Trước 1975, tôi rất thích đi xem tranh của các họa sĩ Việt Nam trưng bày thường trực ở các phòng tranh ở Saigon. Vui nhất khi biết có những họa sĩ triển lãm tranh một thời gian ngắn tại Huế, Đà nẵng hoặc Saigon. Đi xem tranh thoải mái hơn đi nghe ca nhạc, đi dự RMS (ra mắt sách) nhiều Đi nghe trình diễn ca nhạc, khán giả thụ động theo diễn tiến trên sân khấu trước mặt. Chỉ được tán thưởng khi ca khúc chấm dứt bằng cách vỗ tay hay nói to “bis, bis!”,“ more, please!” khi ca sĩ hát hay hoặc “ suỵt, suỵt hoặc huýt sáo...” khi bài hát quá dở! Chỉ có thế thôi là thuộc quyền của người đi dự ca nhạc.
Còn khi khán thính giả đi dự một buổi “RMS” mà tôi phát âm”Rờ Mờ Sờ”(có lẽ vì tôi là người có đôi mắt “huyền mơ”) . Ba chữ cái RMS, có lẽ là chữ của bạn tôi: Thi sĩ Song Nhị (?) thì chúng ta chỉ nghe mấy vị diễn giả và tác giả “được quyền thao thao bất tuyệt trên bục thuyết trình, người “khách mời” chỉ nghe rồi hay dở cũng phải vỗ tay theo phép lịch sự “tây”. (mở ngoặc “lịch sự tây là theo kiểu truyền lại từ xưa ở xứ ta trước 1975, không phải xứ người hiện nay mà cũng không phải xứ ta hiện nay vì sau ngày 30 tháng Tư năm 1975, các “đỉnh cao của trí tuệ”, các Tiến sĩ, Thạc sĩ “quốc doanh sản xuất đại trà theo chỉ tiêu của Nhà Nước Ta” diễn giả lại tự vỗ tay những đoạn phát biểu chẳng hay tí nào của mình (mà mình lại tự khen mình) để thính giả “thức giấc” vỗ tay theo, lặp đi, lặp lại nhiều lần “vô duyên như thế!”. đóng ngoặc)
Riêng việc tham dự những ngày trưng bày họa phẩm” của các họa sĩ, tôi cho là thoải mái nhất vì chẳng cần phải đến trước giờ khai mạc. chẳng cần ngồi im để nghe nói, nghe hát... mà khán giả giờ nào thuận tiện đến thưởng thức họa phẩm cũng “tự do”. Tôi biết có những vị tính toán những giờ “vắng khách nhất” để đến thưởng thức tranh “lặng lẽ một mình ta với tranh thôi!” Thật là thú vị. Tôi nhớ lại hồi ở Saigon, mấy bạn tôi (nhạc sĩ, họa sĩ, thi văn sĩ, binh sĩ...còn mang theo chai vin de Bordeaux kèm theo ly giấy... vừa uống với tác giả để chúc mừng, vừa gật gù xem tranh nữa.
Lan man, tản mạn... làm mất thì giờ của người đọc nảy giờ, tôi thành thật xin lỗi vậy. Bây giờ mới nhập đề. (Bà chủ bút dặn: “anh xem tranh rồi viết một bài “nhận xét dài dài nhé” mà nhớ gửi ngay để đăng báo cho kịp”. OK thì cà kê dê ngỗng... sẽ dài và gửi ngay cho kịp thì có “văn chương mì ăn liền” ngay tút suỵt!.
2-
Trước tháng 8 năm 2008, có lẽ cư dân tại Thung Lũng Hoa Vàng hay Thung Lũng Điện Tử nổi tiếng của nước Mỹ chỉ biết người mang tên VÕ TÁ ĐỒNG là một Bác sĩ Y Khoa chuyên khoa Thần Kinh và Tổng quát mà thôi. Không ai biết thêm” ngoài giờ làm việc ở phòng khám bệnh trở về nhà là BS Đồng “thoát xác” là một người của sơn, dầu, cọ, canvas, của gam màu, của mảng sơn, của khung, của đường chân trời, của bố cục, của những cụm từ “Siêu nhiên, Tiền Siêu nhiên, Hậu Siêu thực,Lập thể, Classical, Impressionist, Abstract, Indian Red, Indian Yellow.... còn nhiều cụm từ mà trong nghề chuyên môn của một Bác sĩ Y khoa không dùng thường ngày.
Bác sĩ VTĐ khi đến với hội họa cũng bình thưởng, giản dị không như “kiểu cọ” của mấy “ông họa sĩ bạn tôi ở Saigon, Huế” phải miệng ngậm tẩu, mặc áo choàng khi vẽ hoặc xuất hiện trước khán giả nơi phòng tranh” hoặc ông nhạc sĩ ở Saigon trời nóng bỏ bố mà cũng “làm le : ta đây là văn nghệ sĩ” học đòi ngậm pipe mặc pardessus de ville như ở bên Tây mùa lạnh cóng !
Lúc trẻ tôi cũng có vài năm mê và theo học hội họa, nhưng tự thấy mình trời không cho “hoa tay” nên “tưng bừng theo học.... rồi âm thầm đào ngũ!”
Tôi biết có những người bạn của tôi tiếp tục theo nghề hội họa đã bỏ nhiều giờ ban ngày cũng như ban đêm khi bất chợt đang pha màu gặp một màu “rất lạ rất ưng ýï” làm quên cả không gian lẫn thời gian chỉ vì đam mê nghệ thuật. Nghe thì lẩm cẩm mà nghĩ thật đáng quý giá.
Họa sĩ VÕ TÁ ĐỒNG chọn THÁNG TÁM trong những năm qua để RA MẮT TRANH SƠN DẦU. Có lẽ MÙA THU là mùa của những NHẠC SĨ, THI SĨ, VĂN SĨ... mà cũng là mùa của HỌA SĨ sao?
Lần thứ nhất tranh sơn dầu của VÕ TÁ ĐỒNG xuất hiện vào ngày 8 tháng 8 năm 2008 tại Trung Tâm Văn Hóa Mễ Tây Cơ góc đường King và Alum Rock của thành phố San José. Hai ngày trưng bày, nhưng được nhiều khách đến tham dự.Đa số tranh thuộc loại CHÂN DUNG.Vẽ chân dung tuy không khó lắm nhưng lại rất KHÓ khi người mẫu là người địa phương, những khuôn măt của cộng đồng mà ai cũng quen mặt. Vẽ không giống là họa sĩ “tiêu tùng” ngay.
Họa sĩ VÕ TÁ ĐỒNG vẫn xuống TẤN, trụ vững được là nhờ KHÔNG cần họa sĩ ghi danh tính của người mẫu mà khán giã từ xa mới bước vào phòng tranh là ...ồ... ngay:
“Giống Giáo sư TOÀN PHONG NGUYỄN XUÂN VINH quá!”
“Đây là Nhà báo, nhà văn THANH THƯƠNG HOÀNG”
Hoặc “đây là GS NGUYỄN CHÂU.... “
“Đây là nhạc sĩ X, đây là văn sĩ Y, đây là nhà văn Z v.v...”
Họa sĩ nghe cũng VUI mà khán giả cũng VUI không kém.
Lần thứ HAI, họa sĩ Võ Tá Đồng lại tổ chức trưng bày TRANH SƠN DẦU trong hai ngày 7 và 8 tháng 8 năm 2009 với nhiều hoa phẩm hơn. Tranh chân dung vẫn là chính. Quan khách và khán giả lại gặp các người mẫu đứng bên cạnh bức tranh chân dung của mình. Nhà văn NGUYỄN XUÂN HOÀNG, nhà báo TRƯƠNG GIA VY, nữ nhạc sĩ TÚ MINH, và nhiều thi, văn, họa sĩ cũng được họa sĩ VÕ TÁ ĐỒNG cho xuất hiện trên khung canvas... rất mỹ thuật và chân phương.
Khách thưởng lãm rủ nhau đến xem tranh nhiều hơn năm trước vì đã hiểu được tài năng (tay trái) của một y sĩ nay kiêm thêm họa sĩ.
Rồi năm nay 2010, sau gần chín tháng âm thầm sáng tác, họa sĩ VÕ TÁ ĐỒNG lại trưng bày TRANH SƠN DẦU tại Trung Tâm VIVO, đường Quimby trong HAI NGÀY 25 và 26 tháng 9.
Sở dĩ để qua tháng 9 vì như thường lệ, BS Võ thuê chỗ trưng bày tranh TRONG THÁNG TÁM tại nơi trưng bày hai lần trước thì được trả lời “ Sorry, nơi này đang sửa chửa, không tiện cho thuê”.
Các bạn thân quen của Bác sĩ VTĐ đã “biến” hội trường của Trung Tâm VIVO, chuyên là nơi RMS với hàng trăm ghế ngồi như thường lệ trở thành một phòng TRƯNG BÀY TRANH SƠN DẦU rất mỹ thuật, bề thế. Tôi rất cảm phục bàn tay, trí óc và những con mắt mỹ thuật, kiến trúc của những người bạn này.
Lần này các bức tranh khổ lớn, hoành tráng, bề thế, mỹ thuật chiếm lĩnh hai bên tường và giữa phòng tranh hơn. Tuy nhiên tranh CHÂN DUNG vẫn chiếm 14 tác phẩm.
Những bức chân dung năm nay mỹ thuật hơn vì cĩ nhiều mỹ nhân hơn năm trước. Bức chân dung của phu nhân ơng N.Đ.Cường nhiều người chiêm ngưỡng vì người đẹp cĩ đơi mắt rất linh động. Dù khán giả đứng ở vị thế nào, vẫn thấy đơi mắt nhìn mình.
Như hai lần trước, khách thưởng lãm vẫn tụ năm, tụ ba, nói chuyện, nhận xét độ chính xác của người được làm mẫu....ai cũng khen:” giống quá!, giống quá!, ăn “tranh”( tôi muốn diễn tả “ăn ảnh” đó) , nhiều ánh chớp của flash lóe sáng chụp ảnh bạn bè của người mẫu cùng họa sĩ Võ Tá Đồng.
Đặc biệt lần này thêm 7 tấm tranh sơn dầu của một nữ họa sĩ mới xuất hiện tại San José, ký tên trên hoa phẩm LE LOI (mà tôi gọi đùa Họa sĩ Le Lói, Lẻ Loi, chính là phu nhân của bác sĩ Võ Tá Đồng là Lê Lợi hoặc Laurianne Le đó.
Tuy nữ họa sĩ mới xuất hiện nhưng tranh vẽ của cơ trơng “có nét” lắm và một trong bảy họa phẩm đó đã được một vị khách mua ngay khi đến xem tranh.
3-
Lần này, vì được chỉ định ngồi ở bàn tiếp tân và ghi danh quan khách, từ sáng sớm cho đến chiều tối trong hai ngày Thứ Bảy và Chủ Nhật, tơi có nhiều thì giờ xem Người, xem Tranh hơn những kỳ trước nên mới nhận viết một vài nhận xét cho tờ PHỤ-NỮ CALI đăng lần này. Đây chỉ là một thoáng nhận xét ... xin độc giả, họa sĩ VTĐ bỏ qua những ý kiến nhiều chủ quan nếu có.
Những họa phẩm khổ lớn, không thuộc loại chân dung tôi thấy có:
Bức thứ 1- SAU CƠN BÃO BIỂN ( khổ 36x 48) : một bà mẹ trẻ ở miền quê sống ở khu chài lưới bồng một đứa con đứng nhìn ra biển chờ chồng đánh cá trở về sau cơn bão biển.Trong lòng ưu tư, cầu nguyện Trời Phật phù hộ cho chàng may mắn trở về với hai mẹ con nàng.
Bức thứ 2: “THANH CAO” (24x 30)
Bức thứ 3: “VĨ CẦM XƯA” (16x 24)
Một chiếc vĩ cầm cơ đơn bên mã vĩ kế một cuốn THƠ của Pháp màu đen, một cuốn Art và một lọ hoa hương dương màu vàng. (Tranh tỉnh vật)
Bức thứ 4: “THIẾU NỮ BÊN SÔNG (30 x 40)
Tôi dừng lại hơi lâu để ngắm họa phẩm này, tôi cảm thấy sao có cái gì gần gũi với tôi. À tôi hiểu rồi, đó là chất RẤT HUẾ quen thuộc một thời khi tôi là cậu học sinh trường Khải Định, Quốc Học tiếp theo thời sinh viên Đại học Huế. Dáng dấp một cô thiếu nữ áo dài trắng, nón lá bài thơ, chân mang guốc mộc. Cô có lẽ từ trên phố mới trở về. Đến bờ sông, có chiếc đò đang đợi, có người lái dò khuất sau dáng người thon thả của nàng và bên kia sông là nhà nàng. Thế mà nàng chưa vội bước xuống đò. Nàng còn mến tiếc một cái gì vừa qua nơi thành phố nàng vừa giã từ?
Đến khi phòng tranh đóng cửa, tôi mới biết bức tranh này ĐÃ CÓ CHỦ. Một du khách người Mỹ da trắng từ tiểu bang Florida sang du lịch San José với phu nhân là một thiếu phụ Việt Nam. Hai ông bà đã chiêm ngưỡng rất lâu bức tranh YOUNG GIRL ALONG RIVERSIDE này. Cuối cùng là: một quà tặng cho hiền thê để ghi một kỷ niệm nhớ đời!.
Bức tranh thứ 5: “TRỪU TƯỢNG” (24x 30)
Bức tranh thứ 6: “PHÂN VÂN” (36x48)
Bức tranh thứ 7: “GIỠN TRĂNG” (36x 36)
Một đêm trăng tròn trên một cánh đồng hoang một bầy ngựa đực ngựa cái đang “ngựa với nhau ” và vui đùa giỡn trăng.
Bức tranh thứ 8: “CƠN LỐC” 24x 36)
Bức tranh thứ 9: “ĐƯỢC MÙA” (24x 36)
Trên cánh dồng lúa vàng trong một ngày gặt . Tuy được mùa nhưng các nông dân vẫn lo âu khi nhìn bầu trời màu xám. Đĩ là tâm lý muơn đời của nơng dân, nhất nơng dân miền Trung, thường bị thiên tai, bão lụt trong các vụ mùa. Khi no phải nghĩ lúc đói ! lúc mất mùa.
Bức tranh thứ 10: “CẦU GOLDEN GATE” (24x 36)
Ban đêm, ánh sáng trên cây cầu nổi tiếng của Bắc California hịa hợp cùng phần ánh sáng phản chiếu xuống dòng nước biển của vịnh San Francisco tạo cho du khách một bức tranh thiên nhiên lung linh ánh sáng mờ mờ ảo ảo.
Bức tranh thứ 11: “MÂY VÀ NƯỚC” (24x36)
Mây chiếm gần 4/5 của bố cục và nước xanh xanh mát mẻ, hiền hòa đem nội tâm người thưởng thức một nostalgic nhẹ nhàng.
Bức tranh thứ 12: “PHỐ ĐÊM” (36x 48)
Bức tranh số 13: THIÊN THACH” (30x 40)
Bức tranh số 14: “RƯNG THU” (20x 20)
Đứng ngắm “Rừng Thu”, tôi nhận xét nơi búc tranh này, họa sĩ vẽ phần trên theo lối Sur- Impressionist, phần giữa Classical và dưới cùng là Post-Impressionist, nói theo ngôn ngữ hội họa. Càng ngắm lâu, càng thấy giá trị và tâm tư của tác giả dành cho Rừng Thu.
Bức tranh thứ 15: “TÔN VINH HÌNH VUÔNG” :
Bước đến trước bức tranh này, cảm tưởng đầu tiên của tôi là “KHÓ HIỂU” tương tự như khi còn trẻ đọc cuốn thơ “Tôi Không Còn Cô Độc” của Thi sĩ THANH-TÂM-TUYỀN. Trước mắt tôi chỉ những hình vuông sần sùi vì sơn dầu phết lên trên. Khó hiểu quá, tôi phải xem tranh lâu hơn những họa phẩm bên cạnh. Tôi suy nghĩ...,tôi quan sát... rồi chân tôi nhích dần qua phía phải... rồi tôi buộc miệng một tiếng “ồ!” thì ra... tôi đã “thấy ý của họa sĩ Võ Tá Đồng muốn gửi vào họa phẩm này” khi tôi nhìn thấy những hình vuông mà tác giả muốn tôn vinh không phải là những hình vuông khô khan, monotone, mà những khối vuông, mà là những hình tượng như những khối vuông dùng trong lĩnh vực kiến tạo và xây dựng “nhà chọc trời”. Mấy vị kỹ sư công chánh, civil engineer hay các kiến trúc sư khi sáng tạo những buildings chọc trời xây dựng ở thành phố New York và tại các đơ thị lớn trên thế giới. Hoặc những ngơi nhà phố vuông, thẳng tắp của vài thành phố nhỏ tại Hoa Kỳ.
Khi đối diện chính diệän bức tranh, tôi chỉ thấy không gian hai chiều, nhưng khi bước qua phải, tôi vào được không gian ba chiều, nhìn thấy những hình vuông đó có hàng lớp nối nhau như những dãy buidings nổi hẳn lên. Thì ra là thế! Tôi rất vui và thấy không khó hiểu như “THƠ HỦ NÚT”.
Bức tranh thứ 16: “MÊNH MÔNG” (24x36)
Bức tranh thứ 17: “NGƯNG ĐỌNG”
Bức tranh thứ 18: “GÁNH HÀNG”
Bức tranh thứ 19: QUYỀN NĂNG CỦA LỬA”
Tác giả đã xử dung phần bố cục cho màu đỏ của lửa khống chế bức tranh như các cuộc cháy rừng đã “ăn hiếp” các lính cứu hỏa khó mà khống chế Bà Hỏa mỗi khi bà nổi cơn giận dữ. Lửa bùng cháy đỏ rực hơn ¾ của bức tranh làm khán giả cũng cảm thấy nóng và sợ khi cảnh này từng xem trên TV mỗi mùa khô tại Nam Bác California.
Bức tranh thứ 20: “SEN HỒNG”
Bức tranh thứ 21: “BUỔI SÁNG” (36x48)
Mới nhìn vào bức tranh vẽ thuyền buồm trong vịnh Hạ Long, làm sao chúng ta biết buổi sáng hay buổi chiều?
Mà tác giả họa phẩm lại ghi hai chữ “BUỔI SÁNG” bắt khách phải suy nghĩ để lý luận theo tác giả thôi. Tôi bỗng nhớ lại bài văn nổi tiếng của tác giả XUÂN-DIỆU mà thuở thiếu thời tôi phải học thuộc lòng:” Chiều lên dần dần, chiều không xuống...” nên bây giờ tôi nghĩ ngước lại nguồn sáng và độ sáng : ánh sáng bình minh mầu trắng dịu, nhạt (còn màu nắng hoàng hôn màu vàng sậm) từ trên trời cao tỏa xuống cánh buồm trước tiên, rồi khi mặt tròi lên cao hơn sẽ chiếu dần dần xuống cả chiếc thuyền, cả những hòn đảo và cả nước biển của vùng vịnh Bắc bộ.
Bức tranh thứ 22: “TRIỀN NÚI(”22x 28)
Một thiếu nữ khỏe mạnh trông như “thể tháo gia” đang ngồi nghỉ chân thoải mái trên tảng đá. phía sau là núi non, thung lũng xanh.
Bức tranh thứ 23: BIỂN CHỚM THU
Hơn trăm lượt người mượn tấm tranh BIỂN này để làm nền chụp nhiều poses ảnh. Nhìn ảnh giống như đang ngồi nơi gành đá, nước chảy, biển sóng bọt trắng quanh những tảng đá ngập nước biển. Bầu trời màu tím nhạt khi chớm thu.
Bức tranh thứ 24 : “BIỂN VÀ TRĂNG”
Mặt trăng đã lên, tỏa ánh vàng phản chiếu lung linh nơi phía biển sau lưng nàng thiếu nữ Trời chiều đến rồi mà cô thiếu nữ bán rổ cá chưa hết. Chắc là “cá ế” rồi, mặt nàng buồn buồn nhưng trông vẫn xinh trong nét thanh xuân. Xin mời ai đó mua mẻ cá còn lại để giúp nàng có thể đứng dậy trở về nhà.
Bức tranh thứ 25: “ MỘT THỜI ĐỒNG KHÁNH”
Không những là thời đẹp nhất của một nữ sinh đất Thần Kinh mà cũng là thời vui nhất của nam sinh KHẢI ĐỊNH, QUỐC HỌC. PROVIDENCE, PELLERIN...khi đi nghễ, hoặc đạp xe đạp theo đuôi các mái tóc thề rất Huế này.
Tôi nhớ mãi thời Di cư 1954, các cô thiếu nữ mới từ ngoài Bắc vào đều kẹp tóc và để nhọn đuôi tóc theo mode Bắc Kỳ. Một năm sau, nếu các cô không chuyển sang mốt tóc phi-dê thì cũng cắt ngắn và tóc xõa “đồng hóa” theo gái Huế và cũng bắt đầu dùng : răng, rứa, mô, tê, chi lạ, hỷ. ốt dột, mi, tau…Còn nhiều họa phẩm sơn dầu nữa, tôi không nhớ hết. Xin lỗi họa sĩ và độc giả. Số thứ tự mà tôi đã ghi trên là sắp thứ tự theo lúc thưởng ngoạn của cá nhân tôi, họa sĩ không có đánh số thứ tự mỗi tấm tranh.
Sau khi xem tranh, tôi thấy phấn khởi và rất thích lối pha trộn màu của họa sĩ VÕ TÁ ĐỒNG. Màu Indian Yellow sang trọng làm nền nhiều bức tranh của họa sĩ. Nhiều nuances màu Yellow mà họa sĩ dùng làm màu chính cho nhiều họa phẩm cũng đưa tơi liên tưởng đến màu Yellow, vàng tươi khác của tác phẩm nổi tiếng của nhà danh họa Vincent VanGogh trong tác phẩm “để đời” CAFÉ TERRACE 1888. Đây chỉ là liên tưởng của người xem tranh chứ khơng xếp hạng họa sĩ với một họa sĩ nào khác. Indian Yellow nguyên gốc của người Indian bên Đơng Phương (Ấn độ) tìm ra vì họ rất có cảmtình với màu vàng đặc biệt này. Họ pha chế như thế nào? Xin thưa: cũng dễ thôi trong thời thô sơ: người Ấn độ tơn trọng Bị Thần nên cho bò ăn lá cây xoài rồi bài tiết ra nước tiểu có màu vàng sậm. Họ dùng làm màu để vẽ và trang trí những nơi họ ưa thích.
Họa sĩ VÕ nhà ta không biết có sáng chế phương pháp nào BÍ QUYẾT để trộn sơn dầu thành màu INDIAN YELLOW rất bắt mắt và hoàng gia này không?
Viết đến đây, tôi chợt nghĩ đến INDIAN RED mà theo định nghĩa yellowish-red ocher,
original from an island in the Persian Gulf ( vùng vịnh Ba Tư) used in early times as a
pigment. An impure native iron oxide used by North American Indians (người Indian ở Bắc Mỹ)as a reddish war paint, and by early American painters.
Đặc biệt lần này nhiều khách quen lần trước đi tìm một ‘LOẠI TRANH HẤP DẪN QUEN
THUỘC” nhưng không thấy trưng bày. Đó là những họa phẩm “KHỎA THÂN” tuy họa sĩ vẫn sáng tác vì phòng tranh quá gần phòng các học viên nhỏ tuổi đang theo học một lớp học chuyên môn ở Trung Tâm VIVO.Phần tranh bị “kiểm duyệt cấm” lần này làm một số khán giả thích tranh “NUDE” như tôi hơi buồn.
Họa sĩ VTĐ cũng biết ý người xem tranh nên đã nói : “XIN MỜI ĐẾN THƯỞNG THỨC LOẠI TRANH NÀY LẦN SAU.”
4-
Tản mạn trước những họa phẩm sơn dầu của họa sĩ VÕ TÁ ĐỒNG tạm ngưng ở đây.
Ước mong, Doctor VO “lao động nghệ thuật khi màn đêm buông xuống” để 12 tháng kế tiếp sẽ mời quan khách và khán giả đến dự buổi RA MẮT TRANH SƠN DẦU CỦA HỌA SĨ VÕ TÁ ĐỒNG LẦN THỨ TƯ (2011). Lần ra mắt kỳ 3 vừa qua đã thành công và hy vọng Kỳ 4 sẽ được nhiều quan khách, người mê tranh đến thưởng ngoạn và mua nhiều họa phẩm hơn nữa.
Tôi rất cảm động khi gặp lại những HỌA SĨ cao niên, Họa sĩ đàn Chị như Họa sĩ TRƯƠNG THỊ THỊNH, đàn anh như họa sĩ HÀ CẨM TÂM, cũng như họa sĩ trung niên ĐÀO HẢI TRIỀU và nhiều họa sĩ khác ở từ xa hoặc San José đã có mặt hai ngày trưng bày tranh sơn dầu của họa sĩ Võ Tá Đồng. Sự hiện diện của “đồng nghiệp” nói lên RẤT NHIỀU SỰ THÔNG CẢM của ngành nghệ thuật mà chúng ta theo đuổi và đúng là một “NGHIỆP DĨ” theo thuyết nhà Phật hơn là một “NGHỀ NGHIỆP” vậy.
©PHƯƠNG-DUY TRƯƠNG DUY-CƯỜNG
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét