- Hoa Kỳ điều ba tàu sân bay đến Thái Bình Dương (RFA) - Ba tàu sân bay Mỹ đồng loạt đến Thái Bình Dương, sau thời gian phong tỏa kéo dài vì dịch Covid-19. Trang Sputnik loan tin vừa nói hôm 11/6 và cho biết, hai tàu sân bay Mỹ là tàu USS Nimitz từ San Diego, bang California và tàu USS Ronald Reagan từ Yokosuka, Nhật Bản, hôm 8/6 đồng loạt xuất phát tới vùng biển Thái Bình Dương. Tàu sân bay thứ 3 là USS Theodore Roosevelt, rời căn cứ ở đảo Guam tuần trước sau khi tạm nghỉ 2 tháng vì có nhiều thủy thủ nhiễm Covid-19. Hạm đội 7 thuộc Hải quân Mỹ cho biết, tàu USS Ronald Reagan đã được lắp đặt một lượng vũ khí đáng kể trước khi xuất phát. Đài NHK hôm 10/6, dẫn lời Chuẩn đô đốc George Wikoff, chỉ huy nhóm tác chiến tàu USS Ronald Reagan cho biết, việc phái tàu sân bay USS Ronald Reagan được coi là nỗ lực nhằm kiềm chế Trung Quốc<!>
- Các biện pháp mạnh để đối phó với ADIZ của Trung Quốc ở Biển Đông (RFA) - Ngô Quốc Huy - Liệu Trung Quốc có tuyên bố ADIZ trên biển Đông? Khả năng Trung Quốc sẽ tuyên bố một Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) tại khu vực biển Đông hay không vẫn đang là vấn đề gây xôn xao dư luận ở khu vực này. Theo các nhà phân tích, trong các tuyên bố chính thức, Trung Quốc chưa bao giờ loại trừ khả năng thiết lập ADIZ ở Biển Đông. Mới đây, các nguồn tin thân cận với quân đội Trung Quốc nói với các nhà báo nước ngoài rằng Trung Quốc đã có kế hoạch và sẵn sàng thiết lập ADIZ ở Biển Đông. Việc rò rỉ” thông tin như vậy được giới quan sát đánh giá là Trung Quốc đang "thăm dò” phản ứng của thế giới trước khi đưa ra quyết định chính thức. Với việc bắn tín hiệu một cách mập mờ như vậy, đã có khá nhiều các tranh luận khác nhau về khả năng Trung Quốc thực sự đủ khả năng để thực hiện ADIZ trên thức tế.
- Việt Nam phản ứng về tin Trung Quốc đặt cáp ngầm tại Hoàng Sa (RFA) - Việt Nam cho rằng việc Trung Quốc đặt cáp ngầm tại khu vực quần đảo Hoàng Sa mà không được phép của Hà Nội là vi phạm chủ quyền của Việt Nam. Truyền thông trong nước vào ngày 11 tháng 6 dẫn lời người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng như vừa nêu. Nguyên văn tuyên bố với báo chí tại cuộc họp thường lệ ở Hà Nội của bà Lê Thị Thu Hằng là: “ Mọi hoạt động liên quan đến hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà không có sự cho phép của Việt Nam là vi phạm chủ quyền của Việt Nam và vô giá trị”
- Trì hoãn vô thời hạn Luật biểu tình nhưng lại hối hả mua sắm công cụ, vũ khí từ Trung cổ đến hiện đại để đàn áp người dân thực hiện quyền biểu tình (BoxitVN) - Phạm Đình Trọng - Thời vũ khí còn thô sơ, lực lượng quân sự cơ động chủ yếu bằng cơ bắp, cơ bắp con người và cơ bắp con vật như voi, ngựa. Thời sức mạnh quân sự còn dựa nhiều vào cơ bắp là thời của những chiến binh trên lưng ngựa vì vậy mới có những đội kỵ binh chiến đấu như quân đoàn kỵ binh Budyonny lừng lẫy của Hồng quân Xô Viết trong cuộc nội chiến sau Cách mạng Tháng Mười Nga, 1917. Vó ngựa Budyonny đã tung hoành từ đồng có sông Đông nước Nga đến kinh thành Warszawa, Ba Lan.
- Bài học “láng giềng” (BoxitVN) - Trần Trung Đạo - Các nhà lãnh đạo quốc gia phân tích tương lai của một quốc gia dựa trên các điều kiện kinh tế chính trị quân sự đang diễn ra. Tuy nhiên, như lịch sử đã chứng minh, khi quyết định, phần lớn các lãnh đạo đều nhìn về quá khứ. Lý do, quá khứ đã được chứng nghiệm giúp cho họ yên tâm và xem đó như là nguồn bảo đảm cho quyết định của mình. Lịch sử nhân loại để lại những bài học trong quá khứ không thể bỏ qua. Ba Lan là bài học xương máu nhất. Các diễn biến chính trị, quân sự đang diễn ra tại Á Châu cho thấy Tập Cận Bình “yêu” láng giềng Việt Nam cũng giống như Hitler từng “yêu” láng giềng Ba Lan.
- Gia đình nhà hoạt động Châu Văn Khảm lo ngại số phận ông trong tù (BBC) - Gia đình ông Khảm thúc giục chính phủ Úc đặt nhân quyền lên trên chính trị, và lo ngại tính mạng ông không được đảm bảo trong nhà tù Việt Nam, theo The Guardian.
- Kêu gọi đưa nhà hoạt động Lê Anh Hùng ra khỏi bệnh viện tâm thần (RFA) - Thanh Trúc - Can thiệp trả tự do cho nhà hoạt động trẻ Lê Anh Hùng, đang bị cầm giữ tại Bệnh Viện Tâm Thần Trung Ương I ở Hà Nội, là điểm chính của Thư Ngỏ do một số nhà lão thành cách mạng và đảng viên lâu năm gửi đến Tổng bí thư kiêm Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng. Thư Ngỏ, đề ngày 8/6 có thể đọc được trên các trang mạng xã hội trong nước, nêu rõ ông Lê Anh Hùng không mắc bệnh tâm thần mà là một nhà hoạt động trẻ, một blogger chuyên viết bài phản biện. Ông này bị lực lượng chức năng bắt giữ và sau đó bị đưa vào bệnh viện tâm thần như một người có bệnh. Nhà báo độc lập Nguyễn Vũ Bình, vốn quen biết nhà hoạt động Lê Anh Hùng, cho hay Thư Ngỏ phát xuất từ sự quan tâm bấy lâu của những người hiểu rõ Lê Anh Hùng là ai
- USCIRF kêu gọi Mỹ vận động cho tù nhân tôn giáo ở Việt Nam (VNTB) - Đàn áp tôn giáo tại Việt Nam vẫn nghiêm trọng nên Ủy Hội Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế (USCIRF) kêu gọi chính phủ Mỹ tiếp tục vận động với nhà cầm quyền CSVN ở các cấp độ khác nhau, hậu thuẫn cho các tù nhân tôn giáo tại Việt Nam. Hôm Thứ Ba, 9 Tháng Sáu, trong một bản cập nhật về tình hình tự do tôn giáo tại Việt Nam, USCIRF cho hay số tù nhân lương tâm tại Việt Nam càng ngày càng nhiều hơn trước. Bản phúc trình của tổ chức Ân Xá Quốc Tế (Amnesty International, AI) hồi Tháng Năm, 2019, nói nhà cầm quyền CSVN đang giam giữ 128 tù nhân lương tâm trong khi năm 2013 chỉ có 75 người. Tuy nhiên, theo một tổ chức khác, số tù nhân lương tâm tại Việt Nam năm 2019 ít nhất có 251 người so với 165 người bị giam giữ hồi năm 2017.
- VNTB – Đảng viên Lê Thanh Hải và trách nhiệm của các đời tổng bí thư (VNTB) - Trương Hiền (VNTB) – Bộ Chính trị đã quyết định thi hành kỷ luật ông Lê Thanh Hải bằng hình thức cách chức bí thư Thành uỷ TP.HCM nhiệm kỳ 2010-2015. Tuy nhiên nếu chỉ như vậy là thiếu công bằng. Có thật là ‘một tay che trời’? Cứ giở hiến pháp ra mà coi, ở điều 2 ghi rằng “Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp”. Như vậy không thể chỉ một mình quyền lực của Bí thư Thành ủy là đủ để ‘một tay che trời’.
- VN: Bà Nguyễn Thị Kim Ngân làm Chủ tịch Hội đồng Bầu cử quốc gia với 100% số phiếu (BBC) - Sáng 11/6, Quốc hội đã thống nhất bầu bà Nguyễn Thị Kim Ngân, Chủ tịch Quốc hội làm Chủ tịch hội đồng bầu cử quốc gia. Đồng thời, ông Vương Đình Huệ cũng được miễn nhiệm chức vụ phó thủ tướng.
- Ban thường vụ Quận ủy Hồng Bàng, Hải Phòng bị kỷ luật (RFA) - Ban thường vụ Thành ủy thành phố Hải Phòng vào ngày 11/6 tiến hành họp xem xét, thi hành kỷ luật đối với Ban thường vụ quận ủy Hồng Bàng nhiệm kỳ 2015-2020. Theo tin truyền thông trong nước loan đi Ban thường vụ quận ủy Hồng Bàng đã vi phạm quy chế làm việc, thiếu chỉ đạo, kiểm tra, giám sát để xảy ra nhiều sai phạm nghiêm trọng trong công tác quy hoạch, quản lý đất đai, trật tự xây dựng tại Dự án Chợ đầu mối rau, quả phường Sở Dầu, quận Hồng Bàng gây hậu quả khó khắc phục, ảnh hưởng đến uy tín của Quận ủy, gây bức xúc trong dư luận
- Hoa Kỳ nghi gỗ dán nhập từ Việt Nam dùng nguyên liệu Trung Quốc nhưng né thuế (RFA) - Hoa Kỳ đang nghi ngờ, liệu gỗ dán nhập khẩu từ Việt Nam lách thuế áp dụng đối với hàng hóa Trung Quốc. Reuters hôm 11/6 dẫn tin từ Bộ Thương mại Hoa Kỳ cho biết, Mỹ sẽ điều tra xem liệu, gỗ dán nhập khẩu từ Việt Nam mà nhà sản xuất Mỹ cho là sử dụng nguyên liệu của Trung Quốc để lách luật liên quan tới việc đánh thuế đối với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc. Nếu đúng như vậy, hàng gỗ dán nhập khẩu của Việt Nam phải đối mặt với thuế tương tự đối với hàng Trung Quốc
- Chuyên gia cảnh báo về hình thức “chỉ định thầu” cao tốc Bắc-Nam (RFA) - Bộ Xây dựng Việt Nam mới đây đã đề nghị Thủ tướng chính phủ giới thiệu Tổng công ty Sông Đà xây dựng một số đoạn trên đường cao tốc Bắc Nam phía Đông, giai đoạn 2017- 2020 theo hình thức chỉ định thầu. Đáng nói, Tổng công ty Sông Đà đang rơi vào tình trạng khó khăn về tài chính trong những năm gần đây, nợ hơn 11.000 tỷ đồng. Mạng báo Vietnamnet trích dẫn báo cáo của Bộ Tài chính cho biết, hàng loạt công ty con của doanh nghiệp này thua lỗ, có nguy cơ mất trắng vốn nhà nước. Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu của công ty là khoảng 2,8 lần, xấp xỉ mức báo động rủi ro tài chính là 3 lần
- ‘Không đánh đổi môi trường lấy tăng trưởng kinh tế’: chỉ là khẩu hiệu! (RFA) - Tại phiên thảo luận tổ về Dự án Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi) của kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV, diễn ra sáng ngày 11/6, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc lại khẳng định coi trọng phát triển kinh tế mà xem nhẹ bảo vệ môi trường là sai lầm. Đây không phải lần đầu người đứng đầu bộ máy chính phủ Việt Nam kêu gọi không đánh đổi môi trường lấy tăng trưởng kinh tế. Tuy vậy, sau nhiều lần kêu gọi nhưng việc các nhà máy xả thải trực tiếp ra môi trường, tình trạng ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm không khí vẫn không được cải thiện rõ rệt
- Mối hiểm họa từ tro xỉ nhiệt điện than (BoxitVN) - Minh Nhật - TheLEADER – Nhiều bằng chứng khoa học cho thấy các thành phần của tro xỉ từ nhiệt điện than gây nguy hại cho sức khỏe con người và môi trường. Ông Trần Đình Sính, chuyên gia năng lượng, Phó giám đốc Trung tâm phát triển sáng tạo xanh (GreenID) mới đây đã đưa ra những con số đáng ngại về tro xỉ. Ông cho biết hiện nay, công suất 18.000 MW của các nhà máy điện than đang hoạt động thải ra khoảng 16 – 17 triệu tấn tro và xỉ mỗi năm. Theo đánh giá của Bộ Tài nguyên và Môi trường, nếu không có các biện pháp xử lý thì đến năm 2030, Việt Nam sẽ tồn dư khoảng 422 triệu tấn [tro xỉ] và mỗi năm sẽ có thêm khoảng 32 triệu tấn nữa. Nếu bình quân bãi tro xỉ đắp cao khoảng 5 mét thì sẽ mất khoảng 65 km2 để chứa tro xỉ và mỗi năm cần thêm 5 km2, bằng một xã của đồng bằng Bắc Bộ.
- 300 hộ dân ở Thủ Thiêm được phân loại để bồi thường (RFA) - Cơ quan chức năng bắt đầu phân loại từng trường hợp trong hơn 300 hộ dân thuộc khu 4,3 ha ngoài ranh quy hoạch Khu đô thị mới Thủ Thiêm đề áp dụng nguyên tắc bồi thường. Truyền thông trong nước loan tin vừa nói hôm 11/6 và cho biết đây là chính sách vừa được UBND TP HCM phê duyệt, trong việc bồi thường hỗ trợ, tái định cư bổ sung đối với các hộ bị thu hồi đất trong khu 4,3 ha ở khu phố 1, phường Bình An, quận 2. Tin cho biết, UBND TP HCM đã phê duyệt 3 khu đất tại phường Bình Khánh để phục vụ công tác bồi thường. Trong số đó đã chuẩn bị 198 nền đất và đang hiệp thương và để người dân nhận nền
- Việt Nam Sẽ thu phí rác sinh hoạt theo cân nặng (RFA) - Việt Nam sẽ thu phí rác thải sinh hoạt theo khối lượng, chứ không tính theo bình quân đầu người hay hộ gia đình như lâu nay. Truyền thông trong nước loan tin vừa nói hôm 11/6 và cho biết, đó một trong những điểm mới trong dự thảo luật Bảo vệ môi trường sửa đổi được Bộ trưởng Bộ Tài nguyên - Môi trường Trần Hồng Hà công bố tại phiên thảo luận tổ Quốc hội cùng ngày
- Người Việt ở Ba Lan 'giữ lửa tình làng nghĩa xóm' chống Covid-19 (BBC) - Ý kiến nói tính kết gắn, đùm bọc trong cộng đồng được thể hiện rõ ở Ba Lan, nơi hàng chục người Việt được xác định dương tính.
- Trung Quốc, bài toán đau đầu của Liên Hiệp Châu Âu (RFI) - Thanh Hà - Bruxelles đang tìm một chiến lược mới trong quan hệ với Bắc Kinh cho giai đoạn hậu Covid-19. Với Trung Quốc, Liên Hiệp Châu Âu dùng đòn « vừa đấm vừa xoa », tránh lao vào một cuộc « chiến tranh lạnh » như thể để giữ khoảng cách với đồng minh Hoa Kỳ trước một đối tác thương mại quan trọng là Trung Quốc. Trong thông cáo của Ủy Ban Châu Âu chiều ngày 10/06/2020 liên quan đế chiến lược chống xuyên tạc thông tin, Trung Quốc cùng với Nga bị Liên Âu nêu đích danh nhúng tay vào « các chiến dịch gây ảnh hưởng trong công luận và phao tin thất thiệt » liên quan đến đại dịch Covid-19. Mục tiêu của các chiến dịch bóp méo thông tin đó, theo Bruxelles, là nhằm phá hoại các tranh luận lành mạnh của các nền dân chủ châu Âu, gây chia rẽ trong công luận châu Âu.
- LHCÂ tăng tốc chống tin thất thiệt: Trung Quốc bị chính thức nêu tên (RFI) - Mai Vân - Ủy Ban Châu Âu vào hôm qua 10/062020 đã loan báo một loạt biện pháp nhằm chống lại các hành vi loan tin thất thiệt chung quanh đại dịch Covid-19 ngày càng nhiều, xuất phát từ nhiều nguồn trong đó có các tác nhân nước ngoài và một số nước thứ ba. Lần đầu tiên Trung Quốc đã bị vạch mặt chỉ tên là nước – cùng với Nga – đã dính líu vào chiến dịch loan truyền thông tin sai lệch nhắm vào Liên Hiệp Châu Âu, các quốc gia láng giềng và toàn thế giới. Nếu Nga đã nhiều lần bị nêu tên, thì hôm qua là lần đầu tiên mà giới điều hành Liên Hiệp Châu Âu công khai chỉ đích danh Trung Quốc là một nguồn loan tin thất thiệt.
- Libya : Đấu trường cho lính đánh thuê Nga – Thổ (RFI) - Minh Anh - Sau hơn một năm vây hãm thành Tripoli bất thành, ngày 06/05/2020, Quân đội Quốc gia Libya (ANL) của tướng Khalifar Haftar đã để cho các lực lượng ủng hộ Chính phủ Đoàn kết Dân tộc Libya (GNA), được quốc tế công nhận, chiếm lại được thành trì cuối cùng. Sự kiện cho thấy rõ Libya đang dần trở thành một sàn đấu mới cho lính đánh thuê giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ.
- Thủ tướng Úc: Không đánh mất giá trị để đáp trả sự 'chèn ép' của TQ (BBC) - Thủ tướng Scott Morrison tuyên bố Úc sẽ không đánh mất các giá trị hay khuất phục trước "sự chèn ép" của Trung Quốc.
- VNTB – Tại sao Đông Nam Á im lặng trước Hồng Kông? (VNTB) - Anh Khoa dịch (VNTB) – Sự im lặng của Đông Nam Á trước vấn đề Hồng Kông nhắc nhở chúng ta về sự thiếu dân chủ trong khu vực. Chính xác vào một năm trước, vào ngày 9 tháng 6 năm 2019, hơn một triệu người ở Hồng Kông đã xuống đường và phát động phong trào phản đối dự luật chống dẫn độ, sau đó trở thành một cuộc đấu tranh kéo dài. Bài viết này không bình luận về hành động của chính phủ Trung Quốc hoặc Hồng Kông, thay vào đó, tập trung vào những thiếu sót của Đông Nam Á.
- Công luận Hàn Quốc chỉ trích Seoul nhu nhược với Bình Nhưỡng (RFI) - Tú Anh - Quan hệ liên Triều căng thẳng. Bình Nhưỡng gây áp lực cắt đứt liên lạc với Seoul, mạ lị chính phủ Hàn Quốc. Trong khi đó, chính quyền Hàn Quốc ngày 10/06/2020 đã quyết định kiện ra tòa hai tổ chức phi chính phủ gửi truyền đơn qua vùng giới tuyến. Quyết định của Seoul vừa bị công luận chỉ trích, vừa không xoa dịu được Bình Nhưỡng.
- Zoom khóa tài khoản nhóm hoạt động gốc Hoa ở Mỹ sau 'cuộc họp Thiên An Môn' (BBC) - Nhóm Humanitarian China bị đóng tài khoản sau khi họ tổ chức cuộc họp video online tưởng niệm sự kiện Thiên An Môn với diễn giả từ TQ.
- Anh Quốc: Phong trào xóa bỏ tượng 'thực dân' và chủ nô lệ lên cao (BBC) - Các nhóm vận động “Black Lives Matter” muốn xóa 60 tượng đài ở Anh vì dính líu đến nạn buôn nô lệ trong quá khứ.
- Ký ức về chế độ nô lệ ở Mỹ: TT Trump và chủ tịch Hạ Viện đối đầu (RFI) -
Trọng Thành - Phong trào chống kỳ thị chủng tộc, dấy lên sau cái chết của người da đen George Floyd, tiếp tục làm bùng lên một mâu thuẫn lớn khác trong xã hội Hoa Kỳ: ký ức liên quan đến chế độ nô lệ. Hôm qua, 10/06/2020, chủ tịch Hạ Viện Mỹ kêu gọi đưa tượng tướng lĩnh ủng hộ chế độ nô lệ thời nội chiến ra khỏi nhà Quốc Hội. Trong khi đó, tổng thống Donald Trump bác đề nghị đặt lại tên các căn cứ quân sự Mỹ, vinh danh tướng lĩnh phe bảo vệ chế độ nô lệ
- Cái chết của George Floyd: Bảy giải pháp cho các vấn đề của cảnh sát Mỹ (BBC) - Người biểu tình Mỹ yêu cầu phải có các thay đổi trong lực lượng cảnh sát để giải quyết vấn đề bạo lực và phân biệt chủng tộc có hệ thống. Nhưng bằng cách nào?
- Làm thế nào để tranh luận với người phân biệt chủng tộc (BBC) - Có rất nhiều định kiến và huyền thoại về chủng tộc, nhưng điều này không khiến những chúng thành thực tế. Dưới đây là cách hóa giải năm trong những huyền thoại này bằng chứng cớ khoa học và thực tế.
- Covid-19 và mối nguy hiểm chết người: Khi cơ thể tự tấn công bản thân (BBC) - Hiện tượng 'bão cytokine' khiến hệ miễn dịch "trở mặt" và tấn công chính cơ thể bệnh nhân, gây hôn mê hoặc tử vong.
- Nga: Số ca tử vong vì Covid-19 tại Matxcơva tăng gấp đôi theo thống kê mới (RFI) - Tú Anh - Chưa bao giờ Matxcơva ghi nhận số tử vong cao như vậy. Theo số liệu chính thức công bố ngày 10/06/2020, với hơn 15.000 người chết vào tháng Năm vừa qua, tử suất tăng đến 60% so với năm 2019. Theo giải thích của chính quyền thủ đô nước Nga, đã có hơn 5.000 người chết vì siêu vi corona một cách trực tiếp hay gián tiếp. Thống kê mới này cao gấp hai lần báo cáo chính thúc trước đây.
- Virus corona: Giúp đỡ những phụ nữ bị bạo hành trong phong tỏa (BBC) - Với nhiều cách sáng tạo, phụ nữ ở nhiều quốc gia tự đứng ra giúp nhau chống tình trạng bạo hành đang tăng do phong tỏa.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét