Tưởng Năng Tiến – Bữa Cơm Chiều 29
Dường như tôi không hợp lắm với không khí gia đình, nhất là cảnh gia đình xum họp hay đầm ấm. Ngay lúc thiếu thời, vào những chiều giáp Tết, thay vì quanh quẩn ở nhà – phụ cha lau chùi lư hương; giúp mẹ bầy biện mâm cơm cúng cuối năm – tôi hay lặng lẽ tìm lên một ngọn đồi cao nào đó (lặng nhìn thiên hạ đón xuân sang) với tâm cảm của một … kẻ giang hồ, đang trên bước đường phiêu bạt.
<!>
Ôi! Tưởng gì chứ chuyện “phiêu bạt” thì nào có khó chi, khi sinh trưởng trong một đất nước chiến tranh và ly loạn. Muốn là được liền thôi. Trời – đôi khi – cũng chiều lòng người, và chiều tới nơi tới chốn!
Ts. Phạm Đình Bá - Tưởng tượng, định hình và đam mê
Gia Nã Đại, ngày 27, tháng Giêng, 2022
https://docs.google.com/document/d/1vnRxrWywy0gjiU1mhA-_q2tdXXSzik3RNsxpEPcYufY/edit?usp=sharing
Anh Chị Nam và Vi thân,
Bây giờ là chỉ vài ngày trước giao thừa của năm Nhâm Dần. Đầu thư xin chúc các bạn có cơ hội để đoàn tụ với gia đình và người thân vào cuối năm. Mong các bạn đón Tết với nhiều bánh mứt với tâm hồn bình an, thanh thản và cảm giác vui vẻ và hạnh phúc. Năm mới sẽ đến với may mắn và may mắn sẽ kéo dài và xảy ra như cơm bữa!
Như đã bàn trong cuộc họp trước, các yếu tố vận hành khi chúng ta làm việc chung là tưởng tượng, định hình và đam mê. Chúng ta có tuổi trẻ trải dài trước mặt. Chúng ta là những người dấn thân cho một trật tự xã hội mới. Đam mê là sức mạnh của “người xe tăng” trên Quảng trường Thiên An Môn bên Trung Quốc chống độc tài tàn bạo năm nào. Anh ấy là một người thường với lương tâm và lòng tin vào lẽ phải phi thường. Bởi từ đó, Anh ấy có can đảm và tính liều mạng vô vàng để ngăn chận một đoàn xe tăng của bạo quyền Trung cộng khi đảng của chúng ra lệnh để xe tăng dày xéo lên thân thể những người dân xuống đường.
Chu Sơn
Chúng tôi xin giới thiệu ở đây tài liệu - chứng từ do nhà thơ Chu Sơn gửi tới. Độc giả của Diễn Đàn hẳn đã quen thuộc với nhà thơ, nhà hoạt động trong phong trào đô thị Miền Nam trong những năm 60-70. Và sau 1975 ông từng đăng trên Diễn Đàn cũng như trên nhiều báo mạng khác nhiều bài thơ, bút ký, luận chiến... trên nhiều chủ đề văn hoá, lịch sử... chẳng hạn như "cuộc nói chuyện dài với đứa văn nô", "Thảm sát Tết Mậu Thân", cuộc trò chuyện trên núi Truồi; nhà rường ở Huế...
Tuy ông tự nhận là người ngoại đạo, nhưng lại rất quen thuộc và hiểu rõ Phật Giáo Việt Nam. Chứng từ này không phải là tài liệu duy nhất ông viết trên chủ đề Phật Giáo, nhưng có lẽ với khoảng cách thời gian, chủ đề đã được phát triển bao quát nhiều mặt trong một thời gian dài từ 1975 tới nay, như mục lục dưới đây cho thấy.
Bản PDF:
https://drive.google.com/file/d/1pQci7ch9EfOoTyqEjHO3UnkwxACi3O4X/view?usp=sharing
Nguyễn Quý Đại - Nhâm Dần Chúa Tể Lên Ngôi
25/01/2022
Trời sanh hùm chẳng có vây
Hùm mà có cánh hùm bay lên trời
Năm Tân Sửu cũng như năm Canh Tý xảy ra quá nhiều khổ đau cho nhân loại vì dịch bệnh cúm Vũ Hán. Chúng ta hy vọng năm Nhâm Dần đến các nhà khoa học thế giới khống chế được dịch bệnh, để nhân loại có đời sống thăng hoa trở lại. Theo thời gian có sự liên hệ 12 cung Hoàng Đạo cần phải nói đến Ngũ Hành là: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Người Tây phương tính theo chu kỳ sao Jupter (木星 Mộc tinh) quay quanh mặt trời là 12 năm. Mỗi năm nó xuất hiện ở một phương vị nhất định, nơi đó do một trong 12 con giáp đang trấn giữ. Mười hai con vật được gọi là 12 địa chi tượng trưng cho chu kỳ một năm. Trong số các con giáp này mỗi con vật đại diện 2 giờ đồng hồ trong một ngày 24 tiếng. Con rồng là con vật thần thoại và Tý, Dần, Tỵ, và Thân là những con vật sống hoang dã và thường tránh gặp con người. Bảy con còn lại là gia súc, theo chu kỳ 12 năm thì lại mang tên con vật cũ. Những năm Dần đi qua: 1914, 1926, 1938, 1950, 1962, 1974, 1986, 1998, 2010, 2022…
Thời sự Việt Nam
27/01/2022
Sớ Táo quân năm Nhâm Dần
Nguyễn Ngọc Chính
THẦN TÁO SÀI GÒN
CUNG KIẾN NGỌC HOÀNG
CUỐI NĂM BÁO CÁO
KHÔNG DÁM NÓI LÁO!
__________
Thần vốn cầm tinh con trâu
Nhìn chung năm ngoái thật rầu, bất yên
Một năm dịch bệnh triền miên
Nổi lên cùng khắp mọi miền, mọi nơi.
Hiếu Chân - Kiều hối và trục lợi người Việt xa quê
26/01/2022
Gặp phải sự phản kháng của dư luận, nhà cầm quyền đã phải tổ chức những “chuyến bay giải cứu”, mà hành khách phải mua “combo” trọn gói từ giá vé máy bay đến chi phí kiểm tra y tế và chi phí cách ly tập trung. Tuy được quảng bá rầm rộ là một “hoạt động nhân đạo” nhưng thực tế, những chuyến bay “giải cứu” này có giá trên trời, từ hơn $2,000 đến $5,000 mỗi hành khách, tức là cao gấp bốn đến tám lần mức giá vé máy bay thông thường. Để được “giải cứu”, người về còn phải trải qua rất nhiều thủ tục hết sức nhiêu khê và phi lý, chẳng hạn như phải xin được giấy đồng ý tiếp nhận của chính quyền địa phương nơi mình về, phải tới đại sứ quán xin xác nhận bản sao thẻ tiêm chủng, phải ghi danh với cơ quan ngoại giao và chờ đợi được sắp xếp chuyến bay.
Tin tức thế giới ngày Thứ năm 27 tháng 01 năm 2022
Võ Thái Hà tổng hợp
Tầm nhìn Châu Âu sai lầm của Macron
Nguồn: Francis J. Gavin and Alina Polyakova, Macron’s Flawed Vision for Europe, Foreign Affairs, 19/01/2022.
Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng
Ngay cả những ý tưởng tồi cũng có thể đem lại kết quả tốt. Vào những năm 1960, de Gaulle, trong lúc chê bai một NATO do Mỹ lãnh đạo và chủ trương tìm kiếm quyền tự chủ, đã thúc đẩy liên minh phương Tây thực hiện một cuộc tự vấn nghiêm túc để xem xét lại sứ mệnh, mục đích, và chính sách của mình. Báo cáo Harmel năm 1967 đã khẳng định lại các nguyên tắc cơ bản của NATO và thúc đẩy tổ chức này đi theo cách tiếp cận hợp tác hơn đối với các vấn đề an ninh. Điều đó đã củng cố liên minh và giúp phương Tây thắng thế trong Chiến tranh Lạnh. Nếu lời kêu gọi tự chủ của Macron và cuộc rà soát chiến lược hiện tại của NATO tạo ra kết quả tương tự, thì Châu Âu và Mỹ nên biết ơn ông ấy, điều mà một thế hệ trước đó đáng lẽ nên làm với de Gaulle.
Hợp tác “lưng tựa lưng” Trung-Nga cuối cùng có thể tan vỡ?
VOA Hoa ngữ
An Liên biên dịch
27/01/2022
Kadri Liik, nhà nghiên cứu chính sách tại Hội đồng quan hệ đối ngoại châu Âu, cho rằng sự việc ở Kazakhstan không phải là “thay đổi cục diện hình thế” đối với quan hệ Trung-Nga. Bà cho rằng trong ngắn hạn, Trung Quốc sẽ không “ngang nhiên” thách thức vị thế an ninh của Nga ở Trung Á.
Bà nói: “Tôi không nghĩ Trung Quốc quan tâm nhiều đến việc đóng vai trò quân sự và an ninh ở Trung Á. Trung Quốc hiện đang quan tâm nhiều hơn đến Biển Đông, Đài Loan, v.v., và Trung Á không nằm trong lợi ích trực tiếp của họ. Có thể, một vài thập niên tới (sự quan tâm như vậy) sẽ tăng lên”.
Nguồn:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét