Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Chủ Nhật, 3 tháng 1, 2021

Danh Ca LỆ THU đang nguy kịch trong bệnh viện vì Cô Vit 19

Lệ Thu tên thật là Bùi Thị Oanh, sinh ngày 16 tháng 7 năm 1943 tại Hải Phòng, nhưng trải qua thời thơ ấu ở Hà Đông. Cô đã kể về gia thế của mình: “Cha tôi trước Cách mạng Tháng Tám làm một chức quan nhỏ ở Hải Phòng. Mẹ tôi là vợ lẽ, sống dưới quyền của bà vợ cả, phải chịu đựng đủ điều. Bà bắt mẹ tôi làm đủ thứ việc. Năm 1953, khi mẹ tôi vào Nam, bố tôi nói không đi vì ông tiếc của cải. Năm 1954, một ngày nọ tôi đi học về, mẹ gọi tôi vào và chỉ nói một câu ngắn gọn: “Thầy con mất rồi!”. Ông bị xử tử trong đợt cải cách ruộng đất…".
<!>
Lệ Thu đến với nghề ca hát hết sức tình cờ vào năm 1959: trong một lần đến phòng trà Bồng Lai nghe nhạc, được sự khuyến khích của bạn bè, cô đã bước lên sân khấu hát ca khúc “Dang dở” (tức “Tà áo xanh”) của nhạc sĩ Đoàn Chuẩn – Từ Linh. Ngay sau khi nghe cô hát, ông chủ phòng trà đã mời cô ký hợp đồng biểu diễn như lời kể của cô: “Lần sắp thi tú tài, nhân dịp sinh nhật một người bạn tổ chức trên sân thượng phòng trà Bồng Lai, mấy cô bạn trong nhóm của tôi thúc: “Ê Oanh, mày lên hát tặng con Liên một bài sinh nhật đi!”. Tôi liền đứng lên hát bài “Tà áo xanh” (Dang dở) của nhạc sĩ Đoàn Chuẩn. Tự dưng giọng hát tôi lọt tai ông chủ phòng trà. Ông bèn ngỏ lời mời tôi đi hát. Ông thuyết phục tôi: “Em có giọng hát rất hay và lạ. Không cần thức khuya đâu. Em cứ đến đây lúc 8 giờ, hát vài bài rồi 9 giờ về. Cứ nói với mẹ là đến nhà bạn học bài”. Kèm theo đó, ông trả cho tôi một số tiền khá lớn so với hình dung của tôi thời ấy. Thế là tối tối, tôi giấu mẹ đi hát. Nhiều khi tôi mặc cả đồng phục ở trường đi hát luôn. Khi ông chủ phòng trà hỏi tôi muốn được gọi như thế nào thì cái tên Lệ Thu lập tức bật ra như được định sẵn trong đầu mình. Kỳ thực, tôi cũng biết chữ “lệ” mang nghĩa buồn lắm, là nước mắt và mùa thu cũng sầu không kém. Thế nhưng “lệ” ở đây còn có nghĩa là mỹ lệ, là một mùa thu rất đẹp. Đến giờ tôi vẫn không hiểu tại sao cái tên này lại bật lên một cách tự nhiên như thế...”
Với thời gian, cùng với Khánh Ly, Thái Thanh, Lệ Thu được coi là một trong những giọng ca hàng đầu của nền tân nhạc Việt Nam. Từ năm 1968 đến năm 1971, tiếng hát của cô là một trong những yếu tố thu hút khách đến với các vũ trường như Queen Bee, Tự Do và Ritz. Cô còn tham gia các chương trình ca nhạc trên các đài phát thanh như Đài phát thanh Sàigòn, Đài Quân đội và thu âm nhiều băng nhạc cho các trung tâm sản xuất băng nhạc. Từ ngày sang Mỹ định cư vào năm 1980 cho đến nay, cô vẫn tiếp tục đi hát và được mời trình diễn cùng với các nghệ sĩ Việt Nam ở nhiều nước trên thế giới.
Lệ Thu được coi là người thể hiện thành công nhất các sáng tác của nhạc sĩ Trường Sa. Nhạc sĩ Trường Sa kể: “Mùa thu trong mưa” là bài tình ca viết vào năm 1968 được giới thiệu trước nhất với giọng ca của Lệ Thu, làm cho mọi người biết đến tên tuổi của Trường Sa. Trước khi bài 'Mùa thu trong mưa’ ra đời, tôi cũng đã thai nghén ‘Rồi mai tôi đưa em’, nhưng phải 2 năm sau (sau cả ‘Xin còn gọi tên nhau’ ), tôi mới giao cho cô Sáu, chủ hãng dĩa Việt Nam ở đường Tự Do, và Lệ Thu hát với hòa âm của ban nhạc Văn Phụng. Tôi còn nhớ rất rõ là sau khi Lệ Thu hát xong ‘Rồi mai tôi đưa em’, anh Văn Phụng đến bắt tay tôi chúc mừng… Lệ Thu và tôi quen biết nhau từ bài ‘Mùa thu trong mưa’. Sau khi bài được thâu dĩa với tiếng hát Lệ Thu, tôi đã bàng hoàng xúc động trước giọng ca này, và tôi đã ao ước sẽ tiếp tục viết cho giọng hát Lệ Thu. Tôi đã thực hiện điều ước này bằng ca khúc ‘Xin còn gọi tên nhau’, ‘Rồi mai tôi đưa em’ … tiếp theo nữa là ‘Sầu muộn’, ‘Còn mãi xa người’, ‘Một mai em đi’, ‘Nụ cười tím’, ‘Như hoa rồi tàn’... Lệ Thu đã chắp cánh cho một số ca khúc của tôi bay xa đến tận hôm nay...”
Ca khúc “Rồi mai tôi đưa em” của Trường Sa do Lệ Thu trình bày giống như một bài thơ viết để tiễn đưa một mối tình vào lãng quên với những câu hát thiết tha thể hiện nỗi buồn khi từng ngày nhìn thấy lại khung cảnh cũ đã vắng bóng người yêu: “không gian xưa quen gót lầy” vẫn còn đó, nhưng trên hè phố, chim đã bay như tình yêu đã mãi mãi ở ngoài tầm tay, chỉ còn lại “những bước chân hoang vu lên phố gầy” và nỗi nhớ khôn nguôi “trong mắt môi đã đắng cay”.


RỒI MAI TÔI ĐƯA EM
Rồi mai tôi đưa em xa kỷ niệm.
Xin lời cuối không dối gian trong mắt em.
Tình yêu cho thương đau nghe buồn thêm.
Gác vắng mưa gợi niềm chăn chiếu.
Còn đây không gian xưa quen gót lầy.
Bên hè phố cây lá thưa chim đã bay.
Ngồi nghe yêu thương đi xa tầm tay.
Giữa tiếng ru trầm vào cơn mê này.
Chiều xưa em qua đây ru hồn nắng ngủ say
Lời yêu trót đong đầy.
Đón em thu mây bay tiễn em xuân chưa phai
Xót ngày vàng còn gì?
Đành đoạn rồi những lần chiều hẹn ước...
Rồi mai chân hoang vu lên phố gầy.
Tôi về nhớ trong mắt môi đã đắng cay.
Còn ai mơ trên tay khi hoàng hôn
Vỗ giấc xuân muộn về trên môi hồng.

Không có nhận xét nào: