Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Ba, 28 tháng 4, 2020

NGƯỜI SÀI GÒN VỚI NHỮNG NIỀM TIN KHÔNG LÝ DO

Đó là một buổi sáng, anh công nhân đi làm làm bằng một con đường mới. Không phải công việc mới hay nhiệm sở mới, mà là anh muốn thử nghiệm cách đi một con đường mới để thư giãn đầu óc theo một lời khuyên trên mạng anh đọc tối qua.. Con đường mới, quang đãng và vắng. Theo thói quen, anh rà xe bên đường và mua một ly cà phê đá ở một cái quán cóc xe đẩy, cái loại quán vĩa hè mà chủ của nó có thể chất mọi thứ lên xe, đẩy đi thật nhanh khi thấy có bóng trật tụ đô thị hay dọn dẹp bên phường xuất hiện. Khi cầm cái ly trên tay, móc bóp ra thì anh phát hiện ra, trong ngăn bóp chỉ có duy nhất có một tờ tiền mệnh số lớn, không còn thêm một đồng tiền nhỏ nào khác nữa. Bối rối, anh cố rà soát hết các túi. Và đang nghỉ đến cái tình huống: Mới sáng mà đưa nguyên tờ tiền thế này thế nào cũng bị kêu trời, rồi bị cằn nhằn: Sáng sớm thế nầy làm sao có đủ tiền để thối. Mở hàng kiểu gì kỳ vậy cha..
<!>
Nhưng mà chẳng còn cách nào khác, anh chàng đành lo le móc tờ tiền ra, kèm theo cái câu nói rón rén: “Cô ơi, cô chịu khó thối dùm tờ tiền này cho con nha. Con hỏng có tờ nào khác hết trơn”.
Đáp lại là một nụ cười, rồi cô bán nước lởi xởi nói:” Trời đất, cưng biết là sáng sớm như vậy đâu có đủ tiền để thối. Thôi cất đi, bữa nào khác qua đây uống nữa rồi tính luôn”.
Nhưng mà, anh công nhân lại thấy lo lo: “ Đây là lần đầu tiên con đi qua con đường này, mà sợ mai mốt con hỏng có dịp ghé qua nữa. Thôi, hay là con không lấy ly cà phê này kẻo thiệt cho cô”.
Cô bán nước lại cười toe toét, ra cái bộ giận lẫy:”Cưng hỏng lấy cô bán cái ly cái ly cà phê nầy cho ai,  lát đá tan ra uống hết ngon. Mà thôi, mệt quá đi, đi làm giùm cái đi kẻo trễ giờ bị phạt đa. Bữa nào tiện thì ghé trả tiền cho cô. Hỏng có thì coi như cô mời con”. Anh công nhân vòng xe ra, ly cà phê trong tay. Lòng hơi bâng khuân vì ngay cả bản thân còn chưa biết mình có vòng qua con đường này lần nữa không.
Còn vì làm sao cô bán nước vẫn tin là anh công nhân sẽ quay lại.
Cũng có thể vì cô cảm thấy chẳng giàu đi hay nghèo hơn bởi vì bán thiếu một ly nước. Thời buổi của những phần cơm hai ngàn cho người nghèo được trân trọng và no lòng, của những bình nước trà mát lạnh bên đường với hàng chữ: Xin mời uống nước miễn phí.. Thì một chút lòng thông cảm của cô bán nước giải khát với anh chàng công nhân kia có là bao, để sớm mơi mở cửa ra buôn bán, cô cũng vui mà anh công nhân cũng vui..
Còn anh công nhân, anh chạy đi một quãng, rồi dừng lại để ngắp một ngụm cà phê. Với anh, ly cà phê đầu ngày trên con đường xa lạ nầy ngon kinh khủng.
Vì anh đang thấy rằng nó được trao đi với một niềm tin không lý do. Thật là ngon vào một buổi sớm mai mà con người ta có thể tin vào nhau, trao đi sự hồn nhiên không cần bất cứ một lý do nào.
Anh công nhân ấy chắc chắn sẽ phải quay trở lại con đường này, có thể anh sẽ đi làm bằng cung đường mới nầy và lần này thì đã có lý do, đó là ghé lại cái quán cà phê cóc có cô chủ bán hàng vui vẽ lởi xởi để mua một ly cà phê.
Cuộc sống của người Sài Gòn là ..có thể trao đi một tình yêu cũng giống như cô bán hàng bán thiếu ly cà phê cho cậu trai nhỏ lạ mặt đi ngang qua đường vậy. Người Sài Gòn dĩ  nhiên hay có niềm tin không lý do, thường là  vô vụ lợi. Mà như họ hay nói ngoài miệng: “ Hơi đâu mà lo” Mà cũng nói xong rồi bỏ, chẳng bộn bề lo nghỉ tới cái chuyện xa xôi như. Người sống tốt sẽ thường hay được đền đáp xứng đáng giống như trong chuyện cổ tích.
Còn như bắt họ giải thích, thì sẽ đại loại: Mèn ơi, có ai tốt bụng mà nỡ bỏ đi luôn khi người ta lạ hoắc mà còn hồn nhiên tin mình, không cần mình phải mặt ngoan hay dáng hiền lành gì ráo. Còn những kỳ vọng nặng nề như ngó thằng nhỏ đẹp trai chắc con nhà khá giả, nó kẹt thiệt chứ hỏng gạt mình đâu .. Thì thường được đáp trả bằng việc cái người đẹp trai ngời ngời kia … lặng lẽ trốn luôn. Nên thôi, đừng bận tâm..
Với những người Sài Gòn sống thực, thì kỳ vọng vào sự hào nhoáng là một thứ gì đó nặng nề,. và hình như chẳng ai thích quay lưng đi để mang vác một thứ nặng nề cả, dù cái việc bỏ trốn kia cũng có thể tồi tệ tương đương như quỵt tiền một ly cà phê của cô bán hàng nước vĩa hè, mà có thể cái túi của cô cũng thường xuyên rỗng không.
Mà ngay cả từ phía người trao đi niềm tin không lý do, có thể ngay từ đầu họ cũng đã chẳng kỳ vọng gì nhiều làm gì cho rối. Nếu thằng nhỏ nó quay lại thì tốt, không quay lại thì thôi cứ như là xong phim. Chuyện bán buôn mình cứ làm, cà phê mình cứ pha cứ bán tiếp. Bất quá coi như cho qua làm phước.
Còn với người trao đi sự kỳ vọng, chao ôi chắc là kinh khủng. Có thể sẽ là ngày ngày tháng tháng sẽ chỉ dành để đợi chờ, trông ngóng; bực bội bỗ bã buồn sầu sẽ theo đó mà tích tụ lại. Rồi đi than kể lu loa tùm lum, trong đó có chuyện là từ đó không muốn tin ai nữa, cũng không muốn người chung quanh tin ai nữa, thề kiên quyết không bán thiếu cà phê cho ai nữa, cũng hỏng thích chung quanh làm tốt cho ai nữa.
Chỉ vì bản thân đã một lần bị quỵt nợ, bị tổn thương…..
Nên cách sống của người Sài Gòn vô lo là, hãy cứ sống là có thể trao đi một niềm tin không lý do, hoặc một sự kỳ vọng. Cơ hội để cái người “mua thiếu cà phê” của mình quay lại ẩn số sẽ là 50,50. Nhưng cơ hội để bản thân cho đi một một niềm tin trong sự thanh thản, dù có mất mát đôi chút  thì khác nhau nhiều lắm.
Như anh công nhân hôm nọ, giờ đã thành mối quen của cô cà phê. Họ nói với nhau: Tin tưởng hay nghi kỵ, do mình chọn thôi.
Trong cuộc sống hôm nay, mở báo ra là thấy cướp giết với bỏng bẩy hào nhoáng.. Vì thế lòng tin  vào những con người chân thành có thể sẽ là một chuyện khó khăn.
Nhưng mà, nhưng chỉ bằng cách sống cứ cho đi một chút, chúng ta mới có cơ hội để cảm nhận những ngọt ngào rất riêng của đời sống đang rất xô bồ này.
Theo TTO

Không có nhận xét nào: