Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Chủ Nhật, 21 tháng 6, 2020

CÔ CON GÁI CỦA NGƯỜI CHA ĐIẾC! - Phạm Phú Nam

mail (5).gif
Cô gái tên là Huỳnh Nguyệt Quế. Cha của cô là một người lính VNCH năm xưa, quê ở Rạch Giá, Kiên Giang. Cha cô vừa mới chớm có bệnh tâm thần nhưng bệnh đáng kể nhất của ông là điếc, điếc nặng. Cha cô bị điếc nên không chịu nghe, chỉ thích nói, nói huyên thuyên rồi vì tâm thần bất ổn định nên nói lung tung, nói không đầu không đuôi. May quá, cô gái nói với tôi bằng thứ tiếng Việt của những em trẻ sinh ra và lớn lên tại Mỹ, "ba cháu vẫn còn biết cháu là con ba". Tháng 5 năm 2006, Huỳnh Nguyệt Quế tốt nghiệp 4 năm cử nhân về môn sinh hóa Biology tại trường Cal State Fullerton ở phía Nam California. Sau lễ tốt nghiệp còn được nghỉ, cô viết lên một mẫu giấy nhỏ mấy chữ Việt Nam nghệch ngoạc, hỏi "ba muốn đi đâu, con đưa ba đi chơi". Đó là cách nói chuyện duy nhất giữa hai cha con mà rắc rối nhất là vấn đề, cô thì không rành tiếng Việt và cha cô thì hiểu tiếng Mỹ rất lơ mơ. Nhưng xem chừng, cô gái hiểu hết những điều cha cô nói. <!>
"Ba muốn đi săng phăng". Có lẽ cô Quế bị bất ngờ vì tự nhiên cha cô đòi đi thăm thành phố San Francisco, phải lái xe đến 8 tiếng, bất thình lình như thế này, sao mà tính kịp. Nhưng thương cha, cô vẫn lên đường, lái một lèo 8 tiếng đến "săng phăng".
Xong "săng phăng" cha cô lại nằng nặc đòi đi thăm Viện Bảo Tàng. Cô Quế chắc hẳn lại như trên trời rơi xuống vì cô nào biết Viện Bảo Tàng ở đâu, nhưng hỏi người này người nọ, mãi cũng tìm ra, cô Quế lái đến Việt Museum trên đường Park Ave, San Jose. Hôm đó là Thứ Bẩy, đâu có ai mở cửa và hai cha con cô cứ ngồi ở trước cửa cầu may, nhưng không may chút nào. Hôm sau hai cha con cô lại đến, và hôm đó mới gặp may, gặp được cả tôi lẫn ông Vũ Văn Lộc giám đốc Museum. Hôm đó là ngày Chủ Nhật tháng 6/2006, ngày Father's Day.
Hôm nay 14 năm sau, ngày Father's Day lại đến khiến tôi nhớ lại chuyện "cô con gái của người cha điếc". Chỉ gặp nhau có hơn 30 phút, tôi không có cơ hội hỏi rõ gia cảnh của cô ra sao, chỉ biết sơ cô mới mất mẹ 4 năm trước, nay chỉ còn người cha già bệnh hoạn. Cô gái trông rất hiền lành, thông minh và cũng rất chân thật. Tôi tưởng tượng ra cảnh người cha nói huyên thuyên, hay cáu giận vì người điếc nào cũng thế, và tự hỏi làm thế nào cô gái trẻ tuổi kia lại có thể chịu đựng nổi 8 tiếng đồng hồ trên xe nghe cha nói huyên thuyên những từ, những chữ mà cô chỉ hiểu rất mơ hồ.
Nhưng thương cha, cô vẫn đi, không than vãn, không phàn nàn, không cáu giận. Nghe mà thấy cả đất trời hạnh phúc, "mình đi săng phăng nghe ba", rồi "mình đến thăm viện bảo tàng nghe ba". Trong 30 phút gặp cô gái thật ngắn ngủi nhưng tôi đã thấy cả một tình yêu cha vô cùng bao la nơi cô gái trẻ 24 tuổi, mới tốt nghiệp ra trường, đang dự trù đi học tiếp làm Y Tá RN với một ý định giản dị, có thêm khả năng chăm sóc ba cô khi ông cần.
Nhớ lại câu chuyện này, tôi nhận ra mình nhiều khi có suy nghĩ rất sai, bởi vì nhiều lúc mình thấy mấy đứa trẻ con cháu của mình, có bao giờ nó tỏ lộ sự yêu thương cha đâu, tối ngày cứ cãi, lại còn hay nói những từ ngữ mà người cha tuổi già gốc Việt nghe không đặng chút nào "you guy", "never mind".
Không phải như vậy đâu, câu chuyện sống thật "cô con gái của người cha điếc", cô Huỳnh Nguyệt Quế, là một câu chuyện tình cha rất điển hình.
Và thêm một lần nhân ngày Father's day, xin mời quý vị xem nếu chưa có dịp xem qua câu chuyện 10 phút "Chiếc Áo Ra Trường Lộng Lẫy Thơm Tho" sau đây.

Không có nhận xét nào: