1. Như tôi đã từng nói trong một số bài viết trước, cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ ngày 3/11/2020 là một trong những cuộc bầu cử đầy kịch tính, đáng theo dõi nhất trong suốt chiều dài lịch sử 245 năm của Hợp chúng quốc Hoa Kỳ kể từ khi nước này tuyên bố độc lập năm 1776.- 2. Ngày hôm qua, 2/1/2021, chỉ 4 ngày trước khi diễn ra cuộc họp quan trọng của Quốc hội Mỹ (gồm Hạ và Thượng viện) được tổ chức vào ngày 6/1/2020 để xác nhận chính thức số phiếu Đại cử tri của các bang bầu Tổng thống Mỹ thì một sự kiện bất ngờ đã diễn ra.- 3. Đó là việc Thượng nghị sĩ Ted Cruz của bang Texas đệ trình một văn bản và được sự ủng hộ của 10 Thượng nghị sĩ CH khác, với một số nội dung chính sau:
<!>
(i) 11 TNS này đề nghị Ủy ban Cử tri đoàn (Electoral Commission) thanh tra khẩn cuộc bầu cử ngày 3/11 và phải hoàn tất cuộc thanh tra này trong vòng 10 ngày;
(ii) Lý do cần phải thanh tra là do có những điều bất thường chưa từng có tiền lệ liên quan đến các tổ cáo gian lận xảy ra trong quá trình bỏ phiếu;
(iii) Các TNS này cho rằng họ chỉ xác nhận danh sách các ĐCT bầu ông Biden là Tổng thống Mỹ, dựa trên danh sách Đại cử tri mới được lập dựa trên kết quả thanh tra khẩn cấp này;
(iv) Ủy ban Cử tri đoàn này sẽ gồm 15 người (5 Hạ nghị sĩ, 5 Thượng nghị sĩ và 5 Chánh án Tòa án Tối cao liên bang) xem xét các tranh chấp và đề xuất cách thức xử lý.
Lý do lập Ủy ban Cử tri đoàn này được các Thượng nghị sĩ CH đưa ra là dựa trên tiền lệ đã có từ năm 1876. Cuộc bầu cử giữa 2 ƯCV TT khi đó là Samuel Tilden và Rutherford Hayes có những nét tương đồng như cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2020: Có những tố cáo bỏ phiếu gian lận ở nhiều tiểu bang và sự thiên vị của báo chí dành cho một ƯCV Tổng thống.
(v) Dựa trên kết luận của Ủy ban Cử tri đoàn, các bang có thể triệu tập cuộc họp đặc biệt của nghị viện bang để bầu Danh sách cử tri đoàn mới.
4. Đây là điều khá bất ngờ vì cuộc họp ngày 6/1/2021 tưởng như chỉ là một cuộc họp mang tính "thủ tục" sau khi ông Biden được "xác nhận" là người "giành chiến thắng" với việc đạt được 306 phiếu Đại cử tri/270 phiếu Đại cử tri cần thiết để trở thành tổng thống thứ 46 của nước Mỹ.
5. Theo các luật hiện hành của Mỹ liên quan đến bầu cử, chỉ cần có một văn bản viết tay của một Hạ nghị sĩ và một Thượng nghị sĩ thì Quốc hội (gồm Thượng viện và Hạ viện) sẽ phải "giải tán" để Hạ viện và Thượng viện tiến hành họp riêng rẽ và bỏ phiếu riêng, trước khi nhóm họp lại.
Trước đó, Thượng nghị sĩ Josh Hawley ra tuyên bố bằng văn bản không chấp nhận tính hợp pháp danh sách ĐCT của ông Biden, tức không chấp nhận ông Biden là TT thứ 46 của nước Mỹ. Như vậy, cho đến nay có ít nhất 12 TNS Cộng hòa bày tỏ công khai việc phản đối ông Biden trong cuộc họp ngày 6/1 tới
Việc quyết định ai là Tổng thống tiếp theo hoặc quy trình lựa chọn mới phải được giải quyết ngay trong ngày 6/1.
Do đó, cuộc họp Quốc hội Mỹ ngày 6/1 khó có thể là một cuộc họp yên bình, mà sẽ có tranh luận dài và gay gắt giữa các nghị sĩ vì số nghị sĩ phản đối việc phê chuẩn danh sách Đại cử tri hiện tại ở mỗi viện đã tới hàng chục người và nhiều khả năng con số này còn tăng thêm do sức ép của hàng chục triệu cử tri Cộng hòa đối với các nghị sĩ của mình khi ngày 6/1 tới gần.
6. Đây là điều chưa từng có tiền lệ kể từ cuộc bầu cử năm 1876 và chưa ai có thể nói trước điều gì. Có một chi tiết cần lưu ý, TNS Ted Cruz, người nêu ra đề xuất trên, còn là học giả, từng giảng dạy 6 năm về Hiến pháp và Tòa án Tối cao Mỹ. Ông Ted Cruz có kiến thức sâu và khả năng thuyết phục cao với các đồng nghiệp liên quan đến những bất thường trong cuộc bầu cử hiện nay.
7. Ở đây có một số vấn đề cần theo dõi tiếp:
- Số lượng các nghị sĩ (cả CH và DC) ủng hộ đề nghị của TNS Ted Cruz trong những ngày tới sẽ ra sao? Đề nghị của TNS Ted Cruz có được các lãnh đạo CH tại Thượng viện ủng hộ hay không?
- Nếu bác bỏ, thì lập luận của họ là gì?
- Đề nghị của TNS Ted Cruz có đưa đến việc thành lập Ủy ban Cử tri đoàn hay không?
- Ngoài các đề nghị của TNS Josh Hawley, TNS Ted Cruz thì ông Trump và những người ủng hộ còn những "con bài" nào khác hay không?
- Liệu những việc làm này có giúp ông Trump đảo ngược được kết quả bầu cử và sau ngày 6/1 nước Mỹ và thế giới có biết Tổng thống và chính quyền tiếp theo chưa? Và còn rất nhiều câu hỏi khác vẫn đang để ngỏ
8. Chắc chắn trong những ngày tới cuộc đấu trên mặt trận truyền thông và dư luận của cả 2 đảng sẽ rất quyết liệt.
Về phía Đảng CH, ông Trump sẽ tìm cách vận động các nhóm cử tri nòng cốt gây áp lực nên những nghị sĩ còn lưỡng lự. Còn về phía Đảng Dân chủ, chắc chắn họ sẽ cố kết nhau bằng mọi cách, trong khi tận dụng thế mạnh truyền thông để tấn công không khoan nhượng bất kỳ "sáng kiến" hay hành động nào của Tổng thống Trump và những người ủng hộ nhằm "lật ngược" thế cờ.
9. Nếu sau ngày 6/1 nước Mỹ không thể lựa chọn được một Tổng thống mới hoặc sau ngày này mà các cuộc đấu pháp lý vẫn tiếp diễn trong khi không có tiến triển trong việc chuyển giao quyền lực, thì nước Mỹ, về lý thuyết, sẽ rơi vào cuộc khủng hoảng hiến pháp và khủng hoảng chính trị nghiêm trọng nhất kể từ 1876.
Hy vọng điều này không xảy ra.
10. Còn trong trường hợp "chính kịch" không diễn ra như "kịch bản" mà hiến pháp và luật pháp hiện hành của nước Mỹ quy định, thì các màn tiếp theo là "hài kịch" xen lẫn "bi kịch" thậm chí cả "thảm kịch" là điều khó tránh!
https://www.foxnews.com/.../gop-senators-cruz-electoral...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét