Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Chủ Nhật, 31 tháng 1, 2021

Ai Rồi Cũng Chết! - Tác giả: Atul Gawande

 

Ai rồi cũng chết! là một tuyệt phẩm đánh động lòng người được viết nên bởi bác sĩ kiêm tác giả best-seller Atul Gawande. Cuốn sách không chỉ có khả năng lay chuyển ngành y học hiện đại, mà nó còn sẽ giúp làm biến đổi hoàn toàn cuộc sống của muôn người - bao gồm chính bạn! Ngành y học thế giới đã có nhiều bước phát triển vượt bậc trong những năm qua: giảm thiểu tỉ lệ tử vong trẻ sơ sinh, nâng cao tỉ lệ sống sót sau chấn thương, chữa trị và kiểm soát được nhiều loại bệnh tật - kể cả nhiều căn bệnh từng được xem là không có thuốc chữa trong quá khứ. Nhưng dù có bành trướng hùng mạnh đến đâu, y học vẫn muôn đời bất lực trước quy luật sinh-lão-bệnh-tử bất biến của con người: Mỗi khi con người phải đối diện với Tuổi Già và Cái Chết, những công cụ y học vốn dĩ quyền năng bỗng chốc phản bội lại chính lý tưởng cứu nhân độ thế mà chúng đang phục vụ.

<!>

Bằng những công trình nghiên cứu khoa học giá trị và những câu chuyện sống động từ các bệnh nhân và người thân của chính mình, bác sĩ Gawande bóc trần cho chúng ta thấy những hệ lụy và nỗi đau mà con người phải gánh chịu bởi nghịch lý trên. Viện dưỡng lão vốn dĩ được lập ra với mục đích ban đầu tốt đẹp là giúp cho người cao tuổi có một cuộc sống hạnh phúc và viên mãn bất chấp tuổi già, nhưng nhiều nhà dưỡng lão ngày nay bị biến tướng thành những tòa nhà khép kín không khác gì nhà tù, nơi mà người già không được phép ăn những món ăn họ thích và không được phép làm những gì mình muốn. Nhiều bác sĩ được đào tạo xuất sắc về mặt chuyên môn, nhưng lại không biết cách làm thế nào để nói cho bệnh nhân biết sự thật về bệnh tình của họ; thay vào đó, bác sĩ lại vin vào những hy vọng hão huyền về khả năng cứu sống người bệnh của y học và đề xuất cho bệnh nhân hàng loạt biện pháp chữa trị để nuôi những hy vọng hão đó. Rốt cuộc, hành động này chỉ khiến cho người bệnh và cả thân nhân của họ thêm hao mòn khổ sở chứ không hề mang lại ích lợi gì cho họ cả về mặt thể xác lẫn tinh thần.

Trong những cuốn sách của mình, bác sĩ phẫu thuật Atul Gawande đã dùng ngòi bút mạnh mẽ không chút sợ hãi của mình tiết lộ cho chúng ta biết sự thật đằng sau ngành y cũng như những cuộc chiến mà các thầy thuốc như ông phải đối mặt và tranh đấu vượt qua. Lần này, với tác phẩm Ai rồi cũng chết!, ông phơi bày cho chúng ta thấy những giới hạn và nhược điểm của ngành y - trong cả chuyên môn của ông lẫn những chuyên ngành khác - khi cuộc sống con người bị đe dọa bởi sự lão hóa và cái chết. Qua đó, ông cũng đồng thời khám phá ra rằng mọi chuyện đều có cách giải quyết, rằng chúng ta hoàn toàn có thể làm khác đi, để mang lại cuộc sống tốt đẹp hơn cho mọi người cũng như cho chính bản thân chúng ta.

Để khai phá ngọn nguồn mọi vấn đề cũng như giải pháp, bác sĩ Gawande đã theo chân một nữ y tá làm công việc chăm sóc bệnh nhân tại gia, phỏng vấn nhiều người trong giới bác sĩ lão khoa và sinh hoạt cùng họ, và tiếp xúc với những nhà quản lý viện dưỡng lão có tư tưởng cấp tiến và nhân văn. Ông tìm thấy những con người biết cách nói lên sự thật và chứng minh cho cả thế giới thấy, rằng mỗi người chúng ta đều có thể và có quyền mưu cầu cho mình một cuộc sống tốt đẹp và hạnh phúc bất chấp tuổi già sức yếu mà không phải hy sinh những giá trị sống mà chúng ta yêu quý hoặc tôn thờ.

Với cách kể chuyện chân thực, sống động, mê hoặc và đánh động lòng người của tác giả, quyển sách Ai rồi cũng chết! khẳng định với chúng ta rằng: Mỗi con người sinh ra không phải chỉ để ăn, ngủ hay tồn tại qua ngày, mà chính là để được sống một cuộc sống đúng nghĩa; rằng mục đích cuối cùng của y học không phải để kéo dài sự tồn tại vô nghĩa của con người, mà chính là để giúp chúng ta có một cuộc sống mãi mãi đong đầy hạnh phúc - cho đến tận phút lâm chung! 

Một cuốn sách cảm động, giàu tình yêu thương và thiết thực đối với bất kỳ ai! "Ai rồi cũng chết!" không chỉ tiết lộ sự thật về cái chết của con người và những giới hạn của y học, nhưng nó cũng đồng thời truyền cảm hứng cho chúng ta sống cuộc đời mình một cách ý nghĩa, tự chủ, cao quý và hạnh phúc hơn.

• KATHERINE BOO

Từ trước đến nay, chúng ta đã luôn đánh đồng tuổi già, sự sa sút sức khỏe và cái chết như những thứ bệnh tật đáng ghét và nguy hiểm mà các y bác sĩ cần phải giúp bệnh nhân loại bỏ bằng mọi giá. Nhưng sự thật là khi con người ta trở nên già yếu, điều họ cần không chỉ là thuốc thang hay những liệu pháp y học, mà quan trọng hơn, họ muốn được Sống - một cuộc sống đúng nghĩa, năng động đong đầy yêu thương và hạnh phúc nhất có thể. "Ai rồi cũng chết!" không chi là một cuốn sách cảm động giàu tri thức và tính nhân văn, mà nó đích thị là tác phẩm quan trọng bậc nhất và không-thế-không-đọc của thời đại chúng ta, đặc biệt khi nó được chắp bút bời - một bác sĩ kiêm nhà văn kiệt xuất.

• OLIVER SACKS

 “Ai rồi cũng chết!” nhắc nhở chúng ta rằng nền y học bấy lâu nay của chúng ta luôn rất sẵn lòng kéo dài sự sống của con người, nhưng lại khiếm khuyết trong việc giúp chúng ta chuẩn bị cho cái chết - vốn dĩ không thể tránh khỏi. Đây đích thị là cuốn sách xuất sắc và đánh động lòng người nhất của bác sĩ Atul Gawande.

• MALCOLM GLADWELL --Tác giả của “Điểm bùng phát”, “Trong chớp mắt” và nhiều tựa sách kỹ năng nổi tiếng khác.

Vì Sao Tôi Viết Quyển Sách Này?
Chương 1. Cái Tôi Độc Lập
Chương 2. Vụn Vỡ
Chương 3. Lệ Thuộc
Chương 4. Chăm Sóc
Chương 5. Sống Tốt Hơn
Chương 6. Ra Đi
Chương 7. Những Cuộc Trò Chuyện Khó Khăn
Chương 8. Dũng Cảm
Lời Bạt
Lời Cảm Ơn
Vài Nét Về Tác Giả
Vài Nét Về Dịch Giả

Không có nhận xét nào: