Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Chủ Nhật, 26 tháng 4, 2020

Điểm Tin Thứ Hai 27/04/2020 - Anh Tuấn Phạm

  • Tuyên bố Biển Đông 4-2020 (BoxitVN) - Xin mời các tổ chức và cá nhân hưởng ứng tuyên bố này ký tên và gửi vào địa chỉ email: biendongthang42020@gmail.com Tổ chức: ghi rõ tên tổ chức và người đại diện Cá nhân: ghi rõ họ tên, chức danh/nghề nghiệp (nếu có), nơi cư trú (tỉnh/thành phố, quốc gia).
  • VNTB – Công Hàm 257/HC-2016 của Việt Nam gởi Liên Hiệp Quốc (VNTB) - Việt Nam đã hai lần gửi công hàm cho Liên Hiệp Quốc, giải thích công thư Phạm Văn Đồng 1958 bằng lập luận khẳng định chính thể Việt Nam Cộng hoà là một chính thể độc lập, có đủ mọi quyền pháp lý quản lý hai quần đảo HSTS, còn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa không có quyền tài phán với hai quần đảo vào thời điểm đó cho nên công thư của Phạm Văn Đồng là vô hiệu. Lần thứ nhất là Công hàm 257-HC năm 2016, lần thứ hai là Công hàm A/72/692 năm 2018<!>
  • VNTB – Đằng sau những căng thẳng ngoại giao ở Biển Đông là gì? (VNTB) - Anh Khoa dịch (VNTB) – Tuần trước, Bắc Kinh đã đơn phương đặt tên 80 thực thể (đảo) và gắn các đặc điểm địa lý khác tại Biển Đông, điều này gây ra sự chỉ trích từ các nước láng giềng. Neha Banka.
    Trong giữa đại dịch corona toàn cầu, Trung Quốc đã tăng cường sự hiện diện ở Biển Đông. Lần này tập trung vào hai hòn đảo đang tranh chấp ở nằm giữa Biển Đông với lãnh hải của Việt Nam và Philippines, quần đảo Trường Sa và quần đảo Hoàng Sa. Tuần trước, Bắc Kinh đã đơn phương đặt tên 80 thực thể (đảo) và các đặc điểm địa lý khác tại Biển Đông, lôi kéo nhiều chỉ trích từ các nước láng giềng.
  • Trí thức và thể chế: 45 năm chính sách “triệt người” (BoxitVN) - Mạnh Kim - Trong hồi ký Viết trên gác bút, nhà văn Nguyễn Thụy Long (cháu ruột nhà văn Nguyễn Bá Học, người nổi tiếng với câu “Đường đi khó, không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông”), kể lại thảm cảnh một vụ tịch thu sách năm 1975 sau khi chính quyền mới tiếp quản Sài Gòn: “Một cửa hiệu chuyên cho thuê truyện tại đường Huỳnh Quang Tiên bên cạnh nhà thờ Ba Chuông tại Phú Nhuận phát nổ khi đoàn thu gom sách mang băng đỏ xâm nhập tiệm. Ông chủ nhà sách mời tất cả vào nhà. Rồi một trái lựu đạn nổ. Chuyện xảy ra không ai ngờ. Đương nhiên là có đổ máu… Cả chủ tiệm cũng mạng vong”…
  • VNTB – Luật phòng, chống tham nhũng dùng để làm gì? (VNTB) - Hiền Lương (VNTB) – Chiều ngày 26-4, rất nhiều bài báo trên trang điện tử có chung tít tựa “Không chọn cán bộ giàu nhanh, nhiều nhà đất, nhiều tài sản mà không rõ nguồn gốc”. Đây là câu dạng ‘kim khẩu’ của Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng trong nội dung về công tác nhân sự Đại hội XIII của Đảng. Đoạn ‘mào đầu – chapeux’ ở các báo cũng chung ý rằng, “Không để lọt vào trung ương cán bộ kê khai tài sản không trung thực, có biểu hiện giàu nhanh, nhiều nhà đất, tài sản không nguồn gốc” – đó là nhấn mạnh của Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng về công tác nhân sự Đại hội XIII của Đảng.
  • VNTB – Hình hài của công lý? (VNTB) - Trần Dzạ Dzũng (VNTB) – Công lý vốn không có hình hài. Nó ở lương tri thẩm phán, không làm oan sai hay bỏ lọt tội là đúng tinh thần ‘công lý’ rồi. Còn nếu như đã quả quyết chọn vua Lý Thái Tông làm biểu tượng cho công lý ở các trụ sở tòa án, thì tại sao không thử xem xét để chọn vị vua nào đó của triều Hậu Lê (đầu thế kỷ XV đến đầu thế kỷ XVI)?
  • VNTB – Sao không dựng tượng Hồ Chí Minh làm biểu tượng của khát khao công lý? (VNTB) - Lynn Huỳnh (VNTB) – Đã là con người, cho dù là luật sư, thẩm phán hay vua chúa không thể là biểu tượng của công lý. Với người dân miền Nam Việt Nam thì chốn pháp đình trước tháng tư, 1975, ai cũng quen thuộc hình ảnh nữ thần công lý (tiếng Latin: Justitia), là một nhân vật nữ được cách điệu hóa để trở thành một biểu tượng của công lý, pháp luật hay xét xử trong hệ thống tư pháp. Nữ thần công lý đã được khắc họa, miêu tả với ba biểu tượng đặc trưng: Cầm một thanh gươm biểu tượng cho quyền lực cưỡng chế, quyền uy của toà án; Một chiếc cân để phân định cái thiện và cái ác, biểu tượng cho lẽ phải, sự công bằng, chính trực, nghiêm minh, không thiên vị; Một chiếc khăn bịt mắt tượng trưng cho ý tưởng công lý ‘mù loà’, đề kháng, đối lập lại những áp lực, ảnh hưởng từ bên ngoài.
  • Đại dịch Covid-19: Trung Quốc và hiệu ứng ‘‘gậy ông đập lưng ông’’ (RFI) - Trọng Thành - Covid-19 tiếp tục là chủ đề chính của các tuần báo Pháp. Trong lúc L’Obs tập trung làm sáng tỏ hậu trường của chiến dịch chuẩn bị gỡ bỏ phong tỏa sắp tới, Le Point chỉ ra những thói tật của bộ máy quan liêu khiến nước Pháp trả giá đắt trong đại dịch. L’Express bàn về những bài học thành công của nước Đức. Courrier International chú ý đến thay đổi lớn trong giao tiếp xã hội thời kỳ hậu phong tỏa.
  • VNTB – Virus Vũ Hán tiếp tục tấn công giấc mơ Trung Hoa (VNTB) - Phùng Quyến Ngô (VNTB) – Khi thành phố Vũ Hán (tỉnh Hồ Bắc) được mở lệnh phong toả, Tập Cận Bình coi đây là chiến thắng đại dịch có tính đột phá, tất nhiên dưới sự lãnh đạo của ông ta. Gỡ bỏ lệnh phong toả diễn ra trong tình thế thế giới phương Tây vẫn đang bị virus Vũ Hán tấn công. Nhưng mới đây, Trung Quốc đã ra lệnh phong tỏa thành phố 10 triệu dân Cáp Nhĩ Tân do lo ngại làn sóng tái bùng phát dịch khi mà nơi đây đã xuất hiện nhiều ca dương tính mà không có các biểu hiện nhiễm bệnh.
  • Một nhà đấu tranh Hồng Kông mở hiệu sách chống Bắc Kinh ở Đài Loan (RFI) - Trọng Nghĩa - Chỉ cách nay hơn một năm, nhà đấu tranh Hồng Kông Lâm Vinh Cơ (Lam Wing Kee) đã phải trốn khỏi Hồng Kông vì sợ bị dẫn độ qua Trung Quốc. Vào năm 2015, ông đã mất tích một cách bí ẩn cùng với 4 nhân viên của nhà sách Đồng La Loan Thư Điểm – Causeway Bay Books tại Hồng Kông, nổi tiếng về việc phổ biến những quyển sách có nội dung chính trị phê phán đối với Bắc Kinh.

Không có nhận xét nào: