này với kinh phí khoảng 2,6 tỷ đồng.


Đình Tân Đông là không gian sinh hoạt văn hóa, tâm linh của người dân Tiền Giang.

Thiện Chí

Không có nhận xét nào: