Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Sáu, 11 tháng 9, 2020

BÀ NỐI - LS Lê Văn Luân


Phần đối đáp, tôi nhấn mạnh việc phải đảm bảo tính hợp pháp, như một yêu cầu bắt buộc cao nhất, cho việc chứng minh và chứng cứ thông qua một chu trình không thể bị xâm phạm vào, mà nếu việc bị xâm phạm xảy ra thì mọi việc cáo buộc, ắt nhiên, sẽ đều bị vô hiệu. Tôi đã nhắc tới một vụ án, gần 100 năm trước, đúng vào thời điểm tháng 9 này, chàng trai Nguyễn Ái Quốc (Tống Văn Sơ) đã bị bắt giam ở Hồng Kông mà việc này được hợp pháp hoá bằng một lệnh bắt sau đó 6 ngày, và chỉ cần một sự vi phạm, chỉ duy nhất sự vi phạm ấy, vụ án đã bị huỷ bỏ và chàng trai đó đã được thả tự do.<!>
Vì thế, tôi lại nhắc lại một lần nữa, chứng cứ hợp pháp là một điều tối quan trọng trong bất cứ vụ án nào và trong bất kỳ nền tố tụng nào. Và cũng vì thế, 100 năm sau, ta phải văn minh và khoa học hơn chứ? Đó là một câu hỏi khẳng định có tính thời đại. Trong khi, vụ án này có nhiều chứng cứ không đảm bảo, thậm chí dữ liệu điện tử còn bị can thiệp về kỹ thuật, nhiều bị cáo khai bị ép cung và đánh đập, chẳng lẽ lại vẫn có thể xét xử và kết tội các bị cáo?

Mỗi vụ án, mỗi phiên toà đều sẽ là phiên toà lịch sử, mà tất cả chúng ta đều là những người tạo nên, nhưng xảy ra theo chiều hướng nào lại phụ thuộc vào cách mà mỗi chúng ta hành xử với điều đó, tức các phiên toà mà nó rồi sẽ và luôn là những phiên toà lịch sử này. Và mỗi phiên toà như thế, nên được xem như là một cơ hội để mở ra những nền tảng tiến bộ và thay đổi những nhận thức tưởng như là cố hữu của mình.

Bà Bùi Thị Nối, con nuôi ông Lê Đình Kình, nói lời sau cùng, dù ngắn, nhưng làm tôi khâm phục bà, với dáng vẻ gày gò, tóc bạc trắng, bộ quần áo xộc xệch và với những trạng thái đầy căng thẳng suốt phiên toà, đến thời khắc đó lại trở nên điềm tĩnh và minh mẫn lạ thường.
Bà nói:
Bố tôi đã 58 tuổi đảng, trong giữa thời bình này lại phải hy sinh với ba đồng chí khác.
Bốn đồng chí hy sinh giữa lúc thế giới thanh bình, như có chiến tranh và không phải chết bởi kẻ thù.
Như tôi đây, một vết đạn bắn vào ngực, đau lắm, nhưng tôi không chết.
Và tôi chỉ mong chúng ta sẽ có một lựa chọn sáng suốt, một con đường mới, tốt đẹp hơn.

Bà ấy, dưới bóng hình một người đàn bà khốn khổ ít học và với một niềm mất mát lớn lao, đã nói lên những lời mà tôi biết, bà phải có trái tim và tinh thần sáng rộng lắm. Có lẽ cái tên của bà cũng là một điều gì đó của tự nhiên, vào đúng thời điểm này, cho ta thấy sự gợi mở của cái tên ấy với thực tại hiển hiện, dù bà đang đứng trước một phiên toà với những lời cáo buộc và hình phạt đang chờ đợi vào vài ngày tới.
Bà Nối, cầu nối của một điểm thời đại bị đứt gãy các hệ giá trị giữa những lớp người với nhau. Bà ấy rất mạnh mẽ và tỏ ra bị kích động thường trực suốt những ngày qua, nhưng khi đứng lên nói lời nói sau cùng, nó cho ta thấy được một tâm hồn bao dung và thấu rõ tới nhường nào.

Luật sư Lê Văn Luân

Không có nhận xét nào: