Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Tư, 10 tháng 3, 2021

Nhắc lại chuyện cũ (năm 2012): Như một nén nhang, để tưởng nhớ Nhà văn Triều Nghi vừa tạ thế - Lê Văn Hải


Nhà văn nữ Triều Nghi phát biểu trong buổi tưởng niệm Nguyễn Chí Thiện.

Vào lúc 2:00pm ngày Chúa Nhật 16/12/2012 tại hội trường Vivo, San Jose, buổi lễ tưởng niệm nhà thờ Nguyễn Chí Thiện nhân dịp 49 ngày ông mất, Do Ủy ban phát huy tinh thần Nguyễn Chí Thiện và báo Thằng Mõ SJ đứng ra tổ chức. Buổi lễ quy tụ khoảng trên 100 quan khách tham dự. Phần đông người tham dự là các nhà hoạt động trong lĩnh vực văn thơ, báo chí. Người ta nhận thấy có nhà báo Sao Biển, nhà thơ Vũ Triều Nghi, nhà báo Nguyễn Thiếu Nhẫn, KS Nguyễn Tấn Thọ, nhà báo Huỳnh Lương Thiện, nhà thơ Hải Phương, nhà thơ Hoàng Ngọc Văn, Kiều Loan, nhà thơ Nguyên Phương…v.v. và giới báo chí truyền thông.
<!>
Sau nghi thức khai mạc do nhóm LLSQTĐ Bắc cali, Hoàng Thưởng, phụ trách, nhà báo Lê Văn Hải thay mặt BTC đốt nhang trước di ảnh của nhà thơ, và thay mặt Nhóm Phát Huy Tinh Thần Nguyễn Chí Thiện, gởi lời chào mừng đến tất cả quan khách trong buổi chiều tưởng nhớ và vinh danh nhà thơ NCT.

Người tham dự cùng đến trước di ảnh của nhà thơ để thắp nén nhang tưởng nhớ. Nhiều người tỏ ra xúc động khi nhìn di ảnh của Nguyễn Chí Thiện. Không khí lắng đọng cảm động, tưởng nhớ về người quá cố..

Trong phần phát biểu của mình, Ông Lê Văn Hải kể lại quá khứ: “Năm 1979 khi chúng tôi biết một nhà thơ đã lén trao tập thơ của mình vào sứ quán Anh tại Hà Nội. Chúng tôi đã theo dõi rất sát về bản tin đặc biệt này.

Và năm 1980 tập Hoa Địa ngục bắt đầu được phát hành tại hải ngoại. Chỉ cần đọc qua lá thư đầu của tập thơ với lời ngỏ, người đọc nhận ra ngay một thông điệp quan trọng cho cuộc đấu tranh: “Nhân danh hàng triêu triệu nạn nhân vô tội của chế độ độc tài, đã ngã gục, hay còn đang phải chịu đựng một cái chết dần mòn và đau đớn trong gông cùm cộng sản, tôi xin ông vui lòng phổ biến những bài thơ này trên mảnh đất tự do của quý quốc, Đó là kết quả hơn 20 năm làm việc của tôi, phần lớn được sáng tác trong những năm tôi bị giam cầm tù ngục!” (Lời NCT)

Đọc qua tập thơ, phơi bày một chế đô dã man không còn nhân tính, mỗi chữ mỗi lời được kết bằng máu xương đau thương tột cùng. Nhưng lại đanh thép thề sống chết đối đầu với với một tập đoàn gian ác. Mỗi lời thơ như đạn như súng, như mìn, như pháo bắn trực tiếp vào đầu quân thù. …”

Ông Lê Văn Hải cho biết vào những năm 1980 ông và bạn bè đã thành lập UB Phát Huy Tinh Thần Nguyễn Chí Thiện và phổ biến thơ của ông Thiện. Ủy Ban Phát Huy Tinh Thần Nguyễn Chí Thiện, bắt tay hoạt động ngay với 2 mục đích:

- Trước nhất, phổ biến thơ của NCT càng nhiều càng tốt. Càng sâu rộng bao nhiêu thì công tác cứu nhà thơ ra khỏi ngục tù cộng sản càng thuận lợi bấy nhiêu. Công tác này Ủy Ban đã hoàn thành rất tốt đẹp, 2 đợt sách được phát hành, mỗi đợt trên 5 ngàn cuốn, hầu hết được biếu tặng không bán.

- Mục đích thứ hai. Đừng để cộng sản giết NCT và nỗ lực tìm cách đưa ông đến miền tự do. Chúng tôi đã phát hành hàng ngàn ngàn kháng thư để đồng bào ký, gặp gỡ các đân biểu thượng nghị sĩ tiểu bang, liên bang xin can thiệp. Nhất là làm việc chặt chẽ với Bà Sagan Hội Ân Xá Quốc Tế, vận động dư luận khắp nơi để buộc cộng sản VN phải phóng thích người tù lương tâm có tầm cỡ tranh đấu quốc tế này.”

Những người tham dự sống lại một thời các cộng đồng người Việt chưa hình thành, chỉ có những hoạt động rời rạc, lẻ tẻ nhưng tình thần đấu tranh ngùn ngụt. Và ai cũng biết sau khi nhà thơ được ra đến hải ngoại, các cuộc đánh phá, bôi lọ, chụp mũ…gây náo loạn xảy ra về “hiện tượng” Nguyễn Chí Thiện “Thật & Giả”.

Nhà báo Lê Văn Hải cho biết mục đích của buổi Tưởng Nhớ & Vinh Danh Nguyễn Chí Thiện “chúng ta tưởng nhớ vinh danh NCT vì: Nhà thơ NCT vẫn còn là ánh đuốc soi trên con đường tranh đấu tự do dân chủ cho quê hương. Ông vẫn xứng đáng là một chiến sĩ chống cộng đi đầu để chúng ta vinh danh và noi theo. Mỗi lời thơ của Ông, là những viên đạn, bắn vào đầu quân thù!

Dù trên 27 năm tù đày khổ ải trong gông cùm, ông đã không sờn lòng lùi bước, quy hàng trước bạo lực của cái ác, cho dù CS đã áp dụng hàng trăm cách đầy vò trên thân xác khốn khổ của người tù, nhưng tinh thần ông vẫn sắt thép, vững vàng luôn luôn chống lại chúng.

Ở hải ngoại, ông vẫn không nản chí, thay vì chỉ đi tìm hạnh phúc cho cá nhân mình, ông vẫn dành hết thời gian cùng bạn hữu cùng chí hướng, làm việc với các nhà hoạt động cộng đồng, tiếp tục trợ giúp những nhà đối kháng trong nước, tranh đấu cho một VN thật sự tươi sáng như những quốc gia tự do trên thế giới, đó là điều ông mong ước.”

Sau đó là lời phát biểu của quan khác: Nhà báo Sao Biển, nhà báo Huỳnh Lương Thiện…Và người cuối cùng phát biểu là nhà thơ Vũ Triều Nghi. Lời phát biểu của bà rất thực, rất cảm động, là một nhân chứng sống cho sự tranh cãi bao lâu nay “Thật&Giả”. Nhà thơ Vũ Triều Nghi cho biết bà đến HK từ năm 1967 và đến năm 1992 lần đầu trở về VN thăm gia đình, thân phụ của bà là cụ Vũ Thế Hùng đã giới thiệu cho bà gặp một người “bạn tù của bố”, đó là nhà thơ Nguyễn Chí Thiện. Vào năm đó, ông Nguyễn Chí Thiện đã nhờ Vũ Triều Nghi mang ra ngoài một tập thơ, nhưng nhà thơ Vũ Triều Nghi không dám mang đi. Tập thơ đó, sau nầy được chính nhà thơ Nguyêển Chí Thiện xông vào tòa đại sứ Anh tại Hà Nội để nhờ mang ra. Người hải ngoại biết đến lần đầu với tên Hoa Địa Ngục.

Bà Vũ Triều Nghi kể lại những kỷ niệm chung quanh người “bạn tù của bố”. Theo bà, NCT có trí nhớ rất tốt, ông đã chép lại toàn bộ những bài thờ ông sáng tác trong tù. Năm 1995 NCT ra đến hải ngoại và được nhiều cộng đồng đón tiếp giúp đỡ, nhưng cũng không thiếu nhiều nhóm nghi ngờ và chống phá ông.

Theo nhà thơ Vũ Triều Nghi thì Nguyễn Chí Thiện dù biết bị chống đối, bị vu oan…v.v. nhưng ông vẫn theo con đường ông theo đuổi “Làm một Thomas More” thời đại. Nguyễn Chí Thiện ra đi vào ngày 2/10/2012 khi ước nguyện thấy chế độ cộng sản sụp đỗ tại VN không thành.

Ngoài NCT, nhà thơ Vũ Triều Nghi còn có dịp gặp những nhân vật trong nhóm Nhân Văn Giai Phẩm như Nguyễn Hữu Đang, Phùng Cung, hoặc các nhà thơ tiền chiến như: Hoàng Cầm, Vũ Thi…v.v. những người nầy từng ở tù chung hoặc sinh hoạt văn chương với Nguyễn Chí Thiện.

Lời phát biểu cho sự thật của nhà thơ Vũ Triều Nghi, đã nhận được những tràng pháo tay cổ vũ vang đội.

Buổi lễ Tưởng Niệm và Vinh Danh Nguyễn Chí Thiện chấm dứt lúc 3:30PM. 

(hình Vũ Triều Nghi và Nguyễn Chí Thiện)


Không có nhận xét nào: