Báo Công an Nhân dân ngày 1/12/2021 tường thuật: "Sau gần 3 năm được tạm hoãn thi hành án vì đang có thai và nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi, bị cáo Huỳnh Thục Vy buộc phải chấp hành thi hành án phạt tù 2 năm 9 tháng về tội "xúc phạm Quốc kỳ"."
<!>
Tờ báo viết: "Theo cáo trạng, Huỳnh Thục Vy từng có một tiền sự, bị UBND tỉnh Quảng Nam xử phạt hành chính số tiền 85 triệu đồng về hành vi "Cung cấp, trao đổi, tuyên truyền đưa hoặc lưu trữ, sử dụng thông tin số để chống Nhà nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự". Tuy nhiên, bị can vẫn chưa chịu chấp hành hình phạt này."
Thới Bình – Việt Nam : Nhân quyền vẫn là ‘nhạy cảm chính trị’
01/12/2021
Nhân quyền chính là phẩm giá con người
Nói gì đi nữa thì nhân quyền vẫn là ‘nhạy cảm chính trị’ khi người dân bàn ra – tán vào về một vụ việc cụ thể nào đó, ví dụ như ở nhiều nơi từng có hàng loạt “chiến lũy” xấu xí được dựng lên đầu các ngõ hẻm, nhiều nơi dùng cả dây thép gai và bê-tông cho việc gọi là ‘kiểm soát dịch’. Vậy thì nhân quyền ở đâu khi hàng triệu con người bị nhốt trong những khoảng không gian chật hẹp suốt mấy tháng?…
Dẫu biết rằng đó là vì chống dịch nhưng những hành động, hình ảnh như vậy vẫn làm cho chúng ta không khỏi đau và buồn. Tự hỏi, liệu có cách nào khác để vừa bảo vệ được sinh mệnh, vừa không làm phẩm giá con người tổn thương?
Tình hình Biển Đông ngày Thứ tư 01 tháng 12 năm 2021
Trung Hiếu tổng hợp từ nhiều nguồn
Sự cố tàu ngầm Trung Quốc ?
Không thể kiểm chứng được thông tin này. Tuy nhiên, tôi đã nghe được từ một nguồn khá khả tín nói rằng tàu ngầm không đụng phải núi ngầm như công bố của Hải quân Mỹ. Nếu điều này được xác nhận, phía Mỹ có thể đã che giấu thông tin về sự cố này.
Xin được nhấn mạnh đây chỉ là một thông tin mà tôi không thể kiểm chứng và tôi chỉ chuyển đến các bạn những gì tôi nghe được trong khuôn khổ newsletter này.
Còn dưới đây là suy đoán về vụ tàu ngầm Trung Quốc băng qua eo biển Đài Loan.
Tàu ngầm Trung Quốc băng qua eo biển Đài Loan khi nổi không phải là một sự kiện bình thường. Tôi thiên về giả thuyết tàu ngầm Trung Quốc đã gặp phải một sự cố nào đó và phải di chuyển về xưởng để sửa chữa trong tình trạng nổi. Sự cố này nghiêm trọng nên các cơ sở ở Hải Nam không thể xử lý. Vì thế, nó phải nổi lên và di chuyển theo đường ngắn nhất đến các cơ sở ở phía bắc.
“Con tàu” ĐBSCL sẽ chìm, nếu Chính phủ “thờ ơ”…!
Tổ chức Future Direct International cũng cho rằng, ĐBSCL đang phải đối mặt với bốn thách thức có nguy cơ làm suy yếu ngành nông nghiệp là: sản xuất nông nghiệp không bền vững; mực nước biển dâng và sụt lún đất; việc xây dựng đập trên sông Mê Kông; và tăng độ mặn của đất và nước.
Cũng theo Tổ chức Future Direct International, trong 20 năm qua, khai thác nước ngầm tại ĐBSCL đã tăng gấp bốn lần. Tốc độ khai thác đó đã khiến mực nước ngầm giảm tới 20 mét ở một số nơi, dẫn đến việc đất bị chìm đến 18 cm.
Việt Nam đã và đang chuẩn bị gì khi Campuchia làm Chủ tịch ASEAN vào năm 2022?
Ream và Dara Sakor đều hướng ra Vịnh Thái Lan, và các tàu chiến của Trung Quốc được triển khai ở đây sẽ chỉ mất một ngày để tới eo biển Malacca có tầm quan trọng chiến lược mà phần lớn năng lượng nhập khẩu của Trung Quốc đi qua. Các nhà phân tích Trung Quốc từ lâu đã coi eo biển Malacca là nơi dễ tổn thương chiến lược. Sự hiện diện của tàu chiến gần đó để bảo vệ các tàu hàng Trung Quốc có thể giúp giảm bớt tình trạng mất an ninh năng lượng của Bắc Kinh.
Biến thể Omicron: Mỹ và nhiều nước siết chặt kiểm soát nhập cảnh
Biến thể Omicron là gì?
WHO cho biết các lệnh cấm đi lại không ngăn được sự lây lan của virus biến thể mới mà chỉ "tạo ra gánh nặng cho cuộc sống và sinh kế".
Trong một nỗ lực ngăn chặn các hạn chế ở biên giới đang được ban hành vội vã trên toàn cầu, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) kêu gọi các quốc gia áp dụng “cách tiếp cận dựa trên bằng chứng và dựa trên rủi ro” khi ban hành các biện pháp kiểm soát đi lại. WHO cho biết các lệnh cấm đi lại không ngăn được sự lây lan của virus biến thể mới mà chỉ “tạo ra gánh nặng cho cuộc sống và sinh kế”.
WHO cho biết thêm là đến ngày 28 Tháng Mười Một đã có hơn 50 quốc gia thực hiện các biện pháp hạn chế du lịch nhằm trì hoãn việc biến chủng Omicron nhập cảnh vào nước họ.
Tin tức thế giới ngày Tứ tư 01 tháng 12 năm 2021
Võ Thái Hà tổng hợp
Kishore Mahbubani thảo luận về tương lai châu Á và Trung Quốc
Nguồn: Stefan Aust und Kishore Mahbubani: „Ich garantiere Ihnen, dass China in einem solchen Fall den Krieg erklären wird“, WELT, 27/11/2021.
Biên dịch: Nguyễn Xuân Hoài
30/11/2021
Kishore Mahbubani: Sẽ không có trường hợp đột nhiên có người ấn vào nút nguyên tử. Tôi sẽ cho ông bạn biết nó sẽ diễn ra như thế nào. Trung Quốc sẽ áp đặt lệnh phong tỏa đối với Đài Loan. Mỹ sẽ gửi tàu tới. Một tàu Trung Quốc va chạm với một tàu Mỹ, tàu này bị chìm, 150 thủy thủ Mỹ thiệt mạng. Bây giờ Mỹ phải phản ứng vì 150 người Mỹ đã chết. Họ bắn một tên lửa để cảnh cáo. Trung Quốc đáp trả, tình hình cứ thế leo thang. Cảm giác của tôi là chính phủ Biden đã thực hiện một số kịch bản như vậy, và do đó đang quay trở lại với chính sách một Trung Quốc.
Nguyễn Kim - Chính Sách Di Dân Của Joe Biden Làm Thay Đổi Hướng Đi Của Hoa Kỳ
30/11/2021
Chính trị California bắt đầu thay đổi vào những năm 1990, và tới năm 2000 California trở nên thành trì của đảng Dân Chủ. Di dân tại California đã tăng mạnh nhất trong 30 năm qua. Năm 1970 chỉ có 1,8 triệu di dân, thập niên 1980 có 3,5 triệu di dân và từ đầu thập niên 1990 tới nay đã tăng rất mạnh tới 6 triệu di dân. Joe Biden đã cho phép gần 2 triệu di dân bất hợp pháp xâm nhập vào Hoa Kỳ qua biên giới Texas là một sự kiện chưa từng xảy ra trong lịch sử. Phó Thống Đốc Texas Dan Patrick khẳng định “Gia tăng di dân là một cuộc chiến thầm lặng mà Joe Biden và đảng Dân Chủ đang thực hiện nhằm giành cử tri của tiểu bang Texas.”
Nguồn:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét