Tự do báo chí ở Việt Nam "rất ổn định ở nhóm chót bảng xếp hạng"
RFA
03/5/2022
Nhân việc Tổ chức Phóng Viên Không Biên giới (RSF) công bố bảng xếp hạng Chỉ số Tự do Báo chí Thế giới năm 2022 vào ngày Tự do báo chí Quốc tế 3/5, một nhà báo độc lập nhận định rằng, bên cạnh bắt bở bỏ tù các nhà báo độc lập, Nhà nước Việt Nam còn “chống lưng” cho các hội nhóm tung tin giả. Đó cũng là lý do khiến tình nền báo chí Việt Nam vẫn tồi tệ và luôn ổn định đứng cuối trong các bảng đánh giá về Tự do báo chí.
<!>
Luôn thuộc nhóm chót bảng về Tự do báo chí
Trong bảng xếp hạng này, RFS xếp Việt Nam xếp ở vị trí 174/180 quốc gia và vùng lãnh thổ được đánh giá, tăng một hạng so với năm ngoái, và là quốc gia có số nhà báo bị bỏ tù đứng thứ ba trên Thế giới.
Cập nhật tình hình Biển Đông ngày Thứ tư 04 tháng 5 năm 2022
04/5/2022
Trung Hiếu tổng hợp từ nhiều nguồn tin khác nhau
Hàng Không Mẫu Hạm Hoa Kỳ hoãn thăm Đà Nẵng
Theo các nguồn tin của tôi, HKMH USS Abraham Lincoln sẽ không thực hiện chuyến thăm Đà Nẵng vào ngày giờ dự kiến vào thượng tuần tháng 5.
Đây là quyết định được đưa ra bởi phía Mỹ. Lý do của quyết định hoãn chuyến thăm không được tiết lộ.
Nhiều khả năng đây chỉ đơn thuần là quyết định xuất phát từ ưu tiên bố trí của nhóm tác chiến HKMH Mỹ.
Hiếu Chân - Bài học từ chiến tranh Ukraine, từ Nhật Bản đến Việt Nam
Chiến tranh nhấn mạnh tính cấp thiết của việc củng cố liên minh và hệ thống phòng thủ quốc gia
04/5/2022
Hành động tấn công quân sự vô cớ của Nga chống Ukraine là lời cảnh báo an ninh nghiêm trọng đối với nhiều quốc gia. Sự tàn phá kinh hoàng và thương vong lớn mà Ukraine phải gánh chịu buộc các nhà lãnh đạo trên thế giới phải suy nghĩ lại về các chính sách quốc phòng và chiến lược an ninh.
Phần Lan và Thụy Điển là hai trường hợp đáng chú ý nhất. Sau nhiều thập niên theo đuổi một đại chiến lược chủ yếu nhằm bảo đảm chung sống hòa bình với Nga, hai quốc gia này hiện đang tính gia nhập NATO. Tuy ở châu Á xa xôi, Nhật Bản không thể tự cô lập khỏi những sự thay đổi lớn do cuộc chiến Ukraine gây ra và cũng đã từng bước thay đổi chính sách và chiến lược an ninh của Tokyo.
Quần đảo Solomon – bàn đạp Thái Bình Dương của Trung Quốc
Nguồn: Nikkei Asia
Trần Phong biên dịch
04/5/2022
Vào cuối tháng Ba, việc Trung Quốc và Quần đảo Solomon tuyên bố hai chính phủ đã ký kết một thoả thuân an ninh song phương, đây có thể coi là một bước tiến lớn mang tính răn đe trên nhiều phương diện.
Trong số nhiều bài học, đây có thể coi là bài học đắt giá nhất cho toàn thế giới khi đã nhầm tin vào sự dối trá của Bắc Kinh khi đã khẳng định rằng nó không quan tâm đến việc mở rộng sự hiện diện quân sự ở Thái Bình Dương.
Thời sự Việt Nam
Ngày Thứ tư 04 tháng 5 năm 2022
Tên đường Sài Gòn - Vô Tri Bất Mộ
Nguồn: Nguyễn Kim Khánh
04/5/2022
30 tháng 4, tôi thích viết gì đó. Tuy nhiên, vì là cảm xúc nên nó thường vô định. Vô tình hôm qua, người bạn nhắc đến tên “Hồ Hảo Hớn”, một tên đường tôi chưa từng nghe trong tự điển Sài Gòn của mình. Thế là, chuyện mò đường đã kéo tôi vào câu chuyện to tát này. Câu chuyện văn hóa Việt - Tên Đường Sài Gòn.
Hán-Việt có câu, "Vô tri bất mộ", là "không am hiểu thì không mến mộ". Không hiểu công lao nuôi dạy thì sẽ không tôn kính cha mẹ mình; Không hiểu văn hóa thì không yêu dân tộc mình. Và "Vô mộ bất hành" là sẽ không biết hiếu thảo với mẹ cha; từ chối giống nòi, chê bai nguồn gốc...
Tôi đánh cái vòng tiểu tiết để nói việc to hơn. Nếu hiểu tầm văn hóa và tư duy lịch sử của hệ thống tên đường Sài Gòn, chuyện đổi tên đường kiểu "râu ông nọ cắm cằm bà kia", tệ hơn nữa là xóa tên, sẽ không xảy ra sau 30/4/1975.
Tin tức thế giới ngày Thứ tư 04 tháng 5 năm 2022
Võ Thái hà tổng hợp
Michael Beckley - Nỗi sợ Trung Quốc đang định hình Trật tự Thế giới Mới như thế nào? (P1)
Gồm 3 phần
Nguồn: Michael Beckley, Enemies of My Enemy – How Fear of China Is Forging a New World Order, Foreign Affairs, 14/02/2022
Michael Beckly là Phó Giáo sư chuyên ngành Khoa học chính trị tại Đại học Tufts, và là tác giả của cuốn Unrivaled: Why America Will Remain the World’s Sole Superpower.
Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng
Phần 1
Trật tự thế giới đang sụp đổ, và ai cũng có ý kiến riêng về việc giải quyết tình trạng này. Một số người cho rằng Mỹ chỉ cần tái khởi động nỗ lực lãnh đạo trật tự tự do mà nước này đã giúp thiết lập từ 75 năm trước. Số khác nói rằng các cường quốc cần chung tay hướng dẫn cộng đồng quốc tế bước vào kỷ nguyên mới của hợp tác đa cực. Lại cũng có những người vẫn kêu gọi phân chia thế giới thành những vùng ảnh hưởng nhất định. Điểm chung của tất cả các quan điểm này là giả định rằng quản trị toàn cầu là thứ có thể được thiết kế và áp chế từ trên xuống. Với kỹ năng ngoại giao khôn ngoan và hàng loạt các hội nghị thượng đỉnh, ‘khu rừng’ thế giới sẽ có thể được chuyển hóa thành đất trồng trọt. Xung đột lợi ích và những thù hằn lịch sử cũng có thể được thương lượng gạt bỏ và thay thế bằng hợp tác đôi bên cùng có lợi.
Lê Tây Sơn - Hoa Kỳ: Quyền phá thai sẽ không còn được Hiến pháp liên bang bảo vệ?
04/5/2022
Dự thảo ý kiến của Tối cao Pháp viện về Quyết định “Roe v. Wade” (trong đó xem quyền phá thai là quyền được bảo vệ bởi Hiến pháp liên bang) theo hướng hủy bỏ Quyết định vừa được tờ Politico lộ mật đã tạo ra cú sốc lớn. Tỷ số 5/4 thẩm phán gần như chắc chắn dự thảo sẽ được thông qua. Thượng viện không thể đạt được số phiếu 60/100 để giữ lại “Roe v. Wade” cho dù Hạ viện có đồng ý với tỷ số quá bán.
Lộ mật từ một nơi “bậc thầy” về giữ bí mật!
Giá dầu thế giới tăng: Tại sao Opec sẽ không hạ giá?
BBC News
04/5/2022
Nga sản xuất hơn 10 triệu thùng dầu mỗi ngày và giúp Opec giữ giá dầu ở mức cao
Các nhà sản xuất dầu lớn trên thế giới sẽ nhóm họp vào ngày 05/05, trong bối cảnh các nước trên thế giới kêu gọi giảm giá dầu.
Nhưng các thành viên của nhóm các nước sản xuất dầu Opec+, bao gồm cả Nga, không vội vàng đáp ứng.
Opec+ là gì?
Nguồn:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét