Việt Nam - Chia tay 2021: Vì sao Đảng mở chiến dịch Mậu Thân trên mặt trận nhân quyền?
Nguyên lý ngoại giao thất tín không chỉ là phát kiến của riêng Nguyễn Phú Trọng mà là bản chất của Cộng Sản. Với người Cộng Sản không bao giờ có chữ tin vì sự bội tín đã được được nâng tầm giá trị lên tầm trí tuệ. Chiến dịch Mậu Thân đến nay vẫn được ca ngợi là chiến thắng trí tuệ (bất ngờ tấn công trong thời điểm thỏa thuận hưu chiến cho nhân dân ăn tết) buộc Mỹ phải ngồi vào bàn hội nghị. Khi ký một hiệp định hiệp ước người Cộng Sản luôn nghĩ đến việc sẵn sàng chà đạp lên những điều bất lợi cho mình và buộc đối phương phải thực hiện những điều có lợi.
<!>
Khi thực hiện hiệp định Geneve, Lê Duẩn đã chỉ đạo chôn súng ở các căn cứ, trình diễn lên tàu tập kết rồi bí mật quay lại Cà Mau. Ký hiệp định Paris, ngừng bắn tại chỗ, tố cáo VNCH chiếm những lãnh thổ của họ, Công Sản lại đưa hàng chục sư đoàn từ Bắc vào Nam giải phóng Sài Gòn. Sau khi cưỡng chiếm trọn miền Nam Phạm Văn Đồng dõng dạc tuyên bố “Mỹ chạy trời không khỏi nắng khoản bồi thường chiến phí theo hiệp định Paris”
Nguyễn Lê – Giới Việt kẹt với sự mở rộng những "đường bay thương mại quôc tế"...độc quyền
01/01/2022
Chính quyền Campuchia đã tỏ ra khôn ngoan trong chính sách hàng không của họ. Họ để cho sự cạnh tranh của các hãng hàng không quốc tế tạo ra những giá vé thuận lợi cho hành khách vào nước họ, họ thu lợi ít tính trên từng cá nhân, nhưng vẫn được nhiều nhờ vào số đông. Mặt khác, cách cư xử của họ có thể gọi là văn minh và nhân đạo, mặc dù dịch bệnh đang hoành hành, vẫn mở rộng cửa sân bay đón những người không phải là đồng bào của họ, và còn dành cho người Việt mình những thủ tục nhập cảnh, xuất cảnh dễ dàng để về nước. Cớ sao người Việt ta lại không thể đối xử với chính đồng bào của mình bằng những việc làm tối thiểu như họ?
Đó là những suy nghĩ thật lòng của một người ly hương bất đắc dĩ, luôn mỉm cười với nghịch cảnh, và rất sẵn sàng chờ đón thêm một cái tết tha hương.
Nguyễn Quang Dy - Dân trí và văn hóa ứng xử thời dịch Corona
01/01/2022
Muốn thoát khỏi đại dịch để phục hồi và phát triển kinh tế, Việt Nam phải nâng cao dân trí và thay đổi văn hóa ứng xử. Đại dịch đã làm đảo lộn nhiều quan niệm, buộc phải chuyển đổi tư duy “zero Covid” sang “sống chung với dịch”. Muốn chống dịch như chống giặc có hiệu quả, Việt Nam phải hội nhập quốc tế, không thể ngụy biện “làm theo cách của mình” (exceptionalism). Năm 2022, Việt Nam phải gấp rút đổi mới thể chế vòng hai theo quy luật cùng tắc biến trước khi quá muộn, vì “chậm chễ” (gruadulism) đồng nghĩa với tự sát.
Nguyễn Tuấn - Khai bút đầu năm: Khoa học thơ
01/01/2022
Người Việt chúng ta rất tự hào là một dân tộc yêu thơ. Yêu đến nổi mỗi chúng ta đều nhớ vài bài thơ, thậm chí còn có khả năng sáng tác thơ. Đa số chúng ta chỉ dừng lại ở cảm nhận thơ, ít ai có khả năng phân tích một bài thơ theo lăng kính khoa học. Lí do là vì người Việt chưa có khả năng nâng thơ lên tầm khoa học. Nhưng đọc hai cuốn sách này ("Thơ: Thi Pháp & Chân Dung" của Đặng Tiến và "Thơ con cóc và những vấn đề khác" của Nguyễn Hưng Quốc) giúp chúng ta dùng khoa học để phân tích thế nào là một bài thơ hay và thế nào là một bài thơ dở.
Việt Nam xây lò phản ứng mới để đáp ứng nhu cầu về chất phóng xạ
Thanh Phương / RFI
03/01/2022
"Chúng tôi tính một trong những hướng sử dụng có thể mang lại hiệu quả kinh tế khá lớn cho Việt Nam và cũng đáp ứng những nhu cầu của thế giới. Nhưng điều quan trọng hơn hết là một nước như Việt Nam phải có một lò với công suất như thế để đào tạo một đội ngũ, nhằm bảo đảm lâu dài chiến lược sử dụng năng lượng hạt nhân, nếu không thì Việt Nam sẽ cực kỳ lạc hậu, sau này nếu như có những biến chuyển nào đó trên thế giới, mình sẽ không có những lực lượng để thích ứng những biến chuyển đó."
Tin tức thế giới ngày Thư hai 03 tháng 01 năm 2022
Vó Thái Hà tổng hợp
Sự suy thoái của một siêu cường: Học thuyết mới của TQ và hậu quả với thế giới
Nguồn: “Chinas Wandel – die neue Doktrin und ihre Folgen für die Welt”, WELT, 29/12/2021.
Lược dịch: Nguyễn Xuân Hoài
Ngoài ra, các quốc gia có cùng chuỗi cung ứng với Trung Quốc có thể phải chịu tác động từ việc cắt giảm sản lượng do tình trạng thiếu điện đang diễn ra.”
Mặt khác, tốc độ tăng trưởng chậm lại của Trung Quốc có thể kết thúc tình trạng giá nguyên liệu liên tục tăng trong những năm qua. Theo Harris, nếu tăng trưởng bất động sản ở mức thấp nhất thì nhu cầu về kim loại sẽ vẫn rất yếu. Cho đến nay, Trung Quốc là nước tiêu thụ kim loại lớn nhất thế giới. “Giá kim loại đã sụp đổ và không có khả năng phục hồi trong tương lai gần.”
Phương Tôn – Lễ tang “nghèo nàn” của một người vĩ đại
Tháng 01 năm 2022
Quan tài của ông chỉ là một chiếc quan tài bằng gỗ thông rẻ tiền với những đoạn dây thừng đơn giản thay vì tay cầm dát bằng vàng như thường lệ của giới thượng lưu và bên trên chỉ có một bó hoa bé nhỏ. Mọi tốn kém thay vì dành cho lễ tang, Đức Tổng Giám mục Desmond Tutu, thọ 90 tuổi, chỉ muốn dành cho những người nghèo khổ tại đây.
Khi còn sống, cái áo không làm nên ông thầy tu thì đến khi chết, cái áo quan cũng sẽ không làm không làm cho người ta hèn kém đi. Suốt cuộc đời sống và chiến đấu cho đất nước, cho người dân Nam Phi cộng thêm nhân cách, đạo đức đã làm cho một Tổng giám mục Tutu vụt sáng vượt qua khỏi mọi không gian và thời gian, nay ông lại càng vĩ đại hơn nữa, ngay đến lúc chết.
Lương Thái Sỹ - Xem thường Omicron là tự sát
02/01/2021
Trong khi đó, ngày càng có nhiều trường cao đẳng và đại học trên toàn quốc có sự điều chỉnh cho học kỳ mùa Xuân năm 2022 do sự gia tăng ca nhiễm. Đại học Duke cho các lớp học từ xa kéo dài thêm một tuần nữa vì số giảng viên và và sinh viên cư xá nhiễm virus ngày càng nhiều. Đại học tiểu bang Michigan ra thông báo cho biết học kỳ mùa Xuân bắt đầu chủ yếu từ xa vào ngày 10 Tháng Một trong ít nhất là ba tuần. “Tôi biết đa số sinh viên thích học trực tiếp hơn, và tôi cũng vậy – Samuel L. Stanley Jr., hiệu trưởng trường nói trong một tuyên bố – Nhưng chúng ta phải học một cách an toàn. Bắt đầu học kỳ bằng học từ xa và giảm mật độ người trong khuôn viên trường là hai giải pháp rất quan trọng để làm chậm sự lây lan của virus”.
Nguồn:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét