Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Năm, 17 tháng 9, 2020

Ảnh so sánh Đà Lạt xưa và nay khi chụp cùng một góc độ - Nhacxua


Lịch sử hình thành hơn một thế kỷ của thành phố Đà Lạt đã để lại một di sản kiến trúc giá trị, nơi này đã được ví như là một bảo tàng kiến trúc châu Âu thế kỷ XX. Mặc dù đã bị tàn phá nhiều bởi con người, nhưng Đà Lạt ngày nay vẫn còn lưu lại một chút ít gì đó của một thời vàng son xưa cũ.Trong bài này, xin đăng những tấm hình Đà Lạt năm 2019 được chụp cùng một góc ảnh với những tấm hình nổi tiếng của Đà Lạt trước năm 1975. Khi so sánh Đà Lạt xưa và nay với cùng 1 góc ảnh chụp, người xem sẽ dễ dàng hình dung ra sự thay đổi của thành phố Đà Lạt sau 50-60 năm.<!>

Loạt ảnh chụp năm 2019 này được thực hiện bởi nhacxua.vn. Xin giới thiệu cùng bạn đọc.

Căn nhà trên đường Minh Mạng (nay là Trương Công Định) vẫn còn nguyên những đường nét cũ.

Cafe Tùng xưa và nay. Đây là chốn gặp gỡ của giới tinh hoa miền Nam trước 1975

Đầu đường Minh Mạng (nay là Trương Công Định) nhìn từ phía Hòa Bình

Đà Lạt Palace được xây vào năm 1922 với tên gọi đầu tiên là Lang Bian Palace

Bùng binh Hồ Xuân Hương. Vị trí cây xăng ngày trước nay là Bưu Điện Đà Lạt

Chùa Linh Sơn, nơi được nhắc trong bài hát nổi tiếng Thương Về Miền Đất Lạnh: “Linh Sơn đâu đây buông tiếng chuông ban chiều…”

Chùa Linh Sơn

Xí nghiệp Bản đồ Đà Lạt ở đường Yersin. Cơ sở tiền thân của cơ quan này là Sở địa dư Đông Dương được thành lập ngày 5 tháng 7 năm 1894 tại Hà Nội với nhiệm vụ biên tập, vẽ và in ấn bản đồ cho Liên bang Đông Dương. Đến năm 1940, trụ sở của Sở địa dư Đông Dương được đưa vào Gia Định. Dưới thời VNCH, cơ quan này được chuyển thành Nha địa dư quốc gia ngày 1 tháng 4 năm 1955.

Công trình này đã bị hư hại nặng nề trong vụ cháy năm 2014. Gần một nửa tòa nhà gồm khu văn phòng, xưởng chế bản, hệ thống máy tính… đã bị lửa thiêu rụi.

Khách sạn Du Parc Hotel Dalat, khánh thành vào năm 1932. Trong hình trên là hình chụp 3 thời kỳ: Thời Pháp thuộc, thời VNCH và thời hiện tại.

Ngã 3 Thống Nhất – Bà Huyện Thanh Quan khi xưa. Nay là ngã 3 Trần Quốc Toản – Yersin

Cầu nổi nối khu Hòa Bình và chợ Đà Lạt do KTS Ngô Viết Thụ thiết kế

Cầu nổi nhìn từ bên dưới

Chợ Đà Lạt

Cô bé bán hoa khi xưa nay chắc đã lên chức bà.

Hội trường Hòa Bình

Đường Lê Đại Hành

Nhà thờ Con Gà

Ga Đà Lạt

Biệt thự Lam Ngọc (lúc mới xây) của Trần Lệ Xuân nhìn từ trên cao

Dinh 3 Bảo Đại

Một tấm hình khu Hòa Bình, so sánh với tấm ảnh được chụp đầu thập niên 90

Đông Kha
(Ghi rõ nguồn nhacxua.vn khi copy bài này)

Không có nhận xét nào: