Việt Nam: Gạo ngon nhất thế giới 2019 và chuyện đạo nhái thương hiệu
Nguyễn Văn Mỹ
Gửi cho BBC News Tiếng Việt từ Sài Gòn
09/12/2021
( Lan man chuyện bản quyền...)
Tại buổi đối thoại giữa Bộ trưởng NN&PTNT Lê Minh Hoan với các "vua" nông sản Việt ngày 26/10, Ks Cua cho biết: "Đại diện TRT - đơn vị tổ chức cuộc thi - cho biết khoảng một tuần nữa sẽ công bố danh sách các nước tham gia. Chúng tôi đã làm thủ tục, đóng phí đầy đủ để sử dụng thương hiệu. TRT phát hiện ở Việt Nam nhiều nơi vi phạm bản quyền. Họ đã phát thông cáo báo chí và có thể kiện ở Mỹ. Khả năng Việt Nam được phép dự thi hay không còn bỏ ngỏ".
<!>
Nghe xong hơi hoảng. Ngẫm lại thấy có những chi tiết vô lý. Việc ăn cắp bản quyền, làm hàng nhái, hàng giả…ở Việt Nam là "Chuyện thường ngày ở huyện".
Muốn nhân quyền, hãy bắt đầu với quyền kinh tế
If You Want Human Rights, Start with Economic Rights
by Tirzah Duren
Thursday, November 30, 2017
Phạm Nguyên Trường dịch
Song ngữ Việt Anh
Nguyễn Văn Xuân - Văn nghệ miền Nam nhìn từ miền Trung
09/12/2021
(Lời biên tập: Từ cuối những năm 1960, Nguyễn Văn Xuân đã có cái nhìn riêng về văn nghệ miền Nam, vượt lên cái nhìn ‘dĩ Bắc vi trung’…)
Nguồn: Nguyễn Văn Xuân, Khi những lưu dân trở lại, Thời Mới, 1969
Định lại giá trị văn học miền Nam, chính là trở về sự thật, chính là biết tỏ lòng yêu quí và lo lắng cho đời sống tinh thần của dân miền Nam mà trong hoàn cảnh hiện tại, đó là lực lượng chủ yếu của mọi thăng trầm! Không gì vô lý và đau xót bằng khi một học sinh đệ nhị học Đông Dương tạp chí mà không học Phụ Nữ Tân Văn. Nói về mọi phương diện, tạp chí sau này đã vượt xa tạp chí trước về biên khảo, dịch thuật, bút chiến, phê bình tiểu thuyết. Đối với Nam Phong tạp chí này có vẻ nhẹ nhàng linh động, hoạt bát hơn, vừa gần trí thức mà vẫn không xa đại chúng. Chính tờ này là cái “bắc cầu” giữa Nam phong và Phong hóa, Ngày nay và trước khi hai tạp chí của Nguyễn Tường Tam ra đời, nó có vẻ “hiện đại hóa” hơn hết, nhất là về phương diện tư tưởng.
Vũ Đức Liêm - Khi Thăng Long để mất rồng: Sự “giáng cấp” của Hà Nội thế kỉ XIX
09/12/2021
Cuối cùng, sự ‘hạ cấp’ của Hà Nội là một ví dụ nhỏ sống động cho thấy chuyển dịch cấu trúc địa chính trị Việt Nam nửa đầu thế kỷ XIX, đã tác động thế nào tới trung tâm chính trị vùng châu thổ sông Hồng. Từ “Thăng Long” đến “Hà Nội” chính là sự khai mở của một kỷ nguyên mới từ không gian “Đại Việt” tới không gian “Việt Nam”. Tuy nhiên 1802 không phải là điểm kết thúc. Nó chỉ là sự khởi đầu của một cuộc hành trình gian nan thời hiện đại giữa Huế-Hà Nội- Sài Gòn để tìm kiếm bản sắc của một Việt Nam hiện đại. Giữa những biến loạn đó, dù kinh đô có đi đâu chăng nữa thì rồng vẫn ở lại với người Việt, ở trên cõi Việt.
Tin tức thế giới ngày Thứ năm 09 tháng 12 năm 2021
Võ Thái hà tổng hợp
25 tháng 09 năm 1789: Tuyên ngôn nhân quyền Hoa Kỳ ra đời
Nguồn: “Bill of Rights passes Congress,” History.com
Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng
Vào ngày này năm 1789, Quốc hội đầu tiên của Hợp chúng quốc Hoa Kỳ đã thông qua 12 tu chính án hiến pháp, và gửi chúng tới các tiểu bang để phê chuẩn. Các tu chính án này, gọi chung là Tuyên ngôn nhân quyền, được thiết kế để bảo vệ các quyền cơ bản của công dân Hoa Kỳ, đảm bảo các quyền tự do ngôn luận, báo chí, hội họp, và tôn giáo; quyền được xét xử công bằng và quyền mang vũ khí; và đảm bảo các quyền không được trao cho chính phủ liên bang thì được bảo lưu cho các tiểu bang và nhân dân.
Tẩy chay Thế Vận Hội Bắc Kinh 2022
Canada tham gia tẩy chay ngoại giao Thế vận hội Bắc Kinh VOA
Minh Anh
09/12/2021
Mỹ không muốn Trung Quốc phô trương thế mạnh
Nhà nghiên cứu địa chính trị Jean-Baptiste Guégan, trên đài Franceinfo nhận định, quyết định tẩy chay Thế Vận Hội Bắc Kinh của Mỹ là để ngăn cản một tham vọng lớn của Trung Quốc : Đó là, nếu năm 2008 đánh dấu sự trở lại của Trung Quốc, thì năm 2022 sắp tới phải trao cho Trung Quốc vị trí hàng đầu, trên cả nước Mỹ.
« Thế Vận Hội Mùa Đông, trong sự tiếp nối với Thế Vận Hội Mùa Hè Bắc Kinh 2008, được dùng để chứng tỏ vị trí của Trung Quốc trên trường quốc tế. Bắc Kinh sử dụng những kỳ đại hội thể thao này nhằm chứng tỏ sức mạnh, rằng Trung Quốc có khả năng tiếp đón những sự kiện lớn, đồng thời có khả năng cho thấy nước này thống trị về mặt thể thao. Hoa Kỳ chỉ muốn cản trở điều đó, khi biến vấn đề nhân quyền và Tân Cương thành ưu tiên trong lịch trình truyền thông ».
Lào : Cửa ngõ để Trung Quốc bành trướng ảnh hưởng vào Đông Nam Á ?
Minh Anh RFI
09/12/2021
Một khi mạng lưới kết nối này được hoàn thành, vị thế của Trung Quốc tại Đông Nam Á sẽ còn được củng cố mạnh mẽ hơn cả về mặt kinh tế lẫn chính trị ?
Eric Mottet : Chắc chắn rồi. Trung Quốc sẽ còn củng cố hơn nữa các lợi ích kinh tế, chính trị, địa chiến lược tại vùng Đông Nam Á, một khi tuyến đường sắt cao tốc này sẽ được hoàn thành. Tôi lưu ý là hiện tại đường tầu này chỉ dừng lại ở Viên Chăn, chưa băng qua được sông Mê Kông. Đoàn tầu này sẽ còn phải được nối với hệ thống đường sắt của Thái Lan đến tận Bangkok khoảng từ 2026 đến 2030. Hiện vẫn luôn chưa có dự án nối Bangkok với Kuala Lumpur, và nhất là không còn dự án đường tầu cao tốc Kuala Lumpur – Singapore, bởi vì Singapore đã quyết định ngưng dự án này hồi đầu năm nay. Thế nên, việc củng cố thế mạnh đó vẫn chưa thể hoàn thiện và chỉ sẽ được hình thành dần theo thời gian. Hiện tại, chuyến tầu đó chỉ dừng lại ở Viêng Chăn và chưa đi xa hơn được.
Nguồn:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét