Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Tư, 22 tháng 4, 2020

ĐIỂM BÁO PHÁP QUỐC :22/04/2020

image.png

Hình ảnh đồ họa virus corona được Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) công bố ngày 27/02/2020. Centers for Disease Control and Prevention/AFP/Archivos - Thùy Dương - Theo cây bút thời luận Edouard Tétreau của báo kinh tế Les Echos, Trung Quốc cần phải trả giá vì làm lây lan dịch bệnh Covid-19 ra toàn thế giới. Cũng giống như thảm họa Chernobyl hồi năm 1986, cuối cùng đã khiến chế độ cộng sản Liên Xô sụp đổ, việc để virus corona lây lan nghiêm trọng là do sự im lặng, dối trá và hoạt động tuyên truyền của chế độ Trung Quốc toàn trị. Đối với nhà báo Tétreau, chỉ có một cuộc điều tra quốc tế trên thực địa, từ Vũ Hán đến Bắc Kinh, với sự bảo trợ của một tổ chức quốc tế không chịu ảnh hưởng của Trung Quốc, mới cho phép tìm ra đáp án và đánh giá trách nhiệm của Trung Quốc trong việc để đại dịch lan truyền. Nhưng trong khi chờ có kết luận điều tra, trách nhiệm của chính quyền các nước lớn trên thế giới trước hết là tự bảo vệ đất nước khỏi mối nguy hiểm từ chế độ Trung Quốc ; sau đó là bắt Bắc Kinh trả giá cho đại dịch mà họ đã để lây lan, thậm chí là đã gây ra.<!>
Trước hết, cần vô hiệu hóa vai trò quá lớn của Trung Quốc trong ban lãnh đạo của một số tổ chức chiến lược toàn cầu, và trong khi chờ kết luận điều tra quốc tế thì việc đầu tiên là tạm đình chỉ công tác của các nhà lãnh đạo người Trung Quốc đứng đầu các tổ chức quốc tế này. Về kinh tế, mặc dù không thể cấm Trung Quốc đầu tư vào các doanh nghiệp nước ngoài và quyền nhận cổ tức, nhưng đã đến lúc phải xem xét lại quyền biểu quyết của họ, do « tính nguy hiểm » của chế độ Bắc Kinh, hiện đang kiểm soát mọi hoạt động đầu tư, dù là nhỏ nhất, bên ngoài Trung Quốc.
Cũng trên tinh thần bảo vệ lợi ích sống còn và chủ quyền của châu Âu, việc để các cá nhân và doanh nghiệp sử dụng các công nghệ quan trọng của Trung Quốc không còn phù hợp. Cuộc khủng hoảng này buộc châu Âu tái đầu tư ồ ạt vào các ngành và lĩnh vực quan trọng, di dời sản xuất về gần châu Âu, xa Trung Quốc nhất có thể, việc này cũng là cần thiết, nhìn từ góc độ sinh thái.
Chi phí thế giới bỏ ra để đối phó với virus corona là vô cùng lớn, nên cần có sự đóng góp tài chính quan trọng và dài hạn. Vì thế, nhà báo Tétreau đề xuất nhóm G20 (trừ Trung Quốc) áp thuế 20% hàng năm và trong vòng 5 năm đối với tất cả hàng xuất khẩu từ Trung Quốc (2.500 tỷ đô la/năm). Số tiền này sẽ dành cho nỗ lực phục hồi và tái thiết của các nước, là nạn nhân « bất đắc dĩ » của virus corona. Việc tăng thuế 20% như trên cũng sẽ khuyến khích các nước « hồi hương » các ngành sản xuất chiến lược, mà họ đã từng tin tưởng giao phó cho Trung Quốc. Không muốn ''nhiễm virus kép'' (virus corona và ''virus của chế độ độc tài Bắc Kinh''), các quốc gia trên thế giới phải tạo cán cân quyền lực mới với Trung Quốc và các chế độ chư hầu của Bắc Kinh.
Cũng liên quan đến dịch virus corona, báo Le Monde có bài « Cuộc tổng tiến công mùa xuân thành công của Việt Nam chống lại Covid-19 », coi đây là trường hợp « ngoại lệ ». Mặc dù ở sát Trung Quốc, nhưng Việt Nam có số người nhiễm virus rất thấp và cho tới nay, (20/04) không có ca tử vong nào. RFI dịch và đăng bài viết này với tiêu đề « Cuộc tiến công mùa xuân của Việt Nam trước virus corona ».

Covid-19: Giới trẻ là nạn nhân đầu tiên của suy thoái kinh tế

image.png

Cũng liên quan đến Covid-19, trong lĩnh vực xã hội, Le Monde quan tâm đến giới trẻ 18-25 tuổi mà họ gọi là « những nạn nhân đầu tiên của nạn suy thoái kinh tế » do biện pháp phong tỏa chống Covid-19, mặc dù thanh niên là nhóm đối tượng ít bị tác hại nhất về sức khỏe.
Giới trẻ là nhóm lao động đông đảo trong các lĩnh vực bị đóng cửa nhiều nhất trong đợt phong tỏa : nhà hàng, khu thương mại, trung tâm vui chơi giải trí … Chẳng hạn, tại Anh Quốc, theo khảo sát của Viện Nghiên Cứu Về Thuế (IFS), 30% lực lượng người làm công ăn lương trong các lĩnh vực nói trên là thanh niên dưới 25 tuổi. Tỉ lệ này là 13% đối với nhóm lao động trên 25 tuổi. Theo tác giả công trình nghiên cứu của IFS, nếu cuộc khủng hoảng 2008 tác động chủ yếu đến giới tài chính, thì lần này tác động của lệnh phong tỏa chủ yếu nhắm đến nhóm người có trình độ học vấn thấp nhất, lương thấp nhất và trẻ tuổi nhất.
Tác động tiêu cực thứ hai đối với những sinh viên sắp hoặc mới ra trường và đang trong giai đoạn tìm việc làm là họ tham gia vào thị trường lao động vào đúng thời điểm tồi tệ nhất. Theo bà Camille Landais, trường Kinh Tế Luân Đôn, khi các doanh nghiệp gặp cú sốc, họ sẽ giữ lại các nhân viên có trình độ cao, hạn chế tuyển dụng nhân lực mới. Các công ty cũng có xu hướng không gia hạn hợp đồng ngắn hạn, trong khi các loại hợp đồng ngắn hạn liên quan nhiều nhất đến giới trẻ.. Trong cuộc khủng hoảng tài chính 2008-2009, tỉ lệ thất nghiệp trong độ tuổi 18-25 đã tăng gấp đôi, đạt mức kỷ lục 26,2%.
Nhiều nghiên cứu dài hạn cũng chỉ ra rằng trong thời khủng hoảng, thời gian thất nghiệp của thanh niên sẽ kéo dài hơn và họ cũng mất nhiều thời gian hơn để tìm được việc làm có hợp đồng dài hạn, nhất là những người có bằng cấp thấp.

Cuộc khủng hoảng dầu lửa đáng kinh ngạc
image.png

Một đề tài được báo chí đặc biệt quan tâm là « Thị trường dầu lửa đang trải qua một cuộc khủng hoảng đáng kinh ngạc ». Theo La Croix, đối với người bình thường, điều này không mấy dễ hiểu. Trong nhiều thập kỷ qua, chúng ta đều nghe nói dầu hỏa là một nguồn tài nguyên đang cạn kiệt. Thế mà giờ đây dầu lửa dồi dào đến mức một số người sẵn sàng trả tiền để thoát khỏi nó. Hôm qua ở New York, giá niêm yết một thùng dầu chất lượng WTI là -37,63 đô la so với mức giá 18,27 đô la vào thứ Sáu tuần trước. Điều này tất nhiên có thể được giải thích qua nhiều yếu tố. Trước tiên là vào tháng 3, Nga và Ả Rập Xê Út đã tăng sản lượng dầu để giảm giá, giành thị phần. Sau đó, lệnh phong tỏa quy mô lớn chống dịch Covid-19 khiến nhu cầu thế giới sụt giảm mạnh.
Cuộc khủng hoảng lần này làm nổi bật sự mong manh của thế giới đương đại, cả về địa chính trị và kinh tế. Khi có một yếu tố không lường trước như đại dịch Covid-19 xảy ra, sẽ có một cái kết bất ngờ. Hậu quả tiềm tàng sẽ rất thảm khốc cho các nước sản xuất dầu lửa dễ bị tổn thương xã hội nhất, chẳng như Algeria. Bài xã luận của La Croix kết luận : Hành tinh chúng ta đã có nhiều thập kỷ để mặc cho cạnh tranh kinh tế thoát khỏi mọi điều tiết, vốn được cho là động lực tạo ra sự giàu có, và giờ đây chúng ta đang phải trả giá !

Thời kỳ đen tối của các nước sản xuất dầu lửa
image.png

Libération cũng dành nhiều bài viết phân tích cuộc khủng hoảng dầu lửa, nhất là về tác hại đối với các nước khai thác và xuất khẩu dầu. Trong bài « Thời kỳ đen tối của các nước sản xuất dầu lửa », Libération lo ngại là nếu « các nền quân chủ dầu lửa » ở Trung Đông phải xem xét lại các mục tiêu kinh tế thì nhiều nước khác như Algeri, Nigeria có nguy cơ « bùng nổ xã hội ».
Quả thực, từ các nước quân chủ sản xuất dầu lửa giàu có nhất vùng Vịnh cho đến các nước châu Phi, Ả Rập hay Nam Mỹ vốn ít giàu có và đông dân hơn, tất cả đều dựa chủ yếu vào thu nhập từ nguồn dầu lửa và giờ đang bị dồn vào chân tường. Trang tin Algérie-Eco ngay từ hôm Chủ Nhật đã lo ngại về« Một thời kỳ phá sản đang mở ra cho ngành công nghiệp dầu lửa thế giới ».
Libération đặc biệt lo ngại cho các nước Algeria, Irak, nơi khủng hoảng xã hội sẽ còn lan rộng hơn nữa nếu thu nhập giảm sút ; Các mối đe dọa cũng đè nặng lên Venezuela và Iran, những  nước đang chịu lệnh trừng phạt của quốc tế. Còn đối với các nước giàu có vùng Vịnh, cho dù có tránh được tình trạng bất ổn xã hội nhờ có dự trữ tài chính đáng kể, thì các chế độ quân chủ sẽ khó lòng thực hiện các tham vọng kinh tế và chính trị, đặc biệt là các chiến lược đa dạng hóa để chuẩn bị cho thời kỳ hậu dầu lửa. Cuối cùng, sự sụt giảm doanh thu của các quốc gia dầu lửa giàu có thể sẽ đè nặng lên nền kinh tế thế giới.

Hồng Kông : Áp lực của Bắc Kinh
image.png

Nhìn sang châu Á, Le Monde hướng về Hồng Kông qua bài xã luận mang tựa đề « Hồng Kông : Những áp lực của Bắc Kinh ». Bắt giữ 15 nhân vật nổi bật của phong trào đấu tranh dân chủ hôm 18/04 và tuyên bố các đặc quyền mới trong việc can thiệp vào các vấn đề của khu tự trị, Trung Quốc đang làm gia tăng căng thẳng.
Le Monde nhận định trong khi áp lực y tế về dịch bệnh Covid-19 giảm bớt ở Hồng Kông, thì đặc khu hành chính lại đối mặt với sự gia tăng căng thẳng về chính trị. Cảnh sát Hồng Kông đã thực hiện các vụ bắt giữ theo lệnh của các công tố viên, nhưng rõ ràng là phải có sự khích lệ từ chính quyền Bắc Kinh, cho dù Hồng Kông được hưởng quy chế « một quốc gia, hai chế độ », vốn đảm bảo cho đặc khu có quyền tự chủ lớn, nhất là về tư pháp. Hiến pháp Hồng Kông còn ghi rõ « không có cơ quan nào của chính quyền trung ương, không một tỉnh, khu tự trị, đô thị nào dưới quyền trực tiếp của chính quyền trung ương (có thể) can thiệp vào các vấn đề của đặc khu hành chính Hồng Kông, vốn chịu trách nhiệm quản lý các vấn đề theo luật lệ riêng ».
Trong số những người Hồng Kông bị bắt, có hai cựu dân biểu Martin Lee và Albert Ho. Họ bị tố cáo đã tham gia các cuộc biểu tình trái phép làm rung chuyển lãnh thổ giai đoạn từ tháng 6 đến tháng 11/2019. Vào ngày 19/05/2020, họ sẽ biết hình phạt dành cho họ là gì. Các thủ tục pháp lý này sẽ hạn chế sự tham gia của hai cựu dân biểu vào đời sống chính trị, trong bối cảnh cuộc bầu cử lập pháp sẽ được tổ chức vào tháng Chín.
Tuy nhiên, Le Monde không loại trừ khả năng phe đối lập sẽ chiếm đa số trong Nghị Viện, nhờ chiến thắng vang dội trong kỳ bầu cử địa phương hồi tháng 11/2019 và do người dân Hồng Kông ngày càng mất lòng tin vào Bắc Kinh.

Trang nhất các báo Pháp
image.png

Trên trang nhất, Le Monde lo ngại về tình trạng « Hành tinh chao đảo, mất thăng bằng trong cơn khủng hoảng xã hội ». Hồ sơ 2 trang bài của Le Monde được tóm lược trên trang nhất qua 5 điểm quan trọng : Việc phong tỏa vài tỉ người đã gây ra cú sốc xã hội vô cùng lớn cho những người không có nguồn tài chính dự phòng ; Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế ước tính GDP thế giới sẽ giảm 3% trong năm 2020, mức giảm cao gấp đôi so với trong cuộc khủng hoảng 2009 ; Các kế hoạch hỗ trợ ồ ạt giới doanh nghiệp mà Liên Hiệp Châu Âu tung ra sẽ không giúp tránh khỏi tình trạng nhiều triệu người mất việc làm ; Trong khi đó, theo một nghiên cứu của Anh Quốc, cứ 1% số công ăn việc làm mất đi thì kéo theo nguy cơ các bệnh kinh niên tăng 2% ; Đại dịch có thể đẩy gần 500 triệu người ở những nước có thu nhập thấp nhất vào cảnh đói nghèo.
Le Figaro lại chú ý đến các em học sinh qua hàng tựa trang nhất : « Trường tiểu học, PTCS, PTTH : Các thách thức sau ngày 11/05 ». Hôm qua, bộ trưởng Giáo Dục Pháp dự kiến trường học các cấp sẽ mở cửa trở lại dần dần theo 3 giai đoạn trong vòng 3 tuần. Tuy nhiên, thông báo của bộ trưởng Blanquer ngay lập tức đã gây nhiều thắc mắc và chia rẽ, nhất là đối với các giáo viên và phụ huynh học sinh. Giáo viên rất muốn các em trở lại trường nhưng cũng cần có sự đảm bảo về an toàn vệ sinh. Các bậc phụ huynh thì vừa thở phào nhẹ nhõm thấy con em được đi học lại, nhưng đồng thời rất lo ngại cho sự an toàn sức khỏe của các em. Còn báo Công Giáo La Croix đưa độc giả đến với « Wihr-au-Val, ngôi làng bị tổn thương đau đớn » do dịch Covid-19 tàn phá nặng nề.
Về kinh tế, trong khi Libération dự báo : « Sự sụt giảm giá dầu lửa sẽ còn mạnh hơn nữa », thì báo kinh tế Les Echos tìm hiểu « Những lý do khiến ngành dầu lửa rơi vào hỗn loạn chưa từng có ».

Không có nhận xét nào: