Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Sáu, 24 tháng 12, 2021

Hiểu biết thêm với GS Huỳnh Chiếu Đẳng


Kính thưa quí bạn

Hôm nay chúng ta nói về chuyện “chữ nghĩa” và chuyện vui liên hệ tới XHCN (không phải Xạo hết Chỗ Nói đâu nghe) Trích Quán Ven Đường vài chuyện về Giáng Sinh, về Ông già Noel.

1. Câu chuyện chữ nghĩa thời bây giờ trong và ngoài nước, nhận được qua email.
2. Chuyện vui đặc biệt XHCN
3. Những câu chuyện Giáng Sinh lấy trong Quán Ven Đường : rảnh các bạn nghe chơi, có vài chuyện bảo đãm không giống những gì các bạn biết đâu.

HCD 24-Dec-2021

<!>

Những phần trích email khá dài nên tôi để chữ nghiêng đen cho dễ đọc. Phần góp ý của tôi là chữ màu tím đứng như thường lệ.
Vì cái email trích dưới cùng nên tôi xin gom hết lại từ email đầu để các bạn dễ hiểu.

From: Hoai Vu <hoai vu @ gmail.com>
Date: Wed, Dec 22, 2021 at 1:20 AM

Subject: Re: Merry Xmas & Happy New Year

To: Tran V Luong ………

Điên lên! Thưa quý anh, dạo này đọc báo và các bài chuyền tay nhau trên web thì thấy mọi người, kể cả người Việt tị nạn đã theo trào lưu mới, tiếng Việt mới. Từ xưa đến giờ mình dùng chữ "phát giác", bây giờ cái "đếch" (xin lỗi vì tức quá nên văng tục) gì cũng "phát hiện". Đọc tin thời tiết thì không còn hai chữ "tiên đoán" nữa, mà bây giờ là "dự báo". Tức nhất là có những anh mình biết là Việt tị nạn, có học mười mươi mà cũng thế!

Kính,

Hoài
------------

On Wed, Dec 22, 2021 at 12:00 PM Bat Vo <batv 0@ gmail.com> wrote:

Em Hoài,

Anh rất thông cảm và đồng ý với sự bực mình của em về chữ VC tràn lan ở hải ngoại ngày nay.
Không nói, em cũng thấy đôi khi anh cũng xài một số chữ VC, anh đã giải thích nhưng một nhóm khác (giáo chức thời VNCH) đã hoàn toàn bác bỏ ý kiến của anh. Hôm nay anh xin lặp lại để chúng ta góp ý.

Nhà cầm quyền ở Hà Nội xưa nay vẫn cho rằng họ là kẻ chiến thắng nên họ có quyền áp đặt xiềng xích lên miền đất VNCH khi xưa. Họ áp dụng điều đó cho cả ngôn ngữ; những ngữ vựng thời VNCH nếu không y hệt như của "miền Bắc đã bị nhuộm đỏ từ thập niên 1950" thì bị xem như phương ngữ (chữ địa phương, 2nd class), ngay cả dù chữ của miền Bắc đó dùng sai! Chúng ta nghĩ họ làm như thế là sai.

Vậy anh xin hỏi tại sao chúng ta lại muốn áp đặt NGƯỢC LẠI: bác bỏ những chữ không sai trái của miền Bắc?!

Phải chăng chúng ta nên chấp nhận sự sống chung, dù chúng ta vẫn chỉ dùng chữ thời VNCH thôi; chúng ta loại bỏ những ngữ vựng của cả hai miền Nam, Bắc nếu chúng sai trái. Sống chung như chúng ta phải chấp nhận Cô Vi!?

Cụ thể các chữ Hoài nêu lên: Những chữ "phát giác" và "phát hiện" có thể sống chung (anh thấy "phát hiện" có lẽ dễ hiểu hơn, có vẻ "cụ thể" hơn; nó cũng khá gần gũi với "phát kiến" của miền Nam?!) Riêng "tiên đoán" và "dự báo" đối với anh không hoàn toàn đồng nghĩa: Dự báo một chuyện sắp xảy ra dựa trên những dữ kiện hiện hữu như tin thời tiết cho biết có giông bão, dự báo một phi thuyền mới phóng đi sẽ đáp mặt trăng nơi nào, lúc nào, ... Tiên đoán thì nhiều khi bất cần căn cứ vào các dữ kiện, nhiều khi chỉ dựa theo tình cảm của mình.

Việt ngữ là một ngôn ngữ sống, luôn luôn tiến hóa (theo chiều hướng cả xấu lẫn tốt). Nhiều người sử dụng một chữ mới, một ý nghĩa khác của một chữ cũ, thì nó có thể trở thành "chuẩn" dù có sai đi nữa! Rất tiếc là không phải số động tự do quyết định ơ/ VN dưới chế độ Cọng Sản, mà là do sự áp đặt của nhà cầm quyền với những văn thư chính thức, với sự kiểm soát 100% các cơ quan ngôn luận và các cơ sở in ấn (mọi thứ phải chịu sự kiểm duyệt trước khi được phép đem đi in). Một cuộc chơi không công bằng, nhưng chúng ta ở hải ngoại chỉ lo tỉa lá cho cậy Việt Ngữ, không có một chiến lược nào để chặt bỏ những cành cây dị dạng!

HAVE A WONDERFUL HOLIDAY SEASON!

NY_khờ

-------------
On Wed, Dec 22, 2021 at 6:04 PM Hoai Vu <hoai. U @ gmail.com> wrote:

Thưa anh Chấn,

Trong Hán văn, chữ "dự" có nghĩa là "có sẵn từ trước", thí dụ như "dự bị" ( 豫備 , sửa soạn trước, sắp đặt sẵn), như "dự định" (đã tính trước, xếp đặt trước). Mặt khác, "tiên đoán" dịch sát nghĩa tiếng anh là "forecast" (tiên = fore, đoán = cast), "tiên liệu" có nghĩa là đã lường trước, dịch sát nghĩa tiếng Anh là "expect". Nếu nói về weather forecast thì không chữ Hán-Việt nào chính xác bằng "tiên đoán thời tiết".

Kính anh,
Hoài

----------

From: Bat Vo <batvo 0@ gmail.com>
Sent: Wednesday, December 22, 2021 6:19 PM

To: Hoai Vu ……..
Subject: Re: Điên lên vì chữ Việt Cọng tràn ngập hải ngoại!

Em Hoài thân mến,

Em nói rất đúng về chữ "DỰ", cũng vì thế anh đã viết là "dựa theo các dữ kiện hiện hữu" (đã có).
Anh có thể sai, nhưng theo anh thì "tiên đoán" là predict, dự đoán là forecast. Trước đây có thời gian anh làm về Financial Forecasting hàng tháng (so sánh actual data với budget, tìm hiểu và phân tích sai biệt để dự đoán kết quả tài chính cho mỗi quarter và cả năm của từng công ty con, rồi đúc kết kể cả reconciliations cho toàn đại công ty; viết thành báo cáo dự đoán, đó là dự báo.

Tiên đoán thì không cần nhiều dữ kiện có sẵn, thí dụ thảy mấy đồng tiền lập một quẻ Dịch cũng có thể đoán, đúng hay sai là chuyện khác.
Viết đến đây, đúng lúc anh đang viết (chưa xong) về một điều kỳ lạ mới xảy ra cho anh hơn một tháng trước: Bỗng dưng anh nhận được cả chục emails + cards chúc mừng sinh nhật #76 của anh từ các former senior financial executives của công ty anh đã làm việc trước đây. Các năm trước thì chỉ có ông J.T. (retired Chief Financial Officer) viết cho anh, đôi khi có thêm một, hai người nữa thôi. Phải chăng đây là điềm có thể tiên đoán LAST BIRTHDAY chăng?

Trong số đó có của ông Frank Flood, xếp đầu tiên của anh, lúc đó là Senior Manager, Corporate Financial Forecasting and Budgeting Department, mới dọn về Dallas chỉ vài tuần thì gặp đại biến cố Đóng Băng ở Texas. Anh làm cho ông FF chừng 6 tháng thì ông DG, VP/Corporate Controller được thăng cấp CFO thay ông RB (bi hạ bệ nửa năm trước đó vì bất đồng ý kiến với ông Chairman --ông RB là người đã mướn anh năm 1980, nhưng khi anh chánh hức đến làm thì ông ấy vừa bị mất chức!--). Trực tiếp dưới quyền Corporate Controller có ông GM (Director), FF (Senior Manager và FG (Senior Manager, Corporate Financial Reporting); ông FG (trẻ nhất trong bộ 3) lại được chọn trở thành Corporate Controller. Thế là hai ông kia phải ra đi, không phải bị đuổi, chỉ đi ra hai công ty con khá lớn thuộc đại công ty. Về sau ông FF trở thành CFO của một joint venture với đại công ty. Ông về hưu khoảng 5 năm trước, sống tại Connecticut, mới di chuyển về Texas đầu năm 2021...

Cheers,

NY_khờ

-----------

From: NguyenTrong Dzung <ngt ung@ yahoo.co.uk>

Sent: 24 December 2021 2:53 CH

To:………..

Subject: RE: Điên lên vì chữ Việt Cọng tràn ngập hải ngoại!

Th/g anh Chấn, Hoài và quý anh,

Tôi đồng tình với thái độ “điên tiết” của Hoài mỗi khi đọc/nghe một từ ngữ “lạ tai”. Mấy thí dụ do Hoài nêu ra – phát giác vs phát hiện, dự báo vs tiên đoán - chưa đủ thuyết phục vì mức độ chói tai chưa phải quá đáng, nên tôi thấy lập luận của anh Chấn không sai.

Nhưng những chữ gốc gác Tầu như “sự cố”, hay những chữ ghép như "chỉnh chu" (= chỉnh tề + chu đáo), "tiêu chỉ" (phải chăng là "tiêu chuẩn" + "chỉ đạo") hay "nữ nhà báo" mà đã có lần tôi đọc được trên báo Người Việt thì quả là khó nghe. Tôi đã viết comment bên dưới mấy bài báo đó, và đã được tòa báo trả lời rằng người viết bài là các cháu trưởng thành ở VN sau 1975 nên quen dùng những chữ này rồi. Nếu còn nhân nhượng không bác bỏ những cách viết này chắc sẽ có "một ngày đẹp trời" tôi sẽ mắc khẩu nghiệp khi đọc thấy chữ "nhà báo gái".

Một thí dụ khác là từ ngữ "thông tin". Trước 1975 chúng ta ở miền Nam vẫn dùng chữ này, được ghép với chữ "bản" thành "bản thông tin" như một danh từ, chứ ít khi thấy ai dùng "thông tin". Sau 4/75 nó được dùng vừa là danh từ, vừa là động tử rất lạ tai.

Ví dụ: "Điều anh vừa nói là một thông tin quan trọng" hay "Có gì mới anh thông tin ngay cho tôi biết"

Tại sao không nói "Điều anh vừa nói là một tin quan trọng" hay "Có gì mới anh báo (tin) ngay cho tôi biết"

Nhiều năm trước, trong một dịp nói chuyện với xướng ngôn viên kỳ cựu Trần Nam - lúc đó còn làm việc cho chương trình tiếng Việt của đài VOA - về chuyện dùng từ ngữ xuất hiện ở miền Nam sau 1975, ông Trần Nam cho biết nguyên tắc của ông khi viết bài đọc trên đài VOA là ông cố gắng dùng từ ngữ đã quen dùng trước đây, nhưng với mục đích tuyên truyền, đối tượng của đài là thính giả ở trong nước nên nhiều lúc đài bắt buộc phải thay những từ ngữ đã thường dùng ở miền Nam tự do trước đây bằng từ ngữ mới sau 1975 để dễ hiểu cho các thính giả trong nước.

Nhưng với hai thí dụ không dùng chữ "thông tin" trên đây thì dù là người trong nước cũng hiểu được và không hiểu sai

"Điều anh vừa nói là một tin quan trọng"

"Có gì mới anh báo (tin) ngay cho tôi biết"

Những năm gần đây tôi nhận thấy VOA dùng nhân viến là người sinh sống ở miền Bắc nên hầu như VOA không còn linh động như ông Trần Nam nữa. Điểm này tôi có thể chấp nhận được vì mục đích của VOA (hay BBC hay RFA) là nhắm vào thính giả trong nước. Còn với báo chí, bài vở, hay thư từ truyền tay trên các diễn đàn ở hải ngoại thì không có lý do gì để thay "nữ phóng viên" bằng "nữ nhà báo", hoặc thay "báo tin" bằng "thông tin"

Còn câu hỏi "phát điên lên rồi tôi sẽ làm gì" cá nhân tôi không có câu trả lời vì chúng ta đâu có cơ quan nào để đưa ra tiêu chuẩn cho mọi người cùng theo. Đành lên tiếng để giữa một nhóm, một diễn đàn ... cùng có thái độ chịu khó rán giữ lại các từ ngữ mà chúng ta đã quen dùng ở miền Nam tự do, chứ không dễ dàng tìm cách thay thế bằng từ ngữ chỉ xuất hiện sau 4/1975

Vài hàng góp ý với quý anh.

NT Dzũng

----------

From: Bat Vo <batvo2 @g mail.com>

Date: 12/24/21 5:27 PM (GMT-08:00)

To:
Subject: Vài chuyện về "Chữ Quốc Ngữ" của chúng ta.

Thưa anh HCĐẳng và các anh chị em,

Hôm nay đáng lẽ Khờ đến nhà con gái & con rể ăn mừng Christmas Eve …. Vì ngại con Covid….. nên … celebrations bị hủy bỏ (dù các cháu đã bỏ ra rất nhiều thời giờ và công sức để chuẩn bị)!

1- Vì thế Khờ đang "ế" và có thời giờ viết góp ý nầy cho thảo luận về "I" và "Y" trên "diễn đàn" của anh Đẳng trong tuần vừa qua. Khờ xin chỉ thu hẹp ở điểm viết QUÝ hay QUÍ. Có nhiều vị của hai phía đã đào sâu vấn đề nầy. Khờ đề nghị chúng ta nên viết "QUÝ", đơn giản là để ÚY phát âm đồng nhất mọi nơi HÚY, THÚY, ... khác biệt với ÚI (HÚI, THÚI, ...).

2- Khờ không hiểu tại sao có những ông Tiến Sĩ, Giáo Sư trong nước lại bỏ công tìm cách thay đổi cách viết chữ Việt! Anh ngữ, Pháp ngữ cũng có những điều không hoàn hảo, nhưng đâu có các nhà ngôn ngữ học đề nghị thay đổi; ai muốn học thì phải chấp nhận, thế thôi!

Thí dụ tại sao có những nhóm nguyên âm viết y hệt nhau nhưng phát âm khác biệt, như: CHILD & CHILDREN, HERE & THERE, ...

Thí dụ tại sao có những phụ âm dư thừa (hoàn toàn silent, dù trong Anh ngữ hầu như các phụ âm đều phải được phát âm) mà không bỏ đi cho giản tiện, như: KNIGHT (k, g và h thừa), WEDNESDAY (d và e thừa), ...

Pháp ngữ có rất nhiều phụ âm ở cuối chữ không phát âm; thí dụ: MO(T), COR(PS), ... Chữ PARIS Pháp đọc PARI chẳng hạn, Anh/Mỹ đọc PARISS; chữ SEPTEMBRE của Pháp thì P silent, nhưng trong tiếng Anh phát âm thiếu chữ P người ta không biết mình nói gì!

3-Viết đến đây, Khờ không thể không nêu ra một thắc mắc Khờ có từ thời còn là học sinh tiểu học: Các nhà truyền giáo Âu Châu đã phát minh "chữ Quốc Ngữ" (cách viết Việt ngữ với Roman Alphabet) là những người Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha có tiếng mẹ đẻ dùng Roman Alphabet, nhưng tại sao họ lại dùng ký hiệu "đ" (có gạch ngang) thay vì "d" cho chữ Quốc Ngữ? Phải chăng những chữ bắt đầu với "đ" xưa kia ông cha ta phát âm không hoàn toàn giống phụ âm "d" của người Âu Châu? Và tại sao các nhà truyền giáo lại dùng "d" với phát âm gần như "z" (da :: za)?

Rất mong ý kiến của quý anh chị em.

MERRY CHRISTMAS

&

HAPPY NEW YEAR

NY_khờ

HCD: Cám ơn anh Chấn đã góp ý vể đề tài quí hay quý. Đề tài nầy vượt quá khả năng của tôi, xin post lên để bà con góp ý thêm.

Nhắc lại: trong nhiều email trước đây chúng ta dựa vào các quyển tự điển xưa và nay thì thấy thế nầy:
- Đầu tiên ông bà chúng ta chỉ có chữ quí mà thôi, không thấy có chữ quý trong tự điển.

- Trong quyển tự điển in khoảng 1970 thì thấy ghi quí = quý, dùng chữ nào cũng được thí dụ quí vị hay bác quý vị đều được coi như nhau, xài chữ nào cũng được

- Ngày nay, hiện tại, trong nước người ta bỏ chữ quí mà chỉ xài chữ quý.

Đó là chỉ căn cứ vào tự điển và năm in, chớ không có ý nói về viết sao là đúng viết sao là sai. Chờ khi nào có một Hàn Lâm Viện thì mọi người sẽ theo đó mà viết như nhau.


Về phần tôi thì tôi viết theo kiểu viết ngày xưa, tiền nhân viết sao tôi viết như vậy.

-----------

Khen Lảnh Đạo

Một phóng viên ngoại quốc đến thăm thành phố HCM, hỏi một đồng nghiệp người VN:
- Anh nghĩ thế nào về đồng chí Tổng bí thư của anh?

Ký giả VC ngó trước ngó sau, kéo xệch nhà báo ngoại quốc vào nhà tắm, đóng cửa lại cẩn thận, rồi mới thì thầm vào tai:

- Thú thật với bạn, tôi rất có cảm tình với đồng chí bí thư.
- Thế tại sao anh phải nói một cách lén lút như vậỵ Tôi tưởng chỉ nói xấu lảnh đạo mới phải kín đáo chứ?
- Tại anh không biết đấỵ. Ở nước tôi, nếu nói xấu lảnh đạo thì bị bỏ tù, nếu khen ra mặt thì bị người chung quanh đánh ...

--------

Tiếu Lâm Thời XHCN Ðông Âu

Một người chết phải xuống địa ngục. Tại đó, có hai cửa, một cửa đề “Ðịa ngục xã hội chủ nghĩa”, cửa kia đề “Ðịa ngục tư bản chủ nghĩa”. Trước cửa “Ðịa ngục xã hội chủ nghĩa”, người ta xếp hàng rồng rắn, còn ở cửa “Ðịa ngục tư bản chủ nghĩa” chẳng có ai chờ.
Người đó đi đến cổng “Ðịa ngục tư bản chủ nghĩa” và hỏi:

- Vào cửa này thì phải chịu hình phạt gì?
- Bị đóng đinh vào người, bị xiên và nướng trên sắt nung bỏng rồi bị nấu trong dầu!

Hoảng sợ, người đó sang cổng “Ðịa ngục xã hội chủ nghĩa” và hỏi:

- Thế vào cực này thì phải chịu hình phạt gì?
- Bị đóng đinh vào người, bị xiên và nướng trên sắt nung bỏng rồi bị nấu trong dầu!
- Thế sao vẫn lắm người xếp hàng thế?

- Vì ở đây, hoặc không có đinh, hoặc không có sắt xiên thịt, hoặc không có dầu, nhưng thường là không có cả ba!


Gì Cũng Không Có

Nư­ớc Nga thời những năm 90-92 sống trong tình trạng khó khăn tột bậc. Ông già Ivan, một con ngườii chân thật, vào chợ “Sống còn” ở Mạc tư­ khoa và thốt lên:

- Mẹ khỉ, khắp các cửa hàng, thịt thì không, cá thì chẳng, bơ cũng thiếu, pho mát thì càng không. Trong chợ thì...ối là là là, chúng nó định cắt cổ già chăng. –
Vừa lúc đó, một anh công an tiến đến, vỗ nhẹ vào vai ông già:
- Này, nếu ông không im mồm đi, tôi sẽ cho ăn ngay cái báng súng đấy.
- Xin lỗi ngài công an, tôi xin im ngay. Tôi đã hiểu rồi, thư­a ngài.-
Già run rẩy rời xa chỗ mình đứng. Và khi chỉ còn lại một mình, nói thầm:
- Bố khỉ, thời buổi khó khăn đến mức, công an cũng không có đạn, mà phải sử dụng báng súng.

Muốn Biết Tại Sao

Chuyện bên Nga của một ông có đông con cái.
Một hôm, ông dắt gia đình đi dạo trên phố. Bất chợt ông ta bị một công an túm lấy và giữ lại.

Ông phản đối :

- Buông ra ! Tôi đã làm gì nào ?
Anh công an trả lời :
- Tôi không biết ông đã làm gì. Nhưng nhất định tôi phải biết tại sao có đám đông lại đi theo sau ông trên đuờng phố ?


Thằng Đó

Chuyện xảy ra tại VN sau 1975. Một chàng thanh niên chạy giữa đường la lớn:
-Tại thằng đó mà nhân dân mới đói khổ như thế này!!!

Công an VC đến bắt anh, hỏi:
-Mày nói thằng nào. ông cho mày đi cải tạo mục xuơng!

Anh thanh niên vội vã trả lời:
- Tại cái thằng ... anh rể tôi .

Công an:
-Thế sao! Thôi về đi, đừng la lối ồn ào, vớ vẩn nữa!

Đi một đoạn đuờng, anh quay lại hỏi tên công an:
-Vậy chứ hồi nảy, ông nghĩ "thằng đó" là thằng nào vậy?

Công an: Ỵ#$%A;*Ỵ%#!


Sợ Vợ

Mọi người bàn đến chuyện sợ vợ trong bửa tiệc tất niên ở Việt Nam.
Để thử ai không sợ vợ, một ông hỏi:
- Ai sợ vợ đưa tay lên.

Có nhiều cánh tay đưa lên trong đó có cô thư ký của công ty:
- Sao lạ kỳ vậy? Cô cũng sợ vợ à!
- Thì cũng sợ chứ!
- Sợ ai?
- Sợ vợ thủ trưởng.

---------

Những câu chuyện audio (MP3) Giáng Sinh lấy trong Quán Ven Đường

Các bạn biết Ông Già Noel là ai không? Tại sao Ông già Noel lại liên hệ tới Chúa Hài Đồng ? Nếu rảnh mời các bạn nghe chơi, bảo đãm không giống những gì các bạn biết đâu.
OngGiaNoelVaChuaHaiDong.mp3 9240 (click để nghe, right click để save vào hard disk nghe sau)



Quê hương mến yêu:

Chuyện ngắn có (liên hệ tới người cha bị đi “cải tạo”):


Vài chuyện ngắn:





Chuyen chu nghia ngay nay, chuyen Giang Sinh, chuyen vui XHCN.doc

image001.gif

Không có nhận xét nào: