Tuấn Khanh -Cách chạy chữa cho cuộc sống mòn
13/12/2021
Chuyện mới đây ở Thanh Hoá là một ví dụ. Cô gái nhỏ dại dột vào tiệm thời trang và lấy cắp chiếc áo, giá 160.000 VNĐ, dẫn đến chuyện bị ông bà chủ làm nhục. Cách làm quá đáng của người chủ khiến dân cư mạng bất bình dẫn đến việc lấy cắp của cô gái ấy trở thành chuyện sai nhỏ hơn câu chuyện sai lớn đang lấp đầy mắt mọi người. Thế rồi, ăn theo sự kiện, Tỉnh đoàn Thanh Hoá, Thành đoàn Sầm Sơn và nhà trường lại “đến bệnh viện trao quà, động viên” cho cô gái này, vốn đang bị quá căng thẳng trước sự cố do mình khởi đầu gây ra.
<!>
Trong những bức hình được phô ra đầy tự hào về chuyện “động viên” này, người ta thấy rõ nhất là màu áo xanh của Đoàn thanh niên cộng sản. Bức hình như lời nhắn nhủ “chúng tôi luôn xông xáo và có mặt hữu ích ở tuyến đầu”. Loại trừ các ý nghĩa ngớ ngẩn của sự kiện, cách làm cũng không khác gì phương thức “bơm hơi hậu môn” của thế kỷ 19, nhưng không phải để cứu ai khác, mà để cứu chính mình với bộ dạng đã chết lâm sàng từ nhiều năm nay.
Biển Đông ngày 13 tháng 12 năm 2021
13.10: Trung Quốc - Đài Loan, Mỹ - ASEAN
Trung Hiếu tổng hợp từ nhiều nguồn
" Trong một báo cáo gửi các nhà lập pháp, Bộ Quốc phòng Đài Loan cho biết năng lực vận tải của Trung Quốc hiện tại rất hạn chế, nước này sẽ không thể đổ bộ toàn bộ lực lượng của mình trong một lần, và sẽ phải dựa vào các tàu RORO "không đúng chuẩn", những tàu này cần sử dụng các công trình cảng và máy bay vận tải cần có sân bay.
"Tuy nhiên, quân đội quốc gia bảo vệ thật lực các hải cảng và sân bay, và họ sẽ không dễ dàng chiếm đóng trong thời gian ngắn. Các hoạt động đổ bộ sẽ đối mặt với rủi ro cực kỳ cao", bộ này cho biết trong một báo cáo mà Reuters đã xem qua. "
Ngoài ra, theo Bộ Quốc phòng Đài Loan, Trung Quốc còn gặp khó khăn trong việc tiếp tế vũ khí, đạn dược, thực phẩm và thuốc men cho lực lượng đổ bộ.
Hơn nữa, Bắc Kinh không thể dồn toàn lực tấn công Đài Loan mà cần phải dự trữ lực lượng để ngăn chặn cuộc can thiệp của lực lượng nước ngoài và đề phòng các điểm nóng khác như biên giới với Ấn Độ và Biển Đông.
Ls. Trần Đình Hoành - Lòng tin vào thiện lành
12/12/2021
Rất interesting tại điểm này là nếu bạn là người có lòng tin tôn giáo đơn giản, bạn tin Chúa, bạn tin Phật, cho nên bạn yêu thương và phục vụ mọi người vì Chúa Phật dạy bạn làm như thế, và bạn nói: “Tôi có biết yêu thương và phục vụ ai gì đâu. Tôi chỉ làm việc Chúa Phật dạy, cho người đói ăn, cho người khát uống, cho người trần truồng áo mặc. Tôi chẳng làm gì tốt hơn ai cả.” Những người có tư duy đơn giản như thế lại không bị dính mắc vào khung tư duy “vì tôi”, cái tôi.
Mình có cảm tưởng là hầu như cách duy nhất để quên tôi là tập trung vào phục vụ hạnh phúc của mọi người. Đó chính là khởi tâm Bồ Đề của Bồ tát, hay yêu Chúa để yêu người. Một trái tim tập trung vào yêu người và phục vụ người như thế, thì tự nhiên quên tôi và không còn bị vướng mắc vào cái tôi thiên la địa võng.
(Murdering the Mekong river)
Beaumont Smith – Bình Yên Đông lược dịch
Down to Earth – 23 May 2021
12/12/2021
Vài năm trước đây, Newsweek đặt ra câu “một đập hiền lành hơn tử tế hơn” để mô tả đập Nam Theun 2 được tranh cãi nóng bỏng trong tỉnh Khammoune ở Lào, ám chỉ rằng các đập có thể xanh và sạch và thích hợp cho trẻ con. Và không còn nghi ngờ là có một số như thế. Đập Thakho ở hạ Lào là một thí dụ hay.
Nhưng đối với các kỹ sư điện, sự tăng trưởng với bất cứ giá nào của chủ ngân hàng, và chánh phủ hậu xã hội chủ nghĩa của Lào, Mekong và các phụ lưu là một nguồn thu nhập và điện trong cả hai nghĩa. Các đập lớn trở lại, ngay Ngân hàng Thế giới cũng hỗ trợ chúng khi dùng khẩu hiệu “hiền lành hơn tử tế hơn”. Mặc dù tăng trưởng là một khẩu hiệu, sự cần thiết năng lượng của các quốc gia láng giềng đang leo thang. Khi nhu cầu năng lượng gia tăng, tình trạng khu vực và sức mạnh mặc cả của Lào có lẽ cũng gia tăng, nhưng với nguy cơ cho một trong những dòng sông thần tượng nhất và người dân dựa vào nó.
Lê Văn Xương -Cuộc chiến trên mạng điện toán toàn cầu
Tháng 4 năm 2011 –Tháng 12 năm 2021
( Bài viết đã 10 năm, nhưng giá trị vẫn hiện hữu)
Hãy lấy cuộc chiến VN trước đây để thấy rõ : cả hai miền Nam Bắc đều chỉ là công cụ bị chi phối bởi các thế lực tương tranh trong chiến tranh lạnh mà thôi . Như vậy chủ trương chính sách mà mỗi vùng thi hành trong cuộc chiến ấy phải được nhìn trong những giới hạn hẹp của lịch sử, chứ không thể nhìn nhận như động lực chính của lịch sử được . Vai trò của một cá nhân tiêu biểu nào đó trong thời kỳ lịch sử nào đó, hoặc một sự kiện cụ thể nào đó cần được đánh giá trên căn bản khác để truy nguồn định hướng của người đạo diễn ra các sự kiện ấy , để trên căn bản đó ta mới có thể tiếp cận với lịch sử đích thực được (như đảo chánh năm 1963 và các diễn biến sau đó hoặc hàng loạt các diễn biến ở VN ) . Bất cứ nhà nghiên cứu VN nào chỉ biết nhìn nhận lịch sử được giản lược lại dựa trên các diễn biến trong nước Việt không thôi (điều này hoàn toàn mang tính phe phái ) hoặc có tham khảo sách vở ngoại quốc để vội đi đến đánh giá lịch sử đều dễ dấn đến sai lạc (mà sách vở do người nước ngoài viết thường rất sai lạc vì họ chỉ nhắm vào việc chuyển một tín hiệu cụ thể cho một thế lực nào đó mà thôi) .
Tin tức thế giới ngày Thứ hai 13 tháng 12 năm 2021
Võ Thái Hà tổng hợp
Larry De King - Vở bi-hài kịch mang tên Jussie Smollett
12/12/2021
Ngay lập tức câu chuyện kỳ thị đau thương này lan tỏa toàn nước Mỹ. Các khẩu đại pháo của phe DC, từ Obama, Biden, Harris, Pelosi... bắt đầu khạc đạn, họ tha hồ lên án da trắng, xỉa xói Trump bằng thích. Toàn bộ MSM như bắt được vàng.
Smollett đã vừa chế biến một món ăn tuyệt đỉnh, với gia vị chính 'phân biệt chủng tộc' rất hợp khẩu vị với phong trào chống Trump và đảng CH đang luôn bị kết án là thượng tôn da trắng. Đây là một bằng chứng không thể chối cãi rồi còn gì. Ai có thể biện minh cho hành động tàn nhẫn này chứ.
Món cao lương mỹ vị mà Smollett chế biến từng làm điên đảo các ngôi sao DC và truyền thông hóa ra chỉ là món 'CÁ HỐ'. Hố to, hố nặng, hố cả đám . Các lãnh tụ Obama, Biden, Harris... cùng các tờ báo lớn cũng đành đứng im chịu trận. Những tuyên bố hùng hồn, lời kết án 'thượng tôn da trắng' còn nguyên đó, không sao rút lại được, quá bẽ bàng. Tờ lá cải Người-Việt cũng thế, cũng đành im lặng dấu nỗi xấu hổ vì đã từng hăng hái xơi món 'CÁ HỐ' này.
Lý do hệ thống độc đảng kìm hãm sự phát triển của Trung Quốc.
( Chỉ cần thay chữ Trung Quốc bằng chữ Việt Nam chúng ta sẽ thấy toàn cảnh xã hội Việt Nam ngày nay)
Nguồn: “Cai Xia on why China’s one-party system holds back the country”, The Economist, 8/12/2021.
Biên dịch: Phan Nguyên
Mặc dù nền kinh tế của Trung Quốc thực sự ấn tượng, nhưng mọi người trên khắp thế giới không nên bị đánh lừa bởi hình dáng bên ngoài của nó. Thực tế là xã hội Trung Quốc rất mong manh vì chế độ độc tài độc đảng của nước này, và việc áp dụng các thực hành dân chủ sẽ giúp làm cho đất nước vững mạnh hơn.
“Con đường độc đáo của Trung Quốc”, như cách gọi của đảng, không là gì khác ngoài tăng trưởng kinh tế không có kiểm soát dựa trên hạn chế nhân quyền và ô nhiễm môi trường tràn lan. Sự phát triển mang tính “săn mồi” này đã làm cạn kiệt tài nguyên của Trung Quốc, từ môi trường đến con người. Phép màu kinh tế chỉ là tạm thời, không bền vững. Về lâu dài, hệ thống độc đảng, bằng cách không cho phép các quan điểm khác nhau được thể hiện một cách công khai, sẽ là một thảm họa cho sự phát triển của Trung Quốc và xã hội loài người.
So sánh sáng kiến kết nối toàn cầu của EU và Trung Quốc
TS. Phạm Sỹ Thành (*)
13/12/2021
Vì vậy, câu hỏi đặt ra là trong khi châu Âu muốn theo đuổi một chính sách đối ngoại mới, tự chủ, chủ động và mang tính chiến lược hơn đúng như tuyên bố của khối nước này thì sự phối hợp của họ với các đồng minh lâu đời và các đối tác chiến lược khác để làm nổi bật sự khác biệt với sáng kiến BRI của Trung Quốc là gì?
Một hình mẫu lý tưởng của hệ thống đầu tư cơ sở hạ tầng toàn cầu có thể là EU phối hợp cùng Mỹ để thiết lập và duy trì các tiêu chuẩn liên quan đến dự án (từ huy động vốn, quản trị dự án, tiêu chuẩn kỹ thuật đến các tiêu chuẩn bền vững…). Các nước như Nhật Bản, Trung Quốc và các định chế tài chính đa phương đóng vai trò cung cấp nguồn vốn phù hợp với các tiêu chuẩn đã được đề ra. Các quốc gia khác có công nghệ hoặc nguồn vốn có thể tham gia với vai trò của “bên thứ ba”.
Nguồn:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét