Tưởng Năng Tiến – Nông Thôn & Nông Dân
Pham Doan Trang: “Họ bị bắt vì họ là những người nông dân nổi dậy, là nhân chứng sống của một thời khủng bố đỏ tàn bạo, là những tiếng nói tranh đấu dũng cảm và chính trực nhất còn lại ở Việt Nam lúc này.”
Tôi thì trộm nghĩ hơi khác FB Đoan Trang chút xíu: Việt Nam có hàng ngàn Tiên Lãng, Đồng Tâm, Dương Nội. Những thôn ổ này luôn là nơi sản sinh ra những nông dân (“vài ngàn năm đứng trên đất nghèo”) Lê Đình Kình, Đoàn Văn Vươn, Đoàn Văn Qúy, Cấn Thị Thêu, Nguyễn Thị Tâm, Nguyễn Thùy Dương, Trịnh Bá Khiêm, Trịnh Bá Phương, Trịnh Bá Tư ... Hàng hàng/lớp lớp, họ sẵn sàng nối tiếp tiền nhân – không bao giờ dứt – để gìn giữ và bảo vệ quê hương. Quyết định đối đầu với sức mạnh của cả một dân tộc là một lỗi lầm chí tử của những kẻ đang nắm giữ quyền bính hiện nay.
<!>
Bản Tin Liên Hội Nhân Quyền Việt Nam ở Thụy Sĩ
LA JOURNÉE DE L’ÉCRIVAIN EMPRISONNÉ 2020 ET LE CENTRE PEN SUISSE ROMAND
Sony Nguyen
13/12/2021
Song ngữ Việt Pháp
Ngày mai, 14 tháng Mười Hai năm 2021, cái gọi là tòa sơ thẩm của chế độ cộng sản Hà Nội sẽ ‘’xét xử’’ bà Phạm Đoan Trang sau khi dùng bạo lực bắt giam bà từ đêm 6 tháng Mười năm 2020. Người trí thức yêu nước Phạm Đoan Trang có thể bị bạo quyền cộng sản kết án đến 20 năm tù về ‘’tội tuyên truyền chống nhà nước’’. Hành vi ‘’giam cầm độc đoán’’ của Cộng sản đối bà Phạm Đoan Trang cũng đã là một ‘’tội ác’’ đối với dân tộc Việt Nam. Cùng với bạn hữu thế giới và công luận quốc tế, chúng tôi đồng thanh đòi nhà cầm quyền cộng sản phải trả tự do tức khắc và vô điều kiện cho người trí thức yêu nước Phạm Đoan Trang, cũng như tất cả những người cầm bút, nhà thơ, nhà báo, nhà xuất bản, dịch giả, luật sư độc lập, những người yêu nước tranh đấu cho nhân quyền và nhân phẩm Việt Nam đang bị đày đọa trong các trại tù tập trung khổ sai tại Việt Nam.
Liên Hội Nhân Quyền Việt Nam ở Thụy Sĩ kính chuyển đến quý bạn đọc và quý diễn đàn bài viết của nhà thơ Nguyên Hoàng Bảo Việt với tựa đề :
Luật sư Đặng Đình Mạnh -Đoan Trang bị tuyên án 9 năm tù giam
14/12/2021
Phạm Đoan Trang : ...Ngày hôm nay, các anh, chị kết án tôi, có thể bỏ tù tôi nhiều năm nhưng không sao cả bởi vì như nhân vật Nguyễn Trãi trong vở kịch “Bí mật vườn Lệ Chi” đã nói: “Con thú có thể cắn chết con người nhưng vẫn là con thú. Con người mang trong mình lẽ phải có thể bị sát hại vì lẽ phải, nhưng bảo vệ lẽ phải mãi mãi vẫn là thiên chức của con người”.
Những bản án càng dài thì càng chứng tỏ bản chất độc tài, phi dân chủ, phản dân chủ của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Các anh, các chị có thể bỏ tù tôi và hả hê đắc thắng vì đã xóa bỏ được một cái gai trong mắt các anh chị nhiều năm nay, nhưng mãi mãi các anh chị không xóa bỏ được tiếng xấu, độc tài, phi dân chủ, phản dân chủ. Vì con thú mãi mãi là con thú, nó không bao giờ có thể trở thành người được.
Đỗ Kim Thêm - Bàn về khái niệm tự do hiến định
14-12-2021
Cụ thể là trong tranh chấp đất đai, ông Lê Đình Kình không có tố quyền hiến định để khởi tố chính quyền phải tôn trọng Luật Thủ tục Tố tụng Dân sự. Bao lâu chưa có phán quyết của toà án dân sự, chính quyền không có quyền cưỡng chế hình sự cho đến tử vong và thực tế đã xảy ra.
Cũng tương tự như cụ Kình, cô Phạm Đoan Trang cũng không có tố quyền hiến định để phản đối việc bắt giữ khi chính quyền sai phạm. Cô Trang, một cư dân tại TP HCM được Công An tự tiện giao nạp cho Tòa Hà Nội thụ lý, một việc di lý vi phạm thẩm quyền chuyên quyết toà án địa phương mà không có cơ sở.
Cô Trang cũng không thể dựa vào quyền tự do ngôn luận như là một tố quyền hiến định, để phản bác các quy kết của chính quyền cho cô là “thế lực thù địch” đang chống phá chế độ, trong khi toà án chưa phân biệt được việc làm của cô là trong khuôn khổ đối lập chính trị hay không, một khái niệm Luật Hiến pháp mà toà án còn phải học tập. Đó là hai vi phạm chính của toà án, và còn nhiều vi phạm khác sẽ tiếp diễn.
Từ phiên tòa Phạm Đoan Trang, VN trông đợi gì ở Mỹ trong vấn đề nhân quyền?
Mỹ Hằng/BBC News
14/12/2021
BBC: Trong khi các phán quyết hoặc quyết định của Liên Hiệp Quốc hoặc các tổ chức quốc tế khác không có giá trị ràng buộc về mặt pháp lý, theo ông, thế giới và người Việt Nam có thể làm gì để chính phủ Việt Nam cải thiện tình hình nhân quyền và tôn trọng tiếng nói đối lập?
David Brown: Lịch sử Việt Nam đã được đánh dấu bằng sự thất bại của những kẻ ngoại bang tìm cách "bắt" Việt Nam làm bất cứ điều gì. Tôi tin tưởng rằng khả năng cạnh tranh trong tương lai của Việt Nam trong nền kinh tế thế giới. Tầm vóc của quốc gia này ở châu Á và trên thế giới sẽ phụ thuộc rất nhiều vào khả năng của chính người Việt Nam trong việc mở rộng và phát triển các thể chế chính trị và xã hội. Tôi nghĩ nhiều người Việt Nam có chung quan điểm đó.
Hoàng Quốc Dũng - Tuyên bố bản quyền với ‘Tiến quân ca’ là vô nghĩa
Tác giả hiện sống tại Paris
10/12/2021
BBC News Tiếng Việt giới thiệu phân tích của ông Hoàng Quốc Dũng, người từng 27 năm làm trong lĩnh vực bản quyền âm nhạc ở một trong những cơ quan bản quyền lớn nhất thế giới là SACEM của Pháp.
Nhân vụ lộn xộn về bản quyền của bài "Quốc ca" - "Tiến quân ca" đang gây bức xúc lớn ở trong nước, với tư cách là người vừa mới "gác bàn phím" trong lĩnh vực này sau 27 năm công tác liên tục ở một trong những cơ quan bản quyền lớn nhất thế giới là SACEM của Pháp, tôi viết bài này để làm sáng tỏ những nét cơ bản của chuyện bản quyền, từ đó có thể phân biệt ai đúng ai sai.
Nói thêm, ở đây, tôi cũng sẽ chỉ cố gắng nói đến các phần có thể liên quan đến sự kiện trên.
Tin tức thế giới ngày Thứ ba 14 tháng 12 năm 2021
Võ Thái Hà tổng hợp
Về “Con đường Tơ lụa Mới”: Lạc quan và thận trọng
Tác giả: Nguyễn Quang Diệu
13/12/2021
Tương tự, các đập thủy điện nằm trên lãnh thổ Trung Quốc là một trong những nguyên nhân khiến mực nước sông Mekong giảm, hoặc sự việc Trung Quốc ngăn dòng sông Mekong ngày 31-12-2020 gây ảnh hưởng đến hoạt động trồng trọt và đánh bắt của người dân vùng hạ lưu, trong đó có Việt Nam. Vấn đề phân chia nguồn nước sông Ấn giữa Ấn Độ và Pakistan cũng nan giải khi các đập và nhà máy thủy điện vẫn được xây dựng…
Sương mù do ô nhiễm, biến đổi khí hậu và các lo ngại khác liên quan đến tác động môi trường từ quá trình xây dựng những dự án lớn cũng như hoạt động khai thác tài nguyên cũng là vấn đề của quá trình hợp tác.
Ngô Khôn Trí – Thế vận hội và lập trường chính trị
Ngày 6/12/2021 vừa qua, sau khi Hoa Kỳ ra thông báo chính thức sẽ không cử quan chức tới Bắc Kinh để tham dự Thế vận hội Mùa đông lần thứ XXIV vào tháng 2 năm 2022, các tuyển thủ vẫn được tham dự bình thường. Sau đó, Úc, Anh và Canada đồng lòng tuyên bố hưởng ứng việc tẩy chay ngoại giao (Diplomatic boycott) này để tỏ thái độ cùng phản đối Trung Quốc đã vi phạm nhân quyền trong việc đàn áp người Duy Ngô Nhĩ và các nhóm thiểu số Hồi giáo khác ở khu vực Tân Cương.
Nguồn:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét