<!->
Đại tá Lynda Vũ trao bằng khen cho một quân nhân trong đơn vị
(USAF photo).
Đại tá Lynda Vũ, tốt nghiệp ngành sinh học tại trường Grace College năm 1988. Sau đó cô tiếp tục theo học tạiTufts University School of Medicine và tốt nghiệp văn bằng Bác sĩ y khoa vào năm 1993. Cô gia nhập Không quân Hoa Kỳ năm 1993. Từ năm 2005 đến năm 2007, Trung tá Lynda Vũ là Tham mưu trưởng tại căn cứ Không quân Hickam AFB, Hawaii, trong khoảng thời gian hai năm đó cô phục vụ trong vai trò Bác sĩ trưởng phi hành (Bác sĩ cấp cứu và điều trị trên phi cơ) tại Theater Patient Movement Requirements Center. Đến tháng 7 năm 2009, Trung tá Lynda Vũ được thuyên chuyển đến nhận nhiệm vụ Chỉ huy trưởng Phi đoàn 42 Quân y tại căn cứ Không quânMaxwell AFB (1), cô phục vụ tại đây cho đến hết nhiệm kỳ vào tháng 6 năm 2011. Ngày 23 tháng 7 năm 2013, Đại tá Lynda Vũ nhận quyền chỉ huy và trở thành Chỉ huy trưởng của Phi đoàn 48 Quân y hàng không không gian.
Vào tháng 5 năm 2007, Đại tá Lynda Vũ, khi còn là Trung tá Tham mưu trưởng căn cứ Không quân Hickam AFB, Hawaii, thuộc Không lực 13, và là Bác sĩ trưởng phi hành phục vụ tại Theater Patient Movement Requirements Center, nhận được yêu cầu nghiêm trọng từ một bác sĩ nhi đồng tại Saipan để cấp cứu cho một bé trai tên John 2 tuổi bị bệnh viêm phổi rất nặng, ảnh hưởng đến hệ thống hô hấp, thời gian bấy giờ rất khẩn cấp để cứu sinh mạng của em. Và sự yêu cầu đã được đơn vị quân y không quân 613 đáp ứng, phái một toán Bác sĩ và y tá phi hành thuộc Phân đội 1, Phi đoàn 18 quân y Không quân theo phi cơ vận tải C-17 Globemaster của Phi đoàn 535 khởi hành đến Saipan. Trung tá Lynda Vũ túc trực bên cạnh toán Bác sĩ phi hành trong 36 giờ để cấp cứu bé John chuyển đên Bệnh viện Honolulu chữa trị.
Trung tá Lynda Vũ cho biết: "Nhiệm vụ thật vô cùng hữu ích, là một đội ngũ bác sĩ và y tá chuyên môn của đơn vị quân y không quân. Chúng tôi xác nhận yêu cầu của bệnh nhân, xác định mức độ chăm sóc và phối hợp các yêu cầu tiếp nhận tại các địa điểm đến gởi và nhận. Chúng tôi cùng phối hợp với nhiều bệnh viện quân sự và dân sựkhác nhau để chăm sóc và chửa trị cứu sống nhiều quân nhân và dân chúng trong khu vực".
Vào tháng 5 năm 2007, Đại tá Lynda Vũ, khi còn là Trung tá Tham mưu trưởng căn cứ Không quân Hickam AFB, Hawaii, thuộc Không lực 13, và là Bác sĩ trưởng phi hành phục vụ tại Theater Patient Movement Requirements Center, nhận được yêu cầu nghiêm trọng từ một bác sĩ nhi đồng tại Saipan để cấp cứu cho một bé trai tên John 2 tuổi bị bệnh viêm phổi rất nặng, ảnh hưởng đến hệ thống hô hấp, thời gian bấy giờ rất khẩn cấp để cứu sinh mạng của em. Và sự yêu cầu đã được đơn vị quân y không quân 613 đáp ứng, phái một toán Bác sĩ và y tá phi hành thuộc Phân đội 1, Phi đoàn 18 quân y Không quân theo phi cơ vận tải C-17 Globemaster của Phi đoàn 535 khởi hành đến Saipan. Trung tá Lynda Vũ túc trực bên cạnh toán Bác sĩ phi hành trong 36 giờ để cấp cứu bé John chuyển đên Bệnh viện Honolulu chữa trị.
Trung tá Lynda Vũ cho biết: "Nhiệm vụ thật vô cùng hữu ích, là một đội ngũ bác sĩ và y tá chuyên môn của đơn vị quân y không quân. Chúng tôi xác nhận yêu cầu của bệnh nhân, xác định mức độ chăm sóc và phối hợp các yêu cầu tiếp nhận tại các địa điểm đến gởi và nhận. Chúng tôi cùng phối hợp với nhiều bệnh viện quân sự và dân sựkhác nhau để chăm sóc và chửa trị cứu sống nhiều quân nhân và dân chúng trong khu vực".
Đại tá Lynda Vũ trao bằng huy chương cho một nữ quân nhân
trong đơn vị (USAF photo).
Trong tháng di sản Hoa Kỳ Á Châu - Thái Bình Dương vào tháng 5 năm 2010 (the Asian-Pacific American Heritage Month), Đại tá Lynda Vũ lúc bấy giờ là Trung tá Chỉ huy trưởng Phi đoàn 42 quân y Không quân được mời đến thảo luận về giá trị đa văn hóa của các sắc dân khu vực Á Châu - Thái Bình Dương. Cô đã chia sẻ câu chuyện về sự dạy dỗ của mẹ mình tại Việt Nam mà cô mô tả là một vùng đất của những căn nhà mái tranh, rừng dừa, ruộng lúa và đàn trâu cầy bừa trên các cánh đồng miền Nam, một vùng đất trù phú về nông nghiệp . Cô kể lại trường hợp gia đình bên ngoại của cô có tám người con, mẹ của cô là người thứ năm, chỉ được phép học hết lớp năm tiểu học, sau đó phải làm tròn bổn phận lo cho gia đình. Trung tá Vũ nói: "Mẹ tôi đã có một hạt giống của niềm đam mê và quyết tâm trong trái tim bà ấy để sống một cuộc sống tự do". Mẹ của Trung tá Vũ chuyển về thành thị sinh sống lúc 13 tuổi, sau đó lập gia đình, đên năm 21 tuổi bà đã trở thành góa phụ vì chồng qua đời trong chiến tranh, đó là kết quả đau buồn mất mát mà bà và nhiều người dân miền Nam Việt Nam phải gánh chịu. Khi quân đội Hoa Kỳ tham chiến tại Việt Nam, bà thấy người Mỹ như ngọn hải đăng của niềm hy vọng. Một thời gian sau, mẹ của Trung tá Lynda Vũ kết hôn với một quân nhân Hoa Kỳ, và theo chồng về Mỹ. Bà nhanh chóng thích nghi với đời sống tại vùng đất mới, bà cố gắng vượt qua những trỡ ngại để đưa các con của bà có một cuộc sống tuyệt vời tại Mỹ, học một nền văn hóa mới, ngôn ngữ mới và, cấp sách đến trường, sau đó tiếp tục vào đại học. Trung tá Lynda Vũ nói:"Mẹ tôi đã học được cách sống mới để giúp cho con mình có cuộc sống tốt đẹp hơn".
Năm 2012, Đại tá Lynda Vũ cùng năm Sĩ quan y sĩ chuyên ngành y khoa hàng không không gian được gởi đi thụ huấn bay loại phi cơ liên lạc, chương trình này sẽ giúp họ nâng cao kiến thức phi hành, hiểu biết thêm về những ảnh hưởng trở ngại thể lực và tinh thần trên phi cơ, đặt họ vào vị trí như một Trưởng phi cơ, để họ có thể giải quyết những giới hạn thời tiết, định hướng trong không gian và những trường hợp khẩn cấp trên phi cơ. Đây là một phần nỗ lực của trường y khoa hàng không không gian Không quân Hoa Kỳ (U.S. Air Force School of Aerospace Medicine), nhằm phát triễn chương trình huấn luyện các bác sĩ ngành y học hàng không không gian trong nhiệm vụ chuyên môn điều trị và chăm sóc bệnh nhân trên phi cơ hữu hiệu hơn (3).
Trong tháng di sản Hoa Kỳ Á Châu - Thái Bình Dương vào tháng 5 năm 2010 (the Asian-Pacific American Heritage Month), Đại tá Lynda Vũ lúc bấy giờ là Trung tá Chỉ huy trưởng Phi đoàn 42 quân y Không quân được mời đến thảo luận về giá trị đa văn hóa của các sắc dân khu vực Á Châu - Thái Bình Dương. Cô đã chia sẻ câu chuyện về sự dạy dỗ của mẹ mình tại Việt Nam mà cô mô tả là một vùng đất của những căn nhà mái tranh, rừng dừa, ruộng lúa và đàn trâu cầy bừa trên các cánh đồng miền Nam, một vùng đất trù phú về nông nghiệp . Cô kể lại trường hợp gia đình bên ngoại của cô có tám người con, mẹ của cô là người thứ năm, chỉ được phép học hết lớp năm tiểu học, sau đó phải làm tròn bổn phận lo cho gia đình. Trung tá Vũ nói: "Mẹ tôi đã có một hạt giống của niềm đam mê và quyết tâm trong trái tim bà ấy để sống một cuộc sống tự do". Mẹ của Trung tá Vũ chuyển về thành thị sinh sống lúc 13 tuổi, sau đó lập gia đình, đên năm 21 tuổi bà đã trở thành góa phụ vì chồng qua đời trong chiến tranh, đó là kết quả đau buồn mất mát mà bà và nhiều người dân miền Nam Việt Nam phải gánh chịu. Khi quân đội Hoa Kỳ tham chiến tại Việt Nam, bà thấy người Mỹ như ngọn hải đăng của niềm hy vọng. Một thời gian sau, mẹ của Trung tá Lynda Vũ kết hôn với một quân nhân Hoa Kỳ, và theo chồng về Mỹ. Bà nhanh chóng thích nghi với đời sống tại vùng đất mới, bà cố gắng vượt qua những trỡ ngại để đưa các con của bà có một cuộc sống tuyệt vời tại Mỹ, học một nền văn hóa mới, ngôn ngữ mới và, cấp sách đến trường, sau đó tiếp tục vào đại học. Trung tá Lynda Vũ nói:"Mẹ tôi đã học được cách sống mới để giúp cho con mình có cuộc sống tốt đẹp hơn".
Năm 2012, Đại tá Lynda Vũ cùng năm Sĩ quan y sĩ chuyên ngành y khoa hàng không không gian được gởi đi thụ huấn bay loại phi cơ liên lạc, chương trình này sẽ giúp họ nâng cao kiến thức phi hành, hiểu biết thêm về những ảnh hưởng trở ngại thể lực và tinh thần trên phi cơ, đặt họ vào vị trí như một Trưởng phi cơ, để họ có thể giải quyết những giới hạn thời tiết, định hướng trong không gian và những trường hợp khẩn cấp trên phi cơ. Đây là một phần nỗ lực của trường y khoa hàng không không gian Không quân Hoa Kỳ (U.S. Air Force School of Aerospace Medicine), nhằm phát triễn chương trình huấn luyện các bác sĩ ngành y học hàng không không gian trong nhiệm vụ chuyên môn điều trị và chăm sóc bệnh nhân trên phi cơ hữu hiệu hơn (3).
Đại tá Lynda Vũ bắt tay Huấn luyện viên sau chuyến bay solo (USAF photo).Đại tá Lynda Vũ là một trong mười nữ Đại tá Hoa Kỳ gốc việt (2), đó là Đại tá Thu Phan Getka, Bác sĩ nha khoa Hải quân; Đại tá Hồ T Hoa, ngành cơ khí Hải quân; Đại tá Lục quân Phuong T. Pierson; Đại tá Lục quân Danielle J Ngô;Đại tá Vũ Minh Châu, Bác sĩ đoàn y tế công cộng/USPHS; Đại tá Vũ Thế Thùy Anh, Dược sĩ đoàn y tế công cộng/USPHS; Đại tá Roli Lưu, Điều dưỡng đoàn y tế công cộng/USPHS; Đại tá Trần Ngọc Nhung, Bác sĩ nha khoa Hải quân (hồi hưu năm 2012); Và Đại tá Mylene Trần Huỳnh, Bác sĩ Quân y Không quân (hồi hưu năm 2013).
Đại tá Lynda K Vũ được thăng cấp Thiếu tá năm 2000; Trung tá năm 2006; Đại tá năm 2012. Hiện nay Đại tá Lynda Vũ là Chỉ huy trưởng Phi đoàn 48 Quân y hàng không không gian, đồn trú tại căn cứ Không quân Hoa Kỳ RAF Lakenheath Anh Quốc.
Đại tá Lynda K Vũ được thăng cấp Thiếu tá năm 2000; Trung tá năm 2006; Đại tá năm 2012. Hiện nay Đại tá Lynda Vũ là Chỉ huy trưởng Phi đoàn 48 Quân y hàng không không gian, đồn trú tại căn cứ Không quân Hoa Kỳ RAF Lakenheath Anh Quốc.
Tân Sơn Hòa
Chú thích: (1) Phi đoàn 42 quân y Không quân tương tự như Tiểu đoàn quân y Lục quân, Hải quân và TQLC; (2) Có một số nữ Đại tá Hoa Kỳ có họ và tên giống người Việt, nhưng không rõ là Việt, Hoa, Đại Hàn hay Mỹ như: Đại tá Lục quân Farrell Theresa Ly; Đại tá Lục quân Stewart Allison Le; Đại tá Hải quân Deramussuazo Nicole Ly; Đại táHải quân Melanie R. N. Hao; Đại tá Bác sĩ Ann N Do, USPHS; Đại tá Điều dưỡng Jenny Doan, USPHS v.v... (3)Theo Y sĩ Đại tá Nguyễn Tấn Hồng, Quân y Không quân VNCH, Aerospace Medicine là ngành Y học hàng không (Sách Quân Y QLVNCH).
Tài liệu: Congress.gov; Vietnamese Americans repay the US with military service; RAMs complete first solo flights as part of expanded aviation training; 42nd Medical Group squadrons change leadership; Những người lính Mỹ Gốc Việt Trong Quân Đội Hoa Kỳ-RFA.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét