Andy Nguyễn
Những người chụp ảnh nghệ thuật thường nói nhiếp ảnh là painting with light (vẽ với ánh sáng). Và nhiều người khi mới bắt đầu chụp hình, họ coi ánh sáng tốt là ngay giữa trưa khi có nắng chang chang với bầu trời xanh thẳm. Bất cứ trong thể loại chụp ảnh nào, thời tiết xấu có tác dụng biến đổi hầu hết những chủ thể. Để tận dụng tác dụng biến đổi này, các tay ảnh trước tiên phải khuất phục một vài thử thách đã.
Thử thách #1: Ra khỏi nhà khi thời tiết xấu
Một trong những thử thách với người chụp ảnh là phải đi ra khỏi nhà khi thời tiết xấu để “đuổi bắt” những hình ảnh “ấn tượng” và hấp dẫn nhất. Thí dụ thích đáng là nghề ảnh phóng sự. Các phóng viên nhiếp ảnh hành nghề đi vào những vùng hiểm họa. Chiến thuật này cũng có thể được áp dụng với tất cả nhiếp ảnh gia… nhưng bạn không nên quá mạo hiểm khi không cần thiết hoặc đặt người khác trong hoàn cảnh nguy hiểm trong lúc đi tìm một bức ảnh.
Tác phẩm "Hồng Hạc trong Mưa" trong lúc trời mưa tầm tã. Photo: Andy Nguyễn
Thử thách #2: Theo dõi điều kiện thời tiết để có cơ hội chụp ảnh đẹp
Cho một vài người cực kỳ may mắn, ảnh đẹp “rơi xuống từ cung trăng”. Hầu hết những người khác, lấy được ảnh đẹp đòi hỏi phải lập kế hoạch. Dùng thời tiết để thêm phần “ấn tượng” vào ảnh của bạn sẽ rất hữu ích. Sự chuẩn bị/lập kế hoạch cũng tốt thôi. Khi bạn đang ở ngoài trời, bạn nên theo dõi tình trạng thời tiết để có cơ hội lấy ảnh tốt và cũng để bảo đảm an toàn của bạn.
Thử thách #3: Thấy được “tâm trạng bức ảnh” một cách ý thức
Điều này ở giai đoạn đầu có thể hơi rắc rối vì phải mất một thời gian để “huấn luyện” mắt của bạn thấy được “tâm trạng bức ảnh” một cách ý thức. Bạn nên xem nhiều ảnh trên Flickr và nhận xét thêm về thời tiết trong ảnh. Tự hỏi bạn tâm trạng trong ảnh đó là gì. Nghĩ về sự quan sát ảnh của bạn và áp dụng nó vào cách nhìn chủ thể khi chụp ảnh.
Thử thách #4: Ở đúng chỗ đúng lúc
Ở đúng chỗ đúng lúc thường ít khi liên quan tới sự may mắn. Một phong cảnh được chụp với điều kiện thời tiết tốt sẽ nhìn hoàn toàn khác khi thời tiết xấu.
Săn ảnh chim trong một trận tuyết hiếm có ở Dallas. Photo: Andy Nguyễn
Thử thách #5: Luôn luôn sẵn sàng
Sự chuẩn bị rất quan trọng ngoài việc theo dõi thời tiết hoặc quen thuộc với một địa điểm. Sự chuẩn bị này gồm những dụng cụ thích hợp để mang theo như GPS, dù, hoặc cell phone… Thêm vào là những phòng ngừa như đi chung với một người bạn hoặc báo với người thân biết bạn đang đi đâu. Sự chuẩn bị này quan trọng cũng tựa như việc bạn về nhà an toàn.
Vậy thời tiết xấu có đặc điểm gì để cho nó sức mạnh biến đổi?
Chỗ sáng và bóng tối là những đặc điểm đầu tiên. Những tình trạng thời tiết khác nhau có thể thay đổi nhanh chóng. Mây có thể khuếch tán mặt trời cho ánh sáng đều, mặt trời có thể chiếu một tia sáng qua mây để có ảnh hưởng đèn pha, mưa có thể tạo nên sự phản chiếu, v.v. Ngược lại, bóng tối có thể cô lập một chủ thể, tạo nên những tầng lớp thú vị cho một khung cảnh, hình thành những đường dẫn mắt, làm khung cho ảnh, v.v.
Một tay ảnh đang đi săn ảnh lội nước trong mưa. Photo: Tommy Nguyễn
Sự tương phản, sự đối chiếu giữa sáng và tối, có thể cho thêm một mức độ phức tạp vào khung cảnh. Những khung cảnh có chứa độ tương phản vừa phải, thí dụ một hàng mây trên bầu trời, có thể được dùng để làm nổi bật hoặc cô lập chủ thể của bạn. Ngược lại, tình trạng sương mù có thể giảm sự tương phản, tạo nên một “tâm trạng” hoàn toàn khác cho khung cảnh. Nhiếp ảnh là một môi trường 2-chiều, đòi hỏi một cách tiếp cận sáng tạo về bố cục để đánh lừa bộ óc của người xem. Để làm được điều này gồm cả những yếu tố bố cục quen thuộc và cung cấp cả hai phối cảnh và tỷ lệ rất quan trọng. Mây, lớp sương mù, tia nắng, v.v. cộng với những chủ thể trong ảnh của bạn có thể dễ dàng đặt nền móng cho sự sáng tạo của bạn.
Lần sau có tuyết rơi ở Dallas, mong bạn chịu khó ra ngoài … săn ảnh!☺
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét