Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Bảy, 22 tháng 1, 2022

Lạc giữa “thiên đường” sắc màu, hương vị ở làng nghề bánh mứt cổ truyền - Trần Lưu


Không chỉ thơm ngon, các loại bánh mứt truyền thống còn góp phần giữ gìn bản sắc trong cái Tết Nguyên đán cổ truyền của dân tộc…Đến nay, cho dù xã hội có phát triển, hoặc thay đổi đến dường nào, các loại bánh mứt truyền thống vẫn luôn là những thứ không thể thiếu trong mỗi gia đình khi Tết đến xuân về. Những ngày cuối năm, bước chân vào những cơ sở làm bánh, kẹo, mứt truyền thống tại Vĩnh Long như lạc vào “thiên đường” của hương thơm và màu sắc, có thể làm quyến rũ bất kỳ ai…
<!>


Những ngày cuối năm, trong không khí xuân đang tràn về khắp nơi cũng là lúc một số làng nghề bánh, kẹo, mứt tại Vĩnh Long lại tất bật sản xuất để cung ứng cho thị trường Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022. Ảnh: Màu sắc rực rỡ của các loại bánh mứt truyền thống.



Anh Trần Thanh Gian (38 tuổi, ngụ thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long) với 20 năm làm nghề mứt trái cây thủ công cho biết, nhà anh hiện đang làm 6 loại trái cây gồm me, mãng cầu, gừng, bưởi…




Theo anh Gian, thời vụ sản xuất bắt đầu vào cuối tháng 8 đầu tháng 9 Âm lịch và kết thúc vào khoảng 27/12 Âm lịch. Thời điểm nhộn nhịp nhất vào cuối tháng 11.


“Trung bình nhà tôi sản xuất khoảng 500 kg mứt trái cây/ngày. Năm nay do ảnh hưởng của dịch Covid-19, nên cả năm chỉ làm 5-6 tấn, giảm 50% so với những năm trước đó là 10 tấn”, anh Gian cho hay.


Anh Gian cũng cho biết thêm, sản phẩm làm ra được tiêu thụ chủ yếu ở miền Tây, giá bán tùy loại, từ 120.000-150.000đ/túi thành phẩm đã đóng gói. Năm nay, dù giá đường tăng, nhưng gia đình anh cũng không dám lên giá vì sợ không có nguồn tiêu thụ do ai cũng khó khăn vì dịch bệnh.

Còn ông Lương Văn Thông, Giám đốc HTX Sản xuất bánh tráng cù lao Mây (xã Lục Sĩ Thành, huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long) cho biết, làng nghề bánh tráng nơi đây hình thành khoảng 100 năm và được xem là đặc sản của tỉnh Vĩnh Long.

Hiện làng nghề có 71 hộ dân đang sản xuất bánh tráng phục vụ quanh năm, nhộn nhịp nhất là vào dịp Tết Nguyên đán.

Bánh không chỉ được người dân trong tỉnh ưa chuộng mà còn nhiều địa phương khác mua về dùng, bởi cách làm thủ công, vị ngon, ngọt mang đậm chất quê hương.


Bánh sau khi tráng một cách tỉ mỉ cho tròn, cho đều rồi mới đem đi phơi khoàng từ một ngày nắng, sẽ rất ngon.

Những hình ảnh về bánh mứt truyền thống ở Vĩnh Long với màu sắc, hương thơm ngào ngạt và quyến rũ.









Trần Lưu

Không có nhận xét nào: